Cá chép hóa rồng ở lăng ông bà chiểu năm 2024

Giữa ngã tư bốn con đường tấp nập Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức và Vũ Tùng, ngay cạnh chợ bà Chiểu xôm tụ ồn ào là một khoảng xanh xum xuê và trầm lặng. Đó chính là khu mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764 -1832). Do vị trí lăng nằm ở khu vực chợ Bà Chiểu nên người dân quen gọi chung là lăng Ông - Bà Chiểu. Mỗi khi có dịp đi ngang qua đây tôi lại ghé vào bên trong lăng, ngồi thảnh thơi dưới tán lá cây mát rượi và ngắm nhìn các bức điêu khắc từ các mảnh sành sứ tinh xảo, đẹp tuyệt ở giữa lòng Sài Gòn này.

Cá chép hóa rồng ở lăng ông bà chiểu năm 2024

Lăng tả quân Lê Văn Duyệt với nghệ thuật khảm sành sứ tinh tế

Để hiểu kỹ hơn về khu lăng mộ, cần phải biết sơ qua về Tả quân Lê Văn Duyệt. Ông là vị tướng tài ba của nhà Nguyễn, đã hai lần làm Tổng trấn thành Gia Định dưới thời vua Gia Long và Minh Mạng. Ông là người có khả năng về quân sự lẫn chính trị, ngoại giao và là một vị quan cai trị nghiêm khắc, thanh liêm.

Cá chép hóa rồng ở lăng ông bà chiểu năm 2024

Dưới thời tả quân Lê Văn Duyệt làm Tổng trấn, vùng đất miền Nam thái bình, dân chúng yên ổn làm ăn, kinh tế phát đạt. Đặc biệt ông có cách ứng xử khéo léo, khá rộng rãi đối với người phương Tây đến mua bán, ban hành nhiều chính sách ưu đãi cho dân Hoa kiều nhập cư vào đất Gia Định để họ phát triển việc thương mại...Việc cai trị của ông đã góp công lớn trong việc khai phá, mở rộng, bảo vệ vùng đất phương Nam và người dân miền Nam, khiến cho vùng này từ một khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh thành một khu vực bình yên và giàu có.

Khu lăng mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt được được xây dựng từ năm 1948 và dần dần được mở rộng như ngày nay. Có lẽ đây là khu lăng mộ bề thế, kỳ vỹ nhất nhì ở Sài Gòn và được người dân sùng bái, nhang ngói mỗi ngày.

Cổng vào lăng ở đường Vũ Tùng, đây là cổng tam quan, bên trên có ghi ba chữ Thượng Công Miếu. Từ cổng tam quan đi vào, bạn sẽ đi qua một khu vườn là tới lăng Tả quân. Khu lăng mộ chia làm ba phần chính gồm: nhà bia nơi đặt bia đá ghi công đức, mộ Tả quân và phu nhân (có bình phong và tường bao quanh) và miếu thờ gồm tiền điện, trung điện và chính điện.

Cá chép hóa rồng ở lăng ông bà chiểu năm 2024

Cổng tam quan trước khi vào lăng

Cá chép hóa rồng ở lăng ông bà chiểu năm 2024

Thượng công linh miếu là nơi để người dân hương khói, cúng bái

Cá chép hóa rồng ở lăng ông bà chiểu năm 2024

Một góc đẹp của Thượng công linh miếu

Thượng công linh miếu là nơi để người dân hương khói, cúng bái. Khu chính điện có màu đỏ rực rỡ xen lẫn với các màu sắc tông sáng khác nên nơi đây thường xuyên là khung hình yêu thích của các bạn trẻ. Tuy nhiên điều ấn tượng nhất của khu lăng mộ chính là những điển tích, hình tượng được khảm sành sứ tinh xảo tráng lệ.

Tôi đã từng mê mẩn các công trình khảm sành sứ này ở cố đô Huế nên khi biết ở Sài Gòn cũng có một nơi tương tự như vậy tôi rất tò mò và háo hức khám phá. Để khảm được những bức tranh lên tường, trên mái đẹp đến như vậy đỏi hỏi người thợ phải có đôi bàn tay rất khéo léo và tài hoa. Từ hàng ngàn mảnh bát vỡ, sành sứ, thủy tinh đủ màu sắc được đập ra từ bát đĩa, ấm chén, độc bình, bát hương, chai lọ... bình thường những người thợ đã đắp chúng thành những bức tranh, câu đối, phù điêu, hoa văn, họa tiết, điển tích khiến tôi phải trầm trồ. Ngay cả khi được nhìn tận mắt, chạm tay lên những bức phù điêu tôi vẫn không hiểu sao có thể chọn lựa trong hàng trăm hàng vạn mảnh vỡ rồi gắn kết chúng thành một bức tranh hoàn hảo đến như vậy? Từ bờ tường cho đến mái điện của lăng Tả quân thật sự là một công trình khảm sành sứ đáng kinh ngạc, có những góc máy mà tôi tưởng như đang lạc trôi về thời gian xưa cũ và trầm mặc. Tôi có thể đứng hàng giờ ngắm nhìn các điển tích như cá chép hóa rồng, lưỡng long tranh châu, phù điêu mai lan cúc trúc, chim công…màu sắc lung linh rực rỡ.

Cá chép hóa rồng ở lăng ông bà chiểu năm 2024

Long mã và điển tích được khảm sành sứ tinh xảo tráng lệ

Cá chép hóa rồng ở lăng ông bà chiểu năm 2024

Cá chép hóa rồng ở lăng ông bà chiểu năm 2024

Một bức tranh đẹp tuyệt được khảm từ những mảnh vỡ

Đằng trước của chính điện là phần mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt và phu nhân Đỗ Thị Phẫn. Hai ngôi mộ gọi là mộ "quy" (vì ngôi mộ có hình dáng như một con rùa đang nằm), phía trước mộ có một sân nhỏ để làm lễ. Tiếp theo là đến nhà bia được xây dựng như một ngôi điện nhỏ, tường gạch, mái lợp ngói âm dương, bên trong có tấm bia đá khắc chữ Hán “Lê công miếu” do Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải viết năm 1894 với nội dung ca ngợi công đức của Tả quân đối với triều đình cũng như nhân dân.

Cá chép hóa rồng ở lăng ông bà chiểu năm 2024

Lăng mộ của Tả quân và phu nhân

Có thể nói lăng Tả quân Lê Văn Duyệt là công trình mang dấu ấn đậm nét của kiến trúc miếu thờ nhà Nguyễn. Kỹ thuật chạm khắc trên gỗ, đá và khảm sành sứ đặc biệt còn giữ nguyên giá trị, vẻ đẹp độc đáo và nét cổ kính tới tận ngày nay. Hằng năm, tại lăng đều tổ chức lễ giỗ Tả quân Lê Văn Duyệt long trọng vào các ngày 29 hoặc 30 tháng 7, mùng 1 và 2 tháng 8 âm lịch. Ngày thường, người dân thường tới lăng để cầu tình duyên, bình an, sức khỏe cho mình và người thân.

Địa chỉ: Số 1 đường Vũ Tùng, phường 1, quận Bình Thạnh, Sài Gòn.

Tác giả: Trần Hồng Ngọc * Bài viết tham gia chương trình Traveloka Golocal

Traveloka Golocal là chương trình viết blog giới thiệu những địa điểm đẹp trên khắp đất nước Việt Nam. Đây là cơ hội tuyệt vời để quảng bá du lịch địa phương đến mọi người. Với mỗi bài viết đạt yêu cầu bạn sẽ nhận ngay 800.000 VND và cơ hội làm Cộng tác viên với Traveloka. Thông tin chi tiết về chương trình xem tại: https://www.traveloka.com/vi-vn/golocal