Bộ tiến hóa nhất trong lớp thú là gì năm 2024

Trong phân loại sinh học, một vực (regio, domain, empire) hay liên giới (cũng gọi siêu giới, lãnh giới, lĩnh giới: superregnum, superkingdom) là một đơn vị phân loại ở cấp cao nhất cho sinh vật, hơn cả giới. Vực là bao gồm chung nhất trong việc gộp nhóm sinh học. Việc sắp xếp các đơn vị phân loại này phản ánh các khác biệt tiến hóa nền tảng trong các bộ gen. Hiện tại tồn tại một số kiểu phân loại vực của sự sống. Trong số này có:

Hệ thống hai vực, với việc gộp nhóm ở cấp cao nhất với hai vực là Sinh vật nhân sơ (Prokaryota hay Monera) và Sinh vật nhân chuẩn (Eukaryota). Hệ thống bốn giới với việc gộp nhóm cao nhất gồm 4 giới: Sinh vật nguyên sinh (Protista), Giới Khởi sinh (Monera) gồm Vi khuẩn và Nấm, Thực vật (Plantae), Động vật (Animalia). Hệ thống năm giới với việc gộp nhóm cao nhất gồm 5 giới: Sinh vật nguyên sinh (Protista), Vi khuẩn (Monera), Nấm (Fungi), Thực vật (Plantae), Động vật (Animalia). Hệ thống sáu giới với việc gộp nhóm cao nhất gồm 6 giới: Sinh vật nguyên sinh (Protista), Vi khuẩn cổ (Archaebacteria), Vi khuẩn thật sự (Eubacteria), Nấm (Fungi), Thực vật (Plantae), Động vật (Animalia). và gần đây nhất là:

Hệ thống ba vực do Carl Woese đề xuất năm 1990, với việc gộp nhóm cao nhất là 3 vực Vi khuẩn cổ (Archaea), Vi khuẩn (Bacteria) và Sinh vật nhân chuẩn (Eukarya). Do những việc gộp nhóm này phụ thuộc chủ yếu vào phân tích các dữ liệu chuỗi gen và miêu tả theo nhánh học, nên các sắp xếp đề xuất bổ sung là hoàn toàn có thể sẽ diễn ra.

(theo wiki)

Một nghiên cứu mới đã thách thức quan điểm cho rằng thú có túi là loài "nguyên thủy" hơn động vật có vú. Để làm được điều này, nghiên cứu đã chứng minh thú có túi phát triển ở mức độ đáng kể hơn so với động vật có vú kể từ lần cuối 2 nhóm này có chung một tổ tiên.

Anjali Goswami, nhà sinh vật học tiến hóa tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Anh thừa nhận: "Chúng ta đã đánh giá sai về thú có túi. Hóa ra chúng là loài có nhiều sự tiến hóa hơn so với dạng tổ tiên của động vật có vú".

"Là động vật bậc cao, chúng ta thường có quan niệm cho rằng loài người chính là nhóm mà quá trình tiến hóa hướng tới. Hay chúng ta là trung tâm của mọi thứ. Tuy nhiên, đó không phải là cách mà tiến hóa hoạt động", Goswami lý giải.

Theo đó, các nhà khoa học cho rằng loài nào có nhiều thay đổi nhất so với tổ tiên của chúng thì được gọi là tiến hóa hơn.

Bộ tiến hóa nhất trong lớp thú là gì năm 2024

Hình minh họa ở loài wallaby cho thấy quá trình con non bò lên túi của con mẹ (Ảnh: Getty).

Nói như vậy, những loài thú có túi, điển hình như kangaroo, chuột túi, gấu koala... thực sự đã thể hiện kiểu phát triển chuyên biệt hơn, đòi hỏi những thay đổi lớn hơn về đặc điểm so với tổ tiên chung.

Chi tiết mà chúng ta thấy rõ nhất là cách thức sinh sản của chúng. Theo đó, thú có túi sở hữu cơ chế đặc biệt, giúp chúng sinh ra những con non được trú ngụ bên trong một cái túi nằm ở bụng mẹ.

Nhờ vậy, con non được sinh ra sớm hơn rất nhiều so với các loài động vật có vú khác. Thú có túi mẹ cũng không phải phát triển hệ thống phức tạp bao gồm nhau thai, màng ối, dạ con... để bảo vệ con non trong cơ thể mình.

"Cách chúng sinh sản không phải là hình thức trung gian giữa động vật có vú đẻ trứng và có nhau thai, mà là một cách phát triển hoàn toàn khác", Goswami nhấn mạnh.

Nói theo một cách khác, thú có túi thích nghi tốt hơn, và dễ thực hiện các chuyến di cư từ lục địa này sang lục địa khác nhờ hệ thống sinh sản linh hoạt của chúng.

Bộ tiến hóa nhất trong lớp thú là gì năm 2024

Thú có túi được cho là đã có nhiều thay đổi trong tiến hóa hơn so với các loài động vật có vú khác, thậm chí cả con người (Ảnh: People).

Ngoài ra, thú có túi cũng đối mặt tốt hơn với các tình huống môi trường kém ổn định. Trong trường hợp xấu nhất, chúng chỉ đơn giản là bỏ lại đứa con non của mình ở giai đoạn đầu phát triển.

Hành động này nghe có vẻ độc ác, nhưng trên thực tế là một chiến lược sinh tồn ít rủi ro, vì con cái có thể sống sót và tiếp tục sinh sản ở những lần sau đó.

"Nhược điểm của động vật có vú là thời gian mang thai quá dài. Vì vậy nếu một con vật trải qua thời kỳ cạn kiệt nguồn tài nguyên, cả con mẹ và con non có thể sẽ chết vì cơ thể chúng gắn kết với nhau", Goswami lý giải.

Đại diện thuộc nhóm chim chạy thường có các đặc điểm:

A

Cánh ngắn, yếu; chân cao, to, khỏe, có 2 hoặc 3 ngón

B

Cánh ngắn, yếu; chân cao, to, khỏe, có 4 ngón

C

Cánh dài, khỏe; chân cao, to, khỏe, có 2 hoặc 3 ngón

D

Cánh dài, khỏe; chân cao, to, khỏe, có 4 ngón