Bố cái đại vương phùng hưng đóng đô ở đâu

Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư: Phùng Hưng là người ở làng Đường Lâm, thuộc Giao Châu. Ông vốn con nhà hào phú, có sức vật trâu, đánh hổ.[6]Chuyện kể rằng ông đã từng đánh chết 1 con hổ có thể quặp 2 con trâu mộng mà vẫn chạy như thường ,trừ được hoạ cho làng Đường Lâm.

Theo sách Việt điện u linh: Phùng Hưng là Thế Tập Biên Khố Di Tù Trưởng châu Đường Lâm, hiệu là Quan Lang. Phùng Hưng xuất thân gia tư hào hữu, sức lực dũng mãnh, đánh được hổ, vật được trâu. Người em tên Hải cũng có sức mạnh kì dị.[2]

Theo sách Việt sử tiêu án: Phùng Hưng quê ở làng Đường Lâm thuộc Phong Châu, con nhà hào phú, có sức vật trâu đánh hổ.[3][7]

Cho tới nay ngày sinh của ông vẫn chưa rõ. Các sách chính sử như Đại Việt Sử ký Toàn thư, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục ghi ông mất năm 802, chỉ một thời gian ngắn sau khi đuổi được giặc phương Bắc. Một nguồn dã sử cho biết ông sinh ngày 25 tháng 11 năm Canh Tý (tức ngày 5 tháng 1 năm 761) và mất ngày 13 tháng 8 năm Nhâm Ngọ (tức ngày 13 tháng 9 năm 802), thọ 41 tuổi.

Phùng Hưng vốn là cháu bảy đời của Phùng Tói Cái – người đã từng vào trong cung vua Đường Cao Tổ thời niên hiệu Vũ Đức (618–626) dự yến tiệc và làm Quan lang ở đất Đường Lâm. Bố của Phùng Hưng là Phùng Hạp Khanh, một người hiền tài đức độ.[cần dẫn nguồn]

Khoảng năm Nhâm Tuất (722) đời Đường Huyền Tông niên hiệu Khai Nguyên, Phùng Hạp Khanh đã tham gia cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (tức Mai Hắc Đế). Sau đó, ông trở về quê chăm chú công việc điền viên, trở nên giàu có, trong nhà nuôi nô tỳ có đến hàng nghìn người[8].

Theo sự tích, Phùng Hạp Khanh có một người vợ họ Sử. Ông bà sinh một lần được ba người con trai khôi ngô khác thường, lớn lên ai cũng có sức khỏe, có thể kéo trâu, quật hổ. Anh cả là Phùng Hưng, em thứ hai là Phùng Hải (tự là Tư Hào) và em út là Phùng Dĩnh (tự là Danh Đạt). Đến năm ba anh em 18 tuổi thì bố mẹ đều mất. Trong ba anh em, anh cả Phùng Hưng là người có sức khỏe và khí phách đặc biệt.

Dấy nghiệp

Phùng Hưng nối nghiệp cha và đã trở thành Hào trưởng đất Đường Lâm. Cho tới nay dân gian vẫn còn lưu truyền câu chuyện ông dùng mưu kế giết hổ dữ mang lại bình yên cho làng xóm.

Việt Nam thời thuộc Đường gọi là An Nam đô hộ phủ, khi đó đang nằm dưới ách cai trị hà khắc của bọn quan đô hộ. Các quan đô hộ nhà Đường ra sức vơ vét của cải của người dân Việt Nam, bắt người dân Việt phải đóng sưu cao thuế nặng khiến lòng người ngày càng căm phẫn.

Cao Chính Bình, Hiệu úy châu Vũ Định (miền Việt Bắc) giúp Kinh lược sứ An Nam là Trương Bá Nghi đánh bại được cuộc xâm lược của quân Chà Và (Java) ở Chu Diên, sau đó được cử làm đô hộ An Nam. Chính Bình ra sức vơ vét của cải của nhân dân, đánh thuế rất nặng.

Sách Việt điện u linh chép rằng: Giữa niên hiệu Đại lịch nhà Đường (766–779), nhân An Nam có loạn, anh em Phùng Hưng đem quân đi tuần các ấp lân cận, đánh đâu được đấy. Phùng Hưng đổi tên là Cự Lão hiệu là Đô Quân, Hải cũng đổi tên là Cự Lực, hiệu là Đô Bảo. Phùng Hưng dùng kế của người Đường Lâm là Đỗ Anh Hàn đem binh tuần hành mấy châu Đường Lâm, Trường Phong tất cả đều quy thuận, uy danh chấn động, muốn đánh lấy Đô hộ phủ.[2]

Đại Việt Sử Ký toàn thư ghi chép, Phùng Hưng đem quân đánh với Cao Chính Bình, lâu ngày không thắng được. Phùng Hưng dùng kế của Đỗ Anh Hàn, đặt đại bản doanh ở làng Triều Khúc, Thanh Trì đem quân vây phủ.[6]

Phần lớn các truyền thuyết đều kể rằng: Phùng Hưng nhận thấy lực lượng chưa thật đủ mạnh để đánh bại quân địch, ông đã cùng các tướng tỏa đi xung quanh chiêu mộ thêm binh lính và sắm thêm vũ khí, còn việc vây thành được giao cho ba người cháu gái họ Phùng, gọi Phùng Hưng bằng bác[9].

Quan Đô hộ Cao Chính Bình đem binh ra đánh, không hơn được, ưu phẫn phát bệnh vàng da rồi chết.[2] Theo sử sách thì Cao Chính Bình cai trị An Nam từ 790 đến 791.

Theo Việt điện u linh, Phùng Hưng vào Đô hộ phủ trị vì bảy năm rồi mất.[2] Theo Đại Việt sử ký toàn thư: Hưng nhân đó vào đóng ở phủ trị, chưa được bao lâu thì chết. Theo Việt sử tiêu án: Ông Hưng cùng với em là Hải, xuất phục được các làng ấp ở chung quanh, tự hiệu là Đô Quân, Hải là Đô Bảo, dùng kế của người làng là Đỗ Anh Hàn, đem quân vây phủ, Chính Bình lo phẫn mà chết, ông Hưng vào ở trong phủ, cho Hải làm Thái úy, rồi ông mất. Dân chúng lập con Hưng là An làm Đô Phủ Quân.

Tạ thế

Chính sử chép rằng ông cầm quyền cai trị không lâu sau đó đã qua đời ngay trong năm 791. Các sử gia hiện nay xác định ông mất khoảng tháng 5 năm 791[10].

Nguồn dã sử Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên và giai thoại dân gian cho rằng: ông cầm quyền được bảy năm, nhưng lại mất năm 802[11]. Thông tin này không phù hợp về logic: Năm 791 giành được Tống Bình mà mất năm 802, tức là Phùng Hưng cầm quyền trong 11 năm chứ không phải bảy năm. GS Nguyễn Khắc Thuần cho rằng Lý Tế Xuyên và truyền thuyết dân gian đã có sự lầm lẫn: hơn bảy năm là thời gian tính từ khi Phùng Hưng làm chủ khu vực quanh Đường Lâm tới khi ông mất, chứ không phải tính từ khi ông làm chủ Tống Bình[12].

Theo sách Việt sử tiêu án: Ông Hưng đồng lòng với dân chúng, lập em là Hải. Bồ Phá Lặc có sức khỏe đẩy được núi, không chịu theo Hải, lánh ở động Chu Nham. Bồ Phá Lặc lập An là con ông Hưng. An tôn cha là Hưng làm Bố Cái Đại Vương (tục gọi cha mẹ là Bố Cái), dân Thổ cho là linh dị, lập đền thờ ở phía tây đô phủ để thờ Hưng.

Theo sách Việt điện u linh, con của Phùng Hưng là Phùng An khi lên ngôi tôn Phùng Hưng làm Bố Cái Đại Vương, bởi quốc tục xưng cha là Bố, mẹ là Cái, nên mới gọi như vậy.

Giá trị lịch sử

Nghiên cứu của Tiến sĩ Phùng Thảo: Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng - Anh hùng dân tộc (Kỳ 3)

Nghiên cứu của Tiến sĩ Phùng Thảo: Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng - Anh hùng dân tộc (Kỳ 3) Là một trong những vị vua, dù thời gian trị vì ngắn ngủi, nhưng ý chí đấu tranh chống giặc ngoại xâm dành độc lập dân tộc của đức vua Phùng Hưng đã khiến nhân dân tốn kính hóa thần, ngàn đời thờ phụng. Đình Triều Khúc thờ Phùng Hưng - Bố Cái Đại Vương làm thành Hoàng làng. Đình tồn tại trong suốt thời gian dài trong lịch sử và gắn chặt với mảnh đất làng Triều Khúc. Tại đình con lưu giữ được bản Ngọc phả “Sự tích Đại Đô Thành hoàng Phùng Đại Vương”. Tư liệu này có được là do năm vị trưởng lão trong làng, không quản đường xá xa xôi lên đền Hùng sao chép, năm Đinh Mùi niên hiệu Thành Thái (1907). Các vị đi tới tỉnh Phú Thọ, phủ Lâm Thao, huyện Sơn Vi, tổng Xuân Hùng, xã Huy Cường và bái yết vua Hùng xin sao lục sự tích đức thánh Phùng Hưng. Năm vị được mời vào nhà ông Đào Văn Mông, vẫn giữ được cổ bản, sao y văn mới biết được các ngày hội: + Tế cờ 12 tháng 2. + Lên ngôi 10 tháng Giêng. + Ngày sinh 25 tháng 11 năm Bính Tý (736). + Ngày hóa 13 tháng 8 năm Mậu Thìn (788). Ngọc phả ở các nơi thường do Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc Nguyên niên (1572). Còn tư liệu được lưu giữ ở Triều Khúc của “Bộ lễ Lý Triều” rất quí hiếm vì năm cuối cùng của nhà Lý cũng đã cách đây gần 800 năm. “Xét sách “Giao Châu ký” của Triệu Vương, thì vua họ Phùng tên Hưng tự Công Phấn, người đất Đường Lâm thuộc Châu Giao. Tổ tiên vua là Phùng Trí Đới trong thời Vũ đức nhà, vâng chiếu chỉ vào chầu, hầu yến tiệc Vua Đường Cao Tổ. Vua Cao Tổ sai vịnh thơ cùng với sứ Đột Quyết hầu tiệc để cho tiếng nói của người Hồi người Việt họp lại một nhà. Sau vua khen thưởng và ban lệnh cho trở về hưởng quyền thế tập, đời đời làm chức Lại ở phủ Đô Hộ trong bản châu, cũng là chức Thổ Tù đất Đường Lâm mà tục gọi là Quan lang. Khi Phùng Trí Đới (Cái) chết, con là Gia Cái nối dõi. Gia Cái chết, con là Yết Năng nối dõi. Yết Năng chết, con là Kiều Năng nối dõi. Kiều Năng chết, con là Kiến Khởi nối dõi. Kiến Khởi chết, con là Hạp Khanh nối dõi. Hạp Khanh là người hiền tài, có đức. Khoảng năm Nhâm Tuất (722) niên hiệu Khai Nguyên, đời vua Huyền Tông nhà Đường, đi theo Mai Hắc Đế khởi nghĩa. Việc ấy bị phát giác, ông bị cách chức quan, rồi trở về nhà làm ruộng, Hạp Khanh thường phiền muộn không vui, bà vợ là người họ Sử thầm biết được ý ông, bèn khuyên rằng: “Bậc trượng phu ở trong đời băn khoăn gì cảnh ngộ chìm nổi. Việc chưa thành đạt là tự số trời. Nếu cứ u uất buồn phiền chỉ tự làm hao tổn chí khí bình minh. Chẳng gì bằng cứ giữ vững tinh thần, mở mang phương tiện. Nên khuôn phép cho người sau theo. Nối chí lớn của người trước, mở rộng một qui mô để dài hưởng ngày trời, ít nhất cũng cho một nhà được toại nguyện, bớt lo lắng triền miên, giữ được tương lai cho gia đường, lại chẳng đã tốt lắm sao”. Từ đó Hạp Khanh dốc sức chăm bón ruộng vườn, chính mình làm nghề nông, chỉ qua mấy năm đã rất giàu có, gia tài tích lũy đến hàng trăm, triệu, dưới cửa có mấy nghìn người ra vào. …Ông bà Hạp Khanh sinh một lần được 3 người con trai, diện mạo đều khác thường, đến khi lớn ba người con đều khỏe mạnh, có sức vật trâu, bắt hổ, liền đặt tên cho người con trưởng là Hưng tự Công Phấn, người thứ hai là Hải tự Tư Hảo, người thứ ba là Dĩnh tự là Danh Đạt. Năm 18 tuổi cha mẹ đều chết cả, ba anh em đều thuận hòa, hiếu kính, tỏ rõ ân nghĩa, giúp đỡ nhiều người trong Châu quận. Đến năm Đinh Mùi niên hiệu Đại Lịch nhà Đường, ở Châu thành xảy ra vụ cướp của Côn-Lôn, Đồ-Bà, Vũ Đình Úy là Cao Chính Bình sang cứu phá được. Chính Bình lại ra oai, đàn áp. Dân ta vô cùng khổ nhục. Nhưng chưa được mấy năm, thì vua Đường lại chọn Trương Ung Kế sang làm kinh lược sứ An Nam. Chính Bình lo bị Ung Kế giành quyền, đã tìm cách ám sát Ung Kế. Bọn tay chân của Ung Kế là Nguyên Khánh, Hồ Hoài Nghĩa bí mật tìm đến với Phùng Hưng bàn mưu khởi nghĩa, để đánh chiếm quận ấp. Chính Bình báo việc đó về triều Đường. Vua Đường liền sai Lý Phục làm Tiết Độ Sứ, cất quân đánh dẹp. Bọn Hoài Nghĩa, Nguyên Khánh đều bị Lý Phục giết chết. Lý Phục lại tuyên dụ dân chúng, tu sửa thành quách, rồi dẫn quân về. Phùng Hưng bàn cùng em là Phùng Hải, Phùng Dĩnh lập mưu chiếm đất Đường Lâm, thu hút được mấy vạn dân theo, uy danh sang đến các ấp bên cạnh. Hưng tự đặt hiệu là Đô Quân, Hải đặt hiệu là Đô Bảo, Dĩnh đặt hiệu là Đô Tổng, rồi chia nhau chiếm giữ các nơi hiểm yếu, chứa lương, mộ quân, thế lực rất mạnh. Chính Bình kéo quân đến dẹp. Rút cục không thắng nổi, giằng co nhau hơn 20 năm. Đến năm Tân Mùi niên hiệu Trinh Nguyên đời vua Đường Đức Tông, tên Chính Bình bắt dân gánh thuế nặng, cai trị hà khắc, nhân dân ta không chịu nổi, ai cũng rầu rĩ oán thán. Phùng Hưng bèn họp các chư tướng bàn kế đánh giữ…’’ Phùng Hưng nghe theo kế của người làng là Đỗ Anh Hàn chia đại quân thành mặt tấn công vây chặt thành Tống Bình. “Hai bên mở trận đánh lớn, sau bảy ngày quân Đường tử trận đến vô số, máu đỏ ngầu sông Nhị, sông Tô khiến bọn Chính Bình phải rút quân vào thành, củng cố các bờ thành, để tự cố thủ. Cao Chính Bình quá lo sợ mà sinh bệnh, phát thành chứng ung phía sau lưng rồi chết, khiến các tướng sĩ nhà Đường buộc phải đầu hàng. Vua Phùng Hưng tiến vào thành, bắt giết hết gia thuộc của Cao Chính Bình, rồi chiếm lấy phủ trị, tôn xưng đế hiệu (782). Nhưng chưa được bao lâu, thì vua cũng bị bệnh và mất, các tướng đưa con vua là Phùng An lên nối ngôi rồi đem quân chống lại Phùng Hải. Phùng Hải than rằng: “chung sức cần lao xây dựng cơ đồ đã hơn hai mươi năm nay, không ngờ hôm nay xẩy ra đến việc này, phải chăng lòng trời chưa muốn khôi phục lại cơ đồ Việt Lạc, để cho tình cốt nhục tương tàn, thật là điềm chẳng tốt”. Rồi Phùng Hải cùng em là Phùng Dĩnh vứt bỏ vũ khí, thay họ đổi tên, giấu mình trong động Chu Nham. Người trong nước bấy giờ cho là bậc hiền giả. Phùng An lên ngôi suy tôn cha là Hưng hiệu Bố Cái Đại Vương. “Bố” có nghĩa là cha, “Cái” có nghĩa là mẹ. Cũng năm đó, nhà Đường đặt quận Nhu Viễn, phủ trị An Nam, cử Triệu Xương sang làm quan đô hộ. Đến tháng 7 ngày Canh Dần, Triệu Xương kéo quân sang nước Nam, gặp đồn trại nào của ta chúng cũng đều phá sạch. Các tướng của ta hốt hoảng, đều bỏ chạy tan vỡ. Ngày Mậu Tý, quân Đường đóng chật dưới chân thành. Trong thành trở nên hỗn loạn, mọi người đành phải ra hàng! Triệu Xương dụ dỗ Phùng An ra làm chức Tư mã, rồi phủ dụ dân chúng, do đó các tướng của vua Phùng dần cũng tiêu tan, quốc thống nước ta lại mất về tay giặc. Chỉ riêng nhóm Đỗ Anh Luân không tuân theo mệnh lệnh của Triệu Xương thì đều bị Triệu Xương giết chết. Phùng Hưng khởi nghĩa từ năm Đinh Mùi, niên hiệu Đại Lịch đời Đường Đại Tông, đến năm Tân Mùi, niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường Đại Tông, tất cả được 25 năm. Nhà vua sau khi mất thật là linh dị, dân chúng coi là vị thần ban phúc, đền ngay phía tây Đô hộ phủ (phường Thịnh Quang) và phía nam Đô hộ phủ (Trang Khúc Giang) đều lập đền thờ vua, ức vạn năm vẫn còn lửa hương mãi mãi… Nay vẫn sao đúng theo bản cũ”. Hiện nay đình lưu giữ 11 đạo sắc của các triều đại phong cho thần. Đình là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia. 6- Đình Quảng Bá, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Đình Quảng Bá thờ Bố Cái Đại Vương làm Thành Hoàng làng cùng các vị tướng đều ghi mỹ tự: - Ninh Khiết thông tuệ thuần chính quang túc tập phúc quang nhị đốc bách tối linh đại vương. - Từ Tổng quản bình trung trong tiết dịch uy tương chính quang ý Đại Vương. - Triều đình cương nghị nhân huệ phổ tế hồng tranh thông ninh công chính tối linh đại vương. - Cẩn giang thân nhân hậu trạch cương nghị quả đoán hùng uy đại vương. - Tây Hồ thân nhân hậu trạch cương nghị quả đoán hùng uy đại vương. Quảng Bá cũng ghi dấu tích một doanh trại chủ tướng của Phùng Hưng đóng quân. Ở đây còn lưu truyền những địa danh: - Bến Trùm (nơi quân lính tắm). - Gò Con Mộc (nơi tập trận bằng mộc khiên). - Gò Lá Cờ (nơi cắm cờ tập trận). Đình Quảng Bá hiện còn tấm bia “Đền thần bia ký” cao 87cm, rộng 46 cm. Bia lập vào năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), nhưng văn bia nói rõ khắc theo bản sự tích có từ trước, do “lâu ngày giấy đã rách nát”. Phải chăng tư liệu ở đình Quảng Bá cũng của “Bộ Lễ triều Lý”, nên nội dung về cơ bản giống với bản sự tích ở Triều Khúc. Tuy nhiên cũng có khác một vài chi tiết nhỏ như ghi tên tổ của Phùng Hưng là Phùng Trí Cái. Khoảng năm Đinh Mùi 767 niên hiệu Đại Lịch thời Đường, ở ngoại thành có nạn Côn Lôn, Đồ Bà quấy nhiễu. Cao Chính Bình sang cứu Trương Bá Nghi,… Chính Bình làm càn… vua Đường sai Trương Ứng sang, Bình đánh thuốc độc giết chết Ứng… bọn tả hữu Lã Nguyên Khánh, Hồ Hoài Nghĩa trốn về ăn nằm ở căn cứ của Phùng Hưng, dựa vào Phùng Hưng đánh lại Bình. Vua Đường sai Lý Phục sang dẹp bọn Khánh, Nghĩa. Phùng Hưng Hơn 20 năm khởi nghĩa, kháng chiến chờ đến năm 791 dùng kế Đỗ Anh Hàn lật đổ Cao Chính Bình. Phùng Hưng cùng em thu phục các ấp lân cận. Chia nhau giữ các nơi hiểm yếu, tích lương thảo và nuôi quân, khí thế rất mạnh, Chính Bình rất lo lắng đem quân đi đánh nhưng không dẹp được. Năm tháng thoi đưa đã hơn 20 năm hai bên cầm cự không phân thắng bại. Năm Tân Mùi 791 niên hiệu Trinh Nguyên, Chính Bình cai trị tàn bạo, thuế khóa nặng nề, trăm họ không chịu được sự tàn bạo, lòng người đang lúc sôi sục, Phùng Hưng họp các tướng bàn kế công thủ, đánh bại Chính Bình, chiếm phủ trị… Phùng Hưng vào thành đem gia thuộc của Chính Bình giết đi, ông lên ngôi ngự trị không được bao lâu thì bị bệnh mất. Các tướng muốn lập Phùng Hải nối ngôi nhưng có một Đại thần là hạng đầu mục tên là Bồ Phá Lặc quyết không theo rồi đưa người con trai Phùng Hưng là Phùng An nối ngôi và đem quân chống lại Phùng Hải. Phùng Hải than rằng: “Chung sức xây dựng cơ đồ đã 20 năm, không ngờ ngày nay lại xảy ra việc này. Có lẽ ý trời chưa muốn cho Việt Lạc được bình trị và lại cốt nhục tương tàn là điều chẳng lành”. Người trong nước đều khen việc làm này. Phùng An bèn tôn hiệu thụy là Bố Cái Đại Vương. Tháng 5 năm ấy nhà Đường đặt nhu viễn quận ở phủ thành cử Triệu Xương làm Đô hộ. Triệu Xương dụ Phùng An ra hàng, cho An làm Phủ Tư mã để vỗ về dân chúng. Đỗ Anh Nho không nghe, Triệu Xương đem giết đi. Các triều đại Ngô, Trần, Lê, Nguyễn đều ca ngợi Bố Cái Đại Vương: Năm đầu đời Trung Hưng (Trần Nhân Tông 1285) sắc phong là Phụ Hựu Đại Vương; Năm Trung Hưng thứ 4 gia tăng là: Chương Tín Đại Vương; Phùng Hưng dấy nghiệp từ năm Đinh Mùi hiệu Đại Lịch năm thứ hai (767) đời Đường Đại Tông đến năm Tân Mùi (791) niên hiệu Trinh Nguyên năm thứ 7, cả thảy 25 năm thì kết thúc. Ngày Hội tế cờ ở đình Quảng Bá vào ngày 12 tháng 2 và ngày 10 tháng 8. - Đình được xếp hạng cấp quốc gia 7- Đình Thịnh Hào, phường Hàng Bột, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Đình Thịnh Hào là nơi thờ tự, tưởng nhớ công lao của Phùng Hưng Thành Hoàng làng. Tương truyền và theo các cụ cao lão trong làng, vào năm 776, khi Phùng Hưng mang quân vào thành, đã lệnh cho nghĩa sĩ đóng quân tại làng Phùng Khoang và làng Thịnh Hào. khi Ngài mất, làng Thịnh Hào cùng với với một số nơi trong cả nước đã cảm phục ân đức, nghĩ tới công lao của Ngài đã lập miếu thờ phụng muôn đời. Thịnh Hào nguyên là một trong các phường trại họp thành tổng Hạ, huyện Vĩnh Thuận. Đây là cửa ô quan trọng án ngữ phía Nam của kinh thành Thăng Long. Theo bia ký của đình, Phùng Hưng vào phủ đô hộ, nắm quyền cai trị được 7 năm thì mất. Phùng An lên nối ngôi, đem quân đánh Phùng Hải. Phùng Hải sợ Bồ Phá Cần nên lánh vào động Chu Nham, sau không biết đi về đâu. Phùng An tôn Phùng Hưng làm Bố cái Đại Vương. Sau hai năm vua Đường Đức Tông sai Triệu Xương sang làm đô hộ nước ta, Triệu Xương tới nơi trước hết cho sứ giả mang lễ vật đến dụ dỗ Phùng An, Phùng An xin hàng. Từ đó họ Phùng tan tác mỗi người một nơi. Đình được xếp hạng Di tích lịch sử cấp thành phố. 8- Đình Kim Mã Hạ, phường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Có ý kiến cho rằng đình Kim Mã hình thành thế kỷ 11 thuộc triều đại nhà Lý và là một trong Thập tam trại (13 trại) ở phía tây của kinh thành Thăng Long. Có ý kiến đình tồn tại thừ thời Lê Trung Hưng. Theo thần tích, Phùng Hưng là người Đường Lâm thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây, xứ Giao Châu. Vào năm 766-799 phất cờ khởi nghĩa. Dấy cờ tự xưng là Đô Quân. Cuộc chiến kéo dài hơn 20 năm. Sắc phong thần cho Bố Cái Đại Vương của triều đại Tây Sơn vào năm Nhâm Tý (1792). Thần tích đình làng Kim Mã Hạ có ghi: - Ngày 10 tháng Giêng là ngày tức vị Đức thánh Phùng Hưng. - Ngày 12 tháng 2 là ngày sinh Đức thánh Phùng Hưng. - Ngày 13 tháng 8 là ngày hóa Đức thánh Phùng Hưng. - Sau khi chiếm phủ trị, Phùng Hưng vào thành nắm quyền cai trị 7 năm. - Tôn hiệu, Mỹ hiệu: Ngài có tên tự là Công Phấn, sau đổi là Cự Lão. Khi mất tôn hiệu là Bố Cái Đại Vương. Các triều đại: Trần Nhân Tông (1285): sắc phong “Phù Hựu đại vương”. Năm Trùng Hưng thứ tư (1288) gia phong thêm hai chữ “Chương Tín”. Đời vua Trần Minh Tông niên hiệu Hồng Đức thứ 4 (1473) tôn phong Phùng Hưng là “Thượng đẳng thần”. Đời nhà Nguyễn gia tặng “Dực bảo Trung hưng, linh phù tôn thần”. Sách Việt giám thông khảo tổng luận của sử thần triều Hậu Lê là Lê Tung có viết: “Phùng Bố Cái là người anh hào ở Đường Lâm, ghét sự tàn ngược của Chính Bình, anh em thừa thời trỗi dậy, cứu dân dẹp loạn, ban đức lập công, có thể gọi là vị vua nhân hậu”. - Lịch triều hiến chương loại chí: “…đều đáng khen là hào kiệt”. - Đình được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. 9- Đình Y Sơn, phường Đồng Mai, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Theo bia ký ở đình: Ngày sinh của Phùng Hưng: Giờ Tý ngày 25 tháng 11 năm Bính Tý (736). Ngày mất: 13/8/Mậu Thìn (788). Đại lễ tế cờ xuất quân tại bản doanh trên Gò Lĩnh Hán vào ngày 12 tháng 2 năm Tân Dậu (781). Vào năm 766-779, Giao Châu có loạn, Phùng Hưng hàng phục được các ấp bên cạnh, Hưng xưng Đô Quân, đánh nhau với Cao Chính Bình lâu ngày không thắng bại. Ông dùng kế của người làng là Đỗ Anh Hàn. Điều toàn bộ binh hùng tướng mạnh đến vùng phía tây nam phủ thành Tống Bình, thuộc cánh đồng Tráng khúc Giang (làng Triều Khúc ngày nay) cắm doanh hạ trại. Chia thành 6 đạo quân tiến về bao vây phủ thành, cuộc giáp chiến kéo dài 7 ngày đêm. Chính Bình chết quân lính ra hàng. Vương vào thành vỗ về yên dân, sửa sang lại cung điện. Ngày 10 tháng Giêng năm Nhâm Tuất (782) vương cử hành lễ tức vị, đăng quang lên ngôi. Vương trị vì được 7 năm thì băng hà. Phùng An là con nối ngôi, tôn thân phụ làm “Bố Cái Đại Vương”. An nối ngôi được 3 năm. Tháng 7 năm Tân Mùi (791) Đường Đức Tông sai Triệu Xương sang làm An Nam Đô hộ phủ. Xương dụ, An ra hàng. Đình được cấp bằng di tích lịch sử cấp quốc gia. 10- Đình Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Đình Hoàng Cầu văn tự cũ còn có tên Cầu Khánh, phường Thịnh Quang, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên xưa. Đình thờ Đức Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng làm Thành Hoàng làng. Theo thần tích tại đình, niên hiệu Đại Lịch của nhà Đường, nước ta rối loạn, Vương cùng hai em đem binh đi chinh phục khắp các vùng ở lân cận. Vương đổi tên là Cự Lão và xưng là Đô Quân, còn em Vương thì đổi tên là Cự Lực và xưng là Đô Bảo, hai anh em cùng nhau làm theo kế sách của một người cùng làng là Đỗ Anh Luân, đem đại binh đi tuần chú khắp các châu Đường Lâm và Trường Phong, uy danh lừng lẫy, khiến ai cũng phải theo phục. Sau hơn 20 năm khởi nghĩa, Phùng Hưng cùng nghĩa quân chiếm được phủ thành Tống Bình, quét sạch quân giặc ra khỏi bờ cõi. Ông lên ngôi, làm vua được 7 năm thì mất vào năm 791. Nhớ công đức đánh đuổi giặc ngoại xâm giành độc lập của Phùng Hưng, sau khi ông mất, nhân dân suy tôn ông là Vua Bố Mẹ “Bố Cái Đại Vương”. Hai năm sau đó, vua Đường Đức Tông sai Triệu Xương sang làm đô hộ nước ta. Triệu Xương tới nơi, trước hết cho sứ giả mang lễ vật dụ dỗ Phùng An. Phùng An xin hàng phục. Tại quận Đống Đa có 5 nơi thờ Phùng Hưng: Lăng Phùng Hưng thuộc phường Cát Linh; đình Thịnh Hào thuộc phường Hàng Bột; nghè Tây Hưng, đình Đông Các và đình Hoàng Cầu thuộc phường Ô Chợ Dừa. Ngoài đức Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, hiện nay ở đình Hoàng Cầu còn ngai và bài vị của 4 vị thần khác đó là: - Hai vị thiên thần là Cao Sơn Đại Vương, vị thần Bạch Mã. - Hai vị nhân thần là Phùng An và Bảo Hoa Nương Công Chúa là hai người con của Đức Phùng Hưng. Theo các cụ cao tuổi trong làng kể lại, bốn vị thần này vốn được thờ tại đình Đông Các. Sau này do đình Đông Các được sử dụng làm trụ sở công an phường, nhân dân đã chuyển ngai và bài vị về phối thờ tại đình Hoàng Cầu. Lễ hội đình làng Hoàng Cầu diễn ra vào 2 dịp trong năm: ngày 12 tháng 2 và 12 tháng 8 hàng năm (12 tháng 8 ngày hóa). Thần Hoàng làng đình Hoàng Cầu là anh hùng dân tộc, là nhân thần có công với nước với dân bảo hộ phù trì giúp dân đánh đuổi giặc ngoại xâm và giữ bình yên trong cuộc sống của nhân dân. Đình Hoàng Cầu còn giữ 22 đạo sắc phong, trong đó có 7 sắc phong các triều đại cho Bố Cái Đại Vương, và 3 sắc phong cho Bảo Hoa Công nương Chúa là con gái Phùng Hưng. Đình được cấp bằng Di tích lịch sử cấp quốc gia. Nguồn: Họ Phùng Việt Nam Ths Nguyễn Thy Ngà Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:14.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";}

Là một trong những vị vua, dù thời gian trị vì ngắn ngủi, nhưng ý chí đấu tranh chống giặc ngoại xâm dành độc lập dân tộc của đức vua Phùng Hưng đã khiến nhân dân tốn kính hóa thần, ngàn đời thờ phụng.

Đình Triều Khúc thờ Phùng Hưng - Bố Cái Đại Vương làm thành Hoàng làng. Đình tồn tại trong suốt thời gian dài trong lịch sử và gắn chặt với mảnh đất làng Triều Khúc. Tại đình con lưu giữ được bản Ngọc phả “Sự tích Đại Đô Thành hoàng Phùng Đại Vương”.

Tư liệu này có được là do năm vị trưởng lão trong làng, không quản đường xá xa xôi lên đền Hùng sao chép, năm Đinh Mùi niên hiệu Thành Thái (1907). Các vị đi tới tỉnh Phú Thọ, phủ Lâm Thao, huyện Sơn Vi, tổng Xuân Hùng, xã Huy Cường và bái yết vua Hùng xin sao lục sự tích đức thánh Phùng Hưng.

Năm vị được mời vào nhà ông Đào Văn Mông, vẫn giữ được cổ bản, sao y văn mới biết được các ngày hội:

+ Tế cờ 12 tháng 2.

+ Lên ngôi 10 tháng Giêng.

+ Ngày sinh 25 tháng 11 năm Bính Tý (736).

+ Ngày hóa 13 tháng 8 năm Mậu Thìn (788).

Ngọc phả ở các nơi thường do Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc Nguyên niên (1572). Còn tư liệu được lưu giữ ở Triều Khúc của “Bộ lễ Lý Triều” rất quí hiếm vì năm cuối cùng của nhà Lý cũng đã cách đây gần 800 năm.

“Xét sách “Giao Châu ký” của Triệu Vương, thì vua họ Phùng tên Hưng tự Công Phấn, người đất Đường Lâm thuộc Châu Giao.

Tổ tiên vua là Phùng Trí Đới trong thời Vũ đức nhà, vâng chiếu chỉ vào chầu, hầu yến tiệc Vua Đường Cao Tổ. Vua Cao Tổ sai vịnh thơ cùng với sứ Đột Quyết hầu tiệc để cho tiếng nói của người Hồi người Việt họp lại một nhà.

Sau vua khen thưởng và ban lệnh cho trở về hưởng quyền thế tập, đời đời làm chức Lại ở phủ Đô Hộ trong bản châu, cũng là chức Thổ Tù đất Đường Lâm mà tục gọi là Quan lang.

Khi Phùng Trí Đới (Cái) chết, con là Gia Cái nối dõi. Gia Cái chết, con là Yết Năng nối dõi. Yết Năng chết, con là Kiều Năng nối dõi. Kiều Năng chết, con là Kiến Khởi nối dõi. Kiến Khởi chết, con là Hạp Khanh nối dõi.

Hạp Khanh là người hiền tài, có đức. Khoảng năm Nhâm Tuất (722) niên hiệu Khai Nguyên, đời vua Huyền Tông nhà Đường, đi theo Mai Hắc Đế khởi nghĩa.

Việc ấy bị phát giác, ông bị cách chức quan, rồi trở về nhà làm ruộng, Hạp Khanh thường phiền muộn không vui, bà vợ là người họ Sử thầm biết được ý ông, bèn khuyên rằng: “Bậc trượng phu ở trong đời băn khoăn gì cảnh ngộ chìm nổi. Việc chưa thành đạt là tự số trời. Nếu cứ u uất buồn phiền chỉ tự làm hao tổn chí khí bình minh. Chẳng gì bằng cứ giữ vững tinh thần, mở mang phương tiện. Nên khuôn phép cho người sau theo. Nối chí lớn của người trước, mở rộng một qui mô để dài hưởng ngày trời, ít nhất cũng cho một nhà được toại nguyện, bớt lo lắng triền miên, giữ được tương lai cho gia đường, lại chẳng đã tốt lắm sao”.

Từ đó Hạp Khanh dốc sức chăm bón ruộng vườn, chính mình làm nghề nông, chỉ qua mấy năm đã rất giàu có, gia tài tích lũy đến hàng trăm, triệu, dưới cửa có mấy nghìn người ra vào.

…Ông bà Hạp Khanh sinh một lần được 3 người con trai, diện mạo đều khác thường, đến khi lớn ba người con đều khỏe mạnh, có sức vật trâu, bắt hổ, liền đặt tên cho người con trưởng là Hưng tự Công Phấn, người thứ hai là Hải tự Tư Hảo, người thứ ba là Dĩnh tự là Danh Đạt.

Năm 18 tuổi cha mẹ đều chết cả, ba anh em đều thuận hòa, hiếu kính, tỏ rõ ân nghĩa, giúp đỡ nhiều người trong Châu quận.

Đến năm Đinh Mùi niên hiệu Đại Lịch nhà Đường, ở Châu thành xảy ra vụ cướp của Côn-Lôn, Đồ-Bà, Vũ Đình Úy là Cao Chính Bình sang cứu phá được. Chính Bình lại ra oai, đàn áp. Dân ta vô cùng khổ nhục. Nhưng chưa được mấy năm, thì vua Đường lại chọn Trương Ung Kế sang làm kinh lược sứ An Nam.

Chính Bình lo bị Ung Kế giành quyền, đã tìm cách ám sát Ung Kế. Bọn tay chân của Ung Kế là Nguyên Khánh, Hồ Hoài Nghĩa bí mật tìm đến với Phùng Hưng bàn mưu khởi nghĩa, để đánh chiếm quận ấp. Chính Bình báo việc đó về triều Đường. Vua Đường liền sai Lý Phục làm Tiết Độ Sứ, cất quân đánh dẹp. Bọn Hoài Nghĩa, Nguyên Khánh đều bị Lý Phục giết chết. Lý Phục lại tuyên dụ dân chúng, tu sửa thành quách, rồi dẫn quân về.

Phùng Hưng bàn cùng em là Phùng Hải, Phùng Dĩnh lập mưu chiếm đất Đường Lâm, thu hút được mấy vạn dân theo, uy danh sang đến các ấp bên cạnh. Hưng tự đặt hiệu là Đô Quân, Hải đặt hiệu là Đô Bảo, Dĩnh đặt hiệu là Đô Tổng, rồi chia nhau chiếm giữ các nơi hiểm yếu, chứa lương, mộ quân, thế lực rất mạnh. Chính Bình kéo quân đến dẹp. Rút cục không thắng nổi, giằng co nhau hơn 20 năm.

Đến năm Tân Mùi niên hiệu Trinh Nguyên đời vua Đường Đức Tông, tên Chính Bình bắt dân gánh thuế nặng, cai trị hà khắc, nhân dân ta không chịu nổi, ai cũng rầu rĩ oán thán. Phùng Hưng bèn họp các chư tướng bàn kế đánh giữ…’’

Phùng Hưng nghe theo kế của người làng là Đỗ Anh Hàn chia đại quân thành mặt tấn công vây chặt thành Tống Bình. “Hai bên mở trận đánh lớn, sau bảy ngày quân Đường tử trận đến vô số, máu đỏ ngầu sông Nhị, sông Tô khiến bọn Chính Bình phải rút quân vào thành, củng cố các bờ thành, để tự cố thủ. Cao Chính Bình quá lo sợ mà sinh bệnh, phát thành chứng ung phía sau lưng rồi chết, khiến các tướng sĩ nhà Đường buộc phải đầu hàng.

Vua Phùng Hưng tiến vào thành, bắt giết hết gia thuộc của Cao Chính Bình, rồi chiếm lấy phủ trị, tôn xưng đế hiệu (782). Nhưng chưa được bao lâu, thì vua cũng bị bệnh và mất, các tướng đưa con vua là Phùng An lên nối ngôi rồi đem quân chống lại Phùng Hải.

Phùng Hải than rằng: “chung sức cần lao xây dựng cơ đồ đã hơn hai mươi năm nay, không ngờ hôm nay xẩy ra đến việc này, phải chăng lòng trời chưa muốn khôi phục lại cơ đồ Việt Lạc, để cho tình cốt nhục tương tàn, thật là điềm chẳng tốt”. Rồi Phùng Hải cùng em là Phùng Dĩnh vứt bỏ vũ khí, thay họ đổi tên, giấu mình trong động Chu Nham.

Người trong nước bấy giờ cho là bậc hiền giả. Phùng An lên ngôi suy tôn cha là Hưng hiệu Bố Cái Đại Vương. “Bố” có nghĩa là cha, “Cái” có nghĩa là mẹ. Cũng năm đó, nhà Đường đặt quận Nhu Viễn, phủ trị An Nam, cử Triệu Xương sang làm quan đô hộ.

Đến tháng 7 ngày Canh Dần, Triệu Xương kéo quân sang nước Nam, gặp đồn trại nào của ta chúng cũng đều phá sạch. Các tướng của ta hốt hoảng, đều bỏ chạy tan vỡ. Ngày Mậu Tý, quân Đường đóng chật dưới chân thành. Trong thành trở nên hỗn loạn, mọi người đành phải ra hàng!

Triệu Xương dụ dỗ Phùng An ra làm chức Tư mã, rồi phủ dụ dân chúng, do đó các tướng của vua Phùng dần cũng tiêu tan, quốc thống nước ta lại mất về tay giặc. Chỉ riêng nhóm Đỗ Anh Luân không tuân theo mệnh lệnh của Triệu Xương thì đều bị Triệu Xương giết chết.

Phùng Hưng khởi nghĩa từ năm Đinh Mùi, niên hiệu Đại Lịch đời Đường Đại Tông, đến năm Tân Mùi, niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường Đại Tông, tất cả được 25 năm.

Nhà vua sau khi mất thật là linh dị, dân chúng coi là vị thần ban phúc, đền ngay phía tây Đô hộ phủ (phường Thịnh Quang) và phía nam Đô hộ phủ (Trang Khúc Giang) đều lập đền thờ vua, ức vạn năm vẫn còn lửa hương mãi mãi…

Nay vẫn sao đúng theo bản cũ”.

Hiện nay đình lưu giữ 11 đạo sắc của các triều đại phong cho thần.

Đình là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia.

6- Đình Quảng Bá, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

Bố cái đại vương phùng hưng đóng đô ở đâu

Đình Quảng Bá thờ Bố Cái Đại Vương làm Thành Hoàng làng cùng các vị tướng đều ghi mỹ tự:

- Ninh Khiết thông tuệ thuần chính quang túc tập phúc quang nhị đốc bách tối linh đại vương.

- Từ Tổng quản bình trung trong tiết dịch uy tương chính quang ý Đại Vương.

- Triều đình cương nghị nhân huệ phổ tế hồng tranh thông ninh công chính tối linh đại vương.

- Cẩn giang thân nhân hậu trạch cương nghị quả đoán hùng uy đại vương.

- Tây Hồ thân nhân hậu trạch cương nghị quả đoán hùng uy đại vương.

Quảng Bá cũng ghi dấu tích một doanh trại chủ tướng của Phùng Hưng đóng quân. Ở đây còn lưu truyền những địa danh:

- Bến Trùm (nơi quân lính tắm).

- Gò Con Mộc (nơi tập trận bằng mộc khiên).

- Gò Lá Cờ (nơi cắm cờ tập trận).

Đình Quảng Bá hiện còn tấm bia “Đền thần bia ký” cao 87cm, rộng 46 cm. Bia lập vào năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), nhưng văn bia nói rõ khắc theo bản sự tích có từ trước, do “lâu ngày giấy đã rách nát”. Phải chăng tư liệu ở đình Quảng Bá cũng của “Bộ Lễ triều Lý”, nên nội dung về cơ bản giống với bản sự tích ở Triều Khúc. Tuy nhiên cũng có khác một vài chi tiết nhỏ như ghi tên tổ của Phùng Hưng là Phùng Trí Cái.

Khoảng năm Đinh Mùi 767 niên hiệu Đại Lịch thời Đường, ở ngoại thành có nạn Côn Lôn, Đồ Bà quấy nhiễu. Cao Chính Bình sang cứu Trương Bá Nghi,… Chính Bình làm càn… vua Đường sai Trương Ứng sang, Bình đánh thuốc độc giết chết Ứng… bọn tả hữu Lã Nguyên Khánh, Hồ Hoài Nghĩa trốn về ăn nằm ở căn cứ của Phùng Hưng, dựa vào Phùng Hưng đánh lại Bình. Vua Đường sai Lý Phục sang dẹp bọn Khánh, Nghĩa. Phùng Hưng Hơn 20 năm khởi nghĩa, kháng chiến chờ đến năm 791 dùng kế Đỗ Anh Hàn lật đổ Cao Chính Bình. Phùng Hưng cùng em thu phục các ấp lân cận.

Chia nhau giữ các nơi hiểm yếu, tích lương thảo và nuôi quân, khí thế rất mạnh, Chính Bình rất lo lắng đem quân đi đánh nhưng không dẹp được. Năm tháng thoi đưa đã hơn 20 năm hai bên cầm cự không phân thắng bại.

Năm Tân Mùi 791 niên hiệu Trinh Nguyên, Chính Bình cai trị tàn bạo, thuế khóa nặng nề, trăm họ không chịu được sự tàn bạo, lòng người đang lúc sôi sục, Phùng Hưng họp các tướng bàn kế công thủ, đánh bại Chính Bình, chiếm phủ trị… Phùng Hưng vào thành đem gia thuộc của Chính Bình giết đi, ông lên ngôi ngự trị không được bao lâu thì bị bệnh mất.

Các tướng muốn lập Phùng Hải nối ngôi nhưng có một Đại thần là hạng đầu mục tên là Bồ Phá Lặc quyết không theo rồi đưa người con trai Phùng Hưng là Phùng An nối ngôi và đem quân chống lại Phùng Hải. Phùng Hải than rằng: “Chung sức xây dựng cơ đồ đã 20 năm, không ngờ ngày nay lại xảy ra việc này. Có lẽ ý trời chưa muốn cho Việt Lạc được bình trị và lại cốt nhục tương tàn là điều chẳng lành”. Người trong nước đều khen việc làm này.

Phùng An bèn tôn hiệu thụy là Bố Cái Đại Vương.

Tháng 5 năm ấy nhà Đường đặt nhu viễn quận ở phủ thành cử Triệu Xương làm Đô hộ. Triệu Xương dụ Phùng An ra hàng, cho An làm Phủ Tư mã để vỗ về dân chúng. Đỗ Anh Nho không nghe, Triệu Xương đem giết đi.

Các triều đại Ngô, Trần, Lê, Nguyễn đều ca ngợi Bố Cái Đại Vương: Năm đầu đời Trung Hưng (Trần Nhân Tông 1285) sắc phong là Phụ Hựu Đại Vương; Năm Trung Hưng thứ 4 gia tăng là: Chương Tín Đại Vương;

Phùng Hưng dấy nghiệp từ năm Đinh Mùi hiệu Đại Lịch năm thứ hai (767) đời Đường Đại Tông đến năm Tân Mùi (791) niên hiệu Trinh Nguyên năm thứ 7, cả thảy 25 năm thì kết thúc.

Ngày Hội tế cờ ở đình Quảng Bá vào ngày 12 tháng 2 và ngày 10 tháng 8.

- Đình được xếp hạng cấp quốc gia

7- Đình Thịnh Hào, phường Hàng Bột, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Đình Thịnh Hào là nơi thờ tự, tưởng nhớ công lao của Phùng Hưng Thành Hoàng làng. Tương truyền và theo các cụ cao lão trong làng, vào năm 776, khi Phùng Hưng mang quân vào thành, đã lệnh cho nghĩa sĩ đóng quân tại làng Phùng Khoang và làng Thịnh Hào. khi Ngài mất, làng Thịnh Hào cùng với với một số nơi trong cả nước đã cảm phục ân đức, nghĩ tới công lao của Ngài đã lập miếu thờ phụng muôn đời.

Bố cái đại vương phùng hưng đóng đô ở đâu

Thịnh Hào nguyên là một trong các phường trại họp thành tổng Hạ, huyện Vĩnh Thuận. Đây là cửa ô quan trọng án ngữ phía Nam của kinh thành Thăng Long.

Theo bia ký của đình, Phùng Hưng vào phủ đô hộ, nắm quyền cai trị được 7 năm thì mất.

Phùng An lên nối ngôi, đem quân đánh Phùng Hải. Phùng Hải sợ Bồ Phá Cần nên lánh vào động Chu Nham, sau không biết đi về đâu.

Phùng An tôn Phùng Hưng làm Bố cái Đại Vương.

Sau hai năm vua Đường Đức Tông sai Triệu Xương sang làm đô hộ nước ta, Triệu Xương tới nơi trước hết cho sứ giả mang lễ vật đến dụ dỗ Phùng An, Phùng An xin hàng. Từ đó họ Phùng tan tác mỗi người một nơi.

Đình được xếp hạng Di tích lịch sử cấp thành phố.

8- Đình Kim Mã Hạ, phường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Có ý kiến cho rằng đình Kim Mã hình thành thế kỷ 11 thuộc triều đại nhà Lý và là một trong Thập tam trại (13 trại) ở phía tây của kinh thành Thăng Long. Có ý kiến đình tồn tại thừ thời Lê Trung Hưng.

Bố cái đại vương phùng hưng đóng đô ở đâu

Theo thần tích, Phùng Hưng là người Đường Lâm thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây, xứ Giao Châu.

Vào năm 766-799 phất cờ khởi nghĩa. Dấy cờ tự xưng là Đô Quân. Cuộc chiến kéo dài hơn 20 năm.

Sắc phong thần cho Bố Cái Đại Vương của triều đại Tây Sơn vào năm Nhâm Tý (1792).

Thần tích đình làng Kim Mã Hạ có ghi:

- Ngày 10 tháng Giêng là ngày tức vị Đức thánh Phùng Hưng.

- Ngày 12 tháng 2 là ngày sinh Đức thánh Phùng Hưng.

- Ngày 13 tháng 8 là ngày hóa Đức thánh Phùng Hưng.

- Sau khi chiếm phủ trị, Phùng Hưng vào thành nắm quyền cai trị 7 năm.

- Tôn hiệu, Mỹ hiệu: Ngài có tên tự là Công Phấn, sau đổi là Cự Lão. Khi mất tôn hiệu là Bố Cái Đại Vương.

Các triều đại: Trần Nhân Tông (1285): sắc phong “Phù Hựu đại vương”. Năm Trùng Hưng thứ tư (1288) gia phong thêm hai chữ “Chương Tín”. Đời vua Trần Minh Tông niên hiệu Hồng Đức thứ 4 (1473) tôn phong Phùng Hưng là “Thượng đẳng thần”. Đời nhà Nguyễn gia tặng “Dực bảo Trung hưng, linh phù tôn thần”.

Sách Việt giám thông khảo tổng luận của sử thần triều Hậu Lê là Lê Tung có viết: “Phùng Bố Cái là người anh hào ở Đường Lâm, ghét sự tàn ngược của Chính Bình, anh em thừa thời trỗi dậy, cứu dân dẹp loạn, ban đức lập công, có thể gọi là vị vua nhân hậu”.

- Lịch triều hiến chương loại chí: “…đều đáng khen là hào kiệt”.

- Đình được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.

9- Đình Y Sơn, phường Đồng Mai, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Bố cái đại vương phùng hưng đóng đô ở đâu

Theo bia ký ở đình:

Ngày sinh của Phùng Hưng: Giờ Tý ngày 25 tháng 11 năm Bính Tý (736).

Ngày mất: 13/8/Mậu Thìn (788).

Đại lễ tế cờ xuất quân tại bản doanh trên Gò Lĩnh Hán vào ngày 12 tháng 2 năm Tân Dậu (781). Vào năm 766-779, Giao Châu có loạn, Phùng Hưng hàng phục được các ấp bên cạnh, Hưng xưng Đô Quân, đánh nhau với Cao Chính Bình lâu ngày không thắng bại.

Ông dùng kế của người làng là Đỗ Anh Hàn. Điều toàn bộ binh hùng tướng mạnh đến vùng phía tây nam phủ thành Tống Bình, thuộc cánh đồng Tráng khúc Giang (làng Triều Khúc ngày nay) cắm doanh hạ trại. Chia thành 6 đạo quân tiến về bao vây phủ thành, cuộc giáp chiến kéo dài 7 ngày đêm. Chính Bình chết quân lính ra hàng.

Vương vào thành vỗ về yên dân, sửa sang lại cung điện. Ngày 10 tháng Giêng năm Nhâm Tuất (782) vương cử hành lễ tức vị, đăng quang lên ngôi.

Vương trị vì được 7 năm thì băng hà.

Phùng An là con nối ngôi, tôn thân phụ làm “Bố Cái Đại Vương”. An nối ngôi được 3 năm. Tháng 7 năm Tân Mùi (791) Đường Đức Tông sai Triệu Xương sang làm An Nam Đô hộ phủ. Xương dụ, An ra hàng.

Đình được cấp bằng di tích lịch sử cấp quốc gia.

10- Đình Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Đình Hoàng Cầu văn tự cũ còn có tên Cầu Khánh, phường Thịnh Quang, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên xưa. Đình thờ Đức Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng làm Thành Hoàng làng.

Bố cái đại vương phùng hưng đóng đô ở đâu

Theo thần tích tại đình, niên hiệu Đại Lịch của nhà Đường, nước ta rối loạn, Vương cùng hai em đem binh đi chinh phục khắp các vùng ở lân cận. Vương đổi tên là Cự Lão và xưng là Đô Quân, còn em Vương thì đổi tên là Cự Lực và xưng là Đô Bảo, hai anh em cùng nhau làm theo kế sách của một người cùng làng là Đỗ Anh Luân, đem đại binh đi tuần chú khắp các châu Đường Lâm và Trường Phong, uy danh lừng lẫy, khiến ai cũng phải theo phục.

Sau hơn 20 năm khởi nghĩa, Phùng Hưng cùng nghĩa quân chiếm được phủ thành Tống Bình, quét sạch quân giặc ra khỏi bờ cõi. Ông lên ngôi, làm vua được 7 năm thì mất vào năm 791. Nhớ công đức đánh đuổi giặc ngoại xâm giành độc lập của Phùng Hưng, sau khi ông mất, nhân dân suy tôn ông là Vua Bố Mẹ “Bố Cái Đại Vương”.

Hai năm sau đó, vua Đường Đức Tông sai Triệu Xương sang làm đô hộ nước ta. Triệu Xương tới nơi, trước hết cho sứ giả mang lễ vật dụ dỗ Phùng An. Phùng An xin hàng phục.

Tại quận Đống Đa có 5 nơi thờ Phùng Hưng: Lăng Phùng Hưng thuộc phường Cát Linh; đình Thịnh Hào thuộc phường Hàng Bột; nghè Tây Hưng, đình Đông Các và đình Hoàng Cầu thuộc phường Ô Chợ Dừa. Ngoài đức Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, hiện nay ở đình Hoàng Cầu còn ngai và bài vị của 4 vị thần khác đó là:

- Hai vị thiên thần là Cao Sơn Đại Vương, vị thần Bạch Mã.

- Hai vị nhân thần là Phùng An và Bảo Hoa Nương Công Chúa là hai người con của Đức Phùng Hưng. Theo các cụ cao tuổi trong làng kể lại, bốn vị thần này vốn được thờ tại đình Đông Các. Sau này do đình Đông Các được sử dụng làm trụ sở công an phường, nhân dân đã chuyển ngai và bài vị về phối thờ tại đình Hoàng Cầu.

Lễ hội đình làng Hoàng Cầu diễn ra vào 2 dịp trong năm: ngày 12 tháng 2 và 12 tháng 8 hàng năm (12 tháng 8 ngày hóa).

Thần Hoàng làng đình Hoàng Cầu là anh hùng dân tộc, là nhân thần có công với nước với dân bảo hộ phù trì giúp dân đánh đuổi giặc ngoại xâm và giữ bình yên trong cuộc sống của nhân dân.

Đình Hoàng Cầu còn giữ 22 đạo sắc phong, trong đó có 7 sắc phong các triều đại cho Bố Cái Đại Vương, và 3 sắc phong cho Bảo Hoa Công nương Chúa là con gái Phùng Hưng.

Đình được cấp bằng Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Nguồn: Họ Phùng Việt Nam

Ths Nguyễn Thy Ngà

Trở về đầu trang

0 Tổng số:

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Các tin khác

  • Đình Thanh Đình thờ phụng Quý Minh đại vương, danh tướng huyền thoại thời Hùng Vương thứ 18
  • Đình Mai Xá, Lý Nhân thờ phụng nhị vị thành hoàng hiên Thần hiệu Đô Thiên và Sơn Thần hiệu Đại tướng thời Hùng Vương thứ 18
  • Đình Kim Đới, thờ phụng tam vị danh tướng thời Hùng Vương: Viễn Sơn Đại vương, Ất Sơn Đại vương, Cao Sơn Đại vương
  • Đình Phú Hữu, xã Phú Sơn thờ phụng Sơn Thánh Tản Viên thời Hùng vương thứ 18
  • Đình Hương Trầm, thở phụng Quý Minh Đại vương, Quốc Mẫu Thánh Phi Đại vương và Càn Nương Bảo Hoa công chúa
  • Đình Bảo Đà, Dữu Lâu, thờ phụng Cao Sơn Đại vương, Quý Minh Đại vương và Cương Trực Đại vương
  • Đền Thượng, Thụy Vân, thờ phụng thần tướng Quý Minh Đại vương, Bạch Thạch Đại vương thời Hùng Vương thứ 18 và Đông Hải Đại Vương thời nhà Lý.
  • Đình Thanh Đình và các Lễ hội truyền thống
  • Đình Vĩnh Mộ thờ thần hoàng làng là thánh Nguyễn Như Kỳ, bộ tướng của Tản Viên Sơn thánh
  • Miếu Lãi Lèn nơi phát tích Hát Xoan Phú Thọ
  • 12345...>>