Biểu giá chi phí tránh được là gì năm 2024

Tuy nhiên, phần lớn các nhà máy thủy điện nhỏ khắp cả nước đứng trước nguy cơ đảo lộn hoạt động, thay đổi phương án kinh doanh, phương án trả nợ ngân hàng… với kiến nghị sửa đổi Biểu giá chi phí tránh được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) gửi Bộ Công thương ngày 20/9/2021.

Mục đích của cơ chế chi phí tránh được nhằm khuyến khích các nhà máy điện phát điện tại các khung giờ có nhu cầu sử dụng điện cao với mục đích góp phần giải quyết bài toán thiếu công suất, quá tải lưới điện, điện áp thấp, góp phần vận hành ổn định cho hệ thống điện quốc gia. Cơ chế chi phí tránh được áp dụng cho thủy điện nhỏ do Bộ Công thương ban hành tại Quyết định 18/QĐ- BCT và sau này thay thế bằng Thông tư 32/2014/TT-BCT.

Vấn đề đặt ra là hiện nay, ở miền trung và miền nam có thêm các nguồn điện mặt trời, điện gió, bởi vậy có những thời điểm hệ thống điện xảy ra hiện tượng thừa nguồn miền trung - nam hoặc quá tải lưới điện liên kết giữa các miền nam, trung và miền bắc do các nguồn điện mặt trời/gió phát cao.

Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia phải thực hiện tiết giảm công suất phát của tất cả các loại hình nguồn điện, trong đó có các nhà máy thủy điện nhỏ. Với lý do an toàn hệ thống điện, việc bị cắt giảm công suất khiến nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đành “ngậm ngùi”, bởi nếu xét về yếu tố kinh tế, càng huy động nhiều công suất thủy điện nhỏ, EVN càng tiết kiệm được chi phí do thủy điện hiện có giá thấp nhất trong các loại điện năng hiện nay.

Tuy thủy điện là nguồn năng lượng xanh, sạch và góp phần giảm giá thành của EVN, nhưng những đề xuất mới đây của EVN lại khiến các nhà máy thủy điện nhỏ lo lắng tựa “ngồi trên lửa”. Cụ thể, EVN đề xuất Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư 32/2014/TT-BCT theo hướng quy định: Hằng năm, EVN sẽ tính toán báo cáo Bộ Công thương xem xét, phê duyệt giờ được hưởng giá công suất tránh được cho các nhà máy thủy điện nhỏ, theo từng miền, theo từng mùa…

Tức là thay vì quy định thống nhất và áp dụng công bằng, công khai minh bạch giữa các nhà máy điện như hiện nay, EVN đề xuất sửa Thông tư 32/2014/TT-BCT cho họ quyền được áp dụng với mỗi nhà máy mỗi khác, mỗi vùng miền một cơ chế, một quy định khác nhau. Đồng nghĩa việc EVN được trao quyền rất lớn.

Vấn đề đặt ra là, cơ chế nào sẽ bảo đảm việc thực thi của EVN là công bằng, minh bạch, tránh cơ chế “xin - cho”?

Và các nhà máy thủy điện sẽ luôn phải trong cảnh “lo ngay ngáy” vì mỗi năm, mỗi thời điểm lại phải thực thi và tuân thủ các quy định khác nhau, không thể lên kế hoạch sản xuất, kinh doanh chủ động.

Theo quy định về biểu giá chi phí tránh được cho các nhà máy điện nhỏ sử dụng năng lượng tái tạo do Bộ Công Thương ban hành và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2009, Biểu giá chi phí tránh được được tính theo thời gian sử dụng trong ngày và các mùa trong năm, bao gồm giờ cao điểm mùa khô, giờ bình thường mùa khô, giờ thấp điểm mùa khô, giờ cao điểm mùa mưa, giờ bình thường mùa mưa, giờ thấp điểm mùa mưa và điện năng dư.

Chi phí tránh được là chi phí sản xuất 1kWh của tổ máy phát có chi phí cao nhất trong hệ thống điện quốc gia, chi phí này có thể tránh được nếu Bên mua mua 1kWh từ một nhà máy điện nhỏ sử dụng năng lượng tái tạo thay thế. Nếu giá chi phí tránh được của năm đó cao hơn giá trần thì sẽ áp dụng giá trần và nếu giá chi phí tránh được của năm đó thấp hơn giá sàn thì sẽ áp dụng giá sàn trong thanh toán tiền điện đã phát được.

Biểu giá chi phí tránh được được xây dựng và công bố hàng năm cho mỗi giai đoạn 5 năm tiếp theo. Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia có trách nhiệm thực hiện tính toán biểu giá chi phí tránh được hàng năm theo phương pháp được quy định và trình Cục Điều tiết điện lực thẩm định, ban hành. Bên cạnh đó, việc sử dụng Hợp đồng mua bán điện mẫu là bắt buộc trong mua bán điện áp dụng biểu giá chi phí tránh được giữa các nhà máy điện đủ điều kiện với Bên mua. Hợp đồng mua bán điện được ký trước thời điểm áp dụng Hợp đồng mua bán điện mẫu sẽ tiếp tục có hiệu lực theo thời hạn ghi trong hợp đồng. Bên mua và Bên bán có thể thoả thuận để chuyển sang áp dụng biểu giá chi phí tránh được và Hợp mua bán điện mẫu thay cho Hợp đồng mua bán điện đã ký.

Bộ Công Thương cũng quy định, nhà máy phát điện từ năng lượng tái tạo đủ tiêu chuẩn áp dụng Biểu giá chi phí tránh được và Hợp đồng mua bán điện mẫu phải đáp ứng điều kiện: công suất đặt của một nhà máy nhỏ hơn hoặc bằng 30MW. Trường hợp Bên bán có nhiều nhà máy thuỷ điện bậc thang trên cùng một dòng sông, tổng công suất đặt của các nhà máy này phải nhỏ hơn hoặc bằng 60MW.

11:22 | 21/04/2023

- Theo kết quả tính toán dựa theo Biểu giá chi phí tránh được quy định tại Thông tư 32/2014/TT-BCT, giá mua điện của các thuỷ điện nhỏ trong các năm đều tăng. Nhưng trên thực tế, Biểu giá chi phí tránh được áp dụng cho các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ hàng năm không tăng mà còn giảm. Do đó, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) vừa có văn bản gửi Chính phủ, Bộ Công Thương, Cục Điều tiết Điện lực về việc “Đề nghị tăng giá mua bán điện năm 2023 cho các nhà máy thủy điện nhỏ”.

Biểu giá chi phí tránh được là gì năm 2024
Giải pháp cho các dự án điện gió, mặt trời chuyển tiếp ở Việt Nam

Đến thời điểm hiện tại, mới có khoảng 1/3 nhà đầu tư dự án điện gió, mặt trời chuyển tiếp gửi hồ sơ dự án để chuẩn bị cho việc đàm phán hợp đồng mua bán điện và giá điện theo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Công Thương. Trong khi đây là vấn đề các nhà đầu tư rất sốt sắng, bởi vì dự án càng chậm đưa vào vận hành thương mại sẽ khiến chủ đầu tư càng lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính. Tại sao lại có hiện tượng lệch pha như vậy? Điều gì đã làm cho các nhà đầu tư chậm trễ trong việc cung cấp hồ sơ dự án cho EVN? Phân tích của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam.

Biểu giá chi phí tránh được là gì năm 2024
Những hệ lụy khi EVN ‘hết tiền’

Bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam phân tích, đánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh của ngành điện Việt Nam năm 2022 và dự báo cho năm 2023 khi giá bán lẻ điện bình quân chưa tăng sẽ dẫn đến những hệ lụy xấu cho ngành điện nói riêng, cũng như sự phát triển kinh tế, xã hội cả nước nói chung.

Biểu giá chi phí tránh được là gì năm 2024
Chính sách giá điện, thị trường điện - Những vấn đề Việt Nam cần quan tâm

Phân tích, đánh giá, kiến nghị dưới đây của chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam liên quan đến thị trường điện và chính sách giá điện Việt Nam hiện nay. Cụ thể là các giải pháp mà ngành điện đã thực hiện, đạt kết quả, cũng như những tồn tại cần khắc phục và kiến nghị giải pháp cần tiếp tục triển khai để đảm bảo các mục tiêu an ninh cung cấp điện, phát triển bền vững trong giai đoạn tới.

Theo văn bản kiến nghị của VEA: Trong những năm qua, với các cơ chế khuyến khích phát triển của Chính phủ, đặc biệt là Quyết định 18/2008/QĐ-BCT ngày 18/7/2008, Thông tư số 32/2014/TT-BCT ngày 9/10/2014, Thông tư số 29/2019/TT-BCT ngày 15/11/2019 của Bộ Công Thương về việc ban hành Quy định về biểu giá chi phí tránh được và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các nhà máy thủy điện nhỏ sử dụng năng lượng tái tạo đã khuyến khích các nhà đầu tư tích cực tham gia đầu tư các nhà máy thủy điện nhỏ theo chủ trương của Chính phủ về xã hội hoá đầu tư nguồn điện.

Đến nay, tổng công suất đã hòa lưới phát điện của các nhà máy thủy điện nhỏ là khoảng 4.698 MW, đóng góp trung bình hàng năm khoảng 17 tỷ kWh điện cho hệ thống điện quốc gia (chiếm khoảng 8% sản lượng điện toàn hệ thống năm 2021).

Thủy điện nhỏ đã góp một phần quan trọng trong việc phủ đỉnh các giờ cao điểm của hệ thống điện Việt Nam. Các nhà máy thủy điện là nguồn năng lượng tái tạo, xanh, sạch, vận hành linh hoạt, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và giảm giá thành điện, với giá mua điện rẻ hơn so với các nguồn điện khác (điện gió, mặt trời, nhiệt điện).

Bên cạnh đó, các nhà máy thủy điện nhỏ đã góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, phòng chống lũ, đóng góp thu ngân sách Nhà nước, tạo điều kiện tốt cho phát triển kinh tế của các tỉnh miền núi.

Trong 13 năm qua, kể từ khi áp dụng Biểu giá chi phí tránh được (từ năm 2009 đến hết năm 2022): Chỉ số CPI đã tăng 99,9% dẫn đến suất đầu tư cho thuỷ điện nhỏ tăng cao, giá bán điện thương phẩm bình quân của EVN cũng tăng tới 98,5% (từ 948,5 đồng lên 1882,73 đồng), trong khi giá mua điện bình quân của EVN đối với các nhà máy thủy điện nhỏ chỉ tăng 37% (từ 810 đồng lên 1.110 đồng).

Theo kết quả tính toán của EVN dựa theo Biểu giá chi phí tránh được quy định tại Thông tư 32/2014/TT-BCT, giá mua điện của các thuỷ điện nhỏ trong các năm đều tăng. Cụ thể là năm 2021 tăng 13,6% so với năm 2020, năm 2022 tăng 23,6% so với năm 2021, năm 2023 với mức tăng hơn 40% so với năm 2022. Nhưng trên thực tế, Biểu giá chi phí tránh được áp dụng cho các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ hàng năm không tăng mà còn giảm (năm 2020 giảm so với năm 2019), các năm 2021, 2022 giữ nguyên giá so với năm 2020. Nhất là trong bối cảnh giá nhiên liệu (than, khí) tăng cao đột biến, các khoản chi phí sản xuất, chi phí tài chính (lãi suất ngân hàng, đồng USD trượt giá) tăng đáng kể.

Việc không tăng giá điện đang gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thủy điện vừa và nhỏ trong việc trả nợ ngân hàng, tính thời gian hoàn vốn, suất đầu tư, cũng như chưa đảm bảo tính công bằng, bảo đảm quyền, lợi ích của các nhà đầu tư thủy điện vừa và nhỏ.

Do đó, VEA kiến nghị Chính phủ, Bộ Công Thương, Cục Điều tiết Điện lực và EVN xem xét, chấp thuận việc tăng giá mua bán điện đối với các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ theo đúng quy định về Biểu giá chi phí tránh được (tại Thông tư 32/2014/TT-BCT ngày 9/10/2014, Thông tư số 29/2019/TT-BCT ngày 15/11/2019 của Bộ Công Thương), nhằm đảm bảo ổn định, nhất quán trong áp dụng pháp luật và chính sách đầu tư của Nhà nước đã được ban hành./.