Nguyện vọng đại học tiếng anh là gì năm 2024

Màu sắc thường không thể bay, nhưng "with flying colors" là một thành ngữ hay để chỉ việc thi đỗ xuất sắc.

Có nhiều hình thức thi cử. Các dạng bài thi thường gặp nhất là "written test" (bài thi viết), "oral test" (bài thi vấn đáp) và "practical test" (thi thực hành).

Bài thi thử được gọi là "mock test".

Kỳ thi đầu vào là "entrance exam": All activities in the school were temporarily stopped to prepare for the national university entrance exam (Mọi hoạt động trong trường tạm dừng để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia).

Làm bài thi trong tiếng Anh là "take an exam" hoặc "do an exam". Người Anh còn dùng một từ khác là "sit": He had to sit the exam twice because he didn't do well the first time (Anh ấy phải thi hai lần vì lần đầu anh ấy làm bài không tốt).

Nếu một người vượt qua một kỳ thi với điểm số rất cao, thành ngữ "with flying colors" thường được sử dụng: The young girl passed all her final exams with flying colors (Cô gái trẻ đã vượt qua tất cả các kỳ thi cuối kỳ một cách xuất sắc).

Thành ngữ này có nguồn gốc từ những lá cờ sặc sỡ mà các con tàu trong thời đại thám hiểm thường treo mỗi khi thành công trở về.

Còn nếu người đó chỉ vừa đủ điểm đỗ, ta dùng từ "scrape": Their grades weren't great, but they managed to scrape into high school (Điểm số của họ không cao, nhưng vẫn vừa đủ để họ vào trường trung học).

Nguyện vọng đại học tiếng anh là gì năm 2024

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2023, tại trường Trường THPT Trưng Vương, quận 1. Ảnh: Quỳnh Trần

Ngược lại, "fail" là trượt.

Nếu kết quả thi không như ý, thí sinh sẽ phải thi lại (resit hoặc retake an exam): I overslept my Chinese exam last term. Now I have to resit the exam to graduate (Tôi đã ngủ quên trong kỳ thi tiếng Trung học kỳ trước. Bây giờ tôi phải nghỉ học để tốt nghiệp).

Giám khảo trong một kỳ thi là "examiner", còn người tham dự là "examinee". Giám thị phòng thi được gọi là "proctor" hoặc "invigilator".

Gian lận trong thi cử là "cheat". Phao thi là "cheat sheet" theo cách nói của Anh - Mỹ hoặc "crib sheet" theo cách gọi Anh - Anh.

Ví dụ: Some examinees were caught cheating by the invigilator. They were hiding cheat sheets in their pockets (Một số thí sinh bị giám thị bắt quả tang gian lận. Họ giấu phao thi ở trong túi áo).

Trước ngày thi, thí sinh phải ôn tập lại bài, tức họ "revise" hoặc "review" lại kiến thức. Nếu lượng kiến thức lớn, thí sinh phải học nhồi, ta dùng từ "cram" hoặc "swot up".

Một thành ngữ phổ biến để nói việc phải học hoặc làm việc đến tận khuya là "burn the midnight oil": High school seniors usually burn the midnight oil to cram for the graduation exam (Học sinh cuối cấp hay thức khuya để nhồi kiến thức cho kỳ thi tốt nghiệp). Thành ngữ này xuất phát từ thời xưa, khi con người phải thắp đèn dầu để làm việc lúc khuya.

Có khá nhiều cách để bạn bày tỏ hi vọng và mong muốn của mình trong tương lai “xa” cũng như trong tương lai “gần”. Chúng ta cùng xem nhé.

1. Diễn đạt hi vọng trong tương lai “xa”

Dưới đây là một vài cách diễn đạt hữu ích để nói về điều bạn mong muốn xảy ra trong cuộc đời, hoặc nói về những thay đổi bạn mong muốn xảy ra.

In an ideal world, I’d … ( … I’d have a great job and a big family.)

Trong một thế giới lý tưởng, tôi muốn … (… Tôi muốn có một công việc tốt và một gia đình lớn).

In an ideal world, there … (… there would be peace / there wouldn’t be any wars.)

Trong một thế giới lý tưởng, sẽ… (thế giới sẽ hòa bình / không có chiến tranh nào xảy ra).

It would be great / fantastic / wonderful if …. (… if everyone could get along.)

Nếu…(nếu mọi người đều hòa thuận với nhau) thì sẽ thật tốt/ thú vị/ tuyệt vời.

In the long-term, I’m hoping …

Trong tương lai xa, tôi hi vọng …

Chú ý: Theo sau có thể hoặc là động từ nguyên thể, hoặc là mệnh đề “that”.

Ví dụ:

“In the long-term, I’m hoping to go to university.”

Trong tương lai xa, tôi hi vọng được học ở trường Đại học.

“In the long-term, I’m hoping that I will become a doctor.”

Trong tương lai xa, tôi hi vọng rằng mình sẽ trở thành một bác sĩ.

I’ve always hoped for (+ noun)

Tôi luôn luôn hi vọng về (+ danh từ)

Ví dụ:

“I’ve always hoped for a good job.”

Tôi luôn luôn hi vọng có một công việc tốt.

I’ve always dreamed of …. (+ V-ing)

Tôi luôn luôn mơ về…(+V-ing)

Ví dụ:

“I’ve always dreamed of becoming an astronaut.

Tôi luôn luôn mơ ước trở thành một phi hành gia.

2. Diễn đạt hi vọng trong tương lai gần

I’m hoping for … (+ noun)

Tôi đang hi vọng…. (+ danh từ)

Ví dụ:

“I’m hoping for a new cell phone for my birthday.”

Tôi đang hi vọng một cuộc gọi chúc mừng sinh nhật của tôi.

I’m hoping to get …

Tôi đang hi vọng nhận được…

Ví dụ:

“I’m hoping to get a new phone.”

Tôi đang hi vọng sẽ nhận được một cuộc gọi.

I would like…

Tôi muốn…

Ví dụ:

“I would like to go on a round-the-world trip.”

Tôi muốn có chuyến đi du lịch vòng quanh Trái Đất.

Chú ý: theo sau “I would like / I’d like” có thể hoặc là danh từ (n), hoặc là động từ (v).

Ví dụ:

“I’d like to go away for Christmas.”

Tôi muốn đi du lịch trong dịp Giáng sinh.

I really want…

Tôi thực sự muốn…

(Sử dụng từ “want” có thể bất lịch sự, trừ phi bạn đang nói chuyện với một người bạn thân hoặc người thân trong gia đình).

Something I’ve always wanted is…

Một vài điều tôi luôn luôn mong muốn là…

I’d be delighted / over the moon if…

Tôi sẽ hài lòng nếu…

Ví dụ:

“I’d be delighted if you gave me a new watch.”

Tôi sẽ rất vui mừng nếu bạn tặng mình một chiếc đồng hồ đeo tay mới.

Chú ý: động từ theo sau “if” nên chia ở thì quá khứ, bởi vì bạn đang nói về tình huống giả định. Điều có nghĩa là cách dùng gần giống với câu điều kiện loại 2.