Biên bản thanh lý thiết bị trường tiểu học

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN THANH LÝ ĐỒ DÙNG VÀ SÁCH THƯ VIỆN ( 2014 – 2015) Hôm nay vào hồi 7h ngày 10/9/2014. Tại phòng thư viện thiết bị trường tiểu học Quảng Thọ Chúng tôi gồm: 1. Nguyễn Khắc Hồi Hiệu trưởng 2. Nguyễn Thị Dung Phó hiệu trưởng 3. Lê Thu Hương Kế toán 4. Lê Thị Hiền Cán bộ thư viện cũ 5. Phạm Thị Hoa Người tiếp quản thư viện thiết bị 6. Nguyễn Thị Tâm TKHDT Chúng tôi thanh lý các loại sách và đồ dùng đã hư hỏng không thể sử dụng được và cần phải thanh lý về tủ sách. STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 TÊN SÁCH Sách đạo đức Sách tham khảo k1 – k 5 Sách nghiệp vụ giáo viên Sách giáo khoa từ k1 – k5 Sách truyện đọc Sách an toàn giao thông Sách tiếng anh từ k1 – k5 Sách rùa và thỏ Thực hành kỹ thuật Sách thảm họa Sách mô đun Sách tin học Vở bài tập SỐ LƯỢNG 3 165 85 190 36 73 29 46 5 7 10 5 14 ĐƠN VỊ Cuốn Cuốn Cuốn Cuốn Cuốn Cuốn Cuốn Cuốn Cuốn Cuốn Cuốn Cuốn Cuốn LÝ DO Hỏng Hỏng Hỏng, mất Hỏng, mất Hư, hỏng Hỏng Hỏng Hỏng Hỏng Hỏng Hỏng

- Xem thêm -

Mẫu biên bản thanh lý loa, thiết bị âm thanh là gì? Mẫu biên bản thanh lý loa, thiết bị âm thanh? Hướng dẫn làm Mẫu biên bản thanh lý loa, thiết bị âm thanh? Thông tin pháp lý liên quan về thanh lý tài sản?

Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…Trong các trường hợp như muốn thanh lý tài sản là loa, thiết bị âm thanh thì cần làm gì và mẫu biên bản làm như thế nào?

Luật sư tư vấn luật hình sự miễn phí trên toàn quốc: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mẫu biên bản thanh lý loa, thiết bị âm thanh là gì?
  • 2 2. Mẫu biên bản thanh lý loa, thiết bị âm thanh: 
      • 2.0.1 1. Ban thanh lý gồm:
  • 3 3. Hướng dẫn làm Mẫu biên bản thanh lý loa, thiết bị âm thanh:
  • 4 4. Thông tin pháp lý liên quan:
    • 4.1 4.1. Phân loại tài sản cố định:
    • 4.2 4.2. Quản lý tài sản cố định:
    • 4.3 4.3. Sử dụng nguyên giá tài sản cố định:

– Loa là một trong những thiết bị trong dàn âm thanh, loa làm nhiệm vụ phát ra âm thanh, khâu cuối cùng trong việc truyền tín hiệu trong hệ thống.

– Việc thanh lý tài sản tương tự như việc bán tài sản trong đó mối quan tâm hoặc mục tiêu chính là thanh lý tài sản (nhà, nhà để xe, nhà kho và sân) với một tổ chức bán hàng tài sản, đồng thời thường bổ sung thêm nội dung của két an toàn, động sản gia đình có giá trị để được để lại trong các ràng buộc của gia đình, bất động sản, xe hơi, tàu thuyền và các phương tiện giao thông khác như nhà lưu động và RV, động vật, vật nuôi và bất kỳ tài sản nào khác mà tài sản có thể

– Mẫu biên bản thanh lý loa, thiết bị âm thanh là mẫu biên bản ghi chép lại các nội dung và thông tin về biên bản thanh lý loa, thiết bị âm thanh

Mẫu biên bản thanh lý loa, thiết bị âm thanh là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc thanh lý loa, thiết bị âm thanh. Mẫu nêu rõ thời gian địa điểm lập biên bản, nội dung thanh lý…

2. Mẫu biên bản thanh lý loa, thiết bị âm thanh: 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————

Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2019

BIÊN BẢN THANH LÝ LOA, THIẾT BỊ ÂM THANH

Vào hồi 8h00 ngày 30 tháng 8 năm 2019, tại trường Tiểu học X, quận Y, Hà Nội, thành lập ban thanh lý, nhằm kiểm kê, thanh lý số thiết bị loa đài cũ của trường.

1. Ban thanh lý gồm:

1.      Ông Nguyễn Văn A  –  Phó hiệu trưởng  –Trưởng ban

2.      Bà Vũ Thị B – Thủ quỹ – Ủy viên

2. Nội dung:

Ban thanh lý đã tiến hành kiểm tra, thống kê số thiết bị loa đài cũ của trường, nhận thấy không đủ chất lượng để phục vụ hoạt động sinh hoạt chung của học sinh. Ban thanh lý quyết định thanh lý toàn bộ, cụ thể:

STT Tên gọi Số lượng Giá thanh lý
1 Loa full đơn JBL 2 4.000.000 đồng/ cái
2 Loa toàn dải đôi JBL 2 5.000.000 đồng/ cái
3 Âm ly Nanomax 1 1.000.000 đồng
4 Micro không dây 4 100.000 đồng/ cái

*Số tiền thanh lý được chuyển vào quỹ cơ sở vật chất

Ban quản lý thống nhất 100% với những nội dung trên.

CÁC THÀNH VIÊN                                                HIỆU TRƯỞNG

3. Hướng dẫn làm Mẫu biên bản thanh lý loa, thiết bị âm thanh:

– Ghi đầy đủ thông tin trong Mẫu biên bản như trên

– Thông tin về bên thanh lý, bên nhạn thanh lý phải đầy đủ.

– Ghi Hai bên thỏa thuận về việc thanh lý loa, thiết bị âm thanh

– Bên nhận thanh lý đã thanh toán đầy đủ số tiền là …….. cho bên thanh lý bằng hình thức tiền mặt vào… giờ… phút, ngày…/…/…

– Bên nhận thanh lý là chủ sở hữu của ô tô kể từ thời điểm thanh toán xong.

– Bên thanh lý không còn bất kỳ trách nhiệm, nghĩa vụ nào đối với ô tô bị thanh lý. Trường hợp có thắc mắc, bên nhận thanh lý có thể trao đổi trực tiếp hoặc qua các thông tin đã nêu trên.

– Biên bản thanh lý có hiệu lực kể từ thời điểm hai bên ký.

4. Thông tin pháp lý liên quan:

Căn cứ vào thông tư Số: 45/2018/TT-BTC thông tư hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do nhà nước giao cho Doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại Doanh nghiệp quy định:

4.1. Phân loại tài sản cố định:

Tại Điều 4. Phân loại tài sản cố định:

1. Phân loại theo tính chất, đặc điểm tài sản; bao gồm:

a) Tài sản cố định hữu hình

– Loại 1: Nhà, công trình xây dựng; gồm: Nhà làm việc; nhà kho; nhà hội trường; nhà câu lạc bộ; nhà văn hóa; nhà tập luyện và thi đấu thể thao; nhà bảo tồn, bảo tàng; nhà trẻ; nhà mẫu giáo; nhà xưởng; phòng học; nhà giảng đường; nhà ký túc xá; phòng khám, chữa bệnh; nhà an dưỡng; nhà khách; nhà ở; nhà công vụ; nhà, công trình xây dựng khác.

– Loại 2: Vật kiến trúc; gồm: Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân thể thao, bể bơi; giếng khoan, giếng đào, tường rào và vật kiến trúc khác.

– Loại 3: Xe ô tô; gồm: Xe ô tô phục vụ công tác các chức danh, xe ô tô phục vụ công tác chung, xe ô tô chuyên dùng, xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước và xe ô tô khác.

– Loại 4: Phương tiện vận tải khác (ngoài xe ô tô); gồm: Phương tiện vận tải đường bộ, phương tiện vận tải đường sắt, phương tiện vận tải đường thủy, phương tiện vận tải hàng không và phương tiện vận tải khác.

– Loại 5: Máy móc, thiết bị; gồm: Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến; máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị; máy móc, thiết bị chuyên dùng và máy móc, thiết bị khác.

– Loại 6: Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm.

– Loại 7: Tài sản cố định hữu hình khác.

b) Tài sản cố định vô hình
– Loại 1: Quyền sử dụng đất.

– Loại 2: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.

– Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp.

– Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng.

– Loại 5: Phần mềm ứng dụng.

– Loại 6: Thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập (bao gồm các yếu tố năng lực, chất lượng, uy tín, yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống của đơn vị sự nghiệp công lập và các yếu tố khác có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế cho đơn vị sự nghiệp công lập).

– Loại 7: Tài sản cố định vô hình khác.

2. Phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản; bao gồm:

a) Tài sản cố định hình thành do mua sắm;

b) Tài sản cố định hình thành do đầu tư xây dựng;

c) Tài sản cố định được giao, nhận điều chuyển;

d) Tài sản cố định được tặng cho, khuyến mại;

đ) Tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa chưa được theo dõi trên sổ kế toán;

e) Tài sản cố định được hình thành từ nguồn khác.

Như vậy việc thanh lý loa, thiết bị âm thanh trong trường hợp này thuộcTài sản cố định hữu hình loại 5 , việc Phân loại tài sản cố định đã được quy định chi tiết như trên

4.2. Quản lý tài sản cố định:

Tại Điều 11. Quản lý tài sản cố định

1. Mọi tài sản cố định hiện có tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được quản lý chặt chẽ về hiện vật và giá trị theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm lập thẻ tài sản cố định, kế toán đối với toàn bộ tài sản cố định hiện có của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành; thực hiện kiểm kê định kỳ hàng năm về tài sản cố định hiện có thực tế; báo cáo cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp để thống nhất kế toán điều chỉnh số liệu giữa kết quả kiểm kê và sổ kế toán (nếu có); thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

3. Tài sản cố định đã tính đủ hao mòn nhưng vẫn còn sử dụng được thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục quản lý theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào quy định trên đây thì các tài sản cố định như trên được quản lý hực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công như trên.

4.3. Sử dụng nguyên giá tài sản cố định:

Tại Điều 9. Sử dụng nguyên giá tài sản cố định:

1. Nguyên giá tài sản cố định xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 5, Điều 7 và Điều 8 Thông tư này được sử dụng để ghi sổ kế toán, kê khai để đăng nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.

2. Nguyên giá tài sản cố định xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 5, Điều 7 và Điều 8 Thông tư này không sử dụng trong trường hợp tổ chức bán tài sản, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, xác định giá trị để góp vốn liên doanh, liên kết, sử dụng tài sản cố định để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao, sử dụng tài sản cố định để tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công – tư. Việc xác định giá trị tài sản cố định trong các trường hợp này thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.

Căn cứ theo quy định đã nêu như trên thì Khi Thanh lý tài sản cũng cần lưu ý về quy định về Nguyên giá tài sản cố định để thực hiện đúng quy định và bảo vệ quyền lợi khi thanh lý tài sản. Trên đây là thông tin của chúng tôi về Mẫu biên bản thanh lý loa, thiết bị âm thanh và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất và các thông tin pháp lý liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.