Bị unang tử cung có con bằng cách nào

Mong mang thai gần một năm qua nhưng chưa được, chị X.N. (30 tuổi) đi siêu âm thì nhận kết quả thành trước đoạn eo tử cung có nhân xơ tử cung kích thước 24x19mm. Có nơi tư vấn chị nên làm thụ tinh trong ống nghiệm, nơi tư vấn không cần quan tâm.

Chị X.N. đang rất lo lắng về tình trạng của mình và rất mong nhận được tư vấn của bác sĩ trong chuyên mục "Hỏi đáp cùng thầy thuốc" để có phương án điều trị thích hợp nhất.

Chị X.N. viết: "Tôi năm nay 30 tuổi, mong con gần một năm ạ. Mới đây tôi có đi siêu âm thì nhận kết quả thành trước đoạn eo tử cung có nhân xơ tử cung kích thước 24x19mm. Bên phòng khám tư nhân tư vấn tôi phải làm IVF (thụ tinh trong ống nghiệm - PV), sợ nhân xơ này sẽ to ra và e không có khả năng mang thai tự nhiên được.

Hiện tại tôi rất lo lắng vì mới tháng trước tôi có đi khám hiếm muộn tại Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) nhưng không nghe bác sĩ nói gì về vấn đề này và làm IUI (bơm tinh trùng vào tử cung - PV) theo bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ. Tôi có hỏi bác sĩ lại vì lúc trước đi siêu âm cũng thấy nhân xơ nhưng bác sĩ nói không cần quan tâm. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp tôi và tôi có cần đi khám kiểm tra lại không?".

* Bác sĩ Giang Châu Võ - Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) - trả lời:

- Nhân xơ tử cung hay còn gọi là u xơ tử cung có nhiều vị trí trên cơ tử cung. Tùy vị trí của u mà sẽ gây ra các triệu chứng khác nhau. Như u xơ tử cung dưới niêm mạc tử cung hay gây rong kinh, rong huyết. Hoặc u xơ có cuống thò vào buồng tử cung ngoài, không những làm rong kinh, rong huyết mà còn làm giảm khả năng đậu thai...

Thông thường u xơ tử cung nằm ở các vị trí khác nếu không gây chèn ép như đau, tiểu khó, đi cầu khó hoặc bón... thì sẽ không can thiệp.

Với trường hợp của bạn là nhân xơ nhỏ, nằm ở đoạn eo tử cung thì không cần phải can thiệp và cũng sẽ không ảnh hưởng đến vấn đề thụ thai. Tuy nhiên, để thụ thai được là một vấn đề khác với những yêu cầu về chất lượng trứng, chất lượng tinh trùng...

Năm nay bạn 30 tuổi, vậy từ khi dậy thì đến giờ khoảng hơn 15 năm. Với kích thước u xơ 24x19mm là nhỏ, bạn không cần bận tâm.

Nếu bạn đã lập gia đình và "thả" để mong có bé gần một năm nhưng vẫn không thụ thai được, nên đi khám sớm ở các cơ sở khám có chuyên môn tốt để được hướng dẫn và tầm soát nguyên nhân.

Bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe người lớn và trẻ em, dinh dưỡng, tiêm ngừa, chấn thương... mời gửi email đến hộp thư [email protected] (để chính xác nội dung, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu). Chuyên mục Hỏi đáp cùng thầy thuốc sẽ chọn lọc và giúp bạn giải đáp.

Thai ngoài tử cung (TNTC) là những trường hợp thai không nằm trong lòng tử cung mà nằm ở những vị trí khác bên ngoài tử cung, thường gặp nhất là ở vòi trứng (khoảng 95%). Khi vỡ TNTC gây chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, gay ảnh hưởng đến sức khỏe, đôi khi có thể gây đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Thai ngoài tử cung chiếm tỷ lệ 1-2 /100 thai kỳ (có nghĩa là cứ 100 người có thai thì sẽ có từ 1-2 người có thể bị thai ngoài tử cung).

Bị unang tử cung có con bằng cách nào

Hình 1: Vị trí thường gặp của thai ngoài tử cung

2. Tại sao phụ nữ khi có thai có thể bị thai ngoài tử cung?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thai ngoài tử cung, đứng đầu là nguyên nhân làm viêm nhiễm vòi trứng, trong đó nạo phá thai nhiều lần hay viêm nhiễm vùng chậu là nguyên nhân thường gặp nhất. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác như: khối u phần phụ như u nang buồng trứng dạng lạc nội mạc tử cung, những phẫu thuật được thực hiện trước đây trên vòi trứng…

3. Hậu quả của thai ngoài tử cung?

Thai ngoài tử cung có thể vỡ bất cứ lúc nào, khi vỡ máu sẽ chảy ồ ạt vào trong ổ bụng, người bệnh có thể bị ngất xỉu hoặc tử vong nếu đến bệnh viện không kịp thời (tỉ lệ tử vong khoảng 3,8/10.000 trường hợp), hoặc nếu sống được thì cũng có thể bị ảnh hưởng một phần nào đến sức khoẻ và sinh sản về sau.

4. Làm sao để biết được có bị thai ngoài tử cung?

Đối với những trường hợp TNTC chưa vỡ, người bệnh có thể có những dấu hiệu sau:

  1. Trễ kinh hoặc rong huyết: một số trường hợp người bệnh có thể bị trễ kinh hoặc một số người bệnh có thể ra huyết trước ngày hành kinh rồi kéo dài gọi là rong huyết (cho nên bệnh nhân không nghĩ rằng mình có thai). Đa phần lượng máu thường ít, bầm đen và không đông lại.
  2. Đau bụng: đây là dấu hiệu mà người bệnh thường có. Đau vùng bụng dưới, một bên, đau âm ỉ, thỉnh thoảng có cơn đau nhói.

- Thăm khám chẩn đoán những trường hợp thai ngoài tử cung chưa vỡ rất khó. Bác sĩ có thể sờ được một khối u cạnh tử cung, dạng hơi dài theo chiều dài vòi trứng, giới hạn khá rõ, mật độ mềm, chạm đau. Khám âm đạo đôi khi thấy có ít huyết sậm giống như sẩy thai.

- Định lượng HCG chỉ giúp chẩn đoán có thai, nhưng không thể xác định được thai ngoài tử cung.

- Siêu âm cho thấy trong lòng tử cung không có túi thai, có thể nhìn thấy khối u cạnh tử cung với echo dạng hỗn hợp, hoặc thấy được hình ảnh túi thai trong vòi trứng (nhưng rất khó thấy) hoặc siêu âm thấy túi thai nằm ngoài tử cung có phôi và tim thai.

- Nội soi ổ bụng: đây là phương pháp nhanh chóng, hiện đại, chẩn đoán chính xác 100% các trường hợp thai ngoài tử cung.

5. Khi bị thai ngoài tử cung (TNTC) thì điều trị như thế nào?

  1. Đối với những trường hợp TNTC chưa vỡ:

* Triệu chứng TNTC chưa vỡ:

  1. Trễ kinh và thử nước tiểu thấy có thai.
  2. Đau bụng.
  3. Ra huyết âm đạo rỉ rả kéo dài.

6. Điều trị:

  1. Có thể điều trị bằng cách tiêm thuốc Methotrexate (MTX) mà không cần phẫu thuật (có chỉ định phù hợp).
  2. Trường hợp không thể điều trị bằng MTX mà cần phải phẫu thuật thì có thể phẫu thuật nội soi hay mổ mở, bảo tồn hoặc cắt vòi chứa khối thai tùy trường hợp cụ thể.

Bị unang tử cung có con bằng cách nào

Hình 2: Phẫu thuật nội soi bảo tồn vòi trứng (T) do thai ngoài tử cung

  1. Đối với những trường hợp TNTC vỡ, người bệnh có những dấu hiệu sau:
  1. Cũng trễ kinh hoặc rong huyết, đau vùng bụng dưới.
  2. Nhưng sẽ có một cơn đau nhói dữ dội, sau đó người bệnh cảm thấy rất mệt, có thể ngất xỉu, nếu không được phẫu thuật kịp thời thì có thể dẫn đến tử vong.
  3. Mạch nhanh, nhẹ, huyết áp tụt thấp.

- Thăm khám những trường hợp này sẽ thấy được túi cùng căng đau. - Siêu âm sẽ thấy cùng đồ có dịch không thuần trạng, ổ bụng có có dịch không thuần trạng. - Có thể mổ nội soi hoặc mổ mở để cắt vòi trứng chứa khối thai ngoài tử cung.

  1. Đối với những trường hợp huyết tụ thành nang: Huyết tụ thành nang là những trường hợp thai ngoài tử cung vỡ, máu chảy rỉ rả và tụ lại ở cùng đồ sau. Ruột mạc nối sẽ đến bao bọc khối máu và vòi trứng lại thành một khối nang. Người bệnh sẽ có những dấu hiệu giống như thai ngoài tử cung chưa vỡ với: rong huyết và đau vùng bụng dưới kéo dài, sẽ có một lúc đau nhói nhiều rồi lại giảm đi, sau đó bệnh nhân có cảm giác muốn đi cầu, muốn rặn hoặc đi tiểu lắc nhắc nhiều lần.

6. Cần phải làm gì để tránh nguy hiểm khi nghi ngờ thai ngoài tử cung?

Thai ngoài tử cung (TNTC) là một cấp cứu thường gặp, đó là hiện tượng người bệnh có thai, nhưng thai không nằm trong lòng tử cung như bình thường mà nằm tại vị trí bất thường ngoài tử cung. Chính vì tại các vị trí bất thường đó mà TNTC sẽ gây ra những biến chứng rất nguy hiểm, đe doạ tính mạng người bệnh.

Vì vậy, khi nghi ngờ TNTC người bệnh cần phải đến bệnh viện sớm và kịp thời để các y Bác sĩ khám, chẩn đoán và điều trị cho chính xác. Bên cạnh đó, người bệnh phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không được tự động bỏ về khi chưa có sự hướng dẫn hay đồng ý của các Bác sĩ.

7. Khi nhập viện, người bệnh sẽ được hướng dẫn những gì ?

Theo dõi tình trạng sức khoẻ như: đau bụng ít hay nhiều, có ra huyết âm đạo nhiều không, có cảm giác thốn nặng ở hậu môn, mắc đi tiêu không…

Được giải thích rõ bệnh tình trạng bệnh của mình cần phải được theo dõi sát tình trạng mạch, huyết áp tại bệnh viện để chẩn đoán và điều trị sớm, không để bệnh diễn tiến từ TNTC chưa vỡ thành TNTC bị vỡ gây chảy máu nhiều trong ổ bụng.

8. Nguy hiểm của TNTC vỡ: Mất máu nhiều: một khi đã mất máu nhiều, người bệnh buộc phải được truyền máu để bù lại cho đủ, do đó sẽ gây tốn kém nhiều cho việc điều trị, chưa kể đến có thể bị vài phản ứng không tốt do truyền máu gây ra. Nếu mất máu quá nhiều có thể gây choáng và đưa đến tử vong nếu không kịp phẫu thuật.

9. Khi đi khám bệnh, hay khi được thăm bệnh trong lúc theo dõi, người bệnh nên:

Khai rõ các triệu chứng không bình thường mà mình đang có như: trễ kinh, đau bụng, ra huyết âm đạo…

Kể rõ tình hình bệnh tật trước đây của mình, đặc biệt là bệnh phụ khoa , như: viêm nhiễm đường sinh dục, có huyết trắng ngứa, hôi, có điều hoà kinh nguyệt không, có nạo phá thai không, có phẫu thuật ở vùng bụng trước đây không, có đi điều trị vô sinh không…).

Nên để cho bác sĩ thăm khám khi cần thiết để việc theo dõi được tốt và chính xác.

Trong thời gian theo dõi, nếu diễn tiến bệnh phức tạp, làm cho việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn, không thể chẩn đoán xác định dù đã khám lâm sàng, cho làm các xét nghiệm hay siêu âm… người bệnh sẽ được giải thích và đề nghị làm thêm một bước chẩn đoán cuối cùng, đó là “ Nội soi ổ bụng chẩn đoán và điều trị”.

10. Vậy “ Nội soi ổ bụng chẩn đoán và điều trị ” là gì? Đó là một phương pháp phẫu thuật dùng để chẩn đoán chính xác việc bệnh nhân có bị TNTC hay không. Nếu kết quả bệnh nhân có bị TNTC thì cho phép ta điều trị luôn TNTC đó.

11. Ưu điểm Phẫu thuật nội soi là gì? 1. Phẫu trường rõ, có thể quan sát dể dàng các cơ quan nằm sâu bên trong ổ bụng. 2. Ít gây đau đớn cho bệnh nhân sau khi phẫu thuật so với mổ mở. 3. Thời gian hồi phục sức khoẻ nhanh. 4. Trở lại với công việc và sinh hoạt thường ngày sớm. 5. Có tính thẩm mỹ vì đường mổ nhỏ (chỉ từ 0,5 – 1 cm). 6. Thời gian nằm viện rất ngắn (khoảng 48 giờ sau khi mổ là có thể xuất viện được). 7. Hạn chế việc sử dụng kháng sinh và giảm đau.

Kết luận: TNTC là một bệnh không mong đợi ở tất cả mọi phụ nữ đang mong con. TNTC không có biện pháp phòng tránh. Tuy nhiên, có thể có một vài phương pháp giúp hạn chế nguy cơ bị TNTC, như: giữ vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, hạn chế bị viêm nhiễm. Nếu chưa muốn có con thì nên lựa chọn một phương pháp ngừa thai hiệu quả, lâu dài, tránh sử dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp thường xuyên, không nên nạo phá thai một cách bừa bãi…