Bệnh kyst da ở dương vật là gì

Tình trạng nhiễm nấm ở bộ phận sinh dục thường gặp ở phụ nữ do đặc điểm giải phẫu riêng biệt, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bị nấm dương vật ở nam giới. Đây có thể là biểu hiện của các bệnh lây truyền qua đường tình dục hay bệnh lý nam khoa nguy hiểm, do đó người bệnh cần được thăm khám sớm để có hướng điều trị phù hợp.

Nấm dương vật là tình trạng nhiễm nấm ở bộ phận sinh dục nam với nguyên nhân đáng chú ý nhất do nấm candida chiếm tỷ lệ 35%. Thực tế có nhiều loại nấm candida sinh sống trong đường ruột và các khu vực ẩm ướt khác trong cơ thể mà không gây bệnh. Tuy nhiên trong một số trường hợp nấm sinh trưởng nhanh mới bắt đầu gây ra các bệnh lý nguy hiểm, ở đây khi bị nấm candida dương vật thì người bệnh thường có tiền sử quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm bệnh. Tuy nhiên nhiễm nấm candida không được xếp vào bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục vì nam giới vẫn có thể mắc bệnh mà không quan hệ với người khác.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị nấm dương vật gồm có:

  • Lạm dụng kháng sinh khiến các vi khuẩn có lợi kiểm soát nấm candida bị tiêu hao
  • Bệnh nhân suy giảm miễn dịch
  • Đái tháo đường
  • Bệnh nhân đang dùng corticoid
  • Béo phì
  • Ung thư
  • Bao quy đầu dài, hẹp mà chưa cắt bao quy đầu
  • Quan hệ tình dục không an toàn
  • Vệ sinh cá nhân chưa đúng cách khiến kích ứng da vùng sinh dục làm nấm càng phát triển.
  • Thủ dâm mức độ mạnh, mặc quần lót bó quá sát
    Bệnh kyst da ở dương vật là gì

Một số hình ảnh nấm dương vật ở nam giới

2. Các triệu chứng của nhiễm nấm dương vật:

Nam giới bị nhiễm nấm dương vật có thể có các dấu hiệu sau:

  • Ngứa và nóng rát vùng xung quanh đầu dương vật, nấm bao quy đầu
  • Mẩn đỏ và đau, da dương vật bị nấm trắng
  • Có các vết sần đỏ như phát ban, có thể kèm mủ
  • Đau rát khi quan hệ tình dục hoặc tiểu tiện
  • Trong trường hợp nấm dương vật có viêm nhiễm kèm theo có thể xuất hiện các triệu chứng như: bao quy đầu tiết dịch nhầy và vón cục, màu trắng đục, bao quy đầu có mùi khó chịu hay gặp khó khăn khi kéo bao quy đầu xuống
  • Nếu không được điều trị kịp thời thậm chí có thể gặp toàn bộ dương vật bị lở loét, chảy mủ, hôi tanh, tiểu máu hoặc xuất tinh ra máu

3. Điều trị nấm dương vật như thế nào?

Việc điều trị nấm dương vật cần bắt đầu từ cả lối sống cho tới các thuốc điều trị. Nam giới cần hạn chế rượu bia, xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, lợi khuẩn cho cơ thể, hạn chế thức ăn chứa nhiều đường. Bệnh nhân cũng cần chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm bằng nước ấm, không dùng các loại gel tắm hoặc xà phòng thơm và lau khô hoàn toàn vùng bẹn, dương vật để tránh tạo môi trường cho nấm phát triển. Ngoài ra trong hầu hết các trường hợp thì thuốc mỡ và kem chống nấm bôi tại chỗ là đủ để làm sạch vùng nhiễm nấm. Các loại thuốc trị nấm thường được sử dụng gồm:

  • Miconazole
  • Imidazole
  • Clotrimazole
    Bệnh kyst da ở dương vật là gì

Miconazole là một trong các loại thuốc thường dùng trong điều trị nấm dương vật

4. Các biện pháp phòng ngừa nấm dương vật:

Thông trường nếu được điều trị sớm và có đáp ứng tốt với thuốc kháng nấm thì bệnh sẽ khỏi hoàn toàn trong vòng một tuần. Nếu nhiễm nấm tái phát thường xuyên cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn các bệnh lý tiềm ẩn khác như đái tháo đường. Việc đặc điểm bao quy đầu ở nam giới dài, vệ sinh dương vật khó khăn làm tích tụ chất cặn bã tạo bựa sinh dục cũng là một nguyên nhân khiến nấm candida có thể tái phát. Để phòng ngừa nấm dương vật có thể làm theo các biện pháp như sau:

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ
  • Quan hệ một vợ một chồng
  • Giữ cho bộ phận sinh dục luôn sạch sẽ, dương vật khô thoáng

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

U nang tuyến Bartholin là u nang âm hộ lớn phổ biến nhất. U nang này chứa đầy chất nhầy và nằm ở hai bên lỗ âm đạo. Các triệu chứng của u nang lớn bao gồm áp lực hoặc đau âm hộ, giao hợp đau và bất đối xứng âm hộ. U nang tuyến Bartholin có thể hình thành áp xe, áp xe đó gây đau đớn. Chẩn đoán bằng khám vùng chậu. Các nang to và abcess cần được chích rạch và đôi khi cắt bỏ, abcess thì cần dùng kháng sinh.

Giải phẫu âm hộ

Ở trung tâm của hình ảnh này là âm đạo, một ống bao gồm các cơ trơn. Lỗ nhỏ ngay phía trên nó là niệu đạo, là lỗ mở từ bàng quang. Bên dưới âm đạo là hậu môn. Phía trên niệu đạo là âm vật, một khối mô cương cứng tương đồng với dương vật. Âm đạo được môi bé bao quanh, môi bé được môi lớn bao quanh. Xương mu ở trên cùng. Mô màu tím là phần tiếp theo của âm vật, mấu của âm vật. Hành tiền đình (màu xanh) cũng bao gồm các mô cương cứng. Bên dưới bầu là tuyến Bartholin, tuyến này tiết ra chất nhờn để bôi trơn âm đạo.

BO VEISLAND/THƯ VIỆN ẢNH KHOA HỌC

U nang tuyến Bartholin phát triển ở khoảng 2% số nữ giới, thường là những người ở độ tuổi 20 (1). Với sự lão hóa, u nang ít phát triển.

Nang có thể bị nhiễm khuẩn, sẽ tạo thành khối abcess. Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA) đã trở nên phổ biến hơn trong các bệnh nhiễm trùng như vậy (và trong các bệnh nhiễm trùng khác ở âm hộ).

  • 1. Berger MB, Betschart C, Khandwala N, et al: Incidental Bartholin gland cysts identified on pelvic magnetic resonance imaging. Obstet Gynecol 120 (4):798–802, 2012 doi: 10.1097/AOG.0b013e3182699259

Triệu chứng và dấu hiệu của u nang hoặc áp xe tuyến Bartholin

Hầu hết các u nang tuyến Bartholin đều không có triệu chứng, nhưng các u nang lớn có thể gây kích ứng, gây tức nặng hoặc đau đớn và cản trở quan hệ tình dục hoặc đi lại. Hầu hết các u nang đều không cứng, một bên và sờ thấy ở gần lỗ âm đạo. Chúng có thể làm biến dạng môi lớn âm đạo, gây ra sự bất đối xứng âm hộ.

  • Đánh giá lâm sàng

Chẩn đoán u nang tuyến Bartholin thường bằng cách khám âm hộ. Mẫu dịch tiết ra từ u nang, nếu có, có thể được xét nghiệm để phát hiện các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Dịch từ ổ abcess thì nên được nuôi cấy.

Ở phụ nữ \> 40 tuổi, một số chuyên gia khuyên nên sinh thiết để loại trừ ung thư biểu mô tuyến Bartholin hoặc ung thư khác ở âm hộ.

  • Bồn tắm ngồi cho các triệu chứng nhẹ
  • Đối với áp xe, chích rạch và dẫn lưu và thường đặt ống thông để dẫn lưu
  • Phẫu thuật cắt bỏ khuyến cáo cho trường hợp triệu chứng nghiêm trọng và cho tất cả nang ở phụ nữ \> 40 tuổi

Ở phụ nữ < 40, những nang mà không có triệu chứng như trên thì không cần điều trị. Các triệu chứng nhẹ có thể hết khi tắm ngồi. Nếu không, u nang có triệu chứng có thể yêu cầu thủ thuật dẫn lưu hoặc cắt bỏ u nang.

Đối với áp xe, một thủ thuật được thực hiện để tạo một lỗ mở vĩnh viễn từ tuyến ra bên ngoài vì áp xe thường tái phát sau khi dẫn lưu đơn giản. Một vết rạch nhỏ được thực hiện trong u nang và/hoặc trong áp xe, sau đó một trong những việc sau đây được thực hiện:

  • Đặt ống thông: Một ống thông nhỏ, có thể có bóng bơm phồng lên và lưu lại trong nang từ 4 đến 6 tuần; thủ thuật này kích thích sự xơ hóa và mở thông hoàn toàn.
  • Khâu túi thông ra ngoài tuyến bartholin: Mép viền của nang được khâu phía bên ngoài.

Áp xe đôi khi được điều trị bằng một thủ thuật và phác đồ kháng sinh đường uống bao gồm MRSA (ví dụ: trimethoprim 160 mg/sulfamethoxazole 800 mg một hoặc hai lần mỗi ngày HOẶC trimethoprim 160 mg/sulfamethoxazole 800 mg một hoặc hai lần mỗi ngày CỘNG VỚI amoxicillin-clavulanate 875 mg hai lần mỗi ngày HOẶC trimethoprim 160 mg/sulfamethoxazole 800 mg một hoặc hai lần mỗi ngày CỘNG VỚI metronidazole 500 mg 3 lần mỗi ngày). Kháng sinh đường uống cần phải được sử dụng khi có ; cần phải chọn kháng sinh dựa trên kháng sinh đồ của khu vực đó. Nhập viện đối với kháng sinh đường tĩnh mạch nên được xem xét mạnh mẽ nếu bệnh nhân có tình trạng đái tháo đường kiểm soát kém hoặc bị suy giảm miễn dịch.

U nang hoặc áp xe tái phát có thể cần phải cắt bỏ hoàn toàn tuyến Bartholin.

Ở phụ nữ \> 40 tuổi, u nang hoặc áp xe mới phát triển nên được phẫu thuật sinh thiết (để loại trừ ung thư âm hộ) hoặc cắt bỏ. Các nang đã có mặt trong nhiều năm và không thay đổi về mặt ngoại hình không đòi hỏi sinh thiết hoặc phẫu thuật cắt bỏ trừ khi có triệu chứng.

  • U nang tuyến Bartholin là u nang âm hộ.
  • Các khối u này là kết quả của quá trình tắc nghẽn ống dẫn; nguyên nhân thường không rõ.
  • U nang có thể bị nhiễm trùng, đôi khi có MRSA và tạo thành áp xe.
  • Đối với áp xe và u nang gây ra các triệu chứng khó chịu, cần điều trị bằng thủ thuật rạch và dẫn lưu (ví dụ: đặt ống thông, mở thông nang và/hoặc cắt bỏ).
  • Ở nữ giới > 40 tuổi, sinh thiết những nang mới phát triển để loại trừ ung thư âm hộ hoặc cắt bỏ nang đó.
  • Phẫu thuật cắt bỏ tuyến Bartholin nếu bệnh nhân bị u nang hoặc áp xe tái phát hoặc nếu nghi ngờ ung thư.

Bệnh kyst da ở dương vật là gì

Bản quyền © 2024 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.