Bé sơ sinh tắm nắng như thế nào năm 2024

Trẻ sơ sinh bị vàng da là một hiện tượng dễ gặp ở trẻ, nhất là trẻ sinh non. Để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho con, nhiều bậc cha mẹ tìm cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da. Vậy thực tế, việc làm này có phải là giải pháp tối ưu? Hãy cùng tham khảo nội dung dưới đây để có được câu trả lời chính xác.

1. Hiểu về vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh phổ biến là vàng da sinh lý - một biểu hiện phổ biến trong những ngày đầu sau khi trẻ chào đời, hay gặp ở trẻ sinh non. Ở những trẻ đủ tháng, vàng da khá hiếm gặp và chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 25 - 30%.

Bé sơ sinh tắm nắng như thế nào năm 2024

Vàng da ở trẻ sơ sinh có thể là do sinh lý hoặc bệnh lý tiềm ẩn

Nguyên nhân gây vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh là do sự tích tụ Bilirubin - chất màu vàng được sinh ra trong quá trình tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Sở dĩ có tình trạng tích tụ Bilirubin là do gan của trẻ chưa hoàn thiện nên quá trình xử lý Bilirubin chưa được diễn ra hiệu quả, nồng độ Bilirubin trong máu tăng gây vàng da. Khi đến khoảng 2 tháng tuổi, tình trạng này sẽ dần dần tự khỏi mà không gây nguy hiểm cho trẻ vì lúc đó gan đã phát triển đủ để có khả năng xử lý và lọc được hết Bilirubin.

Tuy nhiên, trẻ sơ sinh cũng có thể bị vàng da bệnh lý cần phải chữa trị để tránh gây nguy hiểm cho trẻ. Ở trường hợp này, vàng da xuất trong vòng 24 giờ sau khi trẻ chào đời. Trẻ bị vàng da bệnh lý sẽ gặp tình trạng vàng da đậm, không có dấu hiệu cải thiện sau 1 tuần (trẻ sinh đủ tháng) và 2 tuần (trẻ sinh non).

Trẻ bị vàng da bệnh lý sẽ vàng da toàn thân, trong đó, lòng bàn chân, bàn tay, kết mạc mắt sẽ vàng đậm nhất. Bên cạnh biểu hiện vàng da, trẻ cũng sẽ có các dấu hiệu: bỏ bú, lừ đừ, co giật,...

2. Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da

Sở dĩ nhiều bậc cha mẹ quan tâm tìm hiểu cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da là vì việc tắm nắng có thể mang lại nhiều lợi ích cho trẻ. Tia UVB trong ánh nắng mặt trời giúp kích thích sản xuất vitamin D trong cơ thể - chất quan trọng đối với sự phát triển của xương và cơ bắp của trẻ.

Bé sơ sinh tắm nắng như thế nào năm 2024

Trẻ sơ sinh tắm nắng cần được chuẩn bị an toàn về môi trường và công cụ hỗ trợ để tránh gây tổn hại cho cơ thể trẻ

3.1. Chuẩn bị trước khi tắm nắng

Để việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh diễn ra an toàn và hiệu quả thì trước khi thực hiện việc này, cha mẹ cần chú ý:

- Lựa chọn thời gian tắm nắng: chỉ tắm vào sáng sớm hoặc cuối chiều vì thời điểm này tia UVB tạo ra vitamin D không còn quá mạnh nên sẽ tránh được tổn thương da cho trẻ sơ sinh.

- Chọn không gian tắm nắng: nên cho trẻ tắm nắng ở nơi thoáng đãng, yên tĩnh để trẻ cảm thấy thoải mái và dễ dàng thư giãn trong quá trình tiếp xúc với ánh nắng.

- Chuẩn bị đầy đủ công cụ hỗ trợ việc tắm nắng cho trẻ diễn ra an toàn: dùng mũ và áo khoác mỏng để bảo vệ trẻ khỏi tác động mạnh của ánh nắng mặt trời, ưu tiên chọn áo khoác mỏng có màu sáng để tăng khả năng phản xạ tia nắng và giảm nhiệt độ từ ánh nắng mặt trời.

- Kiểm tra nhiệt độ môi trường: đảm bảo rằng nhiệt độ môi trường xung quanh trẻ không quá nóng hoặc quá lạnh.

3.2. Hướng dẫn cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da

Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da trải qua các bước sau:

- Bước 1: chọn thời gian tắm nắng vào khoảng 6 - 8 giờ sáng hoặc 4 - 6 giờ chiều.

- Bước 2: cho trẻ mặc áo mỏng và thoải mái, đội mũ che đầu cho trẻ và đeo kính mắt để bảo vệ mắt khỏi tác động của ánh nắng.

- Bước 3: đưa trẻ đến nơi tắm nắng đảm bảo điều kiện như đã nói ở trên và cần để trẻ trong không gian sao cho không bị ánh nắng chiếu trực tiếp vào người.

- Bước 4: ngày đầu tiên hãy cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng trong khoảng 10 - 15 phút. Những ngày sau có thể tăng thời gian dần lên dựa trên phản ứng của da trẻ. Điều này vừa giúp trẻ làm quen với nhiệt độ từ ánh nắng mặt trời vừa đảm bảo rằng da của trẻ không bị tổn thương do phải tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời.

Trong thời gian tắm nắng cần quan sát trẻ để đảm bảo rằng trẻ không cảm thấy quá nóng hay không thoải mái khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu kích ứng da hoặc không thoải mái thì cần dừng tắm nắng ngay lập tức.

3.3. Khuyến cáo về việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da

Mặc dù cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da được rất nhiều cha mẹ quan tâm và lựa chọn thực hiện cho con; nhưng, chuyên gia y tế khuyến cáo rằng tắm nắng không đúng cách có nguy cơ khiến trẻ sơ sinh dễ bị ung thư da và lão hoá da trong tương lai. Tắm nắng không có khả năng khiến cho trẻ hết bị vàng da.

Bé sơ sinh tắm nắng như thế nào năm 2024

Chuyên gia y tế khuyến cáo, cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da gần như không có hiệu quả, trẻ cần được thăm khám để xử lý vàng da đúng cách

Mặt khác, nếu trẻ tắm nắng trong môi trường không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi sẽ không tốt cho sức khỏe. Việc tắm nắng muốn đảm bảo hiệu quả thì cần cung cấp đủ 1000 IU vitamin D/ ngày cho trẻ, điều này gần như là không thể thực hiện được.

Do đó, WHO khuyến cáo nên cho trẻ sơ sinh bị vàng da bú sữa mẹ hoặc sữa công thức <1 lít/ngày, kết hợp uống thêm Vitamin D 400 IU/ngày để tốt cho sự phát triển của xương và hạn chế nguy cơ tổn thương da do tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời.

Như đã nói ở trên, vàng da sinh lý thường giảm và biến mất hoàn toàn sau khi trẻ chào đời khoảng 2 tháng. Trong trường hợp vàng da bệnh lý thì trẻ cần được điều trị vì tích tục Bilirubin kéo dài dễ khiến chất này vào trong não và gây tổn thương não. Trẻ bị vàng da bệnh lý cần được thực hiện xét nghiệm xác định lượng Bilirubin trong máu để có phương pháp điều trị phù hợp.

Có thể nói rằng, tìm cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da không có tác dụng khiến cho tình trạng này chấm dứt mà chỉ giúp cơ thể của trẻ tổng hợp vitamin D để phòng ngừa bệnh còi xương. Nếu phát hiện trẻ bị vàng da, tốt nhất cha mẹ nên đưa con đến khám bác sĩ Nhi khoa để được đánh giá đúng và được tư vấn hướng khắc phục tốt nhất.

Trẻ sơ sinh bao lâu thì được tắm nắng?

Sau khi con sinh khoảng 7 – 10 ngày tuổi đã có thể cho con tắm nắng. Không nên tắm nắng cho con quá sớm, lớp da non nớt của trẻ có thể bị ánh nắng mặt trời tác động mạnh gây nên tình trạng bỏng da, viêm da, dị ứng,... đồng thời, hệ miễn dịch tự nhiên của trẻ cũng sẽ trở nên yếu ớt hơn rất nhiều.nullSau sinh bao lâu trẻ sơ sinh có thể tắm nắng? - Vinmecwww.vinmec.com › Tin tức › Thông tin sức khỏe › Nhinull

Tắm cho trẻ lúc mấy giờ là tốt nhất?

1. Nên tắm cho bé sơ sinh vào thời gian nào? Cha mẹ nên cho con tắm vào lúc có ánh nắng mặt trời ấm áp, tốt nhất là vào khoảng 10 – 11 giờ sáng hoặc từ 15 – 16 giờ. Không nên tắm quá lâu, chỉ từ 4 – 5 phút cho mỗi lần tắm đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.nullTắm cho trẻ sơ sinh an toàn - Vinmecwww.vinmec.com › thong-tin-suc-khoe › nhi › tam-cho-tre-so-sinh-toannull

Trẻ sơ sinh nên phơi nắng bao nhiêu phút?

Ban đầu chỉ nên cho trẻ phơi nắng khoảng 10 phút, sau đó tăng dần lên. Tuy nhiên, cả trẻ sơ sinh lẫn trẻ nhỏ đều không được tắm nắng quá 20 phút một lần. Nơi tắm nắng cho bé cần yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát, trong lành, tránh gió lùa và khói bụi.nullThời gian tắm nắng cho bé mỗi lần bao lâu là đủ? - Vinmecwww.vinmec.com › nhi › thoi-gian-tam-nang-cho-be-moi-lan-bao-lau-la-dunull

Tại sao cần cho trẻ sơ sinh tắm nắng thường xuyên nên tắm nắng trong thời gian nào vì sao?

Thời gian trong ngày mẹ nên cho bé tắm nắng trong khoảng thời gian từ 6-9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều. Thời gian thích hợp để giúp bé thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho cơ thể là khoảng thời gian từ 6-9 giờ, vì thời điểm này tia hồng ngoại và tia cực tím trong ánh mặt trời khá yếu.24 thg 8, 2019nullTHỜI ĐIỂM TẮM NẮNG TỐT NHẤT CHO BÉbvtamtrisaigon.com.vn › thoi-diem-tam-nang-tot-nhat-cho-be-1566628981null