Bé sơ sinh bế như nào để ợ hơi năm 2024

Trong quá trình bú, trẻ có thể nuốt phải nhiều không khí vào dạ dày gây ra tình trạng đầy hơi, khó chịu, thậm chí là đau bụng cho con. Vì vậy, việc vỗ ợ hơi sẽ giúp giải phóng lượng bọt khí thừa này lên thực quản và thoát ra ngoài giúp con thoải mái hơn.

2. Hướng dẫn 3 cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh sau khi bú

Để giúp con ợ hơi nhanh chóng, mẹ có thể áp dụng một số cách sau:

2.1. Tư thế 1: Mẹ ngồi thẳng lưng và ôm con vào ngực

Cách vỗ ợ hơi cho bé cơ bản nhất là tư thế ôm con vào ngực. Mẹ chỉ cần ôm con theo phương thẳng đứng, để cằm con đặt thoải mái lên vai mẹ. Mẹ dùng một tay nâng đỡ phần đầu và cổ con. Đồng thời, mẹ chụm tay còn lại nhẹ nhàng xoa và vỗ nhẹ vào lưng theo thứ tự từ dưới lên. Trong lúc thực hiện mẹ nên đi bộ quanh phòng để có hiệu quả tốt hơn.

Bé sơ sinh bế như nào để ợ hơi năm 2024

2.2. Tư thế 2: Bế trẻ ngồi dậy và giữ con ngồi trên đùi

Với cách này, mẹ hãy đặt con ngồi lên đùi giữ cho cơ thể trẻ hơi ngả về phía trước. Sau đó, mẹ dùng một tay đỡ phần cằm trẻ (lưu ý không tác động lực mạnh vào phần cổ của con). Tay còn lại mẹ nhẹ nhàng xoa và vỗ nhẹ lên lưng bé theo chiều từ dưới lên trên để giúp con ợ hơi nhanh hơn.

2.3. Tư thế 3: Mẹ cho trẻ nằm trên đùi

Để thực hiện cách vỗ ợ hơi này cho trẻ sơ sinh, mẹ cần đặt con nằm sấp trên đùi mình. Tiếp đến, mẹ dùng một bàn tay để nâng đỡ phần cằm và ngực trẻ. Đồng thời, tay còn lại mẹ vừa xoa vừa vỗ nhẹ nhàng lên lưng con. Với cách này mẹ cần lưu ý là đỡ con nhẹ nhàng, tránh tạo áp lực lên vùng cổ trẻ nhé!

3. Những câu hỏi thường gặp khi vỗ ợ hơi cho bé

Ngoài thắc mắc về tư thế vỗ ợ hơi đúng thì các vấn đề dưới đây cũng được nhiều mẹ bỉm quan tâm.

3.1. Đâu là thời điểm bố mẹ nên cho trẻ ợ hơi?

Tốt nhất, bố mẹ nên vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh sau mỗi lần bú hoặc giữa cữ bú. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy bé có dấu hiệu không thoải mái trong khi đang bú thì hãy cho con ngừng ăn để vỗ ợ hơi. Còn đối với những trẻ có tình trạng nôn trớ nhiều, mẹ nên vỗ ợ hơi cho con thường xuyên cả đêm và ngày.

3.2. Phải làm gì khi bé không ợ hơi?

Khi áp dụng một trong những cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh kể trên nhưng con vẫn còn các dấu hiệu bị đầy hơi như quấy khóc, cong lưng, thu chân vào bụng… Thì mẹ có thể cho con nằm ngửa trên giường, rồi nhẹ nhàng xoa bóp từ vùng bụng đến hai chân con như cách chân chuyển động khi đi xe đạp. Nếu tình trạng đầy hơi vẫn không thuyên giảm, bố mẹ hãy đưa con đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bé sơ sinh bế như nào để ợ hơi năm 2024

3.3. Vì sao bé vẫn bị nôn trớ dù đã vỗ ợ hơi đúng cách?

Nếu mẹ đã thực hiện đúng tư thế vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh, nhưng con vẫn có dấu hiệu nôn trớ thì rất có thể bé đang mắc phải một số bệnh nội, ngoại khoa như bệnh về đường tiêu hóa, viêm màng não mủ, xuất huyết não, co thắt môn vị… Do đó, nếu con nôn trớ nhiều, liên tiếp thì bố mẹ cần đưa trẻ đến phòng khám ngay nhé!

\>> Xem thêm: Nôn trớ ở trẻ sơ sinh: Mẹ cần xử lý thế nào cho đúng?

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp các bậc phụ huynh nắm rõ cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh đúng nhất. Tuy đây là tình trạng thường gặp, nhưng bố mẹ cũng không nên chủ quan mà hãy thường xuyên theo dõi bé để kịp thời hỗ trợ con khi cần nhé!

Các mẹ cần nắm rõ cách ợ hơi cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn, giúp con tránh khỏi các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu… và ngủ sâu giấc hơn. Hãy cùng Kabrita tìm hiểu chi tiết về cách thực hiện trong bài viết sau đây nhé!

Vì sao cần cho trẻ sơ sinh ợ hơi?

Trong quá trình bú mẹ, trẻ dễ nuốt thêm một lượng khí đáng kể, nếu bé không ngậm kín quầng vú của mẹ, sau đó, không khí đi đến dạ dày và tạo ra bọt khí, làm căng dạ dày và đầy bụng của trẻ, khiến trẻ nhanh no, đầy hơi, nôn trớ và khó chịu. Ngoài ra, trong một số trường hợp mẹ cho bú sai tư thế hay sữa mẹ tiết quá nhanh cũng là nguyên nhân khiến con nuốt phải khí.

Chưa kể, tình trạng nuốt khí còn xảy ra ở trẻ bú bình, bởi trẻ chưa biết cách kiểm soát tốc độ bú và lượng sữa, tư thế cầm bình sữa chưa đúng.

Vì vậy, các mẹ cần vỗ lưng cho trẻ sơ sinh sau khi bú giúp đẩy hết khí thừa ra khỏi dạ dày, giúp trẻ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

\>> Xem thêm: Hướng dẫn 7 tư thế cho bé bú đúng cách, không lo bị sặc

Bé sơ sinh bế như nào để ợ hơi năm 2024

Vỗ ợ hơi sau cữ bú có tác dụng đẩy hết khí thừa ra ngoài để trẻ sơ sinh cảm thấy dễ chịu hơn.

Thời điểm trong ngày nên cho bé ợ hơi

Không có quy định cụ thể về thời gian vỗ ợ hơi, mà phải dựa vào biểu hiện của bé. Cụ thể, khi nhận thấy một số dấu hiệu lạ ở con như quấy khóc, khó chịu, bàn tay nắm chặt, cong người... trong khi bú hoặc sau khi bú xong, mẹ cần tiến hành cách giúp trẻ sơ sinh ợ hơi ngay.

Thông thường, đối với trẻ bú bình, mẹ có thể cho trẻ ợ hơi sau khi bú xong 60 - 90ml sữa. Còn với trẻ bú mẹ, thời điểm trẻ bú xong một bầu ngực và chuẩn bị chuyển sang bầu ngực còn lại là lúc thích hợp để mẹ vỗ lưng cho trẻ.

Nhìn chung, việc cho em bé ợ hơi nên thực hiện với tần suất vừa phải. Bởi, quá trình này có thể ảnh hưởng đến thời gian bú sữa và khoảng cách giữa các cữ bú. Từ đó khiến trẻ nhanh đói và dễ nuốt phải nhiều khí hơn.

TOP 3 cách ợ hơi cho trẻ sơ sinh mà mẹ cần biết

Mẹ có thể hỗ trợ con ợ hơi bằng một trong các cách đơn giản sau:

Bế bé trên vai

Tư thế vỗ lưng ợ hơi cơ bản nhất là bế bé trên vai theo phương thẳng đứng với hướng mặt quay vào ngực mẹ. Sau đó, mẹ dùng tay còn lại vừa đỡ nhẹ phần đầu, phần cổ; vừa chụm tay lại xoa nhẹ nhàng vào lưng theo hướng từ dưới lên. Trong lúc thực hiện, mẹ nên đi bộ vòng quanh phòng để quá trình vỗ ợ hơi hiệu quả hơn.

Cho bé ngồi trên đùi

Mẹ cân nhắc áp dụng cách này khi con vừa bú xong một bầu sữa. Mẹ đặt con ngồi vững trên đùi với toàn bộ cơ thể hơi ngả về phía trước. Tiếp đến, mẹ dùng một tay đỡ nhẹ phần cằm và tay còn lại xoa nhẹ nhàng khắp lưng theo chiều từ dưới lên trên.

Bé sơ sinh bế như nào để ợ hơi năm 2024

Cha mẹ lưu ý không tác động lực quá mạnh vào phần cổ của con vì lúc này xương của con chưa đủ cứng cáp.

Cho bé nằm sấp ngang trên đùi

Thêm một cách cho trẻ sơ sinh ợ hơi là đặt con ở tư thế nằm sấp trên đùi. Tiếp theo, mẹ lấy một tay nhẹ nâng phần cằm và ngực trẻ. Trong khi đó, tay còn lại vừa xoa vừa vỗ nhẹ nhàng lên phần lưng.

Nên vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh đến khi nào?

Trẻ cần được cha mẹ giúp vỗ ợ hơi đến khi được 2 - 3 tháng tuổi. Khi cứng cáp hơn (khoảng 4 tháng trở đi) và dạ dày dần hoàn thiện hơn, trẻ có thể tự mình ợ hơi mà không cần bố mẹ hỗ trợ.

Bé không chịu ợ hơi, phải làm sao?

Nếu đã thử vỗ ợ hơi theo các cách trên mà trẻ vẫn không ợ hơi được thì mẹ hãy thử xoa bóp bụng kết hợp nắm chân bé chuyển động như đang đạp xe để kích thích hoạt động nhu động ruột hiệu quả và tống bớt khí thừa ra ngoài. Trong trường hợp áp dụng cách đó mà vẫn không hiệu quả, mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe để có hướng xử lý kịp thời.

Bên cạnh biết cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh, nếu trẻ đang dùng sữa công thức, mẹ nên lựa chọn loại sữa dịu nhẹ với hệ tiêu hóa non nớt của con.

Mẹ có thể tham khảo Kabrita - thương hiệu sữa dê số 1 Thế giới. Sản phẩm thừa hưởng thành phần quý giá từ sữa dê (cụ thể là chỉ chứa đạm A2, không chứa đạm A1, nồng độ αs1-casein thấp và hàm lượng Oligosaccharides & Nucleotide cao), giúp trẻ tiêu hóa nhẹ nhàng, tăng sức đề kháng và hạn chế gặp phải vấn đề rối loạn tiêu hóa.

Đồng thời, các chuyên gia dinh dưỡng Hà Lan còn cải tiến công thức Kabrita khác với các sản phẩm sữa dê khác khi điều chỉnh tỷ lệ đạm Whey : đạm Casein tối ưu, giúp hạn chế hình thành mảng sữa đông khi sữa vào dạ dày bé, nên trẻ dễ dàng hấp thu dưỡng chất hơn; bổ sung β-palmitate, chất xơ GOS hỗ trợ trẻ tiêu hóa tốt, phát triển khỏe mạnh; cũng như bổ sung DHA, AA, ARA để kích thích phát triển não bộ và tư duy của trẻ sau này.

Bé sơ sinh bế như nào để ợ hơi năm 2024

Sữa dê Kabrita có hương vị thơm ngon, mát dịu và hợp khẩu vị của trẻ.

Từ lúc cho con sử dụng sữa dê Kabrita thay cho sữa bò công thức, nhiều mẹ an tâm vì con giảm hẳn các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, táo bón hay tiêu chảy. Sản phẩm được thiết kế cho trẻ em Việt với nhiều độ tuổi khác nhau, xem thêm TẠI ĐÂY.

Hy vọng với những thông tin trên, các mẹ có thể biết cách ợ hơi cho trẻ sơ sinh dễ dàng và “bỏ túi” thêm bí quyết nuôi con khỏe mạnh, không gặp vấn đề tiêu hóa. Khi cần tư vấn chi tiết, các mẹ có thể gọi Hotline 1900 3454 nhé!