Bắt đầu cuộc sống mới với những tội lỗi năm 2024

GNO - Ngoại trừ các bậc Thánh phiền não lậu hoặc đã đoạn tận, còn người phàm thì ai cũng có lỗi lầm. Người ta chỉ khác nhau ở chỗ lầm lỗi ấy nhiều hay ít, cách khắc phục thế nào, nhanh hay chậm, có triệt để hay không.

Thành ra sự hối lỗi luôn là hành trang cho những ai hướng về đường lành, văn minh và thánh thiện.

Biết hối lỗi, tự nhận mình đã có sai quấy và nói ra trước mọi người là điều tốt. Người có thiện tâm, biết tàm quý và dũng cảm lắm mới làm được. Tuy vậy, theo Thế Tôn, người thực sự tu thiện thì ngoài việc tự nhận và nói lời hối lỗi, trong tâm phải chuyển hóa, xả ly hết tham sân thì mới có thể dứt hết lỗi lầm.

“Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Thiên tử dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Phật, ngồi lui qua một bên, từ thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà.

Lúc đó, Thiên tử kia nói kệ:

Không thể chỉ nói suông Cũng không một mực nghe Mà đạt được đạo tích Kiên cố thẳng vượt qua. Tư duy khéo tịch diệt Giải thoát các ma phược Làm được mới đáng nói Không được, không nên nói. Người không làm mà nói Thì người trí biết sai Không làm điều nên làm Không làm mà nói làm Là đồng với giặc quấy.

Bấy giờ Thế Tôn bảo Thiên tử:

- Nay ông có điều gì hiềm trách chăng?

Thiên tử bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn, con hối lỗi. Bạch Thiện Thệ, con hối lỗi.

Bấy giờ, Thế Tôn mỉm cười vui vẻ.

Lúc ấy, Thiên tử kia lại nói kệ:

Nay con xin hối lỗi Thế Tôn không nạp thọ Trong lòng ôm tâm ác Oán hờn mà không bỏ. Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ đáp: Chỉ nói lời hối lỗi Trong tâm kia không dừng Làm sao dứt được oán Mà gọi là tu thiện? Lúc ấy, Thiên tử kia lại nói kệ: Ai không có lỗi kia? Người nào không có tội? Ai lại không ngu si? Ai thường hay kiên cố? Thiên tử kia lại nói kệ tiếp: Lâu thấy Bà-la-môn Đã đạt Bát-niết-bàn Qua rồi mọi sợ hãi Vượt hẳn ái ân đời.

Thiên tử kia nghe những gì Phật đã nói, hoan hỷ, tùy hỷ cúi đầu lễ sát chân Phật, liền biến mất.

(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 1277)

Theo lời Thế Tôn dạy, lời nói và việc làm cần phải song hành, tương ưng với nhau. Hối lỗi cũng vậy, khi miệng biết nói ra lời hối lỗi thì tâm phải chuyển hóa các mầm mống lỗi lầm. Tâm là cội nguồn của mọi sự thiện ác, phước đức và tội lỗi cũng bắt đầu từ tâm. Lời dạy “Trong tâm kia không dừng/ Làm sao dứt được oán” đã chỉ ra điều mấu chốt trong việc sám hối phục thiện chính là điều phục tâm thanh tịnh.

Có thể khái quát lộ trình sám hối những sai lầm trong đời sống chúng ta bằng hai giai đoạn. Trước phải tự nhận ra những hạn chế của bản thân và phát lồ sám hối. Phát lồ là tự nhận lỗi, dũng cảm nói ra những sai phạm của mình trước mọi người, cầu mong tha thứ và tỏ bày mong muốn được ăn năn, hối cải. Ai làm được điều này thì đã đi được hơn nửa đường của lộ trình sám hối.

Sau phát lồ hối lỗi là nguyện không tái phạm. Cơ sở của sự không tái phạm là chuyển hóa và điều phục tâm thanh tịnh. Muốn tâm thanh tịnh thì không có con đường nào khác ngoài Thánh đạo tám ngành, đó là tu tập để trau dồi, trưởng dưỡng và thành tựu giới-định-tuệ.

Trong một lần đến liên hệ công tác tại UBND P.19, Q.Bình Thạnh (TPHCM), chúng tôi tiếp xúc, trò chuyện với Nguyễn Thành Đạt, nhân viên dân phòng đang giữ gìn ANTT công tác tiếp dân của phường, không ngờ đây lại là một trường hợp điển hình vượt lên số phận, bước qua bóng tối để quay về nẻo sáng...

Anh ít nói nhưng rất chỉn chu trong công việc. Trung tá Trần Văn Hưng - Phó trưởng CAP.19, Q.Bình Thạnh cho biết: “Từ quá khứ lỗi lầm, Đạt đã hoàn lương và trở thành một người có ích cho xã hội. Đó là một con người rất nghị lực trong việc làm lại cuộc đời…”.

Anh Nguyễn Thành Đạt hiện là dân phòng tại UBND P.19, Q.Bình Thạnh

Anh Nguyễn Thành Đạt, sinh năm 1981 tại Hải Phòng, hiện cư ngụ cùng cha mẹ tại P.19, Q.Bình Thạnh. Sau khi học hết lớp 7, Đạt bỏ học đi làm thuê tự do lo cho cuộc sống. Ở cái tuổi mới lớn, thích tụ tập với bạn bè xấu đã dần khiến một thiếu niên hiền lành trượt dài về nhân cách sống.

Năm 2002, Đạt sử dụng ma túy và trở thành con nghiện, bao nhiêu tiền làm thuê đều dành cho ma túy. Sau một thời gian thì sức khỏe giảm sút không thể làm thuê được nữa, Đạt xin tiền gia đình nhưng cha là một bảo vệ dân phố, mẹ làm thuê cho quán cà phê thì làm gì có tiền để ngày nào cũng cho Đạt…

Điều gì đến cũng đã đến, năm 2005, Đạt đã bị bắt sau một vụ trộm xe máy với bản án 3 năm tù giam. Mãn hạn tù, Đạt về lại địa phương với sự e dè của cả khu phố. Đạt vẫn nghiện, giao du với đám bạn cũ và sống bám vào đồng tiền làm thuê ít ỏi của cha mẹ.

Năm 2010, Đạt được đưa đi cai nghiện lần thứ nhất với thời gian 4 năm. Nhưng từng đó thời gian không có nghĩa lý gì đối với một thanh niên không có mục đích sống. Ra khỏi trại, Đạt lại tiếp tục tìm đến với ma túy, sau đó bị cơ quan chức năng đưa vào diện đi cai nghiện lần hai, nhưng Đạt bỏ trốn với suy nghĩ tương lai của mình sẽ là những ngày dài trốn chạy, trốn được ngày nào hay ngày đó.

Trong thời gian này, Trung tá Trần Văn Hưng được điều động về công tác tại Công an P.19. Anh Hưng cho biết: “Đạt là một con nghiện, đã từng đi tù 3 năm nhưng trong mấy lần tiếp xúc thấy thanh niên này có những biểu hiện tích cực, hướng thiện, có thể giáo dục, hoàn lương để trở thành một người có ích cho xã hội”.

“Mưa dầm thấm đất”, sau nhiều lần nói chuyện, tâm tình, kể cả bằng những hành động giúp đỡ thiết thực, người cán bộ công an đã cảm hóa, khiến một thanh niên nghiện ngập dần nhận ra đâu là mục đích sống, đâu là tương lai tốt đẹp của một con người.

Năm 2018, Đạt ra trình diện và tự nguyện xin đi cai nghiện ở trại Phú Văn - Bình Phước 2 năm. Bước vào trại cai nghiện lần thứ hai, cùng với sự giúp đỡ, động viên của anh Hưng, cha mẹ và bạn bè, Đạt quyết tâm từ bỏ ma túy và điều kỳ diệu đã đến, anh đã thành công và trở lại với cuộc sống cộng đồng trước sự đánh giá rất cao của các cán bộ quản lý trại.

“Tôi thấy mình như bước trên thảm cỏ xanh sau một thời gian dài vùng vẫy trong vũng đen của ma túy, sức khỏe được cải thiện, lạc quan và tin tưởng vào cuộc sống. Nghĩ đến quá khứ nghiện ngập mà xấu hổ vô cùng. Từ bỏ ma túy là đến với ánh sáng cuộc đời, tôi không còn bị mọi người coi thường, xa lánh như trước đây nữa, ai nhờ việc gì ở đâu cũng giúp, miễn là không vi phạm pháp luật”, Đạt tâm sự.

Sau một thời gian thử thách, đầu năm 2021, Đạt đã được nhận vào làm dân phòng tại KP.1, P.19. “Em có được ngày hôm nay là nhờ các cô chú lãnh đạo ở phường, BCH Công an phường cũng như cha mẹ và bạn bè đã giúp đỡ, em như được sinh ra lần thứ hai trong đời” - Đạt nói.

Theo Trung tá Trần Văn Hưng, khi được đưa vào làm dân phòng, Đạt luôn gương mẫu trong công việc, không nề hà bất cứ việc gì. Từ đầu năm 2021 đến nay, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc trực chốt kiểm soát, bảo vệ ANTT, phân phát hàng từ thiện… gặp rất nhiều khó khăn nhưng Đạt là một trong những người luôn xung phong, đi đầu. Những đóng góp của Đạt thời gian qua là rất đáng được ghi nhận, cậu ấy đã thật sự rời xa ma túy trở lại làm con người lương thiện, có ích cho xã hội. Đạt là một trong những tấm gương về sự hoàn lương cho những người cùng hoàn cảnh”.

Vui mừng vì con được hoàn lương, ông Nguyễn Văn Điệp - cha của Đạt rưng rưng: “Gia đình tôi vô cùng biết ơn lãnh đạo UBND P.19, Trung tá Nguyễn Minh Phương - Trưởng Công an P.19 đã quan tâm cảm hóa cháu Đạt, và đặc biệt cảm ơn Trung tá Trần Văn Hưng - người trực tiếp sát sao uốn nắn để Đạt có được ngày hôm nay, giờ đây cha con tôi trở thành đồng nghiệp, cùng nhau bảo vệ ANTT khu phố, đây là phước đức của gia đình chúng tôi”.

Nói về tương lai của mình, Đạt hy vọng bên cạnh việc làm dân phòng, anh cũng muốn có thêm một việc làm bán thời gian khác để tăng thêm thu nhập phụ giúp cha mẹ đã già. Anh cũng mong muốn sẽ lập gia đình để xây dựng cuộc sống hạnh phúc mới và tiếp tục làm những việc dù nhỏ nhưng có ích cho xã hội.

Chủ đề