Bình giảng bài thơ quê hương của đỗ trung quân năm 2024

Đỗ Trung Quân (sinh năm 1955) là nhà thơ đa tài. Ông không chỉ làm thơ mà còn viết báo, tạp bút, minh họa, làm MC, vẽ tranh... Năm 1976, ông tham gia phong trào thanh niên xung phong và bắt đầu sáng tác. Bài thơ "Bài học đầu cho con" được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ nhạc thành bài “Quê hương” rất nổi tiếng, chiếm được cảm tình của người nghe và nhanh chóng trở thành bài hát được phổ biến nhiều nhất liên tiếp trong nhiều năm.

Bài thơ lúc đầu được làm đề tặng bé Quỳnh Anh (con của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, khi đó mới 1 tuổi), đăng lần đầu năm 1986 ở báo Khăn quàng đỏ. Bài thơ đã tác động mạnh mẽ tâm trạng nhớ quê của hàng triệu người Việt Nam xa quê bởi lời thơ bình dị, hình ảnh quen thuộc, gần gũi như máu thịt, như quê nhà (cây khế, cầu tre, con diều)… đọng mãi trong tim.

Đỗ Trung Quân viết cho trẻ thơ mà làm xao động cả tâm hồn người lớn bởi “Bài học đầu cho con” có thông điệp sâu sắc. Mở đầu bài thơ là câu hỏi tò mò về điều kỳ diệu: “Quê hương là gì hở mẹ?/Mà cô giáo dạy phải yêu/Quê hương là gì hở mẹ?/Ai đi xa cũng nhớ nhiều”. Điệp khúc “Quê hương là gì hở mẹ?” vang lên với băn khoăn của con trẻ, vừa diễn tả sự hồn nhiên của con vừa đưa người đọc đi tìm lời giải đáp về hai tiếng thiêng liêng “Quê hương”. Lời mở đầu mộc mạc, thể hiện lời khuyên nhẹ nhàng của cô giáo. Vì thế, những câu trả lời tiếp theo mạch cảm xúc tuôn trào.

Dù mỗi người, mỗi thi sĩ có cách định nghĩa về quê hương, đất nước khác nhau nhưng ta thấy thật thú vị với cách định nghĩa về quê hương của nhà thơ Đỗ Trung Quân. Hóa ra quê hương không phải là điều vĩ đại, trừu tượng hay xa vời mà quê hương là những gì thân thuộc nhất, bình dị nhất, gắn bó mật thiết với tuổi thơ của mỗi người: Quê hương là chùm khế ngọt… Quê hương là đường đi học… Quê hương là con diều biếc… Quê hương là con đò nhỏ… Quê hương là cầu tre nhỏ… Là hương hoa đồng, cỏ nội… Quê hương là vàng hoa bí/Là hồng tím giậu mồng tơi/Là đỏ đôi bờ dâm bụt/Màu hoa sen trắng tinh khôi…

Nhịp thơ dồn dập như tái hiện bản nhật ký những kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp, trong trẻo. Tất cả đã trở thành ngọn nguồn của tâm hồn, của nhân cách, ngọn nguồn của tình yêu quê hương, đất nước. Đọc lên, biết bao người như được sống lại những kỷ niệm tuổi thơ về gia đình, về quê hương một thuở. Có lẽ vì vậy mà bài thơ có sức lan toả rộng khắp, thăng hoa thành bài ca trong mọi trái tim.

Bài thơ khép lại bằng hình ảnh so sánh vừa độc đáo vừa xúc động: Quê hương mỗi người chỉ một/Như là chỉ một mẹ thôi/Quê hương nếu ai không nhớ...

Nhà thơ muốn khẳng định quê hương là duy nhất, quê hương như mẹ hiền, chẳng khác nào lời bài hát “Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi/Và mẹ em chỉ có một trên đời”. Mẹ - Quê hương là ngọn nguồn của sự sống, ngọn nguồn niềm vui, hạnh phúc, là điểm tựa tinh thần vững chắc cho tâm hồn mỗi người.

Khổ thơ cuối như một lời nhắc nhở khéo léo chúng ta hãy luôn nhớ về quê hương bởi quê hương như người mẹ, dang vòng tay ấm áp để chở che, để đón lấy đàn con thơ trở về. Quê hương chính là hình ảnh người mẹ, luôn hy sinh, chờ đợi và bao dung. Với điệp khúc láy đi láy lại được xây dựng theo lối định nghĩa, nhà thơ đã đưa người đọc đến với những quan niệm mới mẻ, bất ngờ về quê hương.

Cả bài thơ là một hệ thống hình ảnh của thế giới trẻ thơ lung linh huyền diệu. Những hình ảnh thơ hết sức quen thuộc ở chốn đồng nội bình yên, thơ mộng. Vì thế bài thơ dễ dàng được phổ nhạc và trở thành bài hát nổi tiếng, thấm sâu vào lòng người. Dường như ai cũng gặp lại một phần ký ức tuổi thơ tươi đẹp của mình khi nghe ca từ bài thơ - giai điệu bài hát.

“Bài học đầu cho con” là món quà gửi tặng con trẻ hay là khúc tự tình mà Đỗ Trung Quân muốn gửi đến người đọc. Phải chăng bài thơ đã nói hộ nỗi lòng thổn thức không nguôi của những con người vì cuộc mưu sinh phải tạm xa nơi quê nhà. Đằng sau những con chữ tưởng như hết sức bình thường, giản dị và những hình ảnh mộc mạc, thân quen lại chứa đựng ý nghĩa nhân sinh sâu sắc và cao cả. Ý tứ bài thơ khá đơn giản với những triết lí quen và lạ, gần gũi mà xa xôi song hành tồn tại và quyện hòa vào nhau, tạo cho bài thơ sức hấp dẫn lạ kỳ.

Trong trái tim mỗi người Việt Nam, tình yêu quê hương có lẽ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Mỗi người sinh ra, ai mà không có cội nguồn gốc gác, ai mà không có quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó suốt thời ấu thơ và là nơi khi nghĩ về ta lại thấy ấm lòng. Thật vậy, nhà thơ Đỗ Trung Quân cũng đã từng viết:

“…Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi…”

Câu thơ nằm trong thi phẩm viết về quê hương. Trong thi phẩm ấy, nhà thơ đã gợi ra những cách hiểu sâu sắc qua cách so sánh, độc đáo, thú vị: Quê hương chính là mẹ và mẹ là quê hương. Ý nghĩa của cách so sánh ấy là để khẳng định quê hương chính là cội nguồn, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó, nuôi dưỡng sự sống, đặc biệt chính là cuộc sống tinh thần lẫn tâm hồn.

Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với quê hương. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của chính mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất, là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta, là điều quý giá vô ngần mà mỗi người không thể thiếu. Quê hương – hai tiếng thân thương mỗi lần chúng ta nghe thấy không khỏi xúc động bồi hồi. Hình bóng quê hương đi theo con người suốt cả cuộc đời, trở thành điểm tựa về tinh thần của con người trong cuộc sống. Nếu thiếu đi điểm tựa này, cuộc sống của con người sẽ trở nên chông chênh – lệch lạc. Đồng thời qua cách so sánh tác giả cũng khơi dậy nuôi dưỡng tình cảm với quê hương. Tình cảm với mẹ là tình cảm tự nhiên như một bản năng, tình cảm với quê hương là tình cảm thiêng liêng tựa thuần khiết trong tâm hồn mỗi con người.

Quê hương một chìa khóa vạn năng giúp chúng ta gợi mở một cách sống, cách làm người. Phải biết coi trọng gốc rễ, hướng về cội nguồn, biết yêu quê hương. Thiếu đi tình cảm này là một sai lầm lớn nhất trong cuộc đời của mỗi con người, đặc biệt là trong đời sống tâm hồn, tình cảm khiến con người không được làm người một cách trọn vẹn. Vì vậy, dù đi đâu về đâu, thì vẫn hãy nhớ nơi đó vẫn đang chờ, chờ một ngày chúng ta trở về đem lại nhiều thành công rực rỡ vang dội về cho quê hương – đất nước – con người Việt.

Bình yên những phút giây không nơi nào sánh bằng quê hương, vì nó là bến đỗ là điểm tựa tinh thần của con người trong cuộc sống đầy sóng gió này. Dù ra sao, dù có như thế nào đi chăng nữa thì mỗi người cũng không được quên đi nguồn cội, gốc gác quê hương, quên đi những nắng ban mai mỗi khi thức giấc. Mà hãy nuôi dưỡng tình cảm với quê hương, để con người có được một tâm hồn nhẹ nhàng, thanh thản nhất.

“Quê hương”, “đất nước” bạn đã bao giờ tự đặt tình cảm quê hương trong quan hệ với tình yêu đất nước hay chưa? Ở đây, giữa hai thứ tình cảm thiêng liêng này muốn nói rằng: “ hướng về quê hương không có nghĩa chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên mà phải biết hướng tới tình cảm thiêng liêng lớn lao, bao trùm là Tổ quốc, là đất nước để tình yêu làm đất tạo hóa quê hương. Có như vậy, thì tình cảm quê hương và tình yêu đất nước mới ngày càng sâu nặng, thấm thiết như tình cảm giữa người và người.

Tình là vậy, yêu là vậy. Tuy nhiên, giữa cuộc sống xã hội đầy bôn ba và háo thắng như hiện này, thì không ít các bạn trẻ có những hành vi, suy nghĩ chưa tích cực về quê hương, chẳng hạn: chê quê hương nghèo khó, lạc hậu; tự bôi nhọa nền văn hóa tốt đẹp của dân tộc…Và với những hành vi suy nghĩ thiếu chính chắn như vậy thì mọi tập thể, cá nhân hãy tự kiểm điểm lại chính mình thay vù những đòn roi từ dư luận.

Trong cuộc sống và lối sống, nếu như muốn xây dựng một quê hương – đất nước đầy phồn thịnh, thì cần có một lối sống đẹp, lành mạnh có ích cho xã hội và cho tương lai sau này. Nhưng trước hết đối với những ai đang ngồi trên ghế nhà trường, thì công việc đầu tiên nên làm là phấn đấu hết mình trong con đường học tập. Xác định sớm động cơ để có động lực vươn lên trên con đường học vấn và có những ý thức, kế hoạch, mục tiêu học tập rõ ràng, đúng đắn. Học tập tốt sẽ giúp cho mọi thế hệ trẻ ngày nay trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản vững chắc, giúp trưởng thành hơn trong cuộc sống và thành công trong mọi lĩnh vực sau này. Tăng cường nâng cao nhận thức về sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa và những yêu cầu của Đảng đối với tuổi trẻ nước ta, từ đó mà xác định nhiệm vụ to lớn và nhiệm vụ thiêng liêng của mình trong việc chuẩn bị những hành trang cần thiết sắp tới. Thường xuyên, liên tục trao dồi về lí tưởng sống, rèn luyện đạo đức. Sống có văn hóa, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, điều lệ mà Nhà nước ban hành. Là người gương mẫu trong cộng đồng, làm tròn bổn phận của một người con của dân tôc Việt Nam. Nhiệt tình, hăng hái tham gia các hoạt động tình nguyện, không ngại khó khăn, vất vả, ra sức giúp đỡ những người nghèo khổ. Giữ gìn an ninh trật tự khu vực ở mỗi địa phương đơn vị. Và điều đặc biệt cần làm nhất đối với con dân đất Việt là rèn luyện để có lập trường, tư tưởng vững vàng, có lòng yêu nước thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy, có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng và lối sống lành mạnh. Và đó cũng chính là những điều tôi đã và đang hoàn thiện trong cuộc sống hiện tại và cả tương lai sau này

“…Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi…”

Hai câu thơ trên một lần nữa đã khẳng định lại rằng: chẳng nơi nào sánh bằng quê hương. Nhưng để có được một quê hương yên bình và đầy trong xanh như thế này, tất cả những con người trên đất Việt đều biết đã có bao nhiêu anh hùng đã lấy cái chết của mình để làm niềm vinh dự khi được hy sinh trên những bãi chiến trường nhưng quyết rằng không để giặc xâm phạm lãnh thổ. Bởi vậy, giới trẻ ngày nay và cả tương lai nữa hãy có những ý thức, nhận thức đúng đắn về tình cảm với quê hương. Có ý thức tu dưỡng học tập, phấn đấu xây dựng quê hương để đất nước Đại Việt của chúng ta mãi mãi là một đất nước phồn thịnh.

Chủ đề