Bảo mật gmail bằng số điện thoại

Với tính năng Xác minh 2 bước (còn gọi là xác thực hai yếu tố), bạn có thể thêm một lớp bảo mật nữa vào tài khoản của bạn để phòng trường hợp mật khẩu bị đánh cắp. Sau khi thiết lập tính năng Xác minh 2 bước, bạn có thể đăng nhập vào tài khoản bằng:

  • Mật khẩu của bạn
  • Điện thoại của bạn

Cho phép tính năng Xác minh 2 bước

  1. Mở Tài khoản Google của bạn.
  2. Trong bảng điều hướng, hãy chọn mục Bảo mật.
  3. Trong phần "Đăng nhập vào Google", hãy chọn Xác minh 2 bước
    Bảo mật gmail bằng số điện thoại
    Bắt đầu.
  4. Làm theo các bước trên màn hình.

Mẹo: Nếu bạn sử dụng tài khoản thông qua cơ quan, trường học hoặc nhóm khác, thì các bước này có thể không hiệu quả. Nếu bạn không thể thiết lập tính năng Xác minh 2 bước, hãy liên hệ với quản trị viên để được trợ giúp.

Xác minh danh tính của bạn bằng một bước thứ hai

Sau khi bật tính năng Xác minh 2 bước, bạn phải hoàn tất bước thứ hai để xác nhận rằng bạn chính là người đăng nhập. Để bảo vệ tài khoản của bạn, Google sẽ yêu cầu bạn hoàn thành một bước thứ hai cụ thể.

Sử dụng lời nhắc của Google

Bạn nên đăng nhập bằng lời nhắc của Google. Việc nhấn vào lời nhắc sẽ dễ dàng hơn so với nhập mã xác minh. Lời nhắc cũng có thể giúp bảo vệ bạn khỏi mánh khóe hoán đổi SIM và các vụ tấn công qua số điện thoại khác.

Lời nhắc của Google là thông báo đẩy bạn sẽ nhận được trên:

Dựa trên thông tin về thiết bị và vị trí trong thông báo, bạn có thể:

  • Cho phép đăng nhập nếu bạn chính là người yêu cầu bằng cách nhấn vào
  • Không cho phép đăng nhập nếu bạn không phải người yêu cầu bằng cách nhấn vào Không

Để tăng cường bảo mật, Google có thể yêu cầu bạn cung cấp mã PIN hoặc thông tin xác nhận khác.

Sử dụng các phương thức xác minh khác

Bạn có thể thiết lập các phương thức xác minh khác để phòng trường hợp bạn:

  • Muốn tăng cường bảo vệ trước hành vi lừa đảo
  • Không thể nhận lời nhắc của Google
  • Mất điện thoại

Sử dụng khóa bảo mật để tăng khả năng chống lừa đảo

Sử dụng Google Authenticator hoặc các ứng dụng tạo mã xác minh khác

Lưu ý quan trọng: Đừng bao giờ cung cấp mã xác minh của bạn cho bất kỳ ai.

Khi không có kết nối Internet hoặc dịch vụ di động, bạn có thể thiết lập ứng dụng Google Authenticator hoặc một ứng dụng khác có tính năng tạo mã xác minh một lần.

Để xác minh bạn chính là người đăng nhập, hãy nhập mã xác minh trên màn hình đăng nhập.

Sử dụng mã xác minh được gửi qua tin nhắn văn bản hoặc cuộc gọi

Lưu ý quan trọng: Đừng bao giờ cung cấp mã xác minh của bạn cho bất kỳ ai.

Mã gồm 6 chữ số có thể được gửi đến một số điện thoại mà bạn đã cung cấp trước đây. Mã có thể được gửi qua tin nhắn văn bản (SMS) hoặc cuộc gọi thoại (tuỳ vào chế độ cài đặt bạn chọn). Để xác minh bạn chính là người đăng nhập, hãy nhập mã trên màn hình đăng nhập.

Mẹo: Mặc dù mọi hình thức Xác minh 2 bước đều giúp tăng cường bảo mật cho tài khoản, nhưng mã xác minh gửi qua tin nhắn văn bản hoặc cuộc gọi có thể dễ bị tấn công qua số điện thoại.

Sử dụng mã dự phòng

Lưu ý quan trọng: Đừng bao giờ cung cấp mã dự phòng của bạn cho bất kỳ ai.

Để giữ ở nơi an toàn, bạn có thể in hoặc tải bộ mã dự phòng gồm 8 chữ số xuống. Nếu bạn mất điện thoại, mã dự phòng sẽ giúp ích cho bạn.

Bỏ qua bước thứ hai trên thiết bị tin cậy

Nếu bạn không muốn thực hiện bước xác minh thứ hai mỗi khi đăng nhập trên máy tính hoặc điện thoại của mình, hãy đánh dấu vào ô bên cạnh "Không hỏi lại trên máy tính này" hoặc "Không hỏi lại trên thiết bị này".

Lưu ý quan trọng: Chỉ đánh dấu ô này trên những thiết bị bạn thường xuyên sử dụng và không dùng chung với bất kỳ ai khác.

Tài nguyên liên quan

  • Các tùy chọn cài đặt về bảo mật và quyền riêng tư trong Gmail

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?

Để đảm bảo bạn có thể truy cập lại vào Tài khoản Google của mình nếu không thể đăng nhập, hãy thêm thông tin khôi phục.

Cách thông tin khôi phục giúp bạn

Số điện thoại hoặc địa chỉ email khôi phục giúp bạn đặt lại mật khẩu nếu:

  • Bạn quên mật khẩu
  • Một người nào đó đang sử dụng tài khoản của bạn
  • Tài khoản của bạn bị khoá vì một lý do khác

Mẹo: Nếu bạn thay đổi số điện thoại hoặc email khôi phục, thì Google vẫn có thể đề xuất gửi mã xác minh đến số điện thoại hoặc địa chỉ email khôi phục trước đó của bạn trong vòng 7 ngày. Nếu ai đó sử dụng tài khoản của bạn khi chưa được bạn cho phép, thì chế độ này giúp bạn nhanh chóng bảo mật các chế độ cài đặt của mình.

Thêm hoặc thay đổi số điện thoại khôi phục

Thêm số điện thoại khôi phục

  1. Truy cập vào Tài khoản Google.
  2. Trong bảng điều hướng bên trái, hãy nhấp vào mục Thông tin cá nhân.
  3. Trong phần "Thông tin liên hệ", hãy nhấp vào mục Thêm số điện thoại khôi phục để giúp bảo mật tài khoản của bạn.
  4. Làm theo các bước trên màn hình.

Thay đổi số điện thoại khôi phục

  1. Trong bảng điều hướng bên trái, hãy nhấp vào mục Thông tin cá nhân.

  2. Trong phần "Thông tin liên hệ", hãy nhấp vào mục Điện thoại

    Bảo mật gmail bằng số điện thoại
     Số điện thoại.

  3. Làm theo các bước trên màn hình.

Mẹo: Nếu bạn xoá số điện thoại khôi phục của mình, thì số điện thoại đó vẫn có thể được dùng cho các dịch vụ khác của Google. Để quản lý các số điện thoại, hãy chuyển đến tài khoản của bạn.

Nên sử dụng số nào

Sử dụng một điện thoại di động mà:

  • Nhận được tin nhắn văn bản
  • Chỉ thuộc về bạn
  • Bạn sử dụng thường xuyên và luôn mang theo mình

Thêm hoặc thay đổi địa chỉ email khôi phục

Thêm địa chỉ email khôi phục

  1. Trong bảng điều hướng bên trái, hãy nhấp vào mục Thông tin cá nhân.

  2. Trong phần "Thông tin liên hệ", hãy nhấp vào Email

    Bảo mật gmail bằng số điện thoại
     Email khôi phục. Bạn có thể cần đăng nhập.

  3. Làm theo các bước trên màn hình.

Thay đổi địa chỉ email khôi phục

  1. Trong bảng điều hướng bên trái, hãy nhấp vào mục Thông tin cá nhân.

  2. Trong phần "Thông tin liên hệ", hãy nhấp vào Email

    Bảo mật gmail bằng số điện thoại
     Email khôi phục. Bạn có thể cần đăng nhập.

  3. Nhấp vào địa chỉ email khôi phục để chỉnh sửa.

Nên sử dụng email nào

Chọn một địa chỉ email mà:

  • Bạn sử dụng thường xuyên
  • Khác với địa chỉ bạn sử dụng để đăng nhập vào Tài khoản Google của mình

Cách thông tin khôi phục được sử dụng

Thông tin khôi phục giúp bạn truy cập lại vào tài khoản của mình và giữ an toàn cho tài khoản.

Số điện thoại khôi phục

Dưới đây là một số cách chúng tôi có thể sử dụng số điện thoại khôi phục của bạn:

  • Để gửi cho bạn mã truy cập vào tài khoản nếu bạn bị khóa
  • Để chặn ai đó sử dụng tài khoản của bạn mà không có sự cho phép của bạn
  • Để giúp bạn dễ dàng chứng minh rằng bạn là chủ sở hữu của một tài khoản
  • Để cho bạn biết nếu có hoạt động đáng ngờ trên tài khoản của bạn

Nếu số điện thoại khôi phục của bạn giống với một số khác bạn đã thêm vào tài khoản của mình, thì số điện thoại này có thể được dùng cho các mục đích khác. Hãy tìm hiểu thêm về cách số điện thoại được sử dụng.

Địa chỉ email khôi phục

Dưới đây là một số cách chúng tôi có thể sử dụng địa chỉ email khôi phục của bạn:

  • Để xác nhận tên người dùng của bạn sau khi bạn tạo một địa chỉ email
  • Để giúp bạn truy cập vào tài khoản của mình nếu bạn quên mật khẩu hoặc không thể đăng nhập vì một lý do khác
  • Để cho bạn biết nếu bạn sắp hết dung lượng bộ nhớ
  • Để cho bạn biết nếu có hoạt động đáng ngờ trên tài khoản của bạn

Khắc phục sự cố

Không thể đăng nhập

Hãy truy cập trang khôi phục tài khoản và trả lời các câu hỏi một cách chính xác nhất có thể. Những mẹo này có thể giúp ích cho bạn.

Sử dụng trang khôi phục tài khoản trong các trường hợp sau:

  • Bạn quên mật khẩu.
  • Ai đó đã thay đổi mật khẩu của bạn.
  • Ai đó đã xóa tài khoản của bạn.
  • Bạn không thể đăng nhập vì một lý do khác.

Mẹo: Để đảm bảo bạn đang cố đăng nhập vào đúng tài khoản, hãy thử khôi phục tên người dùng của bạn.

Không thể thay đổi thông tin khôi phục

Nếu có điều gì đó khác thường về cách bạn đăng nhập, bạn có thể không thấy tuỳ chọn để thay đổi thông tin khôi phục của mình. Bạn có thể thử lại:

  • Từ một thiết bị bạn thường dùng để đăng nhập.
  • Từ một vị trí mà bạn thường đăng nhập.
  • Vào tuần sau đó, từ thiết bị mà bạn hiện đang dùng.

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?