Bảo hiểm hàng hóa trong thương mại quốc tế năm 2024

Bảo hiểm hàng hóa có thể hiểu là một cam kết bồi thường do người bán bảo hiểm bồi thường cho người mua bảo hiểm khi hàng hóa vận chuyển gặp phải tổn thất hoặc hư hỏng do những rủi ro bất khả kháng gây ra (như mưa bão, lũ lụt, cháy nổ…).

Người có nghĩa vụ mua bảo hiểm hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định tại Điều 36 Luật Thương mại 2005 như sau:

Trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển
1. Trường hợp hàng hóa được giao cho người vận chuyển nhưng không được xác định rõ bằng ký mã hiệu trên hàng hóa, chứng từ vận chuyển hoặc cách thức khác thì bên bán phải thông báo cho bên mua về việc đã giao hàng cho người vận chuyển và phải xác định rõ tên và cách thức nhận biết hàng hoá được vận chuyển.
2. Trường hợp bên bán có nghĩa vụ thu xếp việc chuyên chở hàng hoá thì bên bán phải ký kết các hợp đồng cần thiết để việc chuyên chở được thực hiện tới đích bằng các phương tiện chuyên chở thích hợp với hoàn cảnh cụ thể và theo các điều kiện thông thường đối với phương thức chuyên chở đó.
3. Trường hợp bên bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển, nếu bên mua có yêu cầu thì bên bán phải cung cấp cho bên mua những thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá và việc vận chuyển hàng hoá để tạo điều kiện cho bên mua mua bảo hiểm cho hàng hoá đó.

Nghĩa vụ mua bảo hiểm hàng hóa sẽ tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

Nếu trong hợp đồng mua bán hàng hoá, tiền hàng mà người mua hàng phải trả có cả phí bảo hiểm hàng hóa thì người bán có nghĩa vụ mua bảo hiểm và thanh toán phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm.

Ngược lại, nếu tiền hàng chưa bao gồm phí bảo hiểm thì người mua bảo hiểm hàng hoá là người mua hàng.

Trường hợp bên bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm hàng hoá trong quá trình vận chuyển, nếu bên mua có yêu cầu thì bên bán phải cung cấp cho bên mua những thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá và việc vận chuyển hàng hoá để tạo điều kiện cho bên mua mua bảo hiểm cho hàng hoá đó.

Bảo hiểm hàng hóa trong thương mại quốc tế năm 2024

Bảo hiểm hàng hóa (Hình từ Internet)

Trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, người bảo hiểm hàng hóa không chịu trách nhiệm về những tổn thất nào?

Những tổn thất phát sinh mà người bảo hiểm hàng hóa không chịu trách nhiệm khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được quy định tại khoản 2 Điều 325 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:

Miễn trách nhiệm đối với người bảo hiểm
1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm, khi bảo hiểm tàu biển và bảo hiểm đối với giá dịch vụ vận chuyển, người bảo hiểm không chịu trách nhiệm về các tổn thất phát sinh trong trường hợp sau đây:
a) Tàu biển không đủ khả năng an toàn đi biển vào lúc bắt đầu chuyến đi, trừ trường hợp tàu biển có khuyết tật ẩn tỳ hoặc khi xảy ra các tình huống không thể tránh khỏi mặc dù người được bảo hiểm đã có sự quan tâm thích đáng;
b) Bốc lên tàu biển các chất hoặc vật liệu dễ nổ, dễ cháy hoặc những hàng hóa nguy hiểm khác không phù hợp với những quy định về việc vận chuyển loại hàng hóa này, nếu người được bảo hiểm biết nhưng người bảo hiểm không biết.
2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm, khi bảo hiểm hàng hóa, người bảo hiểm không chịu trách nhiệm về các tổn thất phát sinh trong trường hợp sau đây:
a) Tính chất tự nhiên của hàng hóa;
b) Hàng hóa rò rỉ, hao hụt hoặc hao mòn tự nhiên;
c) Đóng gói không đúng quy cách hoặc không thích hợp;
d) Chậm trễ trong việc cung ứng hàng hóa.
3. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm, người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với tổn thất của đối tượng bảo hiểm xảy ra do chiến tranh hoặc những hoạt động quân sự với bất kỳ tính chất nào và hậu quả của nó; bị cưỡng đoạt; gây rối; đình công hoặc những tổn thất xảy ra do hành động trưng thu, trưng dụng, trưng mua, bắt giữ, phá hủy tàu biển hoặc hàng hóa theo mệnh lệnh quân sự hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo quy định trên, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm, khi bảo hiểm hàng hóa, người bảo hiểm không chịu trách nhiệm về các tổn thất phát sinh trong trường hợp sau :

+ Tính chất tự nhiên của hàng hóa.

+ Hàng hóa rò rỉ, hao hụt hoặc hao mòn tự nhiên.

+ Đóng gói không đúng quy cách hoặc không thích hợp.

+ Chậm trễ trong việc cung ứng hàng hóa.

Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đương nhiên chấm dứt hiệu lực khi nào?

Trường hợp đương nhiên chấm dứt hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được quy định tại Điều 309 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:

Đương nhiên chấm dứt hiệu lực hợp đồng bảo hiểm hàng hải
Hợp đồng bảo hiểm hàng hải đương nhiên chấm dứt hiệu lực, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, rủi ro được bảo hiểm đã xảy ra hoặc không có khả năng xảy ra trong thực tế; trong trường hợp này, người bảo hiểm không phải bồi thường nhưng vẫn có quyền thu phí bảo hiểm theo hợp đồng, trừ trường hợp trước khi giao kết, người bảo hiểm đã biết về sự kiện đó.

Như vậy, hợp đồng bảo hiểm hàng hóa trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đương nhiên chấm dứt hiệu lực nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, rủi ro được bảo hiểm đã xảy ra hoặc không có khả năng xảy ra trong thực tế.