Báo cáo thời điểm là gì

Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính là các báo cáo kế toán cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp đáp ứng các cầu cho những người sử dụng chúng trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế.

Hệ thống báo cáo tài chính?

1. Báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.

2. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm:

a) Bảng cân đối tài khoản;

Bảng cân đối tài khoản hay còn gọi là bảng cân đối số phát sinh tài khoản thể hiện chi tiết Số dư đầu kỳ, Số phát sinh (Kỳ này và lũy kế kể từ đầu năm), Số dư cuối kỳ của tất cả các tài khoản kế toán có sử dụng hạch toán.

b) Báo cáo thu chi;

Báo cáo thu chi bao gồm thu vào ngân sách những gì, chi ngân sách những gì, dự kiến thu chi ngân sách trong thời gian tiếp theo, các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ thu chi ngân sách trong thời gian tiếp theo.

c) Bản thuyết minh báo cáo tài chính;

Bản thuyết minh báo cáo tài chính dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc hoặc phân tích các thông tin số liệu đã được trình bày trong Bảng cân đối tài khoản, Báo cáo thu chi cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể. Bản thuyết minh báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý báo cáo tài chính.

d) Các báo cáo khác theo quy định tại pháp luật.

3. Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm:

a) Bảng cân đối kế toán;

Bảng cân đối kế toán được hiểu là một bảng tóm tắt ngắn gọn về những gì mà doanh nghiệp có, sở hữu và những gì mà doanh nghiệp nợ ở một thời điểm nhất định. Nói rõ hơn, bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính ở một thời điểm nhất định.

Một bảng cân đối kế toán phải chỉ rõ tài sản cố định của doanh nghiệp (doanh nghiệp có cái gì), tài sản ngắn hạn (doanh nghiệp cho nợ những khoản nào), nợ ngắn hạn (những khoản doanh nghiệp nợ và phải trả trong thời gian ngắn), nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.

Tài sản cố định gồm:

-         Tài sản hữu hình – nhà xưởng, đất đai, máy móc, máy tính, các tài sản vật chất khác

-         Tài sản vô hình – uy tín, quyền sở hữu trí tuệ, phát minh sáng chế, thương hiệu, tên miền website, các khoản đầu tư dài hạn

Tài sản vãng lai là những tài sản ngắn hạn mà giá trị của chúng có thể dao động từ ngày này qua ngày khác, nó bao gồm:

-         Cổ phiếu

-         Bán thành phẩm

-         Tiền nợ của khách hàng

-         Tiền mặt tại ngân hàng

-         Các khoản đầu tư ngắn hạn

-         Các khoản trả trước – ví dụ tiền thuê

-         Các khoản nợ vãng lai là các khoản nợ phải trả trong vòng một năm của doanh nghiệp, nó bao gồm: Tiền nợ các nhà cung cấp, Các khoản vay dài hạn, rút quá ở ngân hàng hoặc các khoản mục tài chính khác, Thuế phải trả trong một năm

-         Các khoản nợ dài hạn, gồm: Các khoản nợ đến kỳ hạn sau một năm – các khoản vay hoặc tài chính đến hạn phải trả sau một năm.

-         Vốn chủ sở hữu và dự trữ: vốn cổ phần và lợi nhuận để lại.

b) Báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh hay còn gọi là bảng báo cáo lãi lỗ, chỉ ra sự cân bằng giữa thu nhập (doanh thu) và chi phí trong từng kỳ kế toán. Bảng báo cáo này phản ánh tổng hợp tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng loại trong một thời kỳ kế toán và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Báo cáo còn được sử dụng như một bảng hướng dẫn để xem xét doanh nghiệp sẽ hoạt động thế nào trong tương lai.

Báo cáo kết quả kinh doanh gồm 2 phần.

Lãi lỗ

-         Thể hiện toàn bộ lãi (lỗ) của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính. Bao gồm:

-         Doanh thu: bao gồm tổng doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, doanh thu thuần

-         Giá vốn hàng bán: Phản ánh toàn bộ chi phí để mua hàng và để sản xuất

-         Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh: bao gồm chi phí lưu thông và chi phí quản lý

-         Lãi (hoặc lỗ): phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.

Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước: Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh nghĩa vụ đối với nhà nước của doanh nghiệp và các khoản thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí hoạt động công đoàn, các khoản chi phí và lệ phí,..

c) Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Bản thuyết minh báo cáo tài chính dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc hoặc phân tích các thông tin số liệu đã được trình bày trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể. Bản thuyết minh báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý báo cáo tài chính.

Bản thuyết minh báo cáo tài chính gồm có:

-         Đặc điểm hoạt động của công ty

-         Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

-         Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng

-         Các chính sách kế toán áp dụng

-         Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán

-         Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

-         Thông tin bổ sung cho Báo cáo tình hình biến động vốn chủ sở hữu

d) Báo cáo lưu chuyển tiền mặt

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay báo cáo dòng tiền mặt là một loại báo cáo tài chính thể hiện dòng tiền ra và dòng tiền vào của một tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định (tháng, quý hay năm tài chính).

Báo cáo này là một công cụ giúp nhà quản lý tổ chức kiểm soát dòng tiền của tổ chức. Bảng báo cáo dòng tiền mặt thông thường gồm có:

Dòng tiền vào:

-         Các khoản thanh toán của khách hàng cho việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ

-         Lãi tiền gửi từ ngân hàng

-         Lãi tiết kiệm và lợi tức đầu tư

-         Đầu tư của cổ đông

Dòng tiền ra

-         Chi mua cổ phiếu, nguyên nhiên vật liệu thô,hàng hóa để kinh doanh hoặc các công cụ

-         Chi trả lương, tiền thuê và các chi phí hoạt động hàng ngày

-         Chi mua tài sản cố định – máy tính cá nhân, máy móc, thiết bị văn phòng,…

-         Chi trả lợi tức

-         Chi trả thuế thu nhập, thuế doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và các thuế và phí khác

Công ty tư vấn luật 24h

Chuyên lập báo cáo tài chínhKế toán thuế trọn gói, Quyết toán thuế, dịch vụ thành lập doanh nghiệp giá rẻ, Thay đổi đăng ký kinh doanh, Giải thể,  Mua bán, Xát nhập công ty Chính xác, Nhanh chóng, Minh bạch.

( Vui lòng nhấc máy gọi cho chúng tôi để tư vấn dịch vụ miễn phí)

Liên hệ Hotline: 0917673366 / 0909 016 286 / 0989 195 703 / 04.66845153

Báo cáo tài chính là các thông tin kinh tế được kế toán viên trình bày dưới dạng bảng biểu, cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp đáp ứng các cầu cho những người sử dụng chúng trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế.

Kế toánCác khái niệm cơ bảnNiên độ kế toán · Dồn tích · Ghi sổ · Các cơ sở tièn mặt và dồn tích · Dự báo dòng tiền · Sơ đồ tài khoản · Nhật ký đặc biệt · Kế toán sức mua mặt hàng không đổi · Giá vốn hàng bán · Điều kiện tín dụng · Kế toán theo giá thị trường · FIFO và LIFO · Ưu đãi · Giá thị trường · Nguyên tắc phù hợp · Ghi nhận doanh thu · Cân đối · Thực thể kinh tế · Hoạt động liên tục · Nguyên tắc trọng yếu · Đơn vị kế toánCác lĩnh vực kế toánChi phí · Ngân sách · Tài chính · Pháp lý · Công · Xã hội · Quỹ · Quản trị · Thuế (Hoa Kỳ) · Thuế (Việt Nam)Các loại tài khoản kế toánTài sản · Tiền mặt · Giá vốn hàng bán · Khấu hao tài sản cố định · Chi trả từng kỳ · Vốn chủ sở hữu (tài chính) · Chi phí · Uy tín (kế toán) · Khoản nợ (kế toán tài chính) · Lợi nhuận (kế toán) · Doanh thuCác báo cáo tài chínhBáo cáo thường niên · Bảng cân đối · Lưu chuyển tiền tệ · Báo cáo thay đổi trong vốn chủ sở hữu · Kết quả kinh doanh · Báo cáo tài chính · Báo cáo lợi nhuận giữu lại · Lưu ý · Thảo luận và phân tích quản lý · XBRLCác chuẩn mực kế toánCác chuẩn mực kế toán được chấp nhận rộng rãi · Những chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận rộng rãi · Thống nhất các chuẩn mực kế toán · Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) · Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế · Nguyên tắc kế toán quản trịSổ sách kế toánHệ thống ghi sổ kép · Báo cáo đối chiếu tài khoản · Nợ và Có · Kế toán FIFO và LIFO · Nhật ký chung · Sổ cái · Sổ cái chung · Tài khoản chữ T · Bảng cân đối kiểm traKiểm toánBáo cáo kiểm toán · Kiểm toán tài chính · GAAS / ISA · Kiểm toán nội bộCác chứng nhận kế toánCA · CPA · CCA · CGA · CMA · CAT · CIIA · IIA · CTPCon người và tổ chứcKế toán viên · Các tổ chức kế toán · Luca PacioliPhát triểnLịch sử kế toán · Ngiên cứu · Kế toán thực chứng · Đạo luật Sarbanes-Oxley
  • xem
  • thảo luận
  • sửa

1. Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:

  1. Tài sản;
  2. Nợ phải trả;
  3. Vốn chủ sở hữu;
  4. Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;
  5. Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;
  6. Các luồng tiền.

2. Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong "Bản thuyết minh Báo cáo tài chính" nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp

3. Nếu doanh nghiệp hoạt động theo thông tư 200/2014/TT-BTC, các báo cáo bắt buộc bao gồm

+) Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01

+)Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 – DN

+)Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 – DN

+)Bản thuyết minh Báo cáo tài chính Mẫu số B 09 – DN

4. Nếu doanh nghiệp hoạt động theo quyết định 48/QĐ-BTC, các báo cáo bắt buộc bao gồm

+) Bảng Cân đối kế toán: Mẫu B 01 – DNN

+) Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu B 02 – DNN

+) Bản Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu B 09 – DNN

+) Bảng Cân đối tài khoản: Mẫu số F 01- DNN

5. Nếu doanh nghiệp hoạt động theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 - DN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 - DN

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09-DN

Thời hạn nộp báo cáo tài chính của các loại hình công ty được quy định như sau

Đối với doanh nghiệp nhà nước

- Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Cụ thể với kỳ kế toán năm từ 01.01 đến 31.12 thì doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính trước ngày 30.01 của năm tiếp theo

Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước: thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là ngày 90 tính từ ngày kết thúc năm tài chính. Cụ thể với kỳ kế toán năm từ 01.01 đến 31.12 thì doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính trước ngày 30.03 của năm tiếp theo

Đối với các doanh nghiệp khác:

- Doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp hợp danh: thời hạn nộp báo cáo tài chính năm là ngày 30 tính từ ngày kết thúc năm tài chính. Cụ thể với kỳ kế toán năm từ 01.01 đến 31.12 thì doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính trước ngày 30.01 của năm tiếp theo

- Các doanh nghiệp khác: thời hạn nộp báo cáo tài chính năm là ngày 90 tính từ ngày kết thúc năm tài chính. Cụ thể với kỳ kế toán năm từ 01.01 đến 31.12 thì doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính trước ngày 30.03 của năm tiếp theo

Thông tư số 200/2014/TT-BTC http://vbpq.mof.gov.vn/FileViewer/PdfViewer/10501[liên kết hỏng]

Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=429&mode=detail&document_id=16155

Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC http://moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=16298

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Báo_cáo_tài_chính&oldid=66718734”