Bánh trôi nước phần đọc hiểu văn bản

Chào mừng Quý thầy cô và các bạn học sinh!ïyadiBaøNgöõ vaên 71KIỂM TRA BÀI CUCâu 1: Đọc thuộc bài thơ Sông núi nướcNam. Nêu nội dung của bài?Câu 2: Đọc thuộc bài thơ Sông núi nướcNam. Nêu nghệ thuật của bài?2Tiết 25 – Văn bản:BÁNH TRÔI NƯỚC- Hồ Xuân Hương -3Tiết 25 – Văn bản: BÁNH TRÔI NƯỚC- Hồ Xuân Hương -I. Đọc hiểu chú thích1.Tác gia? Dựa vào phần- Hồ Xuân Hương (? -?) - “bà chúa thơ Nôm”.chú thích, em hãycho biết đôi nét vềtác giả??45Tiết 25 – Văn bản: BÁNH TRÔI NƯỚC- Hồ Xuân Hương -I. Đọc hiểu chú thích1.Tác gia2.Tác phẩm?Bánh trôi nướcthuộc thể thơ gì?(nhận diện: số câu,số chữ, cách hiệpvần) ??6BÁNH TRÔI NƯỚCThân em vừa trắng lại vừa trònBay nổi ba chìm với nước nonRắn nát mặc dầu tay kẻ nặnMà em vẫn giữ tấm lòng son.Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt:+ Cấu tạo: 7 câu/ bài; 7 chữ/ câu;+ Hiệp vần: tiếng cuối của câu 1, 2, 4; hiệp vần “on”+ Ngắt nhịp : 3/4.7Tiết 25 – Văn bản: BÁNH TRÔI NƯỚC- Hồ Xuân Hương -I. Đọc hiểu chú thích1.Tác gia (? -?)2.Tác phẩm- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.- Làm theo lối: Vịnh vật.8- Thơ vịnh vật xuất hiện vào thời Lục Triều (thế kỉ III –IV) ở Trung Hoavà thịnh hành ở nước ta vào thế kỉ XV với thơ Nôm của Nguyễn Trãi (tậpthơ : Hồng Đức quốc âm thi tập).- Các vật được vịnh có thể :+ là động vật: con hạc, con ve…;+ thực vật: cây chuối, trúc, mai, ...;+ đồ vật: cây đàn , cái quạt, …;=> gửi gắm tình cảm, tư tưởng.910Tiết 25 – Văn bản: BÁNH TRÔI NƯỚC- Hồ Xuân Hương -I. Đọc hiểu chú thích1.2.Tác giaTác phẩmII. Đọc hiểu văn banHướng dẫn: đọc nhẹ nhàng ngắtnhịp dứt khoát, chú ý những tính từchỉ phẩm chất: trắng, tròn, rắn nát,tấm lòng son,..11BÁNH TRÔI NƯỚCThân em vừa trắng lại vừa trònBảy nổi ba chìm với nước nonRắn nát mặc dầu tay kẻ nặnMà em vẫn giữ tấm lòng son.Hồ Xuân Hương12Tiết 25 – Văn bản: BÁNH TRÔI NƯỚC- Hồ Xuân Hương -II. Đọc hiểu văn ban1.Hình anh bánh trôi nướcVới tầng nghĩa thứ nhất, bánh trôi nướcđược miêu ta như thế nào?(Cấu tạo bánh: màu sắc, hình dáng, nhânbánh; kĩ thuật làm: cách làm, quá trìnhluộc, chất lượng bánh)13Tiết 25 – Văn bản: BÁNH TRÔI NƯỚC- Hồ Xuân Hương -II. Đọc hiểu văn ban1.Hình anh bánh trôi nướca) Cấu tạo:- Màu sắc : trắng ;- Hình dáng: tròn;- Nhân bánh : đường phên nâu đỏ.b) Kĩ thuật làm :- Cách làm : rắn, nát .- Cách nấu : luộc trong nước - Sống : chìm ; chín : nổi.14Tiết 25 – Văn bản: BÁNH TRÔI NƯỚC- Hồ Xuân Hương -II. Đọc hiểu văn ban1.Hình anh bánh trôi nướca) Cấu tạo:b) Kĩ thuật làm :c) Chất lượng:-.Ngon ngọt không thay đổi=> Ta thực bánh trôi nước:   đậm đà, hấp dẫn.15Mô tip “Thân em” là hình ảnh quenthuộc trong ca dao.Em hãy tìm – đọc những câu ca daobắt đầu bằng cụm từ “thân em” ?16Thân em như trái bưởi bòngĐắng the ngoài vỏ trong lòng ngọt thanh.Thân em như ớt chín câyCàng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.Thân em như quế giữa rừngThơm tho ai biết ngát lừng ai hay.Thân em như giếng giữa đàngNgười khôn rửa mặt người phàm rửa chân.Thân em như miếng cau khô,Kẻ thanh chuộng mỏng, kẻ thô chuộng dày.17? Mô típ ấy nói lên điều gì?Số phận người phụ nữ nhỏ bé, chịu nhiều đau khổ, cay đắngnhưng phẩm chất, đức hạnh của học luôn cao quý, đáng trântrọng – đồng thời có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phongkiến.18Tiết 25 – Văn bản: BÁNH TRÔI NƯỚC- Hồ Xuân Hương -II. Đọc hiểu văn ban1.2.a)Hình anh bánh trôi nướcHình anh người phụ nữVới tầng nghĩa thứ hai: vẻ đẹp,Hình thứcThân emvừa trắngvừa trònTrắng trẻo, đầy đặnxinh xắnthân phận và phẩm chất củangười phụ nữ được phản ánhnhư thế nào???-> Điệp từ, quan hệ từ;=> Người phụ nữ xinh đẹp,phúc hậuTiết 25 – Văn bản: BÁNH TRÔI NƯỚC- Hồ Xuân Hương -II. Đọc hiểu văn ban1.2.a)b)Hình anh bánh trôi nướcHình anh người phụ nữHình thứcVới tầng nghĩa thứ hai: vẻ đẹp,Thân phậnthân phận và phẩm chất củaLận đận, bấp bênh- Bảy nổi ba chìmngười phụ nữ được phản ánhnhư thế nào???- Rắn nát mặc dầuPhụ thuộc, camchịu-> đối, đao thành ngữ;=> Thân phận bất hạnh,cam chịu và phụ thuộc.Tiết 25 – Văn bản: BÁNH TRÔI NƯỚC- Hồ Xuân Hương -II. Đọc hiểu văn ban1.2.a)b)c)Hình anh bánh trôi nướcHình anh người phụ nữHình hứcVới tầng nghĩa thứ hai: vẻThân phậnđẹp, thân phận và phẩmPhẩm chất- Vẫn giữ tấm lòng sonSon sắt, tình nghĩachất của người phụ nữ đượcthủy chungphản ánh như thế nào???-> quan hệ từ; đối=> Người phụ nữ có tâm hồn ,đẹp.nhân cáchsống1.Bánh trôi nướca) Cấu tạo:2. Hình anh người phụ nữa) Vẻ đẹp hình thểVừa trắng- Màu sắc : trắng ;Thân em- Hình dáng: tròn;Vừa tròn- Nhân bánh : đường phên nâu đỏ.-> Điệp từ, quan hệ từ;b) Kĩ thuật làm :=> Người phụ nữ xinh đẹp, phúc hậu- Cách làm : rắn, nát .-Cách nấu : luộc trong nước - Sống :chìm ; chín : nổi.xinh xắn..b) Thân phậnLận đận, bấp bênh.- Rắn nát mặc dầu- Bảy nổi ba chìmc) Chất lượng:-> đối, đao thành ngữ;- Ngon ngọt không thay đổi=> Thân phận bất hạnh, phụ thuộc.=> Ta thực bánh trôi nước: đậm đà, hấpc) Phẩm chấtdẫn.Trắng trẻo, đầy đặnPhụ thuộc, cam chịu.Son sắt, thủy chung- Vẫn giữ tấm lòng son-> quan hệ từ, đối;=> Người phụ nữ có tâm hồn , nhân cách sống đẹp.BÁNH TRÔI NƯỚCHồ Xuân HươngTỔNG KẾT:1) NGHỆ THUẬTTính đa nghĩa (ẩndụ), thành ngữ, cặpquan hệ từ…2) NỘI DUNGNgônngữ bìnhdị.Trân trọng đối với vẻđẹp, phẩm chất củangười phụ nữ.Cảm thương sâu sắccho thân phận ngườiphụ nữ.23Tiết 25 – Văn bản: BÁNH TRÔI NƯỚC- Hồ Xuân Hương -I. Đọc hiểu chú thích1.2.Tác gia (? -?)Tác phẩmII. Đọc hiểu văn ban1.2.Hình anh bánh trôi nướcHình anh người phụ nữIII. Ghi nhớSgk/ 95IV. Luyện tập24THẢO LUẬN : Theo em, so sánh vai trò của người phụ nữ trong xã hội xưa và nay?(Nhóm 1->4: vai trò …xưa; nhóm 5-> 8: vai trò… nay)25

Soạn văn 7 tập 1 bài 7 (trang 94)

Bánh trôi nước là bài thơ viết về số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa, tác phẩm thuộc chương trình Ngữ Văn lớp 7, tập Một.

Bánh trôi nước phần đọc hiểu văn bản
Bánh trôi nước

Donwload.vn sẽ cung cấp bài Soạn văn 7: Bánh trôi nước. Kính mời quý bạn đọc cùng tham khảo.

Soạn văn 7: Bánh trôi nước

I. Tác giả

- Hồ Xuân Hương (? - ?) lai lịch chữa rõ.
- Có sách nói bà là con của Hồ Phi Diễn (1704 - ?), quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông thân sinh ra Bắc dạy học, lấy vợ lẽ là người Bắc, sinh ra Hồ Xuân Hương.

- Gia đình Hồ Xuân Hương từng sống ở phường Khán Xuân, gần Hồ Tây của Hà Nội.
- Bà được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm.

II. Tác phẩm

- Được in trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập III, NXB Văn hóa, Hà Nội năm 1963.

- Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

III. Đọc - hiểu văn bản

1. Hình ảnh chiếc bánh trôi nước

- Hình dáng bên ngoài: màu sắc (vừa trắng), hình dáng (vừa tròn).

- Cách thức làm bánh:

  • Luộc bánh trong nước, khi nào bánh nổi lên mặt nước có nghĩa là đã chín.
  • Rắn hay nát phụ thuộc vào tay người nặn.

- Nhân bánh: thường được làm bằng đường phên (tấm lòng son).

=> Hình ảnh tả thực chiếc bánh trôi từ hình thức đến cách thức.

2. Hình ảnh người phụ nữ

- “Thân em” - mô típ quen thuộc trong ca dao xưa:

Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

*

Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

*

Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày.

- Hình ảnh ẩn dụ: “bánh trôi” để chỉ người phụ nữ.

- Ngoại hình của người phụ nữ được miêu tả: “vừa trắng lại vừa tròn” gợi ra một thân hình khá đầy đặn, nước da trắng hồng. Đó là chuẩn mực của người phụ nữ đẹp trong xã hội xưa.

- Số phận của người phụ nữ:

  • “Bảy nổi ba chìm”: cuộc đời vất vả, gặp nhiều gian truân.
  • “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nạn”: số phận phải phụ thuộc vào người khác, không được tự mình quyết định. (Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử - Ở nhà thì nghe theo cha, lấy chồng thì nghe theo chồng, chồng chết thì nghe theo con).
  • “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”: Dù cuộc đời có khó khăn, khổ cực thì người phụ nữ vẫn giữ được tấm lòng thủy chung, son sắc và không thay đổi.

=> Hình ảnh người phụ nữ hiện lên với đầy đủ nét đẹp từ ngoại hình đến tâm hồn.

Tổng kết: 

- Nội dung: Bánh trôi nước thể hiện sự trân trọng trước vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa. Đồng thời thể hiện niềm thương cảm cho cuộc đời lận đận của họ.

- Nghệ thuật: Ngôn ngữ bình dị, hình ảnh ẩn dụ, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc…

Soạn văn Bánh trôi nước ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Bài Bánh trôi nước thuộc thể thơ gì? Vì sao?

- Bài thơ này thuộc thể thất ngôn tứ tuyệt

- Vì: bài thơ có 4 câu, mỗi câu có bảy chữ, cách hiệp vần ở câu 1, 2 và 4 (tròn - non - son).

Câu 2. Nghĩa thứ nhất của bài thơ thuộc về nội dung miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín. Nghĩa thứ hai thuộc về nội dung phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa cũ. Từ sự gợi ý trên, em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a. Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước đã được miêu tả như thế nào? Chú ý các từ ngữ: trắng, tròn, chìm, nổi, rắn nát, lòng son.

- Hình dáng bên ngoài: màu sắc (vừa trắng), hình dáng (vừa tròn).

- Cách thức làm bánh:

  • Luộc bánh trong nước, khi nào bánh nổi lên mặt nước có nghĩa là đã chín.
  • Rắn hay nát phụ thuộc vào tay người nặn.

- Nhân bánh: thường được làm bằng đường phên (tấm lòng son).

=> Hình ảnh tả thực chiếc bánh trôi từ hình thức đến cách thức.

b. Với nghĩa thứ hai, vẻ đẹp phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên như thế nào? Chú ý các cụm từ: vừa trắng lại vừa tròn, bảy nổi ba chìm, rắn nát mặc dầu, giữ tấm lòng son.

- Ngoại hình của người phụ nữ được miêu tả: “vừa trắng lại vừa tròn” gợi ra một thân hình khá đầy đặn, nước da trắng hồng. Đó là chuẩn mực của người phụ nữ đẹp trong xã hội xưa.

- Số phận của người phụ nữ:

  • “Bảy nổi ba chìm”: cuộc đời vất vả, gặp nhiều gian truân.
  • “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nạn”: số phận phải phụ thuộc vào người khác, không được tự mình quyết định. (Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử - Ở nhà thì nghe theo cha, lấy chồng thì nghe theo chồng, chồng chết thì nghe theo con).
  • “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”: Dù cuộc đời có khó khăn, khổ cực thì người phụ nữ vẫn giữ được tấm lòng thủy chung, son sắc và không thay đổi.

c. Trong hai nghĩa, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Tại sao?

- Trong hai nghĩa, nghĩa quyết định giá trị bài thơ là nghĩa thứ hai.

- Vì nghĩa thứ hai mới bộc lộ được tư tưởng mà nhà thơ muốn gửi gắm. Hình ảnh bánh trôi nước chỉ là hình ảnh ẩn dụ cho người phụ nữ trong xã hội xưa.

II. Luyện tập

Hãy ghi lại những câu hát than thân đã học ở bài 4 (kể cả phần đọc thêm) bắt đầu bằng từ “Thân em”. Từ đó, tìm mối liên hệ liên quan trong cảm xúc giữa bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương với các câu hát than thân thuộc ca dao, dân ca.

- Các câu hát than thân bắt đầu bằng từ “thân em”:

Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

*

Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

- Mối liên hệ trong cảm xúc: Bài thơ “Bánh trôi nước” hay các bài ca dao, dân ca đều xuất phát từ niềm thương cảm, xót xa cho số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Họ là những con người nhỏ bé trong xã hội. Cuộc đời trôi nổi, bấp bênh và không được tự quyết định cuộc sống của bản thân, chịu sự chi phối của người khác.

Soạn bài Bánh trôi nước - Mẫu 2

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Bài Bánh trôi nước thuộc thể thơ gì? Vì sao?

  • Thể thất ngôn tứ tuyệt.
  • Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có bảy chữ, cách hiệp vần ở câu 1, 2 và 4 (tròn - non - son).

Câu 2. Nghĩa thứ nhất của bài thơ thuộc về nội dung miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín. Nghĩa thứ hai thuộc về nội dung phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa cũ. Từ sự gợi ý trên, em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a. Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước đã được miêu tả như thế nào? Chú ý các từ ngữ: trắng, tròn, chìm, nổi, rắn nát, lòng son.

- Hình dáng bên ngoài: màu sắc (vừa trắng), hình dáng (vừa tròn).

- Cách thức làm bánh:

  • Luộc bánh trong nước, khi nào bánh nổi lên mặt nước có nghĩa là đã chín.
  • Rắn hay nát phụ thuộc vào tay người nặn.

- Nhân bánh: thường được làm bằng đường phên (tấm lòng son).

=> Hình ảnh tả thực chiếc bánh trôi từ hình thức đến cách thức.

b. Với nghĩa thứ hai, vẻ đẹp phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên như thế nào? Chú ý các cụm từ: vừa trắng lại vừa tròn, bảy nổi ba chìm, rắn nát mặc dầu, giữ tấm lòng son.

- Ngoại hình của người phụ nữ được miêu tả: “vừa trắng lại vừa tròn” gợi ra một thân hình khá đầy đặn, nước da trắng hồng. Đó là chuẩn mực của người phụ nữ đẹp trong xã hội xưa.

- Số phận của người phụ nữ:

  • “Bảy nổi ba chìm”: cuộc đời vất vả, gặp nhiều gian truân.
  • “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nạn”: số phận phải phụ thuộc vào người khác, không được tự mình quyết định. (Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử - Ở nhà thì nghe theo cha, lấy chồng thì nghe theo chồng, chồng chết thì nghe theo con).
  • “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”: Dù cuộc đời có khó khăn, khổ cực thì người phụ nữ vẫn giữ được tấm lòng thủy chung, son sắc và không thay đổi.

c. Trong hai nghĩa, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Tại sao?

Trong hai nghĩa, nghĩa quyết định giá trị bài thơ là nghĩa thứ hai.

Vì nghĩa thứ hai mới bộc lộ được tư tưởng mà nhà thơ muốn gửi gắm. Hình ảnh bánh trôi nước chỉ là hình ảnh ẩn dụ cho người phụ nữ trong xã hội xưa.

II. Luyện tập

Hãy ghi lại những câu hát than thân đã học ở bài 4 (kể cả phần đọc thêm) bắt đầu bằng từ “Thân em”. Từ đó, tìm mối liên hệ liên quan trong cảm xúc giữa bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương với các câu hát than thân thuộc ca dao, dân ca.

- Các câu hát than thân bắt đầu bằng từ “thân em”:

Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

*

Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng.

*

Thân em như phận con rùa
Lên đình đội hạc, xuống chùa đội bia.

*

Thân em như tấm lụa điêu,
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!

- Mối liên hệ trong cảm xúc: Bài thơ “Bánh trôi nước” hay các bài ca dao, dân ca đều xuất phát từ niềm thương cảm, xót xa cho số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Họ là những con người nhỏ bé trong xã hội. Cuộc đời trôi nổi, bấp bênh và không được tự quyết định cuộc sống của bản thân, chịu sự chi phối của người khác.

Cập nhật: 04/10/2021