Bảng cân nặng và chiều cao trung bình của bé

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 10 tuổi do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban hành từ lâu đã trở thành một “chuẩn mực vàng” giúp bố mẹ và bác sĩ đánh giá chính xác nhất tình trạng tăng trưởng của bé. Nhờ bảng chiều cao cân nặng của trẻ dưới 10 tuổi theo tiêu chuẩn WHO, bố mẹ hoàn toàn có thể nhận biết sớm được tình trạng chậm lớn của trẻ để đưa bé đến gặp bác sĩ điều trị kịp thời.

Bảng cân nặng và chiều cao trung bình của bé

Hành trình tăng trưởng của trẻ từ 0 đến 10 tuổi diễn ra như thế nào?

Chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 – 10 tuổi tăng trưởng như thế nào?

Nếu được nuôi dưỡng đúng cách, chiều cao và cân nặng của trẻ từ 0 – 10 tuổi sẽ tăng trưởng như sau:

1. Về chiều cao

Trẻ 10 tuổi có thể cao lên gấp 2.7 – 2.8 lần lúc vừa chào đời. Trong đó:

  • Vào năm đầu đời: Trẻ tăng trung bình 2 – 2.15 cm/tháng (tức 24.9 – 25.7 cm/năm);
  • Vào năm thứ 2: Trẻ tăng trung bình 1 cm/tháng (tức 12.1 – 12.4 cm/năm);
  • Vào năm thứ 3: Trẻ tăng trung bình 0.75 cm/tháng (tức 8.3 – 8.7 cm/năm);
  • Vào năm thứ 4: Trẻ tăng trung bình 0.615 cm/tháng (tức 7.2 – 7.6 cm/năm);
  • Vào năm thứ 5: Trẻ tăng trung bình 0.56 cm/tháng (tức 6.7 cm/năm);
  • Vào năm thứ 6: Trẻ tăng trung bình 0.5 cm/tháng (tức 5.7 – 6 cm/năm);
  • Vào năm thứ 7 & 8: Trẻ tăng trung bình 0.475 cm/tháng (tức 5.6 – 5.8 cm/năm);
  • Vào năm thứ 9: Trẻ tăng trung bình 0.467 cm/tháng (tức 5.3 – 5.9 cm/năm);
  • Vào năm thứ 10: Trẻ tăng trung bình 0.47 cm/tháng (tức 5.2 – 6.1 cm/năm);

2. Về cân nặng

Trẻ 10 tuổi có thể nặng hơn từ 9.5 – 10 lần cân nặng lúc vừa chào đời. Trong đó:

  • Vào năm đầu đời: Trẻ tăng trung bình 500 gam/tháng (tức 5.7 – 6.3kg/năm);
  • Vào năm thứ 2: Trẻ tăng trung bình 220 gam/tháng (tức 2.5 – 2.7kg/năm);
  • Vào năm thứ 3: Trẻ tăng trung bình 175 gam/tháng (tức 2.1 – 2.4 kg/năm);
  • Vào năm thứ 4, 5, 6: Trẻ tăng trung bình 170 gam/tháng (tức 2 – 2.2 kg/năm);
  • Vào năm thứ 7: Trẻ tăng trung bình 192 gam/tháng (tức 2.2 – 2.4 kg/năm);
  • Vào năm thứ 8: Trẻ tăng trung bình 210 gam/tháng (tức 2.4 – 2.6 kg/năm);
  • Vào năm thứ 9: Trẻ tăng trung bình 245 gam/tháng (tức 2.7 – 3.2 kg/năm);
  • Vào năm thứ 10: Trẻ tăng trung bình 280 gam/tháng (tức 3.1 – 3.7 kg/năm).

Bảng cân nặng và chiều cao trung bình của bé

Bé yêu phát triển nhanh nhất về chiều cao lẫn cân nặng ngay trong năm đầu đời

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 10 tuổi

Tùy theo giới tính tốc độ tăng trưởng của trẻ có sự khác biệt rõ rệt. Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 10 tuổi mới nhất do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban hành:

1. Bảng chiều cao cân nặng bé trai chuẩn mới nhất

Bảng cân nặng và chiều cao trung bình của bé

Bảng chiều cao cân nặng của bé trai dưới 10 tuổi

2. Bảng chiều cao cân nặng bé gái chuẩn mới nhất

Bảng cân nặng và chiều cao trung bình của bé

Bảng chiều cao cân nặng của bé gái dưới 10 tuổi

Hướng dẫn tra cứu bảng chiều cao cân nặng của trẻ dưới 10 tuổi

Để tra cứu bảng chiều cao cân nặng của trẻ dưới 10 tuổi, bố mẹ cần:

  • Bước 1: Xác định ĐÚNG số tháng tuổi hoặc số năm tuổi của bé kể từ lúc chào đời.

Theo quy định mới của Tổ chức Y tế thế giới, ngày tuổi và tháng tuổi của trẻ sẽ được tính tròn theo tháng hoặc theo nằm, nghĩa là nếu trẻ chưa đủ 30 ngày tuổi thì tính là 0 tháng tuổi, nếu trẻ chưa đủ 12 tháng tuổi thì không thể tính là trẻ 1 tuổi. Theo đó, các định nghĩa:

  • * Trẻ 1 tháng tuổi: Được hiểu là trẻ đang trong giai đoạn từ ngày thứ 30 đến hết ngày thứ 59 sau khi chào đời;
    • Trẻ 12 tháng tuổi: Được hiểu là trẻ đang trong giai đoạn từ tháng thứ 12 đến hết 12 tháng và 59 ngày sau khi chào đời;
    • Trẻ 1 năm tuổi: Được hiểu là trẻ đang trong giai đoạn từ ngày sinh nhật tròn 1 tuổi đến ngày sinh nhật thứ 2 của bé.
  • Bước 2: Tìm số tháng hoặc năm tuổi tương ứng của bé trên cột “Tuổi”;
  • Bước 3: Gióng hàng ngang để xem chiều cao và cân nặng chuẩn tương ứng theo độ tuổi của bé tại cột “Trung Bình”; “Giới hạn dưới” và “Giới hạn trên”;
  • Bước 4: Đối chiếu các chỉ số chiều cao và cân nặng vừa tìm được ở bước 3 với thông số thực tế (TSTT) của bé. Nếu:
    • TSTT của bé nằm TRONG khoảng từ Giới hạn dưới đến Giới hạn trên: Nghĩa là bé phát triển hoàn toàn khỏe mạnh;
    • TSTT của bé nằm DƯỚI mức “Giới hạn dưới”: Nghĩa là trẻ bị suy dinh dưỡng;
    • TSTT của bé nằm trên mức “Giới hạn trên”: Nghĩa là trẻ bị thừa cân hoặc béo phì.

Bảng cân nặng và chiều cao trung bình của bé

Xác định đúng số tháng tuổi và năm tuổi của bé giúp mẹ tra cứu bảng chiều cao cân nặng của trẻ chính xác hơn

Hướng dẫn đo chiều cao cân nặng chuẩn cho trẻ dưới 10 tuổi

Có rất nhiều cách đo chiều cao và cân nặng khác nhau cho trẻ. Tuy nhiên, nếu bố mẹ không đo lường theo đúng phương pháp mà Viện Dinh dưỡng Quốc gia quy định, kết quả đầu ra có thể bị sai số và không phản ánh đúng thực trạng tăng trưởng của bé. Vì thế, để lấy được thông số chiều cao và cân nặng của bé một cách chính xác, bố mẹ nên thực hành theo hướng dẫn sau:

1. Nguyên tắc đo chiều cao chuẩn cho bé trai và bé gái

Về nguyên tắc, khi đo chiều cao chuẩn cho bé trai và bé gái, bố mẹ cần phải xác định chính xác số tháng tuổi của bé. Nếu:

  • Trẻ dưới 24 tháng tuổi: Cần cho bé nằm trên một mặt phẳng NGANG để đo chiều dài;
  • Trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên: Cần cho bé đứng dựa vào một mặt phẳng DỌC để đo chiều cao.

Về dụng cụ

  • Nếu trẻ dưới 24 tháng tuổi: Bố mẹ cần chuẩn bị một Thước gỗ đo chiều dài chuyên dụng có độ chia kích thước nhỏ nhất là 0.1 cm với 2 vạch in phân chia kích thước nằm dọc hai bên cạnh thước.
  • Nếu trẻ trên 24 tháng tuổi: Bố mẹ cần chuẩn bị thước gỗ chiều cao đứng chuyên dụng có biên độ kích thước nhỏ nhất là 0.1 cm.

Bảng cân nặng và chiều cao trung bình của bé

Minh họa thước gỗ đo chiều dài trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi và thước gỗ chiều cao dành cho trẻ nhỏ trên 2 tuổi

Cách đo chiều dài nằm cho trẻ dưới 24 tháng tuổi

Để đo chiều dài nằm cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, bố và mẹ cần phối hợp cùng nhau thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Đặt Thước đo chiều dài trẻ sơ sinh trên sàn nhà hoặc mặt bàn nằm ngang (không đặt thước trên thảm, nệm hay chiếu);
  • Bước 2: Tháo bỏ dép, bít tất, mũ, tả lót và bất cứ vật gì có thể khiến trẻ bị thay đổi chiều dài;
  • Bước 3: Đặt trẻ nằm ngửa lên mặt thước. Lúc này, mẹ cần áp 2 tay vào 2 tai của bé, điều chỉnh sao cho phần đầu của bé tiếp xúc sát với mặt thước với hướng mắt nhìn vuông góc lên trần nhà; đồng thời, đảm bảo cho phần đỉnh đầu của bé chạm vào mốc êke chỉ ngay vạch số 0 trên thước. Trong khi đó, bố cần:
    • Giữ cho đầu gối của bé thẳng, hai gót chân chạm sát vào nhau;
    • Đảm bảo trục xương sống của trẻ trùng với trục thước đo. Đồng thời, giữ 2 gót chân, 2 bắp chân, 2 mông và 2 vai của trẻ chạm thước.
  • Bước 4: Bố chủ động kéo vạch ê-ke di động của thước đo chạm vào chân bé và đảm bảo lòng bàn chân thẳng đứng, vuông góc với mặt bàn.
  • Bước 5: Bố đọc kết quả mà vạch ê-ke di động chỉ trên vạch in kích thước. Kết quả cần lấy 1 chỉ số thập phân.

Bảng cân nặng và chiều cao trung bình của bé

Minh họa cách đo chiều cao nằm dành cho trẻ dưới 2 tuổi

Cách đo chiều cao cho trẻ trên 24 tháng tuổi

Để đo chiều cao cho trẻ trên 24 tháng tuổi, bố hoặc mẹ cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Đặt thước sát vào tường;
  • Bước 2: Bỏ hết giày dép, mũ (nón), khăn, chỏm cột tóc, kẹp tóc hay bất cứ thứ gì có thể “ăn gian” chiều cao của bé;
  • Bước 3: Cho bé đứng sát vào thước và đảm bảo:
    • Chân bé thẳng đứng, hai bàn chân áp vào nhau. Bé không được đứng kiễng chân hay đứng nghiêng;
    • Đầu của bé nằm ngang (không cúi lên hoặc cúi xuống), mắt nhìn thẳng, hai tay buông lỏng tự nhiên.
    • Lưng thẳng (không bị cong hay gù), áp sát vào mặt thước sao cho không còn kẽ hở giữa mặt lưng với mặt thước;
    • Đầu, 2 vai, mông, bắp chân và gót chân cũng áp sát vào mặt thước;
    • Trục cơ thể của bé trùng với trục dọc của thước;
  • Bước 4: Kéo ê-ke di động áp sát đỉnh đầu của trẻ;
  • Bước 5: Đọc chỉ số in trên vạch thước kẻ. Kết quả cần lấy đến 1 chữ số hàng thập phân.

Bảng cân nặng và chiều cao trung bình của bé

Minh họa cách đo chiều đứng dành cho trẻ từ 2 tuổi trở lên

2. Nguyên tắc đo cân nặng để tra cứu bảng cân nặng của trẻ

Về dụng cụ, bố mẹ có thể dùng bất kỳ loại cân nào có vạch chia nhỏ nhất là 0.1kg để đo trọng lượng cho bé, chẳng hạn như cân điện tử, cân đồng hồ, cân treo, cân đòn,…

Về nguyên tắc đo cân nặng của trẻ, bố mẹ cần:

  • Đảm bảo cân chính xác: Kiểm tra để chắc chắn cân không bị hao mòn hay sai số theo thời gian;
  • Lựa chọn thời điểm cân phù hợp: Cho trẻ cân vào buổi sáng sớm, trước khi ăn sáng và sau khi đại tiện/tiểu tiện. Nếu không thể cân bé vào bữa sáng, hãy đảm bảo trẻ được cân trước khi đến bữa ăn tiếp theo trong ngày hoặc trước giờ trẻ phải vận động hoặc học tập.
  • Loại bỏ vật có trọng lượng nặng: Nếu trên người trẻ có trang sức, bỉm tả hay quần áo quá nặng, bố mẹ cần tháo hết những vật phẩm này ra để cân nặng của trẻ không bị sai số quá nhiều.

Về phương pháp, để đo cân nặng chính xác cho trẻ, bố hoặc mẹ cần thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Đặt cân trên một mặt phẳng nằm ngang vững chắc và trong một không gian kín gió, có đủ ánh sáng. Không đặt cân tại nơi gồ ghề, bấp bênh, lún sụt, ẩm mốc hay thiếu ánh sáng.
  • Bước 2: Khởi động cân và đảm bảo cân chỉ số 0 trước khi cho bé bước lên.
  • Bước 3: Kiểm tra độ chính xác của cân bằng 1 quả cân mẫu đã biết trước khối lượng. Nếu cân hiển thị chính xác thông số của quả cân mẫu thì bạn nên lấy quả cân mẫu ra khỏi bàn cân và tiếp tục sang bước 4.
  • Bước 4: Cởi bỏ hết mũ/nón hay quần áo quá nặng. Cho trẻ mặc quần áo tối thiểu hoặc tốt nhất là không cần mặc gì.
  • Bước 5: Cho trẻ bước lên cân và đảm bảo:
    • Hai bàn chân của trẻ đặt trọn trên bàn cân.
    • Giữ cho tay, chân và mình của trẻ đứng yên, không được đung đưa.

Nếu trẻ chưa thể đứng được thì bố mẹ cần đặt bé vào giữa lòng (máng) cân dành riêng cho trẻ sơ sinh hoặc dùng phương pháp “mẹ bồng con” để cân cả 2 mẹ con; sau đó trừ cân nặng của mẹ ra là được.

  • Bước 6: Đọc kết quả đo cân hiển thị và lấy đến 1 chữ số thập phân. Lưu ý, bố mẹ chỉ nên đọc kết quả lúc cân ổn định – khi số cân không bị “nhảy múa” quá nhiều.

Bảng cân nặng và chiều cao trung bình của bé

Đảm bảo chân trẻ nằm trọn trong mặt cân và chỉ đọc kết quả khi số cân ổn định

Chiều cao cân nặng của trẻ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến bảng chiều cao cân nặng của trẻ em từ 0 đến 10 tuổi, chẳng hạn như do gen di truyền, do chế độ dinh dưỡng/vận động/nghỉ ngơi hoặc do chất lượng môi trường sống, bệnh lý nền và sức khỏe trong thời kỳ mang thai của mẹ. Trong số các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ, chỉ có gen di truyền là không thể thay đổi được; còn lại, bố mẹ hoàn toàn có thể điều chỉnh để tạo điều kiện tối ưu cho bé phát triển vượt trội. Cụ thể:

1. Gen di truyền có thể ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ

Theo nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy tồn tại hơn 12000 mã gen khác nhau có khả năng quyết định tới 80% chiều cao của trẻ. Trong khi đó, một nghiên cứu khác lại cho thấy, các yếu tố di truyền như trọng lượng sơ sinh của bố mẹ lúc vừa chào đời cũng có thể quyết định đến 5% trọng lượng sau khi sinh của trẻ. Như vậy, dù ít hay nhiều thì gen di truyền đều có thể gây ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ từ khi sinh ra đến khi trưởng thành.

2. Chế độ dinh dưỡng và môi trường sống

Dinh dưỡng ngoài việc cung cấp năng lượng cho cơ thể trẻ duy trì các hoạt động sống, chúng còn cung cấp thêm nhiều dưỡng chất thiết yếu để trẻ phát triển chiều cao và cân nặng. Nói cách khác, mọi việc điều chỉnh hàm lượng hay thay đổi thành phần dinh dưỡng đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của bé.

Ví dụ, trẻ sơ sinh được bú mẹ hoàn toàn trong 3 tháng đầu đời được chứng minh là dễ tăng cân nhanh hơn trẻ sơ sinh dùng sữa công thức. Ngược lại, thì trẻ sơ sinh trong giai đoạn từ 3 – 12 tháng tuổi sẽ dễ tăng cân hơn khi được dùng sữa công thức thay vì sữa mẹ. Điều này cho thấy, chế độ dinh dưỡng hoàn toàn có khả năng tác động đến tốc độ tăng trưởng của bé theo từng thời kỳ.

Bên cạnh dinh dưỡng, môi trường sống cũng góp phần lớn vào việc phát triển của trẻ. Nếu trẻ thường xuyên sống trong một môi trường ẩm thấp, ô nhiễm hay ở gần các mầm bệnh, trẻ chắc chắn sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn và khiến hành trình tăng trưởng bị gián đoạn. Từ đó, trẻ dễ bị thấp lùn, còi cọc, chậm lớn hoặc ngừng tăng cân.

Bảng cân nặng và chiều cao trung bình của bé

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến chiều cao và cân nặng của trẻ

3. Các bệnh lý mạn tính ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ

Theo các báo cáo khoa học, hầu hết bệnh lý mãn tính đều có thể khiến trẻ chậm phát triển về cả chiều cao lẫn cân nặng. Cụ thể:

  • Bệnh viêm ruột mãn tính: Khiến 15 – 40% trẻ em mắc bệnh này chậm lớn vì kém hấp thu dinh dưỡng;
  • Bệnh hen suyễn, viêm phế quản, viêm mũi dị ứng và viêm da cơ địa: Khiến trẻ em có nguy cơ thấp lùn, chậm tăng cân và dậy thì muộn cao gấp 2 – 5 lần trẻ em bình thường;
  • Bệnh thận mãn tính & bệnh viêm thấp khớp: Trẻ em mắc 2 bệnh này thường được điều trị bằng thuốc glucocorticoid nhưng hợp chất này lại ức chế quá trình tạo xương. Do đó, sau khi bệnh thuyên giảm và bác sĩ ngừng điều trị bằng glucocorticoid, có đến 30% trẻ em bị thấp lùn và chậm tăng trưởng chiều cao kéo dài cho đến khi trưởng thành.

4. Sự chăm sóc, gần gũi của bố mẹ

Những sai lầm trong cách chăm sóc và nuôi dạy của bố mẹ hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của con theo nhiều cách, chẳng hạn như:

  • Cho con ăn không đủ lượng: Trẻ ở mỗi độ tuổi khác nhau cần tiêu thụ một khẩu phần ăn khác nhau để tăng trưởng tối ưu. Ví dụ, theo khuyến nghị năng lượng dành cho trẻ em của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em từ 1 – 3 tuổi cần được ăn trung bình 1300 calo/ngày, trong khi trẻ từ 4 – 6 tuổi cần được tiêu thụ 1600 calo/ngày. Việc cho trẻ ăn không đủ năng lượng có thể khiến trẻ chậm tăng cân, thậm chí là bị suy dinh dưỡng.
  • Cho con ăn không đủ chất: Việc thường xuyên cho con ăn nhiều lần 1 món hoặc quá nuông chiều theo sở thích ăn uống của bé đều có thể khiến trẻ bị “mất oan” vi chất. Ví dụ, trẻ em ghét ăn rau và trái cây thường dễ bị táo bón, hệ miễn dịch kém, dễ mắc bệnh vặt và chậm tăng cân. Trong khi đó, trẻ em ghét uống sữa thường bị thiếu canxi, phốt pho, vitamin D,… khiến trẻ dễ bị còi xương và thấp lùn.
  • Bố mẹ hay quát mắng con khi ăn: Việc quát mắng con trong giờ ăn sẽ khiến trẻ dần dần sẽ hình thành phản xạ sợ đồ ăn; từ đó sinh ra chứng biếng ăn tâm lý, khiến trẻ bị thiếu hụt năng lượng và các dưỡng chất thiết yếu để phát triển khỏe mạnh.

Bảng cân nặng và chiều cao trung bình của bé

Thường xuyên la mắng có thể khiến trẻ biếng ăn tâm lý và chậm lớn

5. Sức khỏe của mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Theo nghiên cứu, có hơn 64% trẻ em bị suy dinh dưỡng bào thai – tức cân nặng khi sinh ra nhỏ hơn 2.5kg – đều được sinh ra từ những người mẹ đang mắc ít nhất 1 căn bệnh mạn tính trong thai kỳ. Kết quả này cho thấy, việc đảm bảo một sức khỏe tốt cho mẹ trong khi mang thai hoàn toàn có thể quyết định đến cân nặng của bé khi chào đời.

Trong khi đó, nếu không may mẹ bị trầm cảm sau sinh, rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống, hay căng thẳng và mất ngủ,…thì 2 hóc môn Prolactin và Oxytocin có thể hoạt động kém hiệu quả, khiến mẹ sản xuất được rất ít sữa, mất sữa hoặc có sữa nhưng thành phần dinh dưỡng trong sữa không cung cấp đủ vi chất và năng lượng cho con. Từ đó, trẻ bú mẹ có nguy cơ cao bị chậm lớn, chậm tăng cân hoặc thậm chí dừng tăng cân và suy dinh dưỡng.

6. Chế độ vận động, thể dục thể thao

Tập thể dục được là cách kích thích tuyến yên bài tiết hóc môn tăng trưởng GH (Growth Hormone) mạnh mẽ nhất. Hóc môn này đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sự tăng sinh của nguyên bào xương, thúc đẩy quá trình hình thành xương và giúp bé tăng trưởng chiều cao vượt trội.

Mặt khác, hóc môn tăng trưởng GH còn giúp kích thích tổng hợp protein và tăng cường phân hủy chất béo để cung cấp năng lượng cần thiết cho sự phát triển của mô. Nhờ đó, tập thể dục thể thao ngoài việc giúp bé phát triển chiều cao như ý, còn giúp bé có được một thân hình săn chắc và tăng cân khỏe mạnh.

Cân nặng chiều cao của bé không đạt chuẩn: Bố Mẹ phải làm gì?

Khi thấy các thông số tăng trưởng của con không nằm trong bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 10 tuổi, bố mẹ cần:

1. Về dinh dưỡng

  • Với trẻ sơ sinh: Mẹ cần đảm bảo cho trẻ bú đủ hàm lượng sữa cần thiết.
  • Với trẻ hơn 6 tháng tuổi: Mẹ cần kết hợp cho trẻ ăn dặm từ 2 -3 cữ cháo bột loãng bên cạnh 3 cữ bú chính.
  • Với trẻ từ 3 – 10 tuổi: Mẹ cần cân bằng đầy đủ đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất trong bữa ăn của trẻ thông qua việc đa dạng hóa thực phẩm. Theo đó, mỗi bữa ăn chính của trẻ cần có đầy đủ 5 món là cơm, canh, xào, mặn và món tráng miệng. Tốt nhất, mẹ nên tham khảo Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3 – 5 tuổi hoặc Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 6 – 10 tuổi để cho trẻ ăn đầy đủ cả lượng và chất, giúp trẻ phát triển toàn diện.

2. Về vận động

Trẻ em có nhiều hình thức hoạt động thể chất khác nhau, bao gồm việc trườn (bò), đứng, lèo trèo, đi bộ, chơi trò chơi, mang vác vật nhẹ, tập thể dục hoặc chạy nhảy và tự do vui chơi….Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em cần ít nhất 60 phút vận động mỗi ngày để có thể phát triển thể chất tối ưu.

Tốt nhất, bố mẹ nên tạo điều kiện để con được tham gia các trò chơi chạy nhảy, vận động ngoài trời để vừa kích thích hóc môn tăng trưởng GH một cách tự nhiên, vừa cho trẻ cơ hội tăng cường tổng hợp Vitamin D từ ánh sáng mặt trời, giúp bé cao lớn vượt trội.

3. Về chế độ ngủ nghỉ

Ngủ đủ giấc là điều kiện tiên quyết để trẻ có thể phát triển bình thường và khỏe mạnh. Nguyên nhân là bởi hóc môn tăng trưởng GH được cơ thể trẻ tiết ra mạnh nhất vào giấc ngủ đêm. Do đó, việc khó ngủ, ngủ không sâu hay ngủ thiếu giấc hoàn toàn có thể làm trì trệ tiến trình tăng trưởng của bé. Để giúp trẻ phát triển toàn diện, mẹ nên cho trẻ ngủ đủ giấc theo thời lượng sau:

  • Trẻ từ 0 – 3 tháng tuổi: Cần ngủ từ 14 – 17 giờ/ngày;
  • Trẻ từ 4 – 11 tháng tuổi: Cần ngủ từ 12 – 15 giờ/ngày;
  • Trẻ từ 1 – 2 tuổi: Cần ngủ từ 11 – 14 giờ/ngày;
  • Trẻ từ 3 – 5 tuổi: Cần ngủ từ 10 – 13 giờ/ngày;
  • Trẻ từ 6 – 10 tuổi: Cần ngủ từ 9 – 11 giờ/ngày.

Nếu bố mẹ đã áp dụng nhiều biện pháp để cải thiện tình trạng tăng trưởng mà các thông số cân đo của bé vẫn không đạt chuẩn so với bảng chiều cao cân nặng của trẻ do WHO ban hành, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ dinh dưỡng hoặc bác sĩ nhi khoa gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bảng cân nặng và chiều cao trung bình của bé

Trẻ đang được đo chiều cao theo đúng phương pháp của Viện Dinh dưỡng Quốc gia tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Trên đây là tất cả những thông tin quan trọng về bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 10 tuổi mà bố mẹ cần lưu tâm. Hy vọng bài viết này đã phần nào giúp bố mẹ hiểu được chiều cao cân nặng của trẻ dưới 10 tuổi như thế nào mới đạt chuẩn, cũng như cách xử trí phù hợp khi thấy trẻ chưa bắt kịp nhịp tăng trưởng vốn có. Nếu còn kỳ thắc mắc nào, mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được tư vấn sớm. Hẹn gặp bố mẹ và bé yêu tại chi nhánh Nutrihome gần nhất!

Bé gái 2 tuổi cân nặng bao nhiêu?

Cân nặng: Cân nặng bình thường của bé gái 2 tuổi là 11.5kg. Bé có nguy cơ suy dinh dưỡng nếu có cân nặng 10.1kg hoặc bị suy dinh dưỡng nếu cân nặng chỉ 9.2kg. Ngược lại, bé có nguy cơ béo phì nếu cân nặng đạt 13.1kg và bị béo phì nếu cân nặng đạt 14.6kg.

Bé trai 3 tuổi cao và nặng bao nhiêu?

Chiều cao trung bình của trẻ trai 3 tuổi là 96,1 cm (nằm trong khoảng từ 88,7 đến 103,5 cm).

Bé gái 21 tháng tuổi cao bao nhiêu?

Trong đó, chiều cao chuẩn của bé gái 21 tháng tuổi trung bình là 83,7cm và cân nặng là 10,9kg. Việc ghi lại chiều cao và cân nặng của con hàng tháng để theo dõi sẽ là cơ sở để bác sĩ nhi khoa biết được mô hình phát triển của trẻ.

Bé gái 9 tuổi cân nặng bao nhiêu?

Mặc dù có cùng chiều cao chuẩn, nhưng cân nặng chuẩn của bé gái có sự khác biệt nhỏ, ở mức 28.1kg đối với bé gái 9 tuổi. Lúc này, cơ thể bé gái đã có sự khác nhau nhiều so với các bé trai khả năng tăng cân cũng không nhanh và mạnh mẽ bằng các bé trai.