Ban quản lý dự án xây dựng là gì năm 2024

– Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh Gia Lai (Ban QLDA) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai; Ban QLDA chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh và chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của các Sở quản lý chuyên ngành liên quan. Ban QLDA có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.

– Ban QLDA được phân loại là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên, hoạt động theo các quy định của Nhà nước về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên.

2. Chức năng, nhiệm vụ:

2.1. Chức năng:

– Làm chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách, vốn nhà nước ngoài ngân sách do người quyết định đầu tư giao.

– Thực hiện tư vấn quản lý dự án cho các dự án khác hoặc thực hiện một số công việc tư vấn phù hợp với điều kiện năng lực theo quy định.

– Tiếp tục quản lý các dự án do mình làm Chủ đầu tư và theo hợp đồng tư vấn quản lý dự án cho các Chủ đầu tư khác.

– Bàn giao công trình hoàn thành cho Chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình khi kết thúc xây dựng hoặc tổ chức quản lý khai thác sử dụng các công trình được UBND tỉnh giao.

– Thực hiện nhiệm vụ mua sắm tập trung, mua sắm trang thiết bị cấp tỉnh theo quy định của cấp có thẩm quyền.

– Thực hiện các chức năng khác do UBND tỉnh giao.

2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn:

Ban QLDA có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác quản lý dự án theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ khác gồm:

2.2.1 Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư gồm:

+ Lập kế hoạch dự án: Lập, trình phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án hàng năm.

+ Tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng: Thực hiện các thủ tục liên quan đến quy hoạch xây dựng, sử dụng đất đai, tài nguyên, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ cảnh quan, môi trường, phòng chống cháy nổ có liên quan đến công trình xây dựng; tổ chức lập dự án theo quy định; tiếp nhận, giải ngân vốn chuẩn bị đầu tư (nếu có) và thực hiện các công việc chuẩn bị đự án khác.

+ Các nhiệm vụ thực hiện dự án: Tổ chức thực hiện hiện khảo sát thiết kế xây dựng và trình thẩm định, phê duyệt hoặc tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng (phân theo cấp); phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư (nếu có) và thu hồi, giao nhận đất để thực hiện dự án; tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng xây dựng; giám sát quá trình thực hiện, giải ngân, thanh toán theo hợp đồng và các công việc cần thiết khác.

+ Các nhiệm vụ kết thúc xây dựng: Tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành; vận hành chạy thử; quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và bảo hành công trình; tổ chức quản lý khai thác sử dụng đối với công trình được giao.

+ Các nhiệm vụ quản lý tài chính và giải ngân: Tiếp nhận, giải ngân vốn theo tiến độ thực hiện dự án và hợp đồng ký kết với nhà thầu xây dựng; thực hiện chế độ quản lý tài chính, tài sản của Ban quản lý dự án theo quy định.

+ Các nhiệm vụ hành chính, điều phối và trách nhiệm giải trình: Tổ chức Văn phòng và quản lý nhân sự Ban QLDA, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ, khen thưởng kỷ luật đối với cán bộ, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý; thiết lập hệ thống thông tin nội bộ và lưu trữ thông tin; cung cấp thông tin và giải trình chính xác, kịp thời về hoạt động của Ban QLDA theo yêu cầu của người quyết định đầu tư và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Các nhiệm vụ giám sát, đánh giá và báo cáo: Thực hiện giám sát đánh giá đầu tư theo quy định của pháp luật; định kỳ đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

2.2.2 Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án gồm:

+ Tổ chức thực hiện các nội dung quản lý dự án theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.

+ Phối hợp với hoạt động tổ chức cá nhân tham gia thực hiện dự án để đảm bảo yêu cầu về tiến độ, chất lượng, chi phí, an toàn và bảo vệ môi trường.

+ Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án do người khác quyết định đầu tư, chủ đầu tư giao hoặc ủy quyền thực hiện.

2.2.3 Nhận tư vấn quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với các chủ đầu tư khác phù hợp với năng lực hoạt động của mình.

2.2.4 Thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình và các công việc tư vấn khác khi đủ năng lực hoạt động của mình.

2.2.5 Thực hiện các nhiệm vụ mua sắm tập trung, mua sắm thiết bị cấp tỉnh và các nhiệm vụ khác theo quy định.

Việc nắm vững mô tả công việc quản lý dự án xây dựng sẽ giúp nhà tuyển dụng tìm ra ứng viên phù hợp, có khả năng đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình xây dựng được giao. Hoà Bình sẽ cung cấp cho độc giả mô tả công việc quản lý dự án xây dựng chuẩn 2020 ngay trong bài viết dưới đây. Tham khảo ngay nhé!

1. Tổng quan công việc quản lý dự án xây dựng chuyên nghiệp 2020

Quản lý dự án xây dựng là một quá trình phức tạp, không có sự lặp lại. Chúng được diễn ra theo các quy tắc chặt chẽ và được xác định rõ theo từng công việc cụ thể.

Ban quản lý dự án xây dựng là gì năm 2024

Quản lý dự án xây dựng là một quá trình phức tạp, không có sự lặp lại.

Mục đích của quản lý dự án xây dựng là để kiểm soát thời gian của một dự án, chi phí và chất lượng. Quản lý dự án xây dựng tương thích với tất cả các hệ thống phân phối dự án, bao gồm thiết kế - nhà thầu xây dựng, thiết kế xây dựng, quản lý độ an toàn và rủi ro và đối với các quan hệ đối tác.

Công tác chính của quản lý dự án xây dựng: Quản lý tiến độ, quản lý an toàn lao động và môi trường xây dựng, quản lý kế hoạch (tổng thể) dự án, quản lý chi phí và nguồn lực, quản lý thời gian và tiến độ, quản lý hợp đồng, quản lý thi công xây lắp, quản lý rủi ro của dự án, quản lý vận hành dự án,…

2. Mô tả công việc quản lý xây dựng chuyên nghiệp

Ban quản lý dự án xây dựng có chức năng tham mưu, đề xuất giúp chủ đầu tư thực hiện việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Đồng thời, hực hiện việc quản lý, giám sát các hoạt động xây dựng dự án đã được Hội đồng quản trị phê duyệt.

Ban quản lý dự án xây dựng sẽ có nhiệm vụ cụ thể như sau:

  • Nắm rõ, phân tích và đánh giá tình trạng hiện tại của việc thực hiện dự án đồng thời nắm được các quy trình thực hiện dự án để lập kế hoạch quản lý, kiểm soát dự án
  • Xem xét, đánh giá những thay đổi trong thiết kế, thi công xây dựng, mua sắm vật tư, trang thiết bị, an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng cháy chữa cháy, chạy thử nghiệm thu và bàn giao công trình, đào tạo vận hành,…Đảm bảo cho các thay đổi trên không ảnh tới an toàn, chất lượng cũng như tiến độ thực hiện dự án.
  • Lập hồ sơ mời thầu, lựa chọn nhà thầu
  • Giám sát, điều hành tiến độ và chất lượng thực hiện hợp đồng của các nhà thầu
  • Xem xét, kiểm tra các tài liệu của các nhà thầu theo hợp đồng đã ký kết với Chủ đầu tư.

Ban quản lý dự án xây dựng là gì năm 2024

Theo dõi, đánh giá, báo cáo mức độ thực hiện và hoàn thành tiến độ thi công của các nhà thầu là một trong những công việc chính của Quản lý dự án xây dựng

  • Giám sát và điều hành các nhà thầu thực hiện tiến độ do các nhà thầu khác lập và hiệu chỉnh. Lập lại tiến độ thực hiện dự án phù hợp với tổng tiến độ và các mốc quan trọng đã được duyệt.
  • Theo dõi, đánh giá, báo cáo mức độ thực hiện và hoàn thành tiến độ thi công của các nhà thầu. Đưa ra các biện pháp xử lý và điều chỉnh kịp thời khi có sự chậm trễ nhằm đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ đề ra.
  • Lập, kiểm tra, điều hành kế hoạch và các điều kiện để tiến hành thí nghiệm, kiểm định, chạy thử, nghiệm thu cho phù hợp với tổng tiến độ công trình.
  • Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc lập và thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy, nổ của các nhà thầu
  • Kiểm tra kế hoạch, điều hành quá trình đào tạo của các nhà thầu đào tạo, hướng dẫn vận hành và chuyển giao công nghệ của các nhà thầu.
  • Giám sát và điều hành các nhà thầu nhằm đảm bảo việc thực hiện các công việc phù hợp với các mốc và khoảng thời gian quan trọng của dự án.
  • Xem xét, kiểm tra biện pháp tổ chức thi công, kế hoạch chất lượng của nhà thầu
  • Quản lý các rủi ro liên quan đến dự án.

3. Một số chức danh trong ban quản lý dự án xây dựng

Các chức danh chủ chốt của Ban quản lý dự án xây dựng gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc (không quá 03 người), Kế toán trưởng.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với Giám đốc, các Phó Giám đốc và Kế toán trưởng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh.

Ban quản lý dự án xây dựng là gì năm 2024

Các chức danh chủ chốt của Ban quản lý dự án xây dựng gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc (không quá 03 người), Kế toán trưởng.

Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng (không quá 2). Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Giám đốc Ban quản lý dự án xây dựng quyết định theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp quản lý cán bộ, viên chức của tỉnh. Trường hợp khối lượng công việc ít thì chỉ thành lập một phòng Điều hành dự án.

Xây dựng và quản lý dự án là gì?

Quản lý dự án xây dựng là dịch vụ chuyên nghiệp dùng kĩ thuật chuyên môn để quản lý công trình đầu tư xây dựng, thực hiện giám sát và chịu trách nhiệm lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng dự án từ đầu đến khi hoàn tất công trình.

Ban quản lý dự án gồm những ai?

- Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án gồm Giám đốc, Phó giám đốc và các cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ tùy thuộc yêu cầu, tính chất của dự án. Thành viên của Ban quản lý dự án làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm theo quyết định của chủ đầu tư.

Ban quản lý xây dựng là gì?

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng là một hội đồng gồm có nhiều thành viên áp dụng các công cụ và kỹ năng để đảm bảo các yêu cầu của dự án được đáp ứng. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng sẽ hỗ trợ các quy trình trên phối hợp với các bộ phận khác để đảm bảo thành công của dự án về thời gian và chi phí.

Ban quản lý dự án trong tiếng Anh là gì?

Project management board có nghĩa là Ban quản lý dự án. - The project management board of the province has carried out many specific activities,ensuring the objectives of the project.