Ban giám hiệu viết hoa như thế nào

Hiện nay, trong các văn bản pháp luật không sử dụng từ Ban giám hiệu, tuy nhiên đây là cụm từ sử dụng khá rộng rãi dù là trong giao tiếp hay soạn thào văn bản.

Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản Ban giám hiệu bao gồm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường học và các giáo viên giám thị. Đây là những người có vai trò lãnh đạo, quản lý các hoạt động của trường học.

Vai trò của Ban giám hiệu nhà trường gồm:

- Ban giám hiệu nhà trường cần xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.

- Ban giám hiệu nhà trường có trách nhiệm tuyển dụng, quản lý, sử dụng đội ngũ giáo viên và cán bộ, nhân viên của nhà trường. Ban giám hiệu nhà trường cần xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đội ngũ giáo viên và cán bộ, nhân viên.

- Ban giám hiệu nhà trường có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường và đảm bảo chương trình, kế hoạch giáo dục được thực hiện đúng mục tiêu, chất lượng.

- Ban giám hiệu nhà trường có trách nhiệm tổ chức hoạt động dạy và học của nhà trường, đảm bảo hoạt động dạy và học được thực hiện hiệu quả, đạt kết quả cao.

- Ban giám hiệu nhà trường có trách nhiệm quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường.

- Ban giám hiệu nhà trường có trách nhiệm quản lý tài chính, tài sản của nhà trường, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, hiệu quả.

- Ban giám hiệu nhà trường có trách nhiệm quản lý, giáo dục học sinh của nhà trường.

- Ban giám hiệu nhà trường có trách nhiệm tiếp xúc, đối ngoại với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động của nhà trường.

Ban giám hiệu viết hoa như thế nào

Ban giám hiệu nhà trường gồm những ai? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn của Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng trường trung học công lập là gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 11 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng như sau:

Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng
...
3. Tiêu chuẩn của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học
a) Về trình độ đào tạo và thời gian công tác: phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn được đào tạo ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học và đã dạy học ít nhất 05 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó.
b) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học phải đạt tiêu chuẩn quy định tại chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học theo quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
...

Theo đó Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng trường trung học công lập cần có những tiêu chuẩn sau:

(1) Về trình độ đào tạo và thời gian công tác:

- Đạt trình độ chuẩn được đào tào của nhà giáo đối với cấp học tương ứng;

- Đạt trình độ đào tạo cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học;

- Đã dạy học được tối thiểu 05 năm (đối với trường hợp ở miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì phải đảm bảo đã dạy học ít nhất 04 năm) ở cấp học đó;

(2) Đạt chuẩn hiệu trưởng, phó hiểu trường trường trung học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nhiệm kỳ công tác của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường công lập là bao nhiêu năm?

Căn cứ theo Điều 10 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định về hiệu trưởng, phó hiệu trưởng như sau:

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng
...
c) Hiệu trưởng trường công lập do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm; hiệu trưởng trường dân lập, tư­ thục do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận. Nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 05 năm. Sau 05 năm, hiệu trưởng được đánh giá và có thể bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Hiệu trưởng công tác tại một trường công lập không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
...
2. Phó hiệu trưởng
...
c) Phó hiệu trưởng trường công lập do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm; phó hiệu trưởng trường dân lập, tư­ thục do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận. Nhiệm kỳ của phó hiệu trưởng là 05 năm. Sau mỗi năm học, phó hiệu trưởng được viên chức, người lao động trong trường góp ý và cấp có thẩm quyền đánh giá theo quy định;
...

Căn cứ theo Điều 11 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về hiệu trưởng, phó hiệu trưởng như sau:

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng
...
c) Nhiệm kì của hiệu trưởng trường tiểu học là 05 năm. Sau mỗi năm học hiệu trưởng được viên chức, người lao động trong trường góp ý và cấp có thẩm quyền đánh giá theo quy định. Hiệu trưởng công tác tại một trường tiểu học công lập không quá hai nhiệm kì liên tiếp.
...
2. Phó hiệu trưởng
...
c) Nhiệm kì của phó hiệu trưởng trường tiểu học là 05 năm. Sau mỗi năm học phó hiệu trưởng được hiệu trưởng, viên chức, người lao động trong trường góp ý và cấp có thẩm quyền đánh giá theo quy định.
...

Căn cứ theo Điều 11 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng như sau:

Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng
...
c) Nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường trung học là 05 năm. Sau mỗi năm học, hiệu trưởng được viên chức, nhân viên trong trường góp ý và cấp có thẩm quyền đánh giá theo quy định. Hiệu trưởng công tác tại một trường trung học công lập không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
...
2. Phó hiệu trưởng
...
c) Nhiệm kỳ của phó hiệu trưởng trường trung học là 05 năm. Sau mỗi năm học phó hiệu trưởng được viên chức, người lao động trong trường góp ý và cấp có thẩm quyền đánh giá theo quy định.
...

Theo đó, nhiệm kỳ công tác của của hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trường công lập các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân đều là 05 năm.