Bài tiểu luận tình huống lớp kế toán viên năm 2024

Là những sự kiện thực tế khách quan diễn ra có tính chất bất thường liên quan đến trách nhiệm quản lý của cơ quan hành chính nhà nước, buộc cơ quan hành chính nhà nước phải có biện pháp giải quyết thích hợp

Đặc trưng của tình huống hành chính là một bài viết tường trình chi tiết một sự việc, một vấn đề hay một loạt sự việc và vấn đề có liên quan với nhau trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước

Theo quy định tiểu luận được chia thành 04 phần có cấu trúc như sau:

Phần I: Đặt vấn đề

1. Giới thiệu về khoá bồi dưỡng kiến thức QLHCNN;

2. Trình bày lý do mà cá nhân quyết định tham dự khoá bồi dưỡng;

3. Giới thiệu về cấu trúc nội dung, chương trình khoá bồi dưỡng;

4. Giới thiệu vắn tắt về cấu trúc, nội dung của Tiểu luận tình huống của mình.

5. Đoạn văn cuối trình bày mong muốn , cám ơn lịch sự

Phần II: nội dung tình huống

1. Mục tiêu phân tích tình huống

2. Cơ sở lý luận

3. Phân tích diễn biến tình huống

4. Nguyên nhân dẫn đến tình huống

5. Hậu quả của tình huống

Phần III: Phân tích và giải quyết tình huống

1. Mục tiêu xử lý tình huống

2. Đề xuất các phương án, lựa chọn phương án tối ưu

3. Các giải pháp thực hiện phương án đã lựa chọn

Phần III: Kết luận và kiến nghị

1. Về tầm quan trọng của công tác quản lý hành chính Nhà nước;

2. Về vai trò tham mưu giúp việc của Chuyên viên;

3. Về tính cấp thiết và tầm quan trọng của việc tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức QLHCNN;

4. Viết về tác dụng của khoá bồi dưỡng đối với bản thân;

5. Một vài đề xuất về chương trình học, về lớp học đối với đơn vị tổ chức lớp (Hai đơn vị)

Phụ lục, Tài liệu tham khảo

Hướng dẫn xây dựng tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên và chuyên viên chính:

Những vấn đề thường gặp và phát sinh tình huống QLHCNN:

Những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến trách nhiệm quản lý của cơ quan hành chính nhà nước

Những sự biến đổi không bình thường của tự nhiên như bão lụt, hạn hán, dịch bệnh,…

Những sự biến đổi không bình thường của xã hội như khủng hoảng kinh tế, phá sản doanh nghiệp, tệ nạn xã hội…

Những lệch lạc trong nhận thức, tư tưởng, hành động của cả chủ thể quản lý và đối tượng quản lý;

Những hành vi bất hợp tác của đối tượng quản lý; hành vi cố tình làm trái để cản trở quá trình thực hiện công việc.

1. Mục đích:

* Giúp cho học viên

– Có phương pháp luận, phương pháp tư duy khoa học trong quá trình tiếp cận, phân tích và xử lý tình huống trong quản lý;

– Nắm vững, hệ thống các kiến thức lý luận đã được trang bị trong khoá học;

– Vận dụng tốt kiến thức đã học để phân tích, xử lý tình huống hành chính.

2. Yêu cầu:

– Thể hiện sự hiểu biết của học viên về những kiến thức đã được trang bị trong cả khoá học;

– Khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào việc phân tích, xử lý một tình huống cụ thể xảy ra trong quản lý;

– Đề xuất với Đảng và Nhà nước các kiến nghị, giải pháp giải quyết vấn đề trong lĩnh vực quản lý nhà nước cụ thể, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý.

II/. Nội dung tình huống

1. Một tình huống tốt phải trả lời được các câu hỏi sau:

n – Sự việc hoặc vấn đề đó có ý nghĩa gì trong quản lý nhà nước?

n – Có những đòi hỏi gì đặt ra?

n – Có thể hoặc phải làm gì trước những vấn đề này?

n – Có những ai tham gia vào câu chuyện tình huống này?

n – Thực hiện ra sao?

2. Các loại tình huống

– Xét về mặt thời gian:

+ Tình huống đóng: đã xảy ra và đã kết thúc;

+ Tình huống mở: đang xảy ra chưa kết thúc.

– Xét về mặt phạm vi:

+ Tình huống có thể xảy ra tại cơ quan, đơn vị người viết;

+ Tình huống có thể xảy ra ngoài cơ quan, đơn vị người viết.

– Xét về mặt tính chất:

+ Tình huống đơn giản;

+ Tình huống phức tạp, kéo dài, liên quan đến nhiều cơ quan, lĩnh vực, ảnh hưởng đến nhiều vấn đề, nhiều người.