Bài tập vật lí 10 khí chương 1 khó năm 2024

Học Mãi chia sẻ tài liệu trọn bộ công thức Vật Lí 10 theo đúng chuẩn SGK giúp các em học sinh có thể hệ thống toàn bộ các công thức một cách khoa học và ngắn gọn nhất, giúp các em dễ dàng trong việc giải quyết các bài tập.

Phần 1: Công thức Vật Lý Cơ học

Chương 1: Công thức Động học chất điểm

- Chuyển động thẳng đều

- Sự rơi tự do

- Chuyển động tròn đều

Chương 2: Các công thức Động lực học chất điểm

- Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm

- 3 định luật Newton

- Lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn

- Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc

- Lực ma sát

- Lực hướng tâm

- Bài toán về chuyển động ném ngang

Chương 3: Các công thức Cân bằng và chuyển động của vật rắn

- Cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của 2 lực và của 3 lực không song song

- Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Moment lực

Chương 4: Công thức định luật bảo toàn

- Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng

- Công và công suất

- Động năng, thế năng, cơ năng

Để được các thầy cô hướng dẫn và tổng ôn kiến thức một cách hiệu quả, chất lượng nhất, các em học sinh có thể đăng ký ngay khóa học Ôn tập lý 10 với rất nhiều chương trình ưu đãi vô cùng hấp dẫn. Đăng ký ngay!

Upload - Home - Sách - Sheet nhạc - Tải Video - Download - Mới đăng

Bản quyền (c) 2006 - 2024 Thư Viện Vật Lý

Các tài liệu thuộc bản quyền của tác giả hoặc người đăng tải.

Các hình ảnh, nội dung của các nhãn hàng hoặc các shop thuộc bản quyền các nhãn hàng và các shop đó.

Các Liên kết đại lý trỏ về các website bán hàng có bản quyền thuộc về các sàn mà nó trỏ đến. Chúng tôi từ chối trách nhiệm liên quan đến các nội dung này.

Chất lượng sản phẩm do nhãn hàng công bố và chịu trách nhiệm.

Các đánh giá, hình ảnh đánh giá, review, các gọi ý trong tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo, không mang thêm ý nghĩa gì khác

Đề bài

PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng \(x = 4t - 10\) (x đo bằng km; t đo bằng giờ). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu?

  1. Từ điểm O, với vận tốc 4 km/h
  1. Từ điểm M, có tọa độ 10 km, với vận tốc 4 km/h
  1. Từ điểm O, với vận tốc 10 km/h
  1. Từ điểm M, có tọa độ -10 km, với vận tốc 4 km/h

Câu 2. Một ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều. Trong 10s chuyển động, vận tốc của ô tô tăng dều đặn từ 4 m/s đến 6 m/s. Quãng đường mà ô tô đã đi được trong thời gian này là

  1. 500 m B. 100 m
  1. 50 m D. 25 m

Câu 3. Một cánh quạt quay đều, trong mười phút quay được 1200 vòng. Chu kì, tần số quay của quạt là

  1. 0,5 s và 2 vòng/s
  1. 1 phút và 1200 vòng/s
  1. 1 phút và 2 vòng/s
  1. 0,5 s và 200 vòng/s

Câu 4. Một ô tô chạy với vận tốc 80 km/h trên một vòng đua có bán kính 200m. Độ lớn gia tốc hướng tâm của xe là

  1. 0,22 m/s2 B. 0,2 m/s2
  1. 3,2 m/s2 D. 2,46 m/s2

Câu 5. Một xe đạp chuyển động với vận tốc 9 km/h thì hãm phanh và chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,5 m/s2. Thời gian để xe dừng lại hẳn kể từ lúc bắt đầu hãm phanh là

  1. 10 s B. 5 s
  1. 1,8 s D. 18 s

Câu 6. Phương trình chuyển động của một vật chuyển động biến đổi đều có dạng: \(x = 5 + 2t + 0,25{t^2}\) (x tính bằng m; t tính bằng giây). Phương trình vận tốc của vật đó là (v đo bằng m/s):

  1. \(v = -2 + 0,5t\)
  1. \(v= -2 + 0,25t\)
  1. \(v = 2 + 0,5t \)
  1. \(v = 2 - 0,25t\)

Câu 7. Một vật rơi tự do từ độ cao h = 500m tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Thời gian kể từ lúc rơi đến khi vật chạm đất là:

  1. 5s B. 10s
  1. 20s D. 7,07s

Câu 8. Một hành khách ngồi trong tàu H, nhìn qua cửa sổ thấy tài N bên cạnh và gạch lát sân ga đều chuyển động như nhau. Hỏi tàu nào chuyển động so với sân ga

  1. Tài H đứng yên, tàu N chạy
  1. Tàu H chạy, tàu N đứng yên
  1. Cả hai tàu đều chạy
  1. Cả hai tàu đều đứng yên

Câu 9. Trong chuyển động tròn đều thì

  1. Tốc độ dài của chất điểm là không đổi
  1. Véc tơ vận tốc của chất điểm là không đổi
  1. Véc tơ gia tốc không đổi
  1. Véc tơ vận tốc của chất điểm thay đổi cả về hướng và độ lớn

Câu 10. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, đại lượng nào sau đây không thay đổi theo thời gian ?

  1. Gia tốc
  1. Tốc độ tức thời
  1. Tọa độ
  1. Quãng đường đi

Câu 11. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của gia tốc rơi tự do ?

  1. Phương thẳng đứng
  1. Chiều từ trên xuống dưới
  1. Độ lớn không thay đổi theo độ cao
  1. Độ lớn phụ thuộc vào vị trí địa lý

Câu 12. Yếu tố nào sau đây không phụ thuộc vào hệ quy chiếu

  1. Vật làm mốc
  1. Hệ trục tọa độ gắn với vật làm mốc
  1. Gốc thời gian
  1. Vật chuyển động

Câu 13. Chuyển động nào sau đây có vận tốc trung bình luôn bằng vận tốc tức thời

  1. Chuyển động nhanh dần đều
  1. Chuyển động chậm dần đều
  1. Chuyển động thẳng đều
  1. Chuyển động tròn đều

Câu 14. Phương trình nào sau đây biểu diễn chuyển động thẳng chậm dần đều ? (x tính bằng m; t tính bằng giây)

\(\begin{array}{l}A.\,x = 20 - 3t - 2{t^2}\\B.\,x = 12 + 5t + 3{t^2}\\C.\,x = 100 - 10t\\D.\,x = 25 - 6t + 4{t^2}\end{array}\)

Câu 15. Một thước đo chiều dài có độ chia nhỏ nhất là 1cm. Sai số hệ thống của thước đo trên là

  1. 1cm B. 0,5cm
  1. 1mm D. 0,5mm

Câu 16. Một vật rơi tự do từ nơi có độ cao h xuống đất. Công thức tính vận tốc của vật khi chạm đất là

\(\begin{array}{l}A.\,v = \sqrt {gh} \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\,v = \sqrt {2gh} \\C.\,v = \sqrt {\dfrac{{2h}}{g}} \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\,\sqrt {\dfrac{h}{g}} \end{array}\)

Câu 17. Công thức liên hệ giữa vận tốc dài và tốc độ góc của chuyển động thẳng đều có dạng

\(\begin{array}{l}A.\,v = \dfrac{\omega }{R}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,B.\,v = \sqrt {\omega R} \\C.\,v = \dfrac{{{\omega ^2}}}{R}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,D.\,\omega R\end{array}\)

Câu 18. Vận tốc tuyệt đối

  1. Là vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu chuyển động
  1. Bằng tổng của vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo
  1. Là vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động đối với hệ quy chiếu đứng yên
  1. Luôn lớn hơn vận tốc tương đối.

PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 19. (2 điểm) Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 10 km có hai ô tô chạy cùng nhau trên đường thẳng từ A đến B. Tốc độ của xe chạy từ A là 54 km/h, của xe chạy từ B là 48 km/h. Chọn A làm gốc tọa độ, chiều chuyển động của hai xe là chiều dương; thời điểm hai xe xuất phát làm mốc thời gian. Tìm vị trí hai xe gặp nhau.

Câu 20. (2 điểm) Một chiếc xe ca nô chạy xuôi dòng sông từ A đến B mất 4 giờ. A, B cách nhau 40 km, nước chảy với vận tốc 4 km/h. Tính vận tốc của ca nô đối với nước.

Lời giải chi tiết

PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

1. D

2. C

3. A

4. D

5. B

6. C

7. B

8. B

9. A

10.A

11. C

12. D

13. C

14. D

15. B

16. B

17. D

18. B

Câu 1: Chọn D

\(x_o= -10\, km; v = 4\, km/h\)

Câu 2: Chọn C

\(a = \dfrac{{{v_t} - {v_0}}}{t};\)\(\,\,s = \dfrac{{v_1^2 - v_0^2}}{{2a}} = \dfrac{{{v_t} + {v_0}}}{2}.t = \dfrac{{4 + 6}}{2}.10 \)\(\,= 50\,m\)

Câu 3: Chọn A

\(n = \dfrac{{200}}{{600}} = 2\) vòng/s; \(T = \dfrac{1}{2} = 0,5\,s\)

Câu 4: Chọn D

\(a = \dfrac{{{v^2}}}{R}\) ; với v = 80 km/h = 2,5 m/s; R = 200 m

Suy ra: \(a = \dfrac{{2,{5^2}}}{{200}} = 2,46\,m/{s^2}\)

Câu 5: Chọn B

\(t = \dfrac{{0 - {v_0}}}{a};\,\,a = - 0,5\,m/{s^2};\)\(\,\,{v_0} = 9\,km/h = 2,5\,m/s\) ; suy ra: v = 2 + 0,5t

Câu 6: Chọn C

\(v = {v_0} + at;\,\,{v_0} = 2\,m/s;\)\(\,\,a = 0,25.2 = 0,5\,m/{s^2}\)

Suy ra: \(v = 2 + 0,5t\)

Câu 7: Chọn B

\(t = \sqrt {\dfrac{{2h}}{g}} = \sqrt {\dfrac{{2.500}}{{10}}} = 10\,s\)

Câu 8: Chọn B

Câu 9: Chọn A

Câu 10: Chọn A

Câu 11: Chọn C

Câu 12: Chọn D

Câu 13: Chọn C

Câu 14: Chọn D

\(x = 25 - 6t + 4{t^2};\,\,\left( {{v_0}.a < 0} \right)\)

Câu 15: Chọn B

Câu 16: Chọn B

Câu 17: Chọn D

Câu 18: Chọn B

PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 19. (2 điểm)

Phương trình chuyển động của hai xe: (x tính bằng km; t tính bằng h)

Xe đi từ A: x1 = 54t

Xe đi từ B: x2 = 10 + 48t

Khi hai xe gặp nhau: \({x_1} = {x_2} \)

\(\Rightarrow t = \dfrac{5}{3}\,h\) .

Vậy x1 = 90 km

Câu 20. (2 điểm)

Vận tốc của ca nô đối với bờ khi xuôi dòng: \({v_{13}} = \dfrac{{AB}}{t} = 10\,km/h\)

\({\overrightarrow v _{13}} = {\overrightarrow v _{12}} + {\overrightarrow v _{23}};\,\,{\overrightarrow v _{12}} \nearrow \nearrow {\overrightarrow v _{23}}\)