Bài tập thở chửa bênh phỗi tắc nghẽn mãn tính

Người mắc COPD nên đi bộ, thực hiện các bài tập thở để cải thiện chức năng hô hấp, nâng cao sức khỏe.

Người mắc phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có thể gặp các triệu chứng như hụt hơi khi đi, nấu nướng, leo cầu thang... Tập thể dục góp phần giúp thay đổi các triệu chứng. Khi cơ bắp khỏe, các hoạt động hàng ngày sẽ dễ dàng hơn, theo WebMD.

Đi bộ

Tất cả mọi người mắc COPD đều có thể tập thể dục. Đi bộ là một gợi ý, bạn có thể đi bộ tại công viên, trên máy chạy bộ. Thời gian đầu, người bệnh không hoạt động nhiều, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục.

Đạp xe

Bên cạnh chạy bộ, đạp xe là một gợi ý với người mắc phổi tắc nghẽn mạn tính. Môn thể thao giúp người bệnh kết nối bạn bè. Người bệnh nên hỏi bác sĩ điều trị trước khi tham gia một lớp học đạp xe theo nhóm, để chắc chắn rằng môn thể thao phù hợp với khả năng của bản thân. Bên cạnh đạp xe, nâng tạ nhẹ có thể giúp cải thiện sức khỏe người bệnh. Bài tập giúp cải thiện lực cánh tay, cách thở.

Bài tập thở chửa bênh phỗi tắc nghẽn mãn tính

Đạp xe với cường độ phù hợp giúp cải thiện sức khỏe người mắc phổi tắc nghẽn mạn tính. Ảnh: Freepik

Vận động cơ hoành

Động tác này tăng cường sức mạnh, cách thở cơ hoành. Bạn từ từ hít vào bằng mũi, đặt một bàn tay lên bụng, đặt bàn tay còn lại lên ngực. Người thực hiện hít vào chậm qua mũi sao cho bàn tay trên bụng có cảm giác bụng phình lên, lồng ngực không di chuyển. Bạn hóp bụng lại và thở ra chậm qua miệng với thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào, bàn tay trên bụng cảm nhận bụng lõm xuống.

Tai chi

Tai chi là một môn võ thuật, có truyền thống từ Trung Quốc. Bài tập uyển chuyển, nhẹ nhàng giúp giảm bớt căng thẳng và lo âu, một dạng "thiền định trong chuyển động". Bộ môn giúp người thực hiện có cảm giác thanh thản, thư giãn nội tâm. Bài tập tốt cho tim mạch, phổi.

Thực hiện các bài tập thở

Người bệnh thở chậm trong khi tập thể dục. Người thực hiện hít vào bằng mũi, đóng miệng lại, thở ra bằng miệng dài gấp đôi thời gian hít vào, không thở hổn hển. Nếu hơi thở của bạn trở nên nhanh hoặc nông, hãy dừng lại, nghỉ ngơi. Người tập thư giãn cơ thể, thực hiện thở mím môi, hít vào bằng mũi và thở ra từ từ.

Trượt băng hoặc chèo thuyền có thể là bài tập tốt cho những người bị COPD nhẹ, cách thú vị để tránh sự nhàm chán khi tập luyện. Đối với người mới bắt đầu tập luyện, chương trình phục hồi chức năng phổi là gợi ý. Một số người cần tránh chống đẩy, ngồi lên hoặc nâng vật nặng. Người bệnh nên hỏi bác sĩ chuyên môn để biết điều gì phù hợp với thể trạng.

Người bệnh cho bản thân nghỉ ngơi nếu các triệu chứng COPD gia tăng. Cụ thể, người bệnh thở khò khè, ho ra nhiều chất lỏng hơn bình thường hoặc khó thở bất thường. Bạn có thể gọi trợ giúp ngay lập tức nếu tình trạng khó thở không cải thiện, nhịp tim nhanh hoặc không đều, cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng.

Nguyên nhân hàng đầu của bệnh COPD là thuốc lá. Tiếp xúc lâu dài với các chất kích thích hóa học cũng có thể dẫn đến COPD. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là một căn bệnh thường mất nhiều thời gian để phát triển. Chẩn đoán thường bao gồm các xét nghiệm hình ảnh, xét nghiệm máu và xét nghiệm chức năng phổi.

Khó thở là một triệu chứng đặc trưng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, thở đúng cách giúp cung cấp đủ oxy, duy trì sức khỏe, cải thiện tình trạng bệnh và ngăn chặn tốc độ phát triển của bệnh.

Thở sâu là một kỹ năng thiết yếu đối với bệnh nhân viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, thở sâu giúp cung cấp oxy, loại bỏ khí CO2 kích thích các cơ quan nội tạng hoạt động tốt. Để thở sâu, người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần sử dụng kết hợp hai kỹ thuật là thở cơ hoành và thở chu môi.

Hướng dẫn thở cơ hoành

Bệnh nhân ngồi ở tư thế thoải mái, cổ và vai thả lỏng. Đặt một bàn tay trên bụng ở dưới mũi xương ức (vùng thượng vị), tay còn lại đặt trên ngực. Hít chậm vào qua mũi sao cho bàn tay trên bụng có cảm giác bụng phình lên, lồng ngực không di chuyển. Khi thở ra, hóp bụng lại, thở chậm qua miệng, thời gian thở ra cố gắng dài gấp đôi thời gian hít vào, bàn tay trên bụng có cảm giác bụng lõm xuống.

Nên tập thở cơ hoành nhiều lần trong ngày, khi đã nhuần nhuyễn kỹ thuật thở khi nằm và ngồi, nên tập thở khi đứng, làm việc.

Hướng dẫn thở chu môi

Bệnh nhân ngồi ở tư thế thoải mái, thả lỏng cổ và vai, hít vào chậm qua đường mũi, miệng khép lại.

Thở ra bằng miệng, môi chu ra giống như huýt sáo, động tác chu môi sẽ giúp luồng khí đi ra chậm hơn. Cố gắng thở ra chậm, thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào, thở chậm sẽ giúp tống đi các khí cặn trong phổi đồng thời giúp tạo nhiều không gian mới cho oxy vào phổi. Khi mới bắt đầu tập luyện thở chu môi, có thể đếm thầm “một, hai” khi hít vào và “một, hai, ba, bốn” khi thở ra, lưu ý giữa khi hít vào và thở ra, không nên có khoảng ngưng thở.

Nên tập luyện thở chu môi để trở thành thói quen. Khi khó thở, thực hiện thở chu môi nhiều lần cho đến khi cải thiện tình trạng khó thở.

Để sử dụng kết hợp kỹ thuật thở cơ hoành và thở chu môi đạt hiệu quả, người bệnh phải có sự quyết tâm và kiên trì trong luyện tập. Nên chọn một nơi yên tĩnh để luyện tập, thời gian thích hợp để luyện tập là khi đang thư giãn. Cố gắn ngồi thẳng lưng để giúp tăng thể tích phổi và lượng không khí đưa vào cơ thể. Khi mới bắt đầu, có thể chỉ cần tập vài lần trong ngày, sau đó có thể áp dụng vào bất cứ khi nào thấy khó thở hoặc khi làm những việc sẽ gây khó thở như tập thể dục, tắm rửa, đi cầu thang,..