Bài tập đọc chuyện ở lớp giáo án lớp 1

-GT: Chúng mình vừa hát bài hát về tình cảm và tinh thần đoàn kết của một tập thể lớp. Bây giờ, chúng mình cùng đọc bài thơ Chuyện ở lớp.

- Ghi tên bài.

- Đưa ra tranh minh họa (Đèn chiếu)

2. Khám phá và luyện tập:

  1. Luyện đọc:

- Đọc mẫu: Giọng đọc tươi vui, tình cảm. Đọc tương đối liền mạch từng cặp hai dòng thơ.

- Luyện đọc từ: ở lớp, sáng nay, đỏ bừng tai, trêu, đầy mực, bôi bẩn, vuốt tóc, chẳng nhớ nổi…

- Luyện đọc dòng thơ.

- Thi đọc: khổ thơ, cả bài (khuyến khích HTL)

3’

30’

2’

- HS 1

- HS 2

- Lắng nghe. NX.

- Hát Lớp chúng mình đoàn kết.

- Nghe.

- Nối tiếp nhắc tên bài.

- QS tranh – Nx nội dung tranh: Tranh vẽ hai mẹ con. Bạn nhỏ lưng đeo cặp sách, vẻ mặt vui vẻ chạy tới ôm mẹ, như muốn kể với mẹ chuyện gì đó. Mẹ dịu dàng, âu yếm đón bạn nhỏ.

TIẾNG VIỆT 1 Tập 2 Tuần 34 Tập đọc: Chuyện ở lớp KHỞI ĐỘNG Em làm thám tử nhí Câu hỏi số 1: Kể tên những đồ dùng học tập được nhắc đến trong bài “Sử dụng đồ dung học tập an toàn”. Đáp án: thước, bút, kéo, dao


Bài tập đọc chuyện ở lớp giáo án lớp 1

  1. MỤC TIÊU :

- HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc.Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.

- Hiểu được nội dung bài: Mẹ chỉ muốn nghe chuyện ở lớp bé đã ngoan như thế nào?.

-Trả lời được câu hỏi 1,2 (SGK)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Tranh minh hoạ bài tập đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc - Bài: Chuyện ở lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

-Đọc trơn bài thơ, phát âm đúng các tiếng. Biết nhỉ hơi sau các dòng thơ, ngắt hơi đúng nhịp mỗi dòng thơ.

– Hiểu các từ ngữ trong bài,

-Hiểu, trả lời đúng các câu hỏi về bài đọc.

Hiểu nội dung bài thơ: Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe nhiều chuyện chưa ngoan của các bạn trong lớp. nhưng mẹ muốn nghe mẹ kể: Ở lớp bạn đã ngoan thế nào.

2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất.

-Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.

-Đoàn kết, yêu thương, cảm thông, giúp đỡ bạn bè trong lớp

II. Đồ dùng dạy học:

GV: Máy chiếu để chiếu nội dung bài đọc.

HS: Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai.

III.Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A.Kiểm tra bài cũ

-GV gọi hai HS tiếp nối nhau đọc bài Sử dụng đồ dùng học tập an toàn.

-Vì sao khi dùng những vật sắc nhọn, em phải cẩn thận?

-Khi dùng bút em cần chú ý điều gì?

-GV nhận xét.

B.Dạy bài mới.

1. Chia sẻ và giới thiệu bài

-Cả lớp nghe hát hoặc hát bài Em yêu trường em( nhạc và lời: Hoàng Vân)

-Các em vừa nghe hát hoặc hát bài về lớp học, mái trường. Bây giờ chúng ta sẽ cùng đọc bài thơ về “chuyện ở lớp”

-Cho HS quan sát tranh: Hình ảnh hai mẹ con bạn HS. Mẹ nhìn con dịu dàng, âu yếm. Bạn nhỏ lưng đeo cặp sách hớn hở chạy tới ôm mẹ, vẻ mặt rất vui, như muốn kể với mẹ chuyện gì đó. Các em hãy nghe bài thơ để biết bạn nhỏ muốn kể điều gì.

2. Khám phá và luyện tập.

2.1.Luyện đọc

– GV đọc mẫu, giọng vui tươi tình cảm. Đọc tương đối liền mạch từng cặp hai dòng thơ( dòng 1,2; dòng 3,4)

-Luyện đọc từ ngữ: ở lớp, sáng nay, đỏ bừng tai, trêu, đầy mực, bôi bẩn,vuốt tóc, chẳng nhớ nổi,…

-Luyện đọc dòng thơ:

+Bài thơ có 12 dòng

+HS đọc tiếp nối 2 dòng thơ một.

-Thi đọc 3 khổ thơ, cả bài thơ.

2.2.Tìm hiểu bài đọc

-2 HS nối tiếp nhau đọc 2BT trong SGK.

-HS thảo luận nhóm đôi.

-BT 1: Gắn lên bảng 6 thẻ từ ngữ, chỉ từng vế câu cho HS đọc.

  1. Bạn Hoa – 2) không học bài.
  1. Bạn Hùng – 3) trêu bạn trong lớp.
  1. Bạn Mai – 1) bôi bẩn ra bàn.

-BT 2: -Mẹ bạn nhỏ muốn biết điều gì?

Nhắc lại: -Mẹ bạn nhỏ muốn biết điều gì?

GV: Bạn nhỏ kể về những việc chưa ngoan của các bạn trong lớp, nhưng mẹ bạn chỉ muốn nghe bạn kể về mình: Ở lớp, bạn đã ngoan thế nào.

-GV hướng dẫn HS học thuộc lòng khổ thơ cuối hoặc cả bài thơ tại lớp.

3. Củng cố, dặn dò

– Nhận xét giờ học: khen những HS đọc bài tốt.

-Dặn HS về nhà kể cho người thân: Hôm nay ở lớp em đã ngoan thế nào?

-Nhắc lại YC không quên mang sản phẩm cho tiết trưng bày Em là cây nến hồng; chuẩn bị cho tiết kể KC: Chuyện của thước kẻ.

– Mỗi HS đọc 2 ý.

-+Vì những đồ dùng sắc nhọn dễ gây thương tích cho bản thân và người khác.

+Khi dùng bút, không nên cắn hay ngậm đầu bút vào miệng. Dùng xong bút sáp, bút chì, nên rửa tay sạch sẽ để tránh chất độc hại.