Bài tập cho người bị suy giãn tĩnh mạch

Bơi lội giảm áp lực lên chân, tăng cường tuần hoàn máu, yoga cải thiện đau nhức do suy giãn tĩnh mạch.

Bài tập cho người bị suy giãn tĩnh mạch

Giãn cơ cải thiện tính linh hoạt của cơ bắp, góp phần giảm triệu chứng suy giãn tĩnh mạch. Người bệnh này thường mỏi, đau chân, tê chân, cảm giác châm chích, kiến bò.

Bài tập cho người bị suy giãn tĩnh mạch

Đi bộ hỗ trợ cải thiện hoạt động của cơ bắp, giúp máu lưu thông đến chân, giảm đau và sưng do giãn tĩnh mạch. Bài tập cường độ thấp, không gây căng thẳng cho đôi chân. Người bệnh nên đi bộ 10-15 phút mỗi ngày, tăng dần thời gian tùy vào thể trạng.

Bài tập cho người bị suy giãn tĩnh mạch

Đạp xe cải thiện sức mạnh cơ bắp chân, lưu thông máu tốt hơn. Bài tập góp phần giảm viêm, đau nhức do suy giãn tĩnh mạch. Nên đạp xe 10-15 phút mỗi ngày, sau đó tăng dần thời gian.

Bài tập cho người bị suy giãn tĩnh mạch

Bơi lội có lợi cho sức khỏe của nhiều người. Các chuyển động khi bơi giúp chân không chịu nhiều áp lực như các môn thể thao trên cạn, từ đó giảm áp lực lên tĩnh mạch chân, tăng cường tuần hoàn máu.

Bài tập cho người bị suy giãn tĩnh mạch

Tập yoga với tư thế nâng cao chân hỗ trợ cải thiện lưu thông máu. Bài tập tập trung vào giãn cơ, hơi thở góp phần giảm đau nhức, sưng chân - triệu chứng thường gặp do suy giãn tĩnh mạch.

Tham khảo 10+ bài tập hỗ trợ cải thiện các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả cao ngay tại nhà.

Mặc dù là bệnh lý mạn tính không thể khỏi hoàn toàn nhưng tập thể dục có thể giúp cải thiện và giảm cảm giác khó chịu cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Lựa chọn các bài tập thể dục phù hợp sẽ hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu để giảm khả năng phải phẫu thuật.

Các bài tập chữa suy giãn tĩnh mạch chân ở tư thế đứng

Với các bài tập tư thế đứng, người bệnh nên chú ý giữ lưng thẳng, tập luyện từ nhẹ nhàng đến nâng cao. Mỗi ngày nên thực hiện các bài tập này ít nhất 15 phút để đạt được hiệu quả tốt.

Bài tập chùng chân

Người bệnh đứng thẳng, hai tay chống ngang hông. Tiếp tục, tiến một chân về phía trước khoảng 30-40cm. Chân trước trùng xuống tạo thành một góc 90 độ, lưng thẳng, mắt nhìn về phía trước, chân sau cong hỗ trợ chân trước trong vòng 10 giây và lặp lại.

Bài tập cho người bị suy giãn tĩnh mạch
Bài tập chùng chân chữa suy giãn tĩnh mạch chân - Ảnh: thehinh.com

Bài tập gấp và duỗi khớp cổ chân

Người bệnh đứng thẳng, hai tay chống hông sau đó nhấc một chân lên khỏi sàn nhà và gấp, duỗi khớp cổ chân 10-15 lần. Tiếp tục lặp lại tương tự với chân bên kia.

Bài tập kiễng chân

Người bệnh đứng thẳng, hai tay chống ngang hông. Từ từ kiễng hai gót chân lên, giữ lưng thẳng. Tiếp tục từ từ hạ gót chân xuống đến khi gót chân chạm đất và lặp lại.

Bài tập chữa suy giãn tĩnh mạch chân tư thế nằm

Với các bài tập tư thế nằm, người bệnh có thể nằm trên sàn hoặc tấm đệm tập và thực hiện các bài tập từ 15 - 30 phút mỗi ngày.

Bài tập xoay khớp cổ chân

Người bệnh nằm ngửa, 2 chân duỗi thẳng. Tiếp tục, bạn nâng một chân lên và thực hiện xoay khớp cổ chân theo chiều từ trái sang phải và ngược lại. Mỗi lần xoay nên thực hiện 10 lần sau đó đổi chân.

Bài tập cho người bị suy giãn tĩnh mạch
Bài tập xoay khớp cổ chân chữa suy giãn tĩnh mạch chân - Ảnh: laodong.vn

Bài tập gấp và duỗi khớp cổ chân

Người bệnh nằm ngửa và từ từ nâng cao một bên chân. Tiếp tục, bạn giữ chân duỗi thẳng trong khoảng 5 giây sau đó gấp chân lại sao cho gót chân chạm đùi. Thực hiện động tác này 10 lần và đổi bên.

Bắt chéo chân

Người bệnh nằm ngửa và duỗi thẳng chân. Thực hiện nâng hai chân lên và bắt chéo một chân qua chân còn lại trong vòng 10 giây. Sau đó, đưa hai chân về vị trí ban đầu và lặp lại tương tự.

Đạp xe đạp

Đạp xe sẽ kích thích các cơ bắp chân và giữ cho máu lưu thông đúng chiều. Bạn có thể thực hiện bài tập này thông qua các bước:

  • Nằm ngửa và nâng chân lên cao tạo thành một góc 90 độ.
  • Từ từ đá chân phải của bạn ra ngoài trong khi vẫn giữ chân trái cong.
  • Đưa chân phải của bạn trở lại vị trí bắt đầu, và đổi chân.

Nâng chân vuông góc

Nâng chân vuông góc là một trong những bài tập phòng ngừa giãn tĩnh mạch chân đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất đáng kể. Người có vấn đề về lưng cần chú ý khi tập động tác này.

Cách thực hiện:

  • Nằm thẳng lưng trên một tấm thảm hoặc bề mặt mềm mại với hai chân thẳng, hai tay đặt xuôi theo thân.
  • Giơ một chân cao lên thẳng đứng, tạo góc vuông so với mặt phẳng sàn (hoặc giơ chân lên cao nhất có thể).
  • Duy trì tư thế trong 15 giây, dùng tay đỡ hông nếu cần.
  • Hạ chân xuống để trở về tư thế cũ.

Các bài tập chữa giãn tĩnh mạch chân ở tư thế ngồi trên ghế

Để thực hiện các bài tập này, người bệnh cần chuẩn bị một ghế ngồi có chiều cao phù hợp. Khi lựa chọn ghế, tránh dùng ghế xoay hoặc có độ bập bênh.

Nâng cẳng chân

Người bệnh ngồi trên ghế, hai bàn chân sát nền nhà, lưng thẳng, hai chân song song. Tiếp tục, bạn nâng một bàn chân lên khỏi sàn nhà, duỗi thẳng và đưa về vị trí ban đầu. Thực hiện động tác này 10-15 lần sau đó đổi bên.

Bài tập cho người bị suy giãn tĩnh mạch
Bài tập nâng cẳng chân tốt cho người suy giãn tĩnh mạch chân - Ảnh: suckhoedoisong.vn

Xoay khớp cổ chân

Người tập ngồi trên ghế, hai bàn chân đặt trên sàn nhà cách nhau khoảng 20cm, sau đó nâng mũi bàn chân phải lên khỏi sàn nhà chỉ có gót chân sát trên sàn nhà rồi tập xoay khớp cổ chân vào trong, ra ngoài từ 10 đến 15 lần, rồi tập tương tự như vậy đối với chân trái và cả hai chân. Mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần.

Các bài tập trên đây có tác dụng tăng cường sức cơ ở vùng cẳng chân, tạo ra sức co bóp đẩy máu trong tĩnh mạch chân về tim hiệu quả hơn. Trong quá trình tập cần lưu ý một số điểm sau

  • Khởi động kĩ trước khi tập, tăng cường độ dần dần để tránh bị căng cơ quá mức
  • Bạn nên bắt đầu tập với sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc các chuyên gia vật lý trị liệu để thực hiện đúng cách và đạt hiệu quả
  • Phối hợp các động tác hít thở trong quá trình tập
  • Cá nhân hóa việc lựa chọn bài tập: Các bài tập được lựa chọn dựa trên tình trạng sức khỏe, bệnh nền, điều kiện hoàn cảnh kinh tế…
  • Không được bỏ qua vai trò tư vấn và điều trị của thầy thuốc.

Trên đây là các bài tập thể dục chữa giãn tĩnh mạch chân được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý đây chỉ là những bài tập mang tính bổ trợ, để điều trị bệnh hiệu quả, bạn cần thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa.