Bài tập chênh lệch tạm thời thuế tndn

Bài viết tóm tắt một số thông tin cơ bản về thuế thu nhập hoãn lại để người đọc có thể hiểu một cách đơn giản nhất về khoản mục này. Thực tế theo VAS 17, thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được tiếp cận từ “Bảng cân đối kế toán”. Tuy nhiên, để dễ hình dung, bài viết tóm tắt cách tiếp cận từ “Báo cáo kết quả kinh doanh”.

  1. Vì sao phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại?

Do hai khái niệm Thu nhập tính thuế và Lợi nhuận kế toán có sự khác biệt (Δ) vì điều kiện ghi nhận các yếu tố để tính thuế. Xét trong một số trường hợp nhất định, các chênh lệch này sẽ có sự khác biệt về thời điểm được ghi nhận cho mục đích thuế, dẫn tới hệ quả là có thể doanh nghiệp phải tạm nộp thuế TNDN thực tế của kỳ này cao hơn (Do áp dụng quy định của luật thuế TNDN hiện hành) nhưng sẽ được trừ vào số thuế phát sinh trong tương lai.

Như vậy, để trình bày chỉ tiêu về “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”, kế toán cần có một khoản mục để ghi nhận các khoản thuế điều chỉnh cho các khoản mục có đặc tính này. Đó chính là các khoản mục liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

Bài tập chênh lệch tạm thời thuế tndn

2/ Chênh lệch tạm thời theo thời gian (được khấu trừ) và tài sản thuế TNDN hoãn lại

Ví dụ: Trích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Gonnapass như sau

Kỳ Năm N Năm N+1 Doanh thu 100.000 200.000 Chi phí hoạt động(*) 60.000 130.000 Lợi nhuận kế toán trước thuế 40.000 70.000

(*) Trong khoản chi phí hoạt động năm N, doanh nghiệp trích trước khoản chi phí phải trả 10.000 (Chưa có đủ hồ sơ, chứng từ). Sang năm N+1, khoản chi phí phải trả này mới có đủ hồ sơ và được trừ cho mục đích tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Giả sử các khoản mục khác không có sự chênh lệch giữa thuế và kế toán, thuế suất thuế TNDN là 20%.

Như vậy, xác định thuế TNDN như sau

Kỳ Theo pháp luật kế toán Theo pháp luật thuế Điều chỉnh Δ Năm N Năm N Doanh thu 100.000 100.000 Chi phí hoạt động 60.000 50.000 -10.000 (Δ1) Lợi nhuận 40.000 50.000 Thuế TNDN 40.000 x 20% = 8.000 50.000 x 20% = 10.000 +2000 (Δ2)

(Δ1) phát sinh do chi phí trích trước chưa được ghi nhận nên phải điều chỉnh tăng lợi nhuận để tính thuế. Kết quả là năm N, khoản thuế TNDN hiện hành thực tế phát sinh theo pháp luật về thuế sẽ cao hơn số thuế TNDN ước tính theo pháp luật về kế toán trên báo cáo kết quả kinh doanh giá trị (Δ2).

Sang năm N+1

Kỳ Theo pháp luật kế toán Theo pháp luật thuế Điều chỉnh Δ Năm N+1 Năm N+1 Doanh thu 200.000 200.000 Chi phí hoạt động 130.000 140.000 +10.000 (-Δ1) Lợi nhuận 70.000 60.000 Thuế TNDN 70.000 x 20% = 14.000 60.000 x 20% = 12.000 -2000 (-Δ2)

Đến năm N+1, khi khoản chi phí (Δ1) được ghi nhận cho mục đích thuế thì lợi nhuận kế toán sẽ phải điều chỉnh giảm để tính thuế. Kết quả là năm N+1, khoản thuế TNDN thực tế phát sinh theo pháp luật về thuế sẽ thấp hơn số thuế TNDN ước tính theo pháp luật về kế toán trên báo cáo kết quả kinh doanh giá trị (Δ2).

Như vậy, trong năm N, kế toán cần có biện pháp ghi nhận giảm bớt thuế TNDN trên báo cáo kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, việc ghi giảm này chỉ là tạm thời vì khoản này sẽ được điều chỉnh tăng lại vào năm N+1. Vì vậy, kỹ thuật này được xác định là « hoãn lại » thuế thu nhập doanh nghiệp, chứ không phải ghi giảm thực tế thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Bút toán điều chỉnh có dạng như sau

Nợ TK Tài sản thuế TNDN hoãn lại (TK 243)

Có TK Chi phí thuế TNDN hoãn lại (TK 8212)

Sang năm N+1, khi điều chỉnh lại khoản thuế này, kế toán sẽ ghi nhận hoàn nhập

Nợ TK Chi phí thuế TNDN hoãn lại (TK 8212)

Có TK Tài sản thuế TNDN hoãn lại (TK 243)

3/ Chênh lệch tạm thời theo thời gian (phải trả) và Nợ thuế TNDN hoãn lại phải trả

Ví dụ: Trích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Gonnapass như sau

Kỳ Năm N Năm N+1 Doanh thu 100.000 200.000 Chi phí hoạt động(*) 60.000 130.000 Lợi nhuận kế toán trước thuế 40.000 70.000

(*) Giả sử xảy ra tình huống, trong khoản chi phí hoạt động năm N, doanh nghiệp phân bổ chi phí trả trước với số tiền 20.000 trong 2 năm (Năm N và năm N+1), ghi nhận vào chi phí năm N là 10.000. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, khoản chi này phải được ghi nhận một lần vào chi phí của năm N. Giả sử các khoản mục khác không có sự chênh lệch giữa thuế và kế toán, thuế suất thuế TNDN là 20%.

Như vậy, xác định thuế TNDN như sau

Kỳ Theo pháp luật kế toán Theo pháp luật thuế Điều chỉnh Δ Năm N Năm N Doanh thu 100.000 100.000 Chi phí hoạt động 60.000 70.000 +10.000 (Δ3) Lợi nhuận 40.000 30.000 Thuế TNDN 40.000 x 20% = 8.000 30.000 x 20% = 6.000 -2000 (Δ4)

(Δ3) phát sinh do cơ quan thuế yêu cầu ghi nhận một lần chi phí vào năm N nên phải điều chỉnh giảm lợi nhuận để tính thuế. Kết quả là năm N, khoản thuế TNDN hiện hành thực tế phát sinh theo pháp luật về thuế sẽ thấp hơn số thuế TNDN ước tính theo pháp luật về kế toán trên báo cáo kết quả kinh doanh giá trị (Δ4).

Tuy nhiên, đến năm N+1, khoản chi phí (Δ3) không còn giá trị được ghi nhận cho mục đích thuế thì lợi nhuận kế toán sẽ phải điều chỉnh tăng để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Kết quả là năm N+1, khoản thuế TNDN thực tế phát sinh theo pháp luật về thuế sẽ cao hơn số thuế TNDN ước tính theo pháp luật về kế toán trên báo cáo kết quả kinh doanh giá trị (Δ4).