Bài tập các định luật bảo toàn trac nghiem năm 2024

Học sinh theo học kèm tại nhà thầy sẽ được dạy kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, đảm bảo em nào cũng hiểu được bài. Thầy dạy rất nhiệt tình, quan tâm đến học sinh như con em trong nhà. Các em học tại nhà thầy sẽ được kiểm tra, thi trực tuyến trên máy vi tính, smart phone để đánh giá sự tiến bộ của bản thân qua từng bài, từng chương,.., nhằm điều chỉnh việc học cho phù hợp. Facebook Thầy

Một sản phẩm của công ty TNHH Giáo dục Edmicro

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC EDMICRO MST: 0108115077 Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà Tây Hà, số 19 Đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Lớp học

  • Lớp 1
  • Lớp 2
  • Lớp 3
  • Lớp 4
  • Lớp 5
  • Lớp 6
  • Lớp 7
  • Lớp 8
  • Lớp 9
  • Lớp 10
  • Lớp 11
  • Lớp 12

Tài khoản

  • Gói cơ bản
  • Tài khoản Ôn Luyện
  • Tài khoản Tranh hạng
  • Chính Sách Bảo Mật
  • Điều khoản sử dụng

Thông tin liên hệ

(+84) 096.960.2660

  • Chính Sách Bảo Mật
  • Điều khoản sử dụng

Follow us

Bài tập các định luật bảo toàn trac nghiem năm 2024

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Giáo dục MST: 0102183602 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 13 tháng 03 năm 2007 Địa chỉ: - Văn phòng Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà 25T2, Đường Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. - Văn phòng TP.HCM: 13M đường số 14 khu đô thị Miếu Nổi, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Hotline: 19006933 – Email: [email protected] Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Giang Linh

Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 597/GP-BTTTT Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/12/2016.

Để download tài liệu Hệ thống câu hỏi TRẮC NGHIỆM chương “Các định luật bảo toàn” các bạn click vào nút download bên trên.

📁 Chuyên mục: Các định luật bảo toàn - Cơ học chất lưu

📅 Ngày tải lên: 14/02/2011

📥 Tên file: Kiểm tra Học KÌ II(2011).doc (154.00 Kb)

🔑 Chủ đề: he thong cau hoi cac dinh luat bao toan

► Like TVVL trên Facebook nhé!


Để download tài liệu Bài tập trắc nghiệm Các định luật bảo toàn các bạn click vào nút download bên trên.

📁 Chuyên mục: Các định luật bảo toàn - Cơ học chất lưu

📅 Ngày tải lên: 20/04/2010

📥 Tên file: Chuong 4 Cac dinh luat bao toan.7616.doc (689 KB)

🔑 Chủ đề: bai tap trac nghiem cac dinh luat bao toan

► Like TVVL trên Facebook nhé!


Với 100 câu trắc nghiệm Các định luật bảo toàn (cơ bản - phần 1) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm câu trắc nghiệm Các định luật bảo toàn (cơ bản - phần 1)

100 câu trắc nghiệm Các định luật bảo toàn có lời giải (cơ bản - phần 1)

Bài 1: Véctơ động lượng là véctơ

Quảng cáo

  1. Cùng phương, ngược chiều với véctơ vận tốc.
  1. Có phương hợp với véc tơ vận tốc một góc α bất kỳ.
  1. Có phương vuông góc với véctơ vận tốc.
  1. Cùng phương, cùng chiều với véctơ vận tốc.

Lời giải:

Đáp án: D

Động lượng p→ của một vật là một véctơ cùng hướng với vận tốc của vật và được xác định bởi công thức: p→ \= m.v→

Bài 2: Một vật khối lượng m, đang chuyển động với vận tốc v→ . Động lượng của vật có thể xác định bằng biểu thức:

  1. p→ \= - m.v→ B. p = mv C. p→\= m.v→ D. p = -mv

Lời giải:

Đáp án: C

Động lượng p→ của một vật là một véctơ cùng hướng với vận tốc của vật và được xác định bởi công thức: p→ \= m.v→

Bài 3: Đơn vị của động lượng là:

  1. kg.m.s B. kg.m/s2 C. kg.m/s D. kg.m2/s.

Lời giải:

Đáp án: C

Trong hệ SI, động lượng có đơn vị là kg.m/s.

Bài 4: Va chạm nào sau đây là va chạm mềm?

  1. Quả bóng đang bay đập vào tường và nảy ra.
  1. Viên đạn đang bay xuyên vào và nằm gọn trong bao cát.
  1. Viên đạn xuyên qua một tấm bia trên đường bay của nó.
  1. Quả bóng tennis đập xuống sân thi đấu.

Lời giải:

Đáp án: B

Va chạm mềm có những đặc điểm sau: Sau va chạm hai vật nhập vào nhau làm một, chuyển động cùng vận tốc. Trong va chạm mềm, tổng động lượng của hai vật trước và sau va chạm bằng nhau, một phần động năng của vật chuyển hóa thành dạng năng lượng khác.

Quảng cáo

Bài 5: Chuyển động nào dưới đây là chuyển động bằng phản lực?

  1. Vận động viên bơi lội đang bơi.
  1. Chuyển động của máy bay trực thăng khi cất cánh.
  1. Chuyển động của vận động viên nhảy cầu khi giậm nhảy.
  1. Chuyển động của con Sứa khi đang bơi.

Lời giải:

Đáp án: D

Trong một hệ kín, nếu có một phần của hệ chuyển động theo một hướng thì theo định luật bảo toàn động lượng, phần còn lại của hệ phải chuyển động theo hướng ngược lại. Chuyển động theo nguyên tắc như trên gọi là chuyển động bằng phản lực.→ Chuyển động của con Sứa khi đang bơi là chuyển động bằng phản lực.

Bài 6: Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của công ?

  1. kW.h B. N.m C. kg.m2/s2 D. kg.m2/s.

Lời giải:

Đáp án: D

kW.h là đơn vị đo công : A = P.t, P là công suất tính bằng kW, t là thời gian tính bằng h

N.m là đơn vị đo công. Vì A = F.s.cosα, F là lực, đơn vị N; s là quảng đường, đơn vị là m

kg.m2/s2 là đơn vị đo công. Vì (định lý biến thiên động năng), m là khối lượng tính bằng kg, v là vận tốc (m/s).

Bài 7: Một vật sinh công dương khi :

  1. Vật chuyển động nhanh dần đều.
  1. Vật chuyển động chậm dần đều.
  1. Vật chuyển động tròn đều.
  1. Vật chuyển động thẳng đều.

Lời giải:

Đáp án: B

Công của các lực tác dụng lên vật và độ biến thiên động năng của vật:

A12 = ΔWđ = mv22 - mv12 . Với A12 là tổng công của tất cả các lực tác dụng lên vật

Một vật sinh công dương khi nhận công âm→ A12 < 0 → động năng của vật giảm → Vật chuyển động chậm dần.

Bài 8: Một vật sinh công âm khi:

  1. Vật chuyển động nhanh dần đều.
  1. Vật chuyển động chậm dần đều.
  1. Vật chuyển động tròn đều.
  1. Vật chuyển động thẳng đều.

Lời giải:

Đáp án: A

Một vật sinh công âm→vật nhận công dương →động năng của vật tăng → Vật chuyển động nhanh dần.

Quảng cáo

Bài 9: Công là đại lượng :

  1. Vô hướng, có thể âm hoặc dương.
  1. Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.
  1. Véc tơ, có thể âm, dương hoặc bằng không.
  1. Véc tơ, có thể âm hoặc dương.

Lời giải:

Đáp án: B

Nếu lực không đổi F→ có điểm đặt chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực một góc α thì công của lực F→ được tính theo công thức: A = F.s.cosα.

→ Công là đại lượng vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không

Bài 10: Công suất là đại lượng được tính bằng :

  1. Tích của công và thời gian thực hiện công.
  1. Tích của lực tác dụng và vận tốc.
  1. Thương số của công và vận tốc.
  1. Thương số của lực và thời gian tác dụng lực.

Lời giải:

Đáp án: B

Công suất đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian: P = A/t. Đơn vị công suất là oát (W): 1 W = .

Thay A = F.s.cosα.ta được: P = \= F.v.cosα

Nếu cosα = 1 (lực cùng chiều với quảng đường đi được) thì: P = F.v

Bài 11: Biểu thức của công suất trong trường hợp lực sinh công cùng chiều quảng đường là:

  1. P = B. P = Fst C. P = . D. P = Fsv

Lời giải:

Đáp án: A

Công suất đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian: P = A/t

Khi α = 0 → P = F.s/t

Bài 12: Động năng được tính bằng biểu thức:

  1. Wđ = . m2v2 B. Wđ = . m2v C. Wđ = . mv2 D. Wđ = . mv

Lời giải:

Đáp án: C

+ Động năng là dạng năng lượng của một vật có được do nó đang chuyển động và được xác định theo công thức:Wđ = . mv2.

Quảng cáo

Bài 13: Động năng là đại lượng:

  1. Vô hướng, luôn dương.
  1. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không.
  1. Véc tơ, luôn dương.
  1. Véc tơ, luôn dương hoặc bằng không.

Lời giải:

Đáp án: B

Động năng là dạng năng lượng của một vật có được do nó đang chuyển động và được xác định theo công thức: Wđ = . mv2.→ Động năng là đại lượng vô hướng, có thể dương hoặc bằng không.

Bài 14: Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của động năng?

  1. J. B. Kg.m2/s2. C. N.m. D. N.s.

Lời giải:

Đáp án: D

Ta có động năng :Wđ = . mv2 có đơn vị : kg.(m/s)2 = kg.m/s2.m = N.m

Như vậy, đơn vị của động năng : J hoặc kg.m2/s2 = N.m

Bài 15: Công thức nào sau đây thể hiện mối liên hệ giữa động lượng và động năng?

  1. Wđ = . B. Wđ = . C. Wđ = . D. Wđ = 2mp2

Lời giải:

Đáp án: A

Từ biểu thức động năng ta có khai triển: Wđ = .

Bài 16: Vật nào sau đây không có khả năng sinh công?

  1. Dòng nước lũ đang chảy mạnh.
  1. Viên đạn đang bay.
  1. Búa máy đang rơi.
  1. Hòn đá đang nằm trên mặt đất.

Lời giải:

Đáp án: D

Hòn đá đang nằm trên mặt đất → vận tốc của nó bằng 0 → Wđ = 0 → nó không có khả năng sinh công.

Bài 17: Kéo một xe goòng bằng một sợi dây cáp với một lực bằng 150N. Góc giữa dây cáp và mặt phẳng nằm ngang bằng 300. Công của lực tác dụng lên xe để xe chạy được 200m có giá trị (lấy √3 ≈ 1,73) là

  1. 30000 J. B. 15000 J C. 25950 J D. 51900 J.

Lời giải:

Đáp án: C

Áp dụng công thức : A = Fscosα = 150.200.cos30o = 30000. . = 25950 J.

Bài 18: Một vận động viên đẩy tạ đẩy một quả tạ nặng 2kg dưới một góc α = 30o so với phương nằm ngang. Quả tạ rời khỏi tay vận động viên ở độ cao 2m so với mặt đất. Công của trọng lực thực hiện được kể từ khi quả tạ rời khỏi tay vận động viên cho đến lúc rơi xuống đất (lấy g = 10 m/s2) là:

  1. 69,2 J. B. 20 J. C. 34,6 J. D. 40 J.

Lời giải:

Đáp án: D

Ta có A = P.h = m.g.h = 2.2.10 = 40 J.

Bài 19: Một vật có khối lượng m = 400 g và động năng 20 J. Khi đó vận tốc của vật là:

  1. 0,32 m/s. B. 36 km/h C. 36 m/s D. 10 km/h.

Lời giải:

Đáp án: B

Từ công thức tính động năng: Wđ = . mv2 → v = . = 10 m/s = 36 km/h.

Bài 20: Một người có khối lượng 50 kg, ngồi trên ô tô đang chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng của người đó với ôtô là:

  1. 129,6 kJ. B.10 kJ. C. 0 J. D. 1 kJ.

Lời giải:

Đáp án: C

Người đó không chuyển động so với ôtô nên động năng bằng 0.

Bài 21: Đại lượng vật lí nào sau đây phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường?

  1. Động năng. B. Thế năng. C. Trọng lượng. D. Động lượng.

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 22: Xét một vật chuyển động thẳng biến đổi đều theo phương nằm ngang. Đại lượng nào sau đây không đổi?

  1. Động năng. B. Động lượng. C. Thế năng. D. Vận tốc.

Lời giải:

Đáp án: C

Thế năng trọng trường (thế năng hấp dẫn) của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật; nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường.

Bài 23: Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của vật thì:

  1. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công dương.
  1. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công âm.
  1. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công dương.
  1. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công âm.

Lời giải:

Đáp án: D

Khi một vật được ném lên, độ cao của vật tăng dần nên thế năng tăng. Trong quá trình chuyển động của vật từ dưới lên, trọng lực luôn hướng ngược chiều chuyển động nên nó là lực cản, do đó trọng lực sinh công âm.

Bài 24: Một lò xo có độ cứng k, bị kéo giãn ra một đoạn x. Thế năng đàn hồi của lò xo được tính bằng biểu thức:

  1. Wt = . kx2
  1. Wt = . k2x
  1. Wt = . kx
  1. Wt = . k2x2

Lời giải:

Đáp án: A

Thế năng đàn hồi là dạng năng lượng của một vật chịu tác dụng của lực đàn hồi.

+ Công thức tính thế năng đàn hồi của một lò xo ở trạng thái có biến dạng x là:

Wt = . kx2.

Bài 25: Thế năng hấp dẫn là đại lượng:

  1. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không.
  1. Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.
  1. Véc tơ cùng hướng với véc tơ trọng lực.
  1. Véc tơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không.

Lời giải:

Đáp án: B

Thế năng trọng trường (thế năng hấp dẫn) của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật; nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường.

+ Nếu chọn gốc thế năng tại mặt đất thì công thức thế năng trọng trường của một vật có khối lượng m đặt tại độ cao z là: Wt = mgz.

Vì z phụ thuộc vào cách chọn mốc thế năng nên z có thể âm, dương hoặc bằng 0 → Thế năng hấp dẫn là đại lượng vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.

Bài 26: Phát biểu nào sau đây sai:

Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi:

  1. Cùng là một dạng năng lượng.
  1. Có dạng biểu thức khác nhau.
  1. Đều phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối.
  1. Đều là đại lượng vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng không.

Lời giải:

Đáp án: D

Công thức tính thế năng đàn hồi của một lò xo ở trạng thái có biến dạng x là:

Wt = . kx2 → thế năng đàn hồi không thể âm.

Bài 27: Một vật đang chuyển động có thể không có:

  1. Động lượng. B. Động năng. C. Thế năng. D. Cơ năng.

Lời giải:

Đáp án: C

Các đại lượng động lượng, động năng và cơ năng đều phụ thuộc vào vận tốc nên khi chuyển động, vật đều có động lượng, động năng và cơ năng nhưng vật có thể không có thế năng do cách ta chọn gốc thế năng.

Bài 28: Một lò xo bị nén 5 cm. Biết độ cứng của lò xo k = 100N/m, thế năng đàn hồi của lò xo là:

  1. – 0,125 J. B. 1250 J. C. 0,25 J. D. 0,125 J.

Lời giải:

Đáp án: D

Ta có: Wt = k(∆ℓ)2 = .100.(0,05)2 = 0,125 J.

Bài 29: Hai vật có khối lượng là m và 2m đặt ở hai độ cao lần lượt là 2h và h. Thế năng hấp dẫn của vật thức nhất so với vật thứ hai là:

  1. Bằn hai lần vật thứ hai.
  1. Bằng một nửa vật thứ hai.
  1. Bằng vật thứ hai.
  1. Bằng một phần bốn vật thứ hai.

Lời giải:

Đáp án: C

Ta có thế năng của vật 1 có giá trị là: Wt1 = mg.2.h = 2mgh

Thế năng của vật 2 có giá trị: Wt1 = 2m.g.h = 2mgh

→ Thế năng của 2 vật bằng nhau.

Bài 30: Thế năng của các vật có cùng khối lượng ở các vị trí 1, 2, 3, 4 với trường hợp có gốc thế năng tại mặt đất có mối quan hệ:

  1. Wt1 = Wt2 = Wt3 = Wt4
  1. Wt1 > Wt2 > Wt3 > Wt4
  1. Wt1 < Wt2 < Wt3 < Wt4
  1. Wt1 + Wt2 > Wt3 + Wt4

Lời giải:

Đáp án: A

So với mặt đất, trong cả 2 trường hợp, các vật đều có cùng độ cao so với mặt đất nên chúng có cùng thế năng.

Bài 31: Một lò xo bị giãn 4cm, có thế năng đàn hồi 0,2 J. Độ cứng của lò xo là:

  1. 0,025 N/cm. B. 250 N/m. C. 125 N/m. D. 10N/m.

Lời giải:

Đáp án: B

.

Bài 32: Cơ năng là đại lượng:

  1. Vô hướng, luôn dương.
  1. Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.
  1. Véc tơ cùng hướng với véc tơ vận tốc.
  1. Véc tơ, có thể âm, dương hoặc bằng không.

Lời giải:

Đáp án: B

Cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của trọng lực bằng tổng động năng và thế năng trọng trường của vật.

Cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi bằng tổng động năng và thế năng đàn hồi của vật.

Vì vậy, cơ năng là đại lượng vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.

Bài 33: Đại lượng nào không đổi khi một vật được ném theo phương nằm ngang?

  1. Thế năng. B. Động năng. C. Cơ năng. D. Động lượng.

Lời giải:

Đáp án: C

Nếu không có tác dụng của các lực khác (như lực cản, lực ma sát…) thì trong quá trình chuyển động, cơ năng của vật chịu tác dụng của trọng lực hay chịu tác dụng của lực đàn hồi là một đại lượng bảo toàn.

Bài 34: Trong quá trình rơi tự do của một vật thì:

  1. Động năng tăng, thế năng tăng.
  1. Động năng tăng, thế năng giảm.
  1. Động năng giảm, thế năng giảm.
  1. Động năng giảm, thế năng tăng.

Lời giải:

Đáp án: B

Trong quá trình rơi tự do của một vật, cơ năng của vật được bảo toàn do không chịu tác dụng của các lực khác (như lực cản, lực ma sát…). Vật rơi xuống thì thế năng trọng trường giảm →động năng tăng.

Bài 35: Một vật được ném từ dưới lên. Trong quá trình chuyển động của vật thì:

  1. Động năng giảm, thế năng tăng.
  1. Động năng giảm, thế năng giảm.
  1. Động năng tăng, thế năng giảm.
  1. Động năng tăng, thế năng tăng.

Lời giải:

Đáp án: A

Khi một vật được ném lên, độ cao của vật tăng dần nên thế năng tăng →động năng giảm.

Bài 36: Động lượng được tính bằng:

  1. N.s B. N.m C. N.m/s D. N/s

Lời giải:

Đáp án: A

P = mv → 1kg.(m/s) = .s = N.s

Bài 37: Điều nào sau đây là sai khi nói về các trường hợp của hệ có động lượng bảo toàn

  1. Hệ hoàn toàn kín
  1. Các hệ trong hệ hoàn toàn không tương tác với các vật bên ngoài hệ
  1. Tương tác của các vật trong hệ với các vật bên ngoài chỉ diễn ra trong 1 thời gian ngắn
  1. Hệ không kín nhưng tổng hình chiếu các ngoại lực theo 1 phương nào đó bằng 0 , thì theo phương đó động lượng cũng được bảo toàn.

Lời giải:

Đáp án: C

Tương tác vật trong hệ với các vật bên ngoài chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn → động lượng của hệ không bảo toàn.

Bài 38: Đại lượng nào sau đây không phải là đại lượng véc tơ?

  1. Động lượng
  1. Lực quán tính
  1. Công cơ học
  1. Xung của lực(xung lượng)

Lời giải:

Đáp án: C

Nếu lực không đổi F→ có điểm đặt chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực một góc α thì công của lực F→ được tính theo công thức: A = F.s.cosα.

→ Công là đại lượng vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không

Bài 39: Một động cơ có công suất không đổi, công của động cơ thực hiện theo thời gian là đồ thị nào sau đây?

Lời giải:

Đáp án: D

P = A/t → A = Pt → Đồ thị A - t là đường thẳng qua gốc O.

Bài 40: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Khi vật chuyển động thẳng đều, công của hợp lực là khác không.
  1. Trong chuyển động tròn đều, lực hướng tâm thực hiện công khác không.
  1. Lực là đại lượng véctơ nên công cũng là véctơ.
  1. Công của lực là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số.

Lời giải:

Đáp án: D

Khi vật chuyển động thẳng đều, công của hợp lực là bằng không do động năng không biến thiên.

Nếu lực không đổi F→ có điểm đặt chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực một góc α thì công của lực F→ được tính theo công thức: A = F.s.cosα.

→ Công là đại lượng vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không

Trong chuyển động tròn đều, lực hướng tâm vuông gó với đường đi nên công thực hiện = 0

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
  • Bài tập các định luật bảo toàn trac nghiem năm 2024
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Bài tập các định luật bảo toàn trac nghiem năm 2024

Bài tập các định luật bảo toàn trac nghiem năm 2024

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.