Bài có nghĩa là gì

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2


Câu 1 (trang 56 sgk Tiếng Việt 5): Xếp những từ có tiếng hữu cho dưới đây thành hai nhóm a và b.Hữu nghị, hữu hiệu, chiến hữu, hữu tình, thân hữu, hữu ích, hữu hảo, bằng hữu, hữu dụng.a. Hữu có nghĩa là bạn bè. M: hữu nghị.b. Hữu có nghĩa là có. M : hữu ích.

Trả lời:

a. Hữu có nghĩa là bạn bè : hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, hữu hảo, bằng hữu.

b. Hữu có nghĩa là có : hữu hiệu, hữu tình, hữu ích, hữu dụng.

Câu 2 (trang 56 sgk Tiếng Việt 5): Xếp các từ có tiếng hợp cho dưới đây thành hai nhóm a và b :hợp tình, hợp tác, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp nhất, hợp pháp, hợp lực, hợp lí, thích hợp.a) Hợp có nghĩa là "gộp lại" (thành lớn hơn). M : hợp tác.b) Hợp có nghĩa là "đúng với yêu cầu, đòi hỏi… nào đó". M : thích hợp.

Trả lời:

Nhóm a: hợp tác, hợp nhất, hợp lực.

Nhóm b: hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lí, thích hợp.

Câu 3 (trang 56 sgk Tiếng Việt 5): Đặt một câu với một từ ở bài tập 1 và một câu với một từ ở bài tập 2.
Trả lời:- Loại thuốc trị ho của bác sĩ cho thật là hữu hiệu.

- Để có bài tập làm văn hay, em phải dùng từ ngữ thích hợp cho từng câu văn.

Câu 4 (trang 56 sgk Tiếng Việt 5): Đặt câu với một trong những thành ngữ dưới đây :a) Bốn biển một nhà.b) Kề vai sát cánh.c) Chung lưng đấu sức.

Trả lời:

- Tất cả thiếu nhi trên toàn thế giới đều là anh em bốn biển một nhà.- Bác Năm và bố luôn kề vai sát cánh trong kinh doanh.- Các chú bộ đội cùng chung lưng đấu cật vượt qua thử thách, gian khổ trên khắp chiến trường.

Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - Hợp tác, ngắn 2

1. Xếp những từ có tiếng hữu đã cho dưới đây thành hai nhóm a và bHữu nghị, hữu hiệu, chiến hữu, hữu tình, thân hữu, hữu ích, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu, hữu dụng.a. Hữu có nghĩa là “bạn bè”b. Hữu có nghĩa là “có”

Trả lời:

- Hữu có nghĩa là “bạn bè”: hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu

- Hữu có nghĩa là “có”: hữu hiệu, hữu tình, hữu ích, hữu dụng

2. Xếp các từ có tiếng hợp cho dưới đây thành hai nhóm a và bHợp tình, hợp tác, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp nhất, hợp pháp, hợp lực, hợp lí, thích hợpa. Hợp có nghĩa là “gộp lại” (thành lớn hơn)b. Hợp có nghĩa là “đúng với yêu cầu, đòi hỏi…nào đó”

Trả lời:

- Hợp có nghĩa là “gộp lại” (thành lớn hơn): Hợp tác, hợp nhất, hợp lực

- Hợp có nghĩa là “đúng với yêu cầu, đòi hỏi…nào đó”: Hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lí, thích hợp.

3. Đặt một câu với mỗi từ ở bài tập 1 và một câu với mỗi từ ở bài tập 2
Trả lời:- Với những từ ở bài tập 2, học sinh có thể đặt một trong các câu sau:+ Nhóm a:

- Chăm lo vun đắp tình hữu nghị với nhân dân các nước là việc nhân dân ta luôn quan tâm.


- Là bộ đội - bác ấy rất yêu mến các chiến hữu của mình.
- Bữa tiệc có đủ mặt họ hàng thân hữu.
- Tình bằng hữu thật cao quý.
- Là bạn hữu, chúng ta phải giúp đỡ lẫn nhau.

+ Nhóm b:
- Bảo vệ môi trường là một việc làm hữu ích.
- Thuốc này rất hữu hiệu.
- Phong cảnh núi Ngự, sông Hương thật hữu tình.
- Tôi mong mình là người hữu dụng đối với xã hội.
- Với những từ ở bài tập 2, học sinh có thể đặt một trong các câu sau:

+ Nhóm a:
- Các nước trong khu vực đều mong muốn hòa bình hợp tác.
- Các tổ chức riêng lẻ ấy giờ đã hợp nhất.
- Phải đồng tâm hợp lực mới dễ thành công.

+ Nhóm b:
- Ông ấy giải quyết mọi việc đều hợp tình hợp lí.
- Công việc này rất phù hợp với em.
- Suy nghĩ của anh ấy thật hợp thời.
- Các lá phiếu bầu đều phải hợp lệ.
- Mọi việc làm đều phải hợp pháp.
- Khí hậu Đà Lạt thật thích hợp với sức khỏe của tôi.

4. Đặt câu với một trong những thành ngữ dưới đâya. Bốn biển một nhàb. Kề vai sát cánh:

c. Chung lưng đấu sức:

Trả lời:
Nên đùm bọc thương yêu như thể anh em bốn biển một nhà.
Trong mọi công việc chung, chúng tôi luôn kề vai sát cánh với nhau.
Trong mọi thử thách khó khăn, họ chung lưng đấu sức sướng khổ cùng nhau.

-----------------------------HẾT--------------------------------

Một chuyên gia máy xúc là bài học nổi bật trong Tuần 5 của chương trình học theo SGK Tiếng Việt 5, học sinh cần Soạn bài Một chuyên gia máy xúc, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.

Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - Hợp tác sẽ hướng dẫn các em giải chi tiết các dạng bài tập về sắp xếp từ ngữ vào các nhóm thích hợp và đặt câu với các thành ngữ, qua đó các em không chỉ được mở rộng vốn từ về tình hữu nghị, hợp tác mà còn được rèn luyện kĩ năng làm bài cơ bản.

Danh từ chung và danh từ riêng

  • I. Danh từ chung và danh từ riêng lớp 4 phần Nhận xét trang 57
    • Câu 1 trang 57 sgk Tiếng Việt 4
    • Câu 2 trang 57 sgk Tiếng Việt 4
    • Câu 3 trang 57 sgk Tiếng Việt 4
  • II. Ghi nhớ
  • III. Danh từ chung và danh từ riêng lớp 4 phần Luyện tập trang 58
    • Câu 1 trang 59 sgk Tiếng Việt 4
    • Câu 2 trang 58 sgk Tiếng Việt 4
  • IV. Danh từ chung là gì? Danh từ riêng là gì?
    • Danh từ chung là gì?
    • Danh từ riêng là gì?
  • V. Bài tập Danh từ chung và danh từ riêng lớp 4

Soạn bài Luyện từ và câu lớp 4: Danh từ chung và danh từ riêng là lời giải phần Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 4 trang 57, 58 giúp các em học sinh củng cố kiến thức các dạng bài tập phân biệt danh từ chung và danh từ riêng. Mời các em cùng tham khảo.

>> Bài trước:Chính tả lớp 4: Nghe viết - Người viết truyện thật thà

Danh từ chung và danh từ riêng giúp các em học sinh phân biệt được danh từ chung là gì? danh từ riêng là gì? vận dụng làm các bài tập liên qua. Các em học sinh cùng so sánh đối chiếu sau đây nhé.

I. Danh từ chung và danh từ riêng lớp 4 phần Nhận xét trang 57

Câu 1 trang 57 sgk Tiếng Việt 4

Tìm các từ có nghĩa như sau:

a) Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.

b) Dòng sông lớn nhất chảy qua nhiều tỉnh phía Nam nước ta.

c) Người đứng đầu nhà nước phong kiến.

d) Vị vua có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Lê ở nước ta.

Đáp án

a) Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được: sông

b) Dòng sông lớn nhất chảy qua nhiều tỉnh phía Nam nước ta: Cửu Long

c) Người đứng đầu nhà nước phong kiến: Vua

d) Vị vua có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Lê ở nước ta: Lê Lợi

>> Xem thêm: Tìm các từ có nghĩa như sau...

Câu 2 trang 57 sgk Tiếng Việt 4

Nghĩa của các từ tìm được ở bài tập 1 khác nhau như thế nào?

- So sánh a với b.

- So sánh c với d.

Đáp án

So sánh a và b

a) Sông: Tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn.

b) Cửu Long: Tên riêng của một dòng sông.

So sánh c với d

c) Vua: Tên chung chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến

d) Lê Lợi: Tên riêng một vị vua.

Câu 3 trang 57 sgk Tiếng Việt 4

Cách viết các từ trên có gì khác nhau?

- So sánh a với b.

- So sánh c với d.

Đáp án

So sánh a với b: Tên chung của dòng nước chảy tương đối lớn (sông) không viết hoa. Tên riêng chỉ một dòng sông cụ thể (Cửu Long) viết hoa.

So sánh c với d: Tên chung của người đứng đầu nhà nước phong kiến (vua) không viết hoa. Tên riêng một vị vua cụ thể (Lê Lợi) viết hoa.

II. Ghi nhớ

Danh từ chung là tên của một loại sự vật.

Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật. Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa.

III. Danh từ chung và danh từ riêng lớp 4 phần Luyện tập trang 58

Câu 1 trang 59 sgk Tiếng Việt 4

Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau:

Chúng tôi / đứng / trên / núi / Chung /. Nhìn / sang / trái / là / dòng / sông / Lam / uốn khúc / theo / dãy / núi / Thiên Nhẫn /. Mặt / sông / hắt / ánh / nắng / chiếu / thành / một / đường / quanh co / trắng xóa /. Nhìn / sang / phải / là / dãy / núi / Trác / nối liền / với / dãy / núi / Đại Huệ / xa xa /. Trước / mặt / chúng tôi /, giữa / hai / dãy / núi / là / nhà / Bác Hồ /.

Theo HOÀI THANH va THANH TỊNH

Trả lời:

Danh từ chung: núi / dòng, sông / dãy / mặt / sông / ánh / nắng / đường / dãy / nhà / trái / phải / giữa / trước.

Danh từ riêng: Chung / Lam / Thiên Nhẫn/ Trác / Đại Huệ / Bác Hồ.

Câu 2 trang 58 sgk Tiếng Việt 4

Viết họ và tên 3 bạn nam, 3 bạn nữ trong lớp em. Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao?

Trả lời:

Học sinh viết họ và tên 3 bạn nam và 3 bạn nữ trong lớp em.

Họ và tên các bạn ấy là danh từ riêng do đó luôn luôn phải viết hoa.

Ví dụ:

  • Tên của 3 bạn nam là: Hoàng Tuấn Anh, Lê Hoàng Tuấn Kiệt, Phạm Minh Chính
  • Tên của 3 bạn nữ là: Nguyễn Trần Khánh Vân, Nguyễn Vũ Kiều Anh, Hà Thúy Anh

Các em học sinh tự viết theo tên các bạn trong lớp của mình.

IV. Danh từ chung là gì? Danh từ riêng là gì?

Danh từ chung là gì?

Danh từ riêng là gì?

Là danh từ chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió ,mưa,…).Là tên riêng của một sự vật (tên người, tên địa phương, tên địa danh,.. )

>> Bài tiếp theo: Kể chuyện lớp 4 tuần 6: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

V. Bài tập Danh từ chung và danh từ riêng lớp 4

  • Lý thuyết Tiếng Việt 4: Danh từ - Danh từ chung và danh từ riêng
  • Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tuần 6: Luyện từ và câu - Danh từ chung và danh từ riêng
  • Bài tập về danh từ, động từ, tính từ
  • Các dạng bài tập về danh từ lớp 4

Luyện từ và câu lớp 4: Danh từ chung và danh từ riêng được VnDoc sưu tầm, tổng hợp hướng dẫn giải các dạng bài tập về xác định danh từ riêng và chung, đặt câu với danh từ tìm được, sự khác nhau và phân biệt giữa danh từ chung và danh từ riêng cho các em học sinh tham khảo củng cố kỹ năng làm bài Luyện từ và câu lớp 4 chuẩn bị cho các bài kiểm tra trong năm học đạt kết quả cao.

Ngoài ra, các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa học, Lịch sử, Địa Lý, Tin học mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 4 mới nhất.

Đối với chương trình dạy và học lớp 4. Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 4 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 4. Tất cả các tài liệu tại đây đều được Tải miễn phí về sử dụng. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.