Astra có tác dụng bao lâu

Vaccine Covid-19 vẫn hiệu quả bảo vệ người dùng khỏi triệu chứng nặng và nguy cơ tử vong, song giảm hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm sau khoảng 5 đến 6 tháng, vì vậy nhiều quốc gia tiêm liều ba.

Từ tháng 9 đến nay, số ca nhiễm nCoV tại Mỹ giảm ổn định, từ hơn 280.000 ca dương tính mới xuống còn khoảng 70.000 ca mỗi ngày. Các loại vaccine sử dụng tại nước này hầu hết duy trì hiệu quả chống triệu chứng nặng và nguy cơ tử vong sau mắc Covid-19, trừ một số người già, người bị suy giảm miễn dịch. Chính phủ Mỹ vì thế phê duyệt chương trình tiêm liều vaccine thứ ba - liều tăng cường (booster).

Một số nghiên cứu cho thấy tác dụng chống lây nhiễm của vaccine giảm trong bối cảnh biến thể Delta lây lan mạnh. Song theo các chuyên gia, điều này không có nghĩa vaccine kém hiệu quả.

Hiệu quả của vaccine thay đổi theo thời gian

Trên thực tế, nhiều nghiên cứu cho thấy vaccine vẫn có độ bảo vệ trên 50%, giúp ngăn ngừa lây nhiễm nCoV, đáp ứng tiêu chuẩn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA). Hiệu quả vaccine giảm có tác động thế nào đến chương trình chống dịch, và liệu có nên tiêm liều tăng cường cho tất cả người trưởng thành hay không, vẫn là câu hỏi gây tranh cãi.

Tại Anh, các nhà khoa học đã nghiên cứu tác dụng của vaccine với biến thể Delta theo thời gian. Họ phát hiện vaccine Pfizer ngăn ngừa lây nhiễm đến 90% hai tuần sau liều thứ hai, giảm xuống còn 70% sau 5 tháng. Nghiên cứu tương tự cho thấy khả năng bảo vệ của vaccine Moderna cũng giảm theo thời gian. Các nhà nghiên cứu tại Mỹ và Canada đưa ra nhận định tương tự.

Song vaccine Moderna và Pfizer vẫn hiệu quả cao ngăn ngừa nhập viện sau vài tháng, theo các chuyên gia Anh và Canada. Các nghiên cứu chỉ ra vaccine giảm tác dụng theo tỷ lệ khác nhau. Điều này tùy thuộc vào vị trí, phương pháp nghiên cứu, sự khác biệt về hành vi của người đã và chưa tiêm chủng. Một số công trình chưa được bình duyệt và phản biện, tuy nhiên, các chuyên gia cho biết kết quả của chúng gần như nhất quán.

Astra có tác dụng bao lâu

Biểu đồ hiệu quả của vaccine Covid-19 của Moderna và Pfizer theo thời gian trong nghiên cứu tại Mỹ và Canada. Ảnh: NY Times

Melissa Higdon, giảng viên Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg, cho biết: "Mục tiêu chính của vaccine Covid-19 là ngăn ngừa triệu chứng nghiêm trọng và nguy cơ tử vong. Chúng vẫn đang làm tốt nhiệm vụ đó".

Song, bà thừa nhận khả năng phòng lây nhiễm giảm có tác động nhất định đến cuộc chiến chống dịch. "Số ca nhiễm sẽ tăng cao hơn", bà nói. Dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cho thấy hiệu quả của vaccine mRNA như Pfizer hoặc Moderna đã giảm. Cơ quan cũng chỉ ra rằng vaccine Johnson & Johnson kém tác dụng hơn hai vaccine trên.

Từ kết luận đó, CDC khuyến nghị tiêm liều tăng cường cho những nhóm công dân cụ thể.

Độ tuổi phù hợp tiêm liều vaccine tăng cường

Đối với các loại vaccine mRNA như Moderna và Pfizer, đối tượng ưu tiên là người từ 65 tuổi trở lên, từ 50-64 tuổi mắc bệnh nền, người từ 18 tuổi trở lên có bệnh nền, đang sống tập trung tại các cơ sở chăm sóc dài hạn hoặc làm việc ở môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao. Liều thứ ba tiêm sau liều hai ít nhất 6 tháng.

Đối với vaccine Johnson & Johnson (liệu trình một liều), tất cả người từ 18 trở lên đều đủ điều kiện tiêm liều tăng cường thứ hai ít nhất hai tháng sau liều đầu tiên.

Các nước châu Âu cũng đã phê duyệt tiêm liều tăng cường sau những liều vaccine đầu tiên. Kể từ tháng 10, Trung Quốc cũng bắt đầu tiêm liều thứ ba vaccine Covid-19 cho những người đã hoàn thành tiêm chủng ít nhất 6 tháng trước. Đối với vaccine Sinopharm hoặc Sinovac, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị người trên 60 tuổi tiêm liều thứ ba, có thể thay thế bằng loại vaccine khác. Dù vậy, họ không gọi đây là liều tăng cường.

Tuần này, Pfizer và đề nghị FDA mở rộng cấp phép liều tăng cường của hãng cho tất cả người trưởng thành. Song giới chuyên gia còn tranh luận liệu điều này có thực sự cần thiết đối với cả những người không có bệnh nền, không dễ nhiễm nCoV. Chuyên gia chỉ nhất trí tiêm bổ sung cho người trên 65 tuổi. Vaccine giảm hiệu quả tác động xấu hơn đến nhóm này, bởi người già có nguy cơ nhập viện cao sau mắc Covid-19, theo Eli Rosenberg, phó giám đốc khoa học của Văn phòng Y tế Công cộng tại bang New York.

Hơn nữa, khả năng miễn dịch ở người già đến nay đã suy giảm vì là nhóm đầu tiên được tiêm chủng. Theo dữ liệu chính thức, khoảng 71% người Mỹ từ 65 tuổi trở lên tiêm chủng đầy đủ 6 tháng trước đó. 31% đã tiêm liều tăng cường.

Thêm 69 triệu người Mỹ dưới 65 tuổi cũng tiêm vaccine 6 tháng trước. Hiện không phải ai cũng đủ điều kiện tiêm liều tăng cường. Chính phủ liên bang sẽ quyết định có mở rộng tiêm liều thứ ba vaccine Pfizer cho tất cả công dân từ 18 tuổi trở lên hay không trong thời gian tới.

Israel và Canada đã cho phép tất cả người lớn tiêm liều tăng cường. Dữ liệu ban đầu của Israel cho thấy chương trình giúp giảm số ca nhập viện và tử vong, ít nhất là trong tương lai gần.

Một số chuyên gia lo ngại khi chuyển hướng đẩy mạnh tiêm tăng cường, chính phủ sẽ xao nhãng mục tiêu cốt lõi của chương trình chủng ngừa.

"Các tranh luận về liều tăng cường dễ làm loãng thông điệp thực sự quan trọng rằng bản thân vaccine vẫn hiệu quả. Mục tiêu tiên quyết là thuyết phục người còn do dự đi tiêm vaccine", tiến sĩ Rosenberg nói.

Tác dụng phụ: Không phải ai cũng gặp tác dụng phụ. Tuy nhiên một số người gặp phải tác dụng phụ. Các tác dụng phụ này là dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể quý vị đang tạo hàng rào bảo vệ. Các tác dụng phụ có thể ảnh hưởng ngắn hạn đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày của quý vị và sẽ hết sau vài ngày. Nếu muốn báo cáo tác dụng phụ, quý vị có thể sử dụng V-safe.

Biến cố bất lợi: Biến cố bất lợi hiếm gặp nhưng có thể gây ra vấn đề sức khỏe về dài hạn. Nếu xảy ra biến cố bất lợi, thì chúng thường xuất hiện trong vòng sáu tuần sau khi tiêm một liều vắc-xin. Nếu quý vị muốn báo cáo một biến cố bất lợi, hãy dùng Hệ Thống Báo Cáo Tác Dụng Phụ Của Vắc-xin (VAERS).

  • Trong các thử nghiệm lâm sàng, Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã thu thập dữ liệu về từng loại vắc-xin ngừa COVID-19 được phê chuẩn trong ít nhất là hai tháng (tám tuần) kể từ liều cuối cùng.
  • Hiện thời, CDC, FDA và các cơ quan liên bang khác tiếp tục theo dõi tính an toàn của vắc-xin ngừa COVID-19.

Sau khi hướng dẫn hệ miễn dịch cách nhận biết và tiêu diệt mầm bệnh, các thành phần của vaccine sẽ bị đào thải khỏi cơ thể trong thời gian ngắn, chỉ có phản ứng miễn dịch ngừa virus ở lại.

Khi các nước cố gắng đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng, nhiều người chưa hiểu rõ về tác động sinh học của vaccine. Lầm tưởng phổ biến nhất trên thế giới trong thời gian gần đây là "các thành phần của vaccine sẽ tồn tại lâu trong cơ thể và gây hại". Điều này khiến một bộ phận người dân trở nên do dự với chương trình tiêm chủng.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, vaccine sẽ được đào thải khỏi cơ thể chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần, chỉ có phản ứng miễn dịch ngừa virus ở lại trong thời gian dài. Vaccine chỉ có vai trò kích thích hệ miễn dịch, dạy nó cách phản ứng với mầm bệnh sau này.

Tất cả loại vaccine, bất kể công nghệ nào, đều có mục tiêu cơ bản là cho hệ miễn dịch tiếp xúc với tác nhân gây bệnh mà không để lại nguy cơ mắc bệnh. Virus thường lây lan vào tế bào và sử dụng chúng để tái tạo. Vaccine cần mô phỏng quá trình này để tạo ra phản ứng miễn dịch đầy đủ. Như vậy, vaccine cũng phải di chuyển vào các tế bào nơi sản xuất protein và "giả dạng" một thành phần của virus.

Tất cả vaccine đều tuân thủ nguyên tắc này và cung cấp thông tin về virus qua việc tiêm bắp, song cơ chế hoạt động của chúng khác nhau. Như Pfizer và Moderna sử dụng công nghệ mRNA, còn AstraZeneca sử dụng vector virus.

Dù dùng công nghệ nào, hiệu quả của chúng cũng giống nhau. Tế bào sử dụng khuôn mẫu di truyền trong vaccine để tạo protein S của nCoV - thành phần giúp virus xâm nhập cơ thể. Protein S di chuyển đến bề mặt của tế bào, sau đó được hệ miễn dịch phát hiện.

Các tế bào miễn dịch chuyên biệt cũng hấp thụ protein S và sử dụng chúng để thông báo đến các tế bào khác, từ đó tạo cơ chế phòng thủ trước virus.

Astra có tác dụng bao lâu

Một khi đã kích thích được phản ứng miễn dịch, bản thân vaccine sẽ nhanh chóng bị đào thải khỏi cơ thể. Vaccine mRNA gồm lớp vỏ chất béo, bao bọc nhóm các phần tử mRNA - công thức di truyền của protein S. Khi chất này xâm nhập vào tế bào, lớp vỏ sẽ bị phân hủy thành chất béo vô hại, còn mRNA được tế bào sử dụng để tạo protein S. Một khi mRNA đã được dùng để tạo protein, nó sẽ bị phá vỡ và loại bỏ khỏi tế bào.

Thực tế, mRNA rất mỏng manh, dạng bền vững nhất chỉ tồn tại trong vài ngày. Đây là lý do vì sao vaccine Pfizer và Moderna cần được bảo quản ở nhiệt độ cực thấp.

Vaccine vector như AstraZeneca và Johnson & Johnson sử dụng adenovirus (virus cúm vô hại) làm vector để cung cấp mẫu di truyền của protein S cho các tế bào. Virus vector đã được loại bỏ tất cả các thành phần lây nhiễm, nên nó không thể nhân lên hoặc gây bệnh. Virus vector sẽ liên kết với tế bào, cung cấp thành phần di truyền để hệ miễn dịch nhận biết mầm bệnh, sau đó tự bị loại bỏ.

Như vậy, vaccine không gây ra bất cứ thay đổi nào đối với DNA của người bình thường.

Đối với các protein S do vaccine tạo ra, hệ thống miễn dịch sẽ xác định chúng là yếu tố ngoại lai và tiến hành tiêu diệt, đồng thời hướng dẫn tế bào nhận ra virus trong suốt quá trình này. Các protein S cũng được loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể sau vài tuần. Trong thời gian này, chúng thường tồn tại ở vị trí tiêm, cụ thể là bắp tay.

Tuy nhiên, các kháng thể do hệ thống miễn dịch tạo ra vẫn còn trong cơ thể nhiều tháng sau tiêm. Vaccine cũng kích thích sản sinh tế bào miễn dịch ghi nhớ. Điều này có nghĩa, ngay cả khi nồng độ kháng thể giảm, hệ miễn dịch cũng sản xuất được thêm kháng thể và tế bào đối phó với virus. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cho phép tiêm vaccine Pfizer tăng cường cho người trên 65 tuổi và một số người có nguy cơ cao 6 tháng sau liều thứ hai.

Theo VnExpress