Làm thế nào để giảm trầm cảm sau sinh

Làm thế nào để giảm trầm cảm sau sinh

Tuy nhiên, biểu hiện của trầm cảm sau sinh thế nào, nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh hay làm sao để tránh bị trầm cảm sau sinh lại ít người biết đến.

Trầm cảm sau sinh và những biểu hiện dễ nhận biết

Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh.

Thực chất đây không phải là một chứng bệnh hiếm gặp. Theo một thống kê công bố gần đây, tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm chiếm khoảng 15% trong 3 tháng đầu và 15 - 25% trong 12 tháng sau sinh. Thậm chí, một nghiên cứu nhỏ tại Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM) còn cho thấy tỉ lệ bệnh nhân có dấu hiệu trầm cảm sau sinh là 41%.

Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bà mẹ, đặc biệt là sự phát triển trí tuệ, cảm xúc và thể chất của đứa trẻ nhưng các biểu hiện trầm cảm ban đầu thường không được gia đình ghi nhận và để ý.

Một số triệu chứng tâm lý dễ nhận biết của chứng trầm cảm sau sinh:

- Tâm trạng buồn bã, dễ lo âu và hoảng sợ

- Mệt mỏi, thiếu sinh lực

- Cáu gắt với người khác

- Cảm thấy mình không xứng đáng chăm sóc em bé

- Rối loạn giấc ngủ (thường là mất ngủ)

- Giảm hứng thú hoạt động

- Thường nghĩ đến cái chết và tự tử...

Các triệu chứng trên có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong năm đầu sau sinh. Trong giai đoạn này, những ý nghĩ ám ảnh có thể xuất hiện và thường liên quan tới bạo lực đối với trẻ, thậm chí có thể dẫn tới ý nghĩ và hành vi giết trẻ.

Nguyên nhân nào dẫn đến trầm cảm sau sinh?

Thông thường, khi bị sang chấn tâm lý trong cuộc sống, học tập, quan hệ gia đình, xã hội... bệnh nhân có thể bị mắc chứng trầm cảm. Còn đối với phụ nữ sau sinh, một số nguyên nhân về thay đổi nội tiết, thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa cũng dẫn đến tình trạng mệt mỏi, dễ thay đổi cảm xúc và trầm cảm.

Ngoài ra, những mâu thuẫn gia đình, khó khăn trong việc chăm sóc bé khiến nhiều bà mẹ cảm thấy căng thẳng, mất ngủ và lo lắng về khả năng chăm sóc con. Từ đó dẫn đến mất hứng thú vào cuộc sống, rơi vào trạng thái lo sợ và tự nghĩ mình là người mẹ xấu. Tình trạng này kéo dài dẫn đến hoang tưởng và nhiều hành vi nguy hiểm.

Di truyền cũng là một trong những yếu tố không thể bỏ qua dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh. Trong gia đình có người bị trầm cảm (mẹ, chị, cha) thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn những người khác hay người đã từng có tiền sử bị trầm cảm sau sinh thì nguy cơ lặp lại lên tới 50%.

Làm sao để tránh bị trầm cảm sau sinh?

Người thân, nhất là người chồng, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong giai đoạn nhạy cảm này. Nhiều ông chồng chủ quan cho rằng, chỉ cần cung cấp vật chất cho vợ là đủ, mà thiếu quan tâm, chia sẻ bằng cả hành động và lời nói, khiến người vợ cảm thấy bị cô đơn, một mình "bơi" trong vai trò mới - làm mẹ.

Do đó, động viên, gần gũi và chia sẻ với vợ trong suốt quá trình mang thai, chuyển dạ cũng như chăm sóc trẻ sau sinh, nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp người vợ tránh được nguy cơ trầm cảm sau sinh.

Còn đối với bản thân người phụ nữ, giai đoạn sau sinh thường sẽ rất vất vả, phải thích nghi với việc chăm sóc bé, làm quen với thiên chức làm mẹ thiêng liêng đi kèm với nhiều việc không tên khác dẫn đến bỏ quên bản thân.

Vì vậy, hãy đi ngủ sớm nếu phải thức dậy nửa đêm cho bé bú, ngủ trưa dù chỉ 30 phút thôi để giúp cho cơ thể mẹ tái tạo lại năng lượng.

Lời khuyên của các chuyên gia dành cho các mẹ, chính là hãy dành thời gian thư giãn cho riêng mình bằng những động tác yoga trên nền nhạc nhẹ nhàng, gặp gỡ bạn bè, người thân hay các chuyên gia tâm lý để trút bỏ những lo âu, phiền muộn hay mệt mỏi trong quá trình chăm sóc bé hay ra ngoài shopping cùng chồng hay bạn bè... tạo tâm lý thoải mái, tránh được trầm cảm sau sinh.

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

7 lời khuyên giúp vượt qua trầm cảm sau sinh

Làm thế nào để giảm trầm cảm sau sinh

  Nếu bạn đang bị trầm cầm sau sinh, 7 lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn vượt qua tình trạng ấy. Đêm không được ngủ vì phải thay tã, cho con bú, cùng với đó là dọn dẹp nhà cửa đã trở thành “gánh nặng” khủng khiếp với bà mẹ mới sinh. Chính mớ hỗn độn công việc ấy có thể là nguyên nhân khiến các mẹ trở nên trầm cảm sau sinh. Nếu bạn đang bị trầm cầm sau sinh, 7 lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn vượt qua tình trạng ấy. 1. Đi tắm Việc đầu tiên trong “cuộc chiến” chống lại căn bệnh trầm cảm… đó là đi tắm rửa. Nhiều bà mẹ thích khoảng thời gian ở trong phòng tắm vì đó là lúc duy nhất cơ thể và tinh thần của họ được nghỉ ngơi. Một khoảng thời gian hiếm hoi thư thái “mình ta với ta” sau một ngày bận rộn và vất vả cho con cái và gia đình. 2. Nói chuyện với bạn đời Nếu bạn là bà mẹ đơn thân, bạn có thể tâm sự những căng thẳng, khó khăn mình gặp phải cho một ai đó bạn tin tưởng và yêu thương. Việc “nói hết ra” như vậy sẽ giúp bạn thoải mái hơn rất nhiều. Đừng để mọi chuyện trong lòng, hãy tâm sự với chồng bạn để anh ấy hiểu rõ vấn đề. Và trong hoàn cảnh này, có một người lắng nghe, chia sẻ cùng bạn, đặc biệt là luôn ở bên bạn dù có chuyện gì xảy ra là một điều vô cùng ý nghĩa. 3. Đi ra ngoài Biện pháp này nghe có vẻ không ổn, nhất là khi con bạn vừa mới sinh được vài tuần, nhưng để giải quyết triệt để tình trạng trầm cảm này, bạn phải mạnh mẽ dành nhiều thời gian xa con. Hãy thỉnh thoảng đi mua sắm, xem phim cùng bạn bè hoặc người thân. Cảm giác được trở lại con người trước đây cũng như tạm xa “bỉm và sữa” sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc đẩy lùi tình trạng trầm cảm sau sinh. 4. Nhận tư vấn của bác sĩ Bạn không nên xấu hổ khi phải nói ra tình trạng bạn đang phải trải qua. Trầm cảm là căn bệnh lặng lẽ nhưng rất nguy hiểm, vì thế bạn cần có những giải pháp xử lý ngay lập tức. Tuy vậy, bạn không nên tra cứu thông tin trên mạng vì trên đó có những nguồn thông tin không thống nhất và chính xác, thay vào đó bạn nên đến bệnh viên để có những tư vấn chuyên môn đúng với tình trạng bệnh của mình. 5. Ăn đủ chất Việc phải nhanh chóng lấy lại vóc dáng như trước đây không phải là ưu tiên hàng đầu lúc này. Trong thời gian này, bạn cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để có đủ sức khỏe đối đầu với những nhiệm vụ mới. Chớ nhịn đói để giúp giảm cân, bạn vẫn còn nhiều [Xem thêm: benh phoi tac nghen] thời gian sau này để ăn kiêng mà. 6. Mặc thật đẹp Đôi khi để tâm trạng tốt hơn, nhiều bà mẹ chọn cách ăn mặc chải chuốt hơn vì một vẻ ngoài xinh đẹp luôn là “vũ khí” giúp bạn tự tin thêm bội phần. Do vậy, một cách hiệu quả để đánh tan trầm cảm sau sinh đó là ăn mặc thật đẹp, từ đó tâm trạng của bạn cũng sẽ được cải thiện, giúp bạn đối mặt những thử thách sắp tới. 7. Viết ra những suy nghĩ Không nhất thiết lúc nào cũng là “giấy trắng, mực đen”, bạn có thể viết ra những ghi chú trên điện thoại, trên máy tính bảng – bất kỳ nơi nào có thể chứa dữ liệu. Những lúc không biết phải giải tỏa những khó chịu trong lòng, hãy viết lại cảm xúc của mình. Khi nào bình tĩnh, bạn đọc lại những ghi chép ấy, bạn sẽ thấy tâm trạng mình thất thường đến thế nào. Đôi lúc bạn khóc, đôi lúc bạn lại cười. Nhưng dù thế nào, việc ghi lại những suy nghĩ sẽ giúp bạn kiềm chế được cảm xúc, cũng như xác định được cách giải quyết đúng đắn. Theo Afamily Liên Quan KhácNguy hiểm chứng trầm cảm sau sinhMẹo giúp bạn gái duy trì chế độ ăn kiêngTại sao ăn kiêng lại không giảm [Xem thêm: bệnh phổi mãn tính] cân ?Tại sao không nên ăn bánh mì?Món ăn bài thuốc từ củ khoai langTrầm cảm – mối nguy hiểm cho sức khỏe5 loại đậu tốt cho sức khỏeThuốc chữa rối loạn giấc ngủNguyên nhân và cách điều trị của bệnh trầm cảmVì sao “chuyện ấy” hấp dẫn bạn?Tác dụng chữa bệnh của hạt tiêu đenNguyên nhân và cách điều trị chứng sợ “gần” chồngPhương pháp mới chữa chứng đau nửa đầuTóc báo hiệu tình hình sức khỏe của bạnLợi ích tuyệt vời từ tinh dầu   Cùng Chuyên MụcCẩn thận khi kiêng cữ sau sinhDấu hiệu, cách đối phó với biểu hiện sinh nonNguy hiểm chứng trầm cảm sau sinh5 tư thế cho bé bú giúp mẹ thoải máiSau khi sinh nên làm gì tiếp theo?Món ăn lợi sữa cho mẹ sau sinhBình Luận [Xem thêm: benh phoi man tinh] Facebook bình luận

Khoảng 20h30’ tối qua 18/10/2018 tại sân chơi giữa tòa HH1 và HH2 chung cư HH Linh Đàm (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai - Hà Nội), nhiều người dân bất ngờ nghe tiếng động mạnh và phát hiện thi thể một trẻ sơ sinh còn nguyên dây rốn.

Ngay sau khi xảy ra sự việc, một số người dân đã gọi báo cho công an phường sở tại và công an quận Hoàng Mai. Nhiều người dân tỏ ra sợ hãi và bày tỏ niềm thương tiếc đối với cháu bé. Nhiều người nghi ngờ có thể ai đó đã ném thi thể cháu bé từ trên cao xuống. Đến khoảng 22h, xe cứu thương tới đưa thi thể bé sơ sinh rời khỏi hiện trường.

Chứng kiến sự việc, hàng trăm người dân đã bật khóc, thương cho số phận cháu nhỏ. Hiện tại, lực lượng chức năng đang đi từng phòng để gọi cửa, mong tìm ra người mẹ của em bé sơ sinh này.

Hiện tại, chưa rõ nguyên nhân bé sơ sinh còn nguyên dây rốn bị rơi xuống từ chung cư HH Linh Đàm nhưng vụ việc đau lòng này một lần nữa lại cảnh tỉnh chúng ta về trách nhiệm của người thân và các bậc làm cha làm mẹ trong việc chăm sóc cho thiên thần nhỏ của mình. Để có thể chăm sóc cho bé một cách tốt nhất, thì sức khỏe của bà mẹ cũng phải ở trạng thái tốt nhất cả về thể chất và tinh thần.

Lại nhớ tới một vụ việc đau lòng mới xảy ra vào tháng 2 năm nay ở miền Tây, bé trai 5 tháng tuổi chết trên tay người mẹ trẻ. Do trầm cảm sau sinh mà người mẹ trẻ 25 tuổi đã gây ra cái chết cho con trai bé bỏng của mình. Anh Phong, chồng chị Nhi, sống ở xã Thanh Bình, huyện Ghợ Gạo, Tiền Giang hốt hoảng khi phát hiện chị Nhi đang bế con trai 5 tháng tuổi, trên người bé trai có nhiều vết máu.

Thấy người mẹ trẻ cầm con dao trên tay nên người dân tìm cách giải cứu bé trai nhưng phát hiện cháu đã tử vong. Cảnh sát đã khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi dưới sự chứng kiến của cán bộ Viện KSND. Theo kết quả khám nghiệm, bé trai có vết thương sọ não hở, xuất huyết não, dập não nghi do vật sắc nhọn tác động dẫn đến tử vong. Theo nhận định của cảnh sát, nhiều khả năng người mẹ trầm cảm sau khi sinh đã gây ra cái chết cho con trai.

Trầm cảm sau sinh có thể dẫn đến những hành động cực đoan, thậm chí dẫn đến thảm án nếu không được điều trị đúng cách. Gần đây, nhiều vụ việc mẹ bị trầm cảm sau sinh mà dẫn đến ôm con tự vẫn, hay có hành vi làm hại tới trẻ sơ sinh đã rung lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với chúng ta về việc quan tâm đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người phụ nữ khi mang thai và sau sinh. Việc phát hiện bệnh trầm cảm sau sinh sớm do đó rất quan trọng để ngăn ngừa những sự việc đau xót.

Vậy làm thế nào có thể ổn định tâm lý cho những người phụ nữ mang thiên chức làm mẹ thiêng liêng, giúp họ có đủ khả năng để có thể chăm sóc cho bé sơ sinh một cách tốt nhất? Sau đây là tâm sự của một số bà mẹ về việc lấy lại được thăng bằng tâm lý sau sinh, tìm ra lẽ sống để đảm bảo một tương lai tốt đẹp cho con yêu:

"Cũng như bao bà mẹ khác, tôi đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe sau sinh. Tại đây, tôi mới thấy được “phụ nữ khổ thế nào” không những sức khỏe giảm sút, nhiều chị em còn rơi vào tình trạng dở khóc, dở cười với chứng trầm cảm sau sinh.


Và cũng trong lần này thật may mắn tôi được gặp chị Tuyết-  một bà mẹ trẻ đã từng trải qua những ngày tháng trầm cảm sau sinh. Nhưng giờ đây chị như một chuyên gia đang giúp các mẹ bỉm sữa hết thoát khỏi chứng trầm cảm sau sinh.

Giọng đầy hạnh phúc chị Đinh Tuyết kể: “Sau khi sinh con, mình cũng từng bị trầm cảm. Giờ nghĩ lại thật đáng sợ. Tưởng đâu cuộc vượt cạn đẻ thường dễ dàng như bao người khách nhưng đến phút chót bị sốc khi bác sĩ thông báo phải mổ cấp cứu, đưa con ra ngay, nếu không chỉ chậm chút nữa thôi con sẽ bị ngạt… Nghe tin phải mổ cấp cứu, trời đất như quay cuồng. Nhưng, chưa hết, mổ xong mới thật sự là đau đớn,mọi khó khăn cứ thi nhau “đến” với mình, nào bế sản dịch, nào sốt…

Đêm đầu tiên mình vào nhà vệ sinh ôm mặt khóc nức nở gần 30 phút, mặc dù vừa sinh xong cơ thể còn rất mệt mỏi, may ông xã mệt quá ngủ say nên không biết. Thấy thương con và trách mình, lo sợ bản thân  không có kinh nghiệm thì sẽ trông con thế nào đây? Việc bị tắc tia sữa cũng làm cho mình cảm thấy chán nản chính bản thân. Cứ thế nhiều lúc mình khóc đến nỗi 2 mắt sưng mọng lên. Khóc xong lại ngồi cả đêm để cố gắng vắt sữa bằng tay, vừa thấy tủi thân, vừa giận mọi người một cách vô cớ, nên dù rất mệt mình nhất quyết không đi ngủ, vừa ngồi vắt từng giọt sữa, vừa nghĩ lung tung. Bây giờ nghĩ lại, mới thấy rất may mắn khi vượt qua giai đoạn khó khăn ấy”.

Câu chuyện của tôi và chị Đinh Tuyết bị gián đoạn bởi chị được mời vào gặp chuyên gia y tế trao đổi việc gì đó liên quan tới công việc dành cho các bà mẹ mang thai và sau sinh mà chị đang theo đuổi.

Làm thế nào để giảm trầm cảm sau sinh
Chị Tuyết - một bà mẹ trẻ đã từng trải qua những ngày tháng trầm cảm sau sinh

Dõi theo bước chân của chị tôi không tin câu chuyện mà chị kể, bởi nhìn chị bây giờ ít ai nghĩ chị đã bị trầm cảm, bởi hiện tại chị rất năng động, trẻ trung, luôn tràn đầy kiến thức chăm sóc bà bầu và mẹ sau sinh thì làm sao mà có thể bị trầm cảm sau sinh được.

Vốn tò mò nên tôi ngồi đợi chị và rồi mọi chuyện cũng được sáng tỏa khi chị xong việc tiếp tục trò chuyện cùng tôi.

Chị kể tiếp: Lúc ấy, để vượt qua trầm cảm sau sinh phải nhờ rất nhiều vào ông xã, anh đã lôi mình đi qua những chấn động tâm lý sau sinh. Anh dành thời gian bên vợ nhiều hơn, đưa vợ đi chơi, đi dạo và mua sắm. Lúc đó, gặp gỡ bạn bè, đồng nghiệp,.. tất nhiên có cả những chuyên gia tâm lý. Sau đó, tôi không vo tròn trong vòng quay bỉm sữa nữa, tôi được làm việc yêu thích để cảm thấy mình tự do và hữu ích… bỗng dưng tôi thấy tinh thần phấn chấn, cở mở hơn với gia đình, và yêu thương con hơn.

Là người từng trải qua trầm cảm sau sinh nên hơn ai hết tôi hiểu lúc đó các mẹ cần gì và mong muốn gì, đó cũng là động lực để bây giờ tôi cùng các chuyên gia tâm lý thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo offline  miễn phí để trao đổi kinh nghiệm kiến thức giúp đỡ các mẹ vượt qua trầm cảm sau sinh.

Càng trò chuyện với chị, tôi thấy mình may mắn được gặp đúng người, với tôi chị như một “chuyên gia” thấu hiểu hết tâm tư và giúp tôi vượt qua những thời gian khó khăn nhất sau sinh.

Về nhà làm theo lời dặn như mở nhạc không lời nghe, rồi cùng chồng đi dạo, đi mua sắm, xem phim, tôi cũng không quá ôm đồm nhiều việc chăm sóc con nữa mà chia sẻ với mẹ chồng, mẹ đẻ… Dần dần tôi thấy mình thay đổi hẳn, những suy nghĩ ấu trĩ cũng không còn nữa. Tôi trở nên vui vẻ và hai vợ chồng cũng tìm lại được những cảm giác hạnh phúc như trước.

Và điều cuối cùng tôi cũng như chị Tuyết muốn gửi tới các ông chồng rằng: các anh chiếm vị trí quan trọng trong hành trình giúp sản phụ thoát khỏi trầm cảm. hơn ai hết, người chồng, gia đình, người thân… cần gần gũi chia sẻ với sản phụ trong thời kì hậu sản, để có thể tránh được những hệ quả đáng tiếc có thể xảy ra.