Anh chị hiểu thế nào về ý nghĩa câu Đường về nhà là vào tim ta

Anh chị hiểu thế nào về ý nghĩa câu Đường về nhà là vào tim ta

Đề thi thử dành cho học sinh lớp 12 sáng 18-5 ở Trường THPT Bùi Thị Xuân, TP.HCM

Theo đó, câu I của đề thi thử (phần đọc hiểu) đưa ra văn bản trích lời bài hát Đi về nhà của Đen Vâu và Justatee, vốn thu hút hơn 92 triệu lượt xem trên YouTube:

"Đường về nhà là vào tim ta

Dẫu nắng mưa gần xa…

Về ăn cơm mẹ nấu, về mặc áo mẹ may

Về đưa ba ra chợ, mua cây đào cây mai về bày

Cả năm trời làm việc nhiều khi rã rời như cái máy

Về nhà thấy áp lực nhẹ như bấc thổi cái là bay

Ấm êm hơn bếp lửa, ngọt bùi hơn lúa non

Dẫu cho mưa cho nắng, không bao giờ nề hà

Hạnh phúc chỉ đơn giản, là còn được về nhà

Hạnh phúc, đi về nhà

Cô đơn, đi về nhà

Thành công, đi về nhà

Thất bại, đi về nhà

Mệt quá, đi về nhà

Mông lung, đi về nhà

Chênh vênh, đi về nhà"

Từ văn bản trên, đề thi đưa ra yêu cầu với thí sinh: 

1. Theo tác giả bài hát, hạnh phúc chỉ đơn giản là gì?

2. Chỉ ra 2 hành động của con người trong đoạn trích muốn cùng làm với ba mẹ khi trở về nhà sau những ngày mưu sinh nơi phương xa.

3. Chỉ ra một biện pháp tu từ và hiệu quả của biện pháp tu từ ấy trong trích đoạn sau (cũng từ bài hát Đi về nhà - PV):

"Hạnh phúc, đi về nhà.

Cô đơn, đi về nhà

Thành công, đi về nhà

Thất bại, đi về nhà

Mệt quá, đi về nhà

Mông lung, đi về nhà

Chênh vênh, đi về nhà".

Nói về lý do chọn bài hát "Đi về nhà" để đưa vào đề thi, thầy Đỗ Đức Anh - tổ phó tổ ngữ văn Trường THPT Bùi Thị Xuân, TP.HCM, người tham gia biên soạn đề thi thử trên - cho biết: 

"Ngoài giai điệu bắt tai thì lời bài hát "Đi về nhà" rất có ý nghĩa, có chất thơ và gợi được cảm xúc. Các câu hỏi được đặt ra từ ngữ liệu này cũng tương tự cấu trúc của đề thi minh họa 2021 do Bộ GD-ĐT công bố. 

Đề thi này dành cho các em học sinh đang ở lứa tuổi 18 - tuổi trưởng thành. Tôi biết các em luôn khát khao được bay cao và bay xa để khẳng định mình, nhưng các em cần biết đường về nhà luôn là con đường đẹp nhất. 

Sau tất cả những tranh đấu với đời, nhà vẫn là điểm tựa tinh thần, là nơi bão dừng sau cánh cửa. Để từ đó học sinh biết trân trọng, yêu thương gia đình". 

Theo thầy Đức Anh: "Gửi gắm một vài thông điệp như vậy trong đề thi cho một người chập chững trong hành trình trưởng thành cũng nên lắm chứ!". 

Trong khi đó, nhiều học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân đã chia sẻ đề thi trên mạng xã hội với những lời nhận xét "có cánh": "Tôi thực sự cảm thấy thích thú khi đọc đề thi. Và tôi đã làm bài với niềm hưng phấn đặc biệt. Có lẽ vì chính bản thân tôi cũng rất thích nghe và đã thuộc lòng bài hát "Đi về nhà" - Thùy Dung, học sinh Trường Bùi Thị Xuân, nhận xét. 

Anh chị hiểu thế nào về ý nghĩa câu Đường về nhà là vào tim ta
‘Chiếc khẩu trang’ vào đề thi văn lớp 10 Trường chuyên Lê Hồng Phong

HOÀNG HƯƠNG

Những ngày này, đi khắp chốn, từ trung tâm thương mại, tiệm cà phê… đều thấy mở bài hát Đi về nhà của Đen Vâu và JustaTee. 3 chữ “đi về nhà”, đơn giản thôi, nhưng lúc nào cũng chạm tới nỗi lòng của rất nhiều người. Nhà, ở trong tim mỗi người trẻ là một định nghĩa khác nhau, nhưng dù với ai, nó cũng là nơi người ta muốn được quay về.

Nhà là gia đình

Nguyễn Thị Ngoan, 27 tuổi, cô gái sáng lập Cá Decor, quê ở Hà Nam đang lập nghiệp ở Thái Nguyên, bộc bạch với người viết, có lẽ mỗi người sẽ có một khái niệm khác nhau về nhà, còn với riêng cô, nhà là gia đình, là bố, mẹ, là anh, chị, là tuổi thơ.

“Nhà còn là kỷ niệm, là niềm vui, nỗi buồn, là khó khăn, là nơi để ta đi về. Tôi nhớ ngày trước mỗi dịp tết đến, cả nhà quây quần. Mấy chị em cùng nhau dọn dẹp nhà cửa. Bố đi cắt lá chuối để bó giò, tôi giúp mẹ rửa lá dong bày mâm cỗ quả. Tối trông nồi bánh chưng rồi cùng nhau ôn lại những kỷ niệm từ năm nào. Với tôi những ngày đó mới thực sự là tết. Từ hồi bố mẹ mất với tôi đâu cũng là nhà, nơi nào tôi muốn đến, muốn ở, nơi đó là nhà. Và khái niệm về tết của tôi bây giờ cũng khác ngày xưa. Tết trong tôi là những chuyến đi chơi xa, không bánh chưng, mứt bí, dưa hành. Tết trong tôi là những vùng đất mới, nơi mà tôi chưa từng đặt chân tới. Tết trong tôi là những món ăn mới, những món mà tôi chưa từng được nếm thử. Tết trong tôi là những người bạn mới, những người mà trước đó từng mang tên xa lạ. Tết trong tôi là những câu chuyện mới, không còn là câu chuyện chồng con hay cơm áo gạo tiền. Tết trong tôi là những cuộc hẹn với những người bạn đã lâu chưa gặp. Tết trong tôi là những ngày lang thang những góc phố nhỏ với chiếc máy ảnh cũ… Tết trong tôi là trải nghiệm, là học hỏi, là… chính mình”, Ngoan tâm sự.

Anh chị hiểu thế nào về ý nghĩa câu Đường về nhà là vào tim ta

Người trẻ xa quê chỉ mong đến tết để được đi về nhà

Ảnh Ngọc Thắng

Với Nguyễn Ngọc, 29 tuổi, làm việc ở Trung tâm truyền thông Quảng Ninh (TP.Hạ Long), những lời rap của Đen Vâu như được viết cho chính cô, những đứa con xa nhà, chỉ mong đến tết để được về nhà. “Đường về nhà là vào tim ta. Dẫu nắng mưa gần xa. Thất bát, vang danh. Nhà vẫn luôn chờ ta. Đường về nhà là vào tim ta. Dẫu có muôn trùng qua. Vật đổi sao dời. Nhà vẫn luôn là nhà...”.

“Một năm, tôi được về nhà khoảng chục lần. 2 năm nay, bận công việc, tôi về ít hơn. Như năm nay, có khi từ đầu năm tới ngày nghỉ 2.9 mới về nhà. Càng về cuối năm này, chỉ mong từng ngày để tới tết. Nhớ nhất là không khí ở nhà mình. Nhà là nơi mình gắn bó cả một tuổi thơ. Thích nhất là những ngày cận tết, cả nguyên một xóm, ngày thường thì đìu hiu chỉ có người già trẻ nhỏ, Tết đông đủ, nhộn nhịp hơn. Con cháu tứ xứ xa quê về. Nhà nào cũng soạn sửa, trang hoàng lại, đúng kiểu có con về nhà là có tết. Mọi người ríu rít hỏi thăm nhau một năm qua ra sao, công việc thế nào, yêu đương gì chưa… Cảm giác đi đâu cũng gặp, cũng chào, trò chuyện dăm ba câu là nơi thành phố vội vã chẳng bao giờ có được”, Nguyễn Ngọc xúc động.

Về nhà là thấy tết

“Nhà là mẹ. Nhà là ông bà. Nhà là nơi tôi có thể dụi đầu vào lòng mẹ, dù ngoài đời kia đã mạnh mẽ, cứng cỏi lắm rồi”, Phan Đình Long Nhật, 19 tuổi, chàng trai quê ở Quảng Bình, đang là sinh viên năm 2 Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, chia sẻ như thế. Với Nhật, nhà là nơi duy nhất dịu dàng đón chào ta, dù thành công, hay thất bại.

“Cơm ở nhà bao giờ cũng là ngon nhất, được người thương nấu cho những món thích nhất, được ông bà, chú dì yêu thương. Đi về nhà, để luôn có được cảm giác bao bọc, che chở và bình yên, điều mà ngoài xã hội dù đi đến đâu cũng không có được. Khi mình đi xa rồi, mình càng khao khát được trở về nơi tuổi thơ mình lớn lên. Đôi khi, giữa cuộc đời khó khăn, càng thấy nhớ thấm thía những lời trách móc lười nhác không làm việc nhà, tiếng cằn nhằn của bà của mẹ. Nhớ những lúc được sà vào lòng mẹ, lòng bà ngoại mà nũng nịu”, Nhật bộc bạch.

Anh chị hiểu thế nào về ý nghĩa câu Đường về nhà là vào tim ta

Cùng nhau gói bánh chưng đón tết

Ảnh Bảo Vy

“Tết ở quê vui lắm. Trước tết cùng nhau trang trí đèn nháy, gói bánh chưng, vừa gói bánh vừa kể chuyện một năm đi qua. Đêm về, trong tiết trời se lạnh cùng canh nồi bánh chín. Đêm giao thừa nào mọi người cũng quây quần bên nhau, kể những chuyện vui, chuyện buồn năm qua, cắn hạt hướng dương, ăn vài cái bánh kẹo, rồi lì xì cho con cháu. Tất cả mọi thứ, càng khiến tôi muốn được đi về nhà”, chàng trai trẻ hoài niệm.

Những ngày này, TP.HCM trở gió, thời tiết làm những đứa con xa quê như chính người viết cũng bồi hồi nhớ những ngày giáp tết của miền Bắc. Gió lạnh hanh hao, mùi nhang trầm thoang thoảng, náo nức bàn chuyện năm nay nhà gói bao chiếc bánh chưng...

Thời còn là sinh viên, chúng tôi háo hức tới ngày 23 ông Táo về trời, thường là ngày đó cũng rồng rắn ra bến xe, xách thêm túi trà gói bánh tiết kiệm cả năm mua về làm quà tặng ông bà, rồi chen tới muốn nghẹt thở để có được chiếc vé về quê ăn tết. Nỗi vất vả chẳng bao giờ thấm cả, bởi điều hạnh phúc nhất, là mình đang được “đi về nhà”. Tết này, bạn có về nhà không?

Tin liên quan

Đáp án:

Câu 1:

- Theo tác giả bài hát, hạnh phúc đơn giản là còn được về nhà. 

- Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: Biểu cảm

Câu 2:

- Hai hành động của con người trong đoạn trích muốn cùng làm với ba mẹ khi trở về nhà sau những tháng ngày mưu sinh:

+ Về ăn cơm mẹ nấu, về mặc áo mẹ may

+ Về đưa ba ra trợ, mua cây đào cây mai về bày

Câu 3:

- Biện pháp tu từ: điệp ngữ " đi về nhà "

- Tác dụng: Nhấn mạnh nỗi mong chờ, mong muốn đoàn tụ, quây quần bên gia đình ấm áp khi dịp tết đến xuân về của những người con làm ăn xa quê. Đồng thời qua đó tác giả muốn nhắc nhở chúng ta không có nơi nào bằng gia đình của chúng ta dù hạnh phúc hay cô đơn, thành công hay thất bại, mệt quá, mông lung và chênh vênh thì đi về nhà, gia đình sẽ bao dung và che trở chúng ta.

Câu 4:

- Nhận xét về cảm xúc của tác giả đối với gia đình được thể hiện qua bài hát: Tác giả đồng cảm và chia sẻ với gia đình được thể hiện qua bài hát. Dường như tác giả cũng đã từng là 1 người con làm ăn xa quê như vậy tác giả mới có thể thấu hiểu và đồng cảm với gia đình trong bài hát một cách sâu sắc như vậy.