Anh chỉ hiểu thế nào về cầu lương tâm tôi bảo này làm gì đi chữ

Sáng 7/7, thí sinh làm bài thi môn Ngữ văn. Đề thi yêu cầu thí sinh phân tích vẻ đẹp trữ tình của người con gái trong bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh.

Thí sinh bay bổng với đề thi 'Sóng' của Xuân Quỳnh Thạc sĩ Phạm Thị Thanh Nga (giáo viên THCS&THPT Lương Thế Vinh) cho rằng đề thi không gây bất ngờ, có tính thực tiễn và phát huy được tính sáng tạo của thí sinh.

Bài giải môn Ngữ văn do thạc sĩ Phạm Thị Thanh Nga và thạc sĩ Nguyễn Phú Hải, giáo viên THCS&THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội, thực hiện.

Giáo viên gợi ý đáp án đề thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: Hoàng Hiệp.

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1: Sự ra đời của dòng sông diễn ra như sau: “Từ những kẽ hở trên mặt đất, nước trào lên mát lạnh và trong lành. Từ một dòng nước nhỏ, nước hòa với nước tươi mát rơi từ trên trời và nước thấm vào đất để tạo nên một dòng suối nhỏ cứ chảy mãi xuống cho tới khi một dòng sông ra đời”.

Câu 2. "Món quà cuối cùng" nước dành tặng cho loài người trước khi hòa vào biển cả: "Những vùng nông nghiệp vĩ đại nhất trên thế giới".

Câu 3: Dòng chảy của nước và cuộc sống con người có mối quan hệ mật thiết với nhau:

- Dòng chảy của nước có nhiều thay đổi cũng giống như cuộc đời con người có nhiều thăng trầm, biến động.

- Dòng chảy của nước gắn bó mật thiết với đời cuộc sống con người: Chứng kiến lũ trẻ chơi đùa trong công viên, chứng kiến người cha cùng cậu con trai nhỏ chơi bắt bóng.

- Gợi suy nghĩ về mối quan hệ giữa cái biến đổi và cái không thay đổi, giữa cái vĩnh hằng và cái tạm thời.

Câu 4: Hành trình từ sông ra biển của nước là hành trình dài, đầy gian khổ, từ đó gợi những bài học sau về lẽ sống:

- Sống phải biết cống hiến

- Sống phải có khát vọng, ước mơ, hoài bão, lý tưởng cao đẹp

- Cuộc sống cần có trải nghiệm, vì thế con người cần dũng cảm đối diện với khó khăn, thử thách để trưởng thành.

Phần II: Làm văn

Câu 1: Đề nghị luận xã hội bàn về sự cống hiến

- Cống hiến là đóng góp những phần cao quý của cá nhân/ cá thể cho sự nghiệp chung của tập thể, của cộng đồng xã hội. Cống hiến có thể biểu hiện qua những đóng góp về mặt vật chất và tinh thần. Sự cống hiến không chỉ biểu hiện ở những điều lớn lao mà còn ở những điều bé nhỏ, giản đơn trong cuộc sống

- Sống cống hiến là điều cần thiết, bởi vì:

+ Giúp cho mỗi người trở nên vị tha, bao dung, dễ đồng cảm, sẻ chia với người khác. Người cống hiến cho xã hội sẽ được những người xung quanh nể trọng, đánh giá cao. Chính sự cống hiến là động lực, điểm tựa để thôi thúc con người vượt qua khó khăn trở ngại, những thử thách thăng trầm trong cuộc sống để đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng, xã hội

+ Sống cống hiến góp phần hàn gắn, gắn kết các mối quan hệ trong gia đình, xã hội, giúp cho gia đình, xã hội thêm bền vững, tiến bộ, phát triển hơn

- Phê phán những lối sống ích kỷ, tầm thường, đề cao lợi ích cá nhân mà bỏ qua lợi ích tập thể, cộng đồng, cũng như những người "cống hiến" vì sự háo danh, vụ lợi và toan tính cá nhân

- Học sinh liên hệ bản thân, rút ra bài học về nhận thức và hành động: Để có thể cống hiến, mỗi người cần xác lập cho mình lý tưởng, mục tiêu, lối sống lành mạnh, cao đẹp, đúng đắn, văn minh, cần bồi dưỡng đời sống tâm hồn, tình cảm trong sáng, vô tư, chân thành, và cũng cần có kỹ năng sống để sự cống hiến thực sự có ý nghĩa, trở thành nghĩa cử cao đẹp. Tuy nhiên, con người cần biết xử lý hài hòa mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, giữa quyền lợi cá nhân và lợi ích tập thể...

Câu 2: Đảm bảo xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

- Cảm nhận về đoạn thơ

- Từ đó, nhận xét về vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh

Triển khai vấn đề nghị luận:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích:

+ Tác giả Xuân Quỳnh: Là nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Thơ bà là tiếng lòng của tâm hồn phụ nữ giàu lòng trắc ẩn, luôn da diết trong khát vọng về tình yêu và hạnh phúc đời thường.

+ Tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời: "Sóng" được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi thực tế về vùng biển Diêm Điền, Thái Bình, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra gian khổ, ác liệt. Bài thơ được in trong tập thơ "Hoa dọc chiến hào".

+ Đoạn trích nằm ở phần giữa của bài thơ, cho thấy những băn khoăn, trăn trở về cội nguồn của tình yêu cũng như nỗi nhớ mong da diết khắc khoải của người phụ nữ khi yêu. Đây là một đoạn thơ đặc sắc, tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh

Phân tích nội dung:

- Khổ đầu đoạn trích: "Trước muôn trùng sóng bể/ Em nghĩ về anh, em/ Em nghĩ về biển lớn/ Từ khi nào sóng lên". Nhân vật trữ tình "em" suy ngẫm về nguồn gốc của "Sóng" cũng là đi tìm nguồn gốc về tình yêu.

- Khổ giữa đoạn trích: "Sóng bắt đầu từ gió/ Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau". Nhân vật trữ tình "em" cắt nghĩa, lý giải cội nguồn của "sóng" cũng như của tình yêu, qua đó cho thấy cội nguồn của tình yêu cũng như sóng mơ hồ, bí ẩn, không thể lý giải bằng lý trí thông thường

- Khổ cuối đoạn trích: "Con sóng dưới lòng sâu/ Con sóng trên mặt nước/ Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được/ Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức". Nhân vật trữ tình "em" bộc lộ nỗi nhớ của mình qua hình thức trực tiếp và gián tiếp

+ Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thời gian: “lòng sâu - mặt nước, ngày – đêm”.

+ Nỗi nhớ thường trực, không chỉ tồn tại khi thức mà cả khi ngủ, len lỏi cả vào trong mơ, trong vô thức, tiềm thức (“cả trong mơ còn thức”). Lời thơ còn phảng phất nỗi âu lo, phấp phỏng của người phụ nữ về sự mong manh, dễ đổi thay của tình yêu.

+ Cách nói cường điệu nhưng đúng và chân thành biểu hiện nỗi nhớ một tình yêu mãnh liệt (“Ngày đêm không ngủ được”).

+ Mượn hình tượng sóng để nói lên nỗi nhớ vẫn chưa đủ, chưa thỏa, nhà thơ trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ của mình (“Lòng em nhớ đến anh”)

Như vậy, qua hình tượng sóng, nhân vật trữ tình bộc lộ nỗi nhớ: da diết, khắc khoải; bao trùm lên không gian, thời gian; hiện hữu trong ý thức lẫn tiềm thức.

Nhận xét về vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh:

+ Đó là vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ có sự kết hợp giữa chất truyền thống và tính hiện đại. Người phụ nữ trong thơ vừa đằm thắm, dịu dàng, hồn hậu, thủy chung, vừa táo bạo, mãnh liệt, cháy bỏng, luôn vững tin vào sức mạnh của tình yêu. Điều này góp phần tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ của thơ Xuân Quỳnh khi viết về một đề tài tình yêu phổ biến, quen thuộc

+ Từ những cung bậc cảm xúc của tình yêu, và cách nhà thơ lý giải về tình yêu, người đọc nhận ra vẻ đẹp nữ tính cũng chính là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ giàu trắc ẩn, hồn hậu, nhạy cảm, luôn da diết trong khát vọng về tình yêu và hạnh phúc đời thường

Đánh giá chung:

+ Đoạn thơ có cặp hình tượng song hành, chuyển hoá lẫn nhau là “sóng” và “em”. “Sóng” vừa là hình tượng vừa là biểu tượng cho tâm hồn và tình yêu của người phụ nữ.

+ Thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp, phối âm tạo nên nhịp điệu khi khoan hoà khi dồn dập; ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên, giàu xúc cảm và được tổ chức theo lối hô ứng, song hành tạo nên liên tưởng về những con sóng trùng điệp miên man; giọng điệu vừa tha thiết vừa sâu lắng, ...

+ Các biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, đối lập, câu hỏi tu từ và điệp từ, điệp cú pháp góp phần tạo nên nhịp điệu nồng nàn, say đắm, thích hợp cho việc diễn tả nỗi trăn trở băn khoăn, nỗi nhớ mãnh liệt: “Em nghĩ về biển lớn/ Em nghĩ về anh, em”, “con sóng” (ba lần), “dưới lòng sâu - trên mặt nước”…

+ Ba khổ thơ trên đã thể hiện những băn khoăn, trăn trở của người phụ nữ về cội nguồn của tình yêu cũng như nỗi nhớ thiết tha, mãnh liệt của họ khi yêu, góp phần làm rõ hơn những nét đặc sắc của phong cách thơ Xuân Quỳnh.

Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc kiểm tra công tác thi tại TP.HCM Sáng 7/7, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc và Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM kiểm tra công tác tổ chức thi tại điểm trường THPT Trưng Vương (quận 1, TP.HCM).

GN - Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Chữ tâm trước hết có nghĩa là lương tâm, là tâm lương thiện, trong sáng. Người có lương tâm là người không làm những việc ác, những việc có hại cho người khác, dù việc đó có mang lại lợi ích cho mình. Một trong những mục đích quan trọng của đời người là kiếm tiền. Con người làm nghề này nghề kia, việc này việc nọ thì điểm đến cơ bản vẫn là tiền. Chúng ta không thể phủ nhận điều này, bởi đơn giản là vì tiền rất quan trọng cho đời sống. Tuy nhiên, người có tâm quan niệm về tiền cũng như cách kiếm tiền khác với người không có tâm. Người không có tâm kiếm tiền bằng mọi cách, mọi giá bất chấp pháp luật, đạo đức và tình người. Còn người có tâm cũng kiếm tiền nhưng họ không vì để có được tiền mà làm hại người khác.

Người có lương tâm là người biết nghĩ cho người khác. Ví dụ những người làm nghề buôn bán mà có lương tâm thì họ không bán đồ giả, đồ có chứa độc tố, bởi vì họ nghĩ đến sức khỏe của người tiêu dùng. Ngược lại, người không có lương tâm chỉ làm sao mình thu nhiều tiền là được, còn người khác có như thế nào thì mặc kệ, không quan tâm.

Lương tâm thể hiện trong mọi lĩnh vực xã hội, từ việc đại sự quốc gia ảnh hưởng đến nhiều người cho đến những việc nhỏ nhặt giữa cá nhân với nhau. Vì lợi ích của mình mà không màng đến đau khổ của người khác là người không có lương tâm, còn người có lương tâm biết cân bằng giữa lợi ích của mình và người khác. Người không có lương tâm vô cảm trước nỗi đau của người; người có lương tâm biết suy bụng ta ra bụng người, biết đặt mình vào trường hợp của người khác.

Người có tâm còn là người biết quan tâm đến người khác, nhất là những người có hoàn cảnh bất hạnh hơn mình. Trong cuộc sống không thiếu những cảnh “kẻ ăn không hết người lần không ra”. Có những gia đình vô nhà hàng kêu rất nhiều món, ăn nửa bỏ nửa, trong khi có những đứa trẻ không đủ cơm ăn. Các phương tiện truyền thông đưa tin cho biết có một số cán bộ tham nhũng đến hàng ngàn tỷ. Tôi nghĩ rằng nếu họ là người có tâm thì họ không bao giờ tham nhũng nhiều như vậy. Họ làm gì với số tài sản khổng lồ ấy? Dù họ có sống một ngàn năm cũng không xài hết số tiền kia, nhưng đó lại là tiền thuế của nhân dân. Người lao động, người dân nghèo khổ đổi mồ hôi nước mắt kiếm từng đồng nuôi con nhưng có trách nhiệm chia sẻ những đồng tiền ít ỏi ấy cho thuế phí. Nếu cán bộ có tâm thì họ sẽ không làm như vậy. Họ sẽ nghĩ đến những người thu nhập thấp mà không ra sức vơ vét cho đầy túi tham.

Có lần tôi ăn bánh ngọt và làm rớt xuống đất một ít bánh vụn. Chỉ vài phút sau, hàng trăm con kiến kéo nhau đến để ăn. Những miếng bánh vụn đó đối với tôi chẳng là gì cả, nhưng có thể làm no lòng hàng trăm con kiến. Xã hội loài người cũng có những hiện tượng như vậy. Đối với một số người, vài triệu đồng chẳng là gì cả. Một chuyến du lịch hay một tiệc sinh nhật của họ có thể lên đến vài chục hay vài trăm triệu. Nếu một phần số tiền đó đem đi làm từ thiện thì nhiều người sẽ được nhờ. Trước đây, khi thấy kiến bu đồ ăn rớt dưới đất, tôi liền lấy chổi quét ra ngoài, nhưng giờ thì tôi không quét nữa mà để cho chúng ăn. Sau khi ăn hết thì tự nhiên chúng sẽ đi. Nếu trong cuộc sống, những người giàu có biết chia sẻ, dù chỉ chút ít cho những người nghèo khổ thì hay biết mấy.

Người có tâm cũng là người có tấm lòng bao dung, độ lượng, thấu hiểu và sẵn sàng giúp đỡ người khác theo khả năng của mình. Người có tâm sẽ không làm khó làm dễ người khác khi có ai đó cần đến mình, ngược lại họ sẽ tận tình giúp đỡ bằng sự thấu hiểu và cảm thông sâu sắc. Một số người khi có quyền sinh sát trong tay thì tỏ ra hách dịch, hoạnh họe đủ điều, gây khó khăn để chứng tỏ “ta đây” hoặc yêu sách này nọ. Xã hội ngày nay đâu đâu cũng thấy những hiện tượng như thế. Công chức thì ngâm hồ sơ, thầy giáo thì cố tình đánh rớt sinh viên… để cho người ta phải cầu cạnh hay cống nạp mình cái gì đó mới chịu giải quyết. Ngược lại, những người có tâm thì không khi nào làm khó người khác. Họ rất hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của người khác mà tận tình giúp đỡ. Tôi có người sư chú, chú ấy có nuôi dạy một người đệ tử nhỏ. Đến lớn, vị đệ tử ấy không muốn ở với chú nữa. Chú không những không giận mà còn gửi gắm đệ tử với vị thầy ở chùa mới, nhờ vị thầy đó chăm sóc người đệ tử giùm. Một Tăng sinh kể cho tôi nghe rằng có lần thầy ấy đi nộp đơn xin thọ giới ở văn phòng Giáo hội. Thầy ấy đến lúc giữa trưa, đang giờ chỉ tịnh, nên không dám vào văn phòng để nộp đơn. May sao có một thầy trong ấy nhìn thấy mới gọi vị Tăng sinh vào. Vị Tăng sinh thưa là ở tỉnh khác tới nên không canh được giờ. Vị thầy kia coi hồ sơ một cách cẩn thận và cho biết hồ sơ như vậy là đã đủ và nhận lấy. Vị Tăng sinh không ngờ sự việc lại dễ dàng như vậy nên rất mừng, liền phát tâm cúng dường tri ân. Vị thầy ấy không nhận, còn vui vẻ dạy rằng sau này có đảm nhiệm chức vụ gì trong Giáo hội thì hãy cố gắng giúp đỡ Tăng Ni. Vị Tăng sinh rất xúc động và hứa với lòng là sẽ nhớ mãi lời dạy ấy.

Người có tâm cũng là người có tấm lòng bao dung, độ lượng, thấu hiểu và sẵn sàng giúp đỡ người khác theo khả năng của mình.

Thật ra, khi nói đến chữ tâm, chúng ta muốn nói đến sự đáng kính, đáng quý của những tấm lòng cao thượng trong xã hội, chứ mọi thứ đều có nhân quả cả. Nhân tốt thì quả tốt, nhân xấu thì quả xấu, không phải có sức mạnh là sẽ chiến thắng. Nếu mình ỷ mạnh mà hiếp đáp người khác, cậy quyền thế mà lấy của người khác thì cái mình chiếm đoạt được cũng sẽ không bền. Đức Phật dạy rằng tài sản của chúng ta, nếu không phải thật sự của mình, không do phước của mình mà có được thì sớm muộn gì cũng bị năm nhà lấy đi. Năm nhà là nhà nước tịch thu, nước trôi, lửa cháy, trộm cướp, và vợ con phá nát gia sản. Mà cho dù tài sản mình không bị năm nhà cướp mất thì bản thân mình, vì lý do này nọ, cũng không thể hưởng được tài sản đó. Chúng ta thấy nhiều người rất giàu có nhưng lại chết rất trẻ do bệnh tật hay tai nạn. Có người không chết nhưng bị tiểu đường hay tai biến thì cũng không thể hưởng thụ gì dù tiền muôn bạc vạn vẫn còn đó. Thật sự không phải sức mạnh bảo vệ được ta, cũng không phải khôn khéo bảo vệ được ta mà chỉ có phước đức mới có thể bảo vệ được ta. Trong kinh Tạp A-hàm (số 1291), Đức Phật dạy rằng:

Phước, lửa không thể thiêu

Phước, gió không thể thổi

Thủy tai hại trời đất

Phước, nước không chảy tan.

Vua ác và giặc cướp

Cưỡng đoạt của báu người

Nếu người nam, người nữ

Có phước không bị cướp.

Kho báu, báo phước lạc

Cuối cùng không bị mất”.

Cuộc sống không hề dễ dàng. Mỗi người có hoàn cảnh khác nhau cho nên đều có lý do để cho rằng việc làm của mình là cần thiết. Tuy nhiên, người có tâm sẽ hành xử khác với người không có tâm. Người có tâm biết rằng cuộc đời này khổ nên họ không gây thêm đau khổ cho người khác. Còn người không có tâm chỉ làm sao có lợi cho mình mà thôi. Thế nhưng con người có ai sống mãi đến ngàn năm để tranh giành hơn thua.

“Trăm năm ngó lại được gì

Đồi chiều nấmđất xanh rìcỏrêu

Một đời thương hận ghét yêu

Mưu toan cho lắm, một chiều phủi tay”

(Thơ Toại Khanh)

Và có lẽ:

“Chuyện đời như nước chảy hoa trôi

Lợi danh như bóng mây chìm nổi

Chỉ có tình thương để lại đời”

(Thơ Tôn Nữ Hỷ Khương)

Tình thương chính là chữ tâm đó.

Thích Trung Hữu / Báo Giác Ngộ

Video liên quan

Chủ đề