Ancol nào dưới đây thuộc dãy đồng đẳng có công thức chung CnH2nO

ĐỀ ÔN TẬP (1) (bổ sung) Câu 1: Phản ứng nào sau đây không dùng điều chế etanol A. lên men glucozơ. B. đun sôi etyl clorua với nước. C. cho etilen tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng, nóng. D. hiđrat hóa etilen (xúc tác axit). Câu 2: Ancol etylic tan vô hạn trong nước là do A. khối lượng phân tử rượu nhỏ. B. các phân tử ancol etylic liên kết hiđrô với phân tử nước. C. ancol etylic phân cực mạnh. D. các phân tử ancol etylic liên kết hiđrô liên phân tử. Câu 3: cho câu sau: “ancol là hợp chất hữu cơ mà trong phân tử của chúng chứa nhóm –OH liên kết trực tiếp với ….” Cụm từ (từ) đúng nhất điền vào “…” ở câu trên là A. gốc hiđrocacbon. B. gốc ankyl. C. nguyên tử cacbon no. D. gốc anlyl. Câu 4: m-crezol có công thức cấu tạo là OH OH A. OH B. CH2OH CH3 CH3 . C. CH3 D. OH Câu 5: Công thức tổng quát của ancol no, mạch hở, đơn chức, bậc I là: A. R-CH2OH. B. CnH2n+1OH. C. CnH2n+1CH2OH. D. CnH2n+2O. Câu 6: Ancol nào dưới đây thuộc dãy đồng đẳng có công thức chung CnH2nO (n≥2): A. CH3CH2OH. B. CH2=CH-CH2OH. C. C6H5CH2OH. D. CH2OH-CH2OH. Câu 7: Chất nào sau đây là đồng phân của ancol isopropylic A. Glixerol. B. propan. C. etylenglicol. D. etyl metyl ete. Câu 8: Cho các mệnh đề sau: (1) Phenol làm quì tím hóa hồng. (2) Từ ancol eylic điều chế được axit axetic. (3) Phenyl axetat được điều chế bằng phản ứng giữa phenol và anhiđrit axetic. (4) Ancol được điều chế từ phản ứng lên men tinh bột. (5) Ancol đa chức hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh. Số mệnh đề đúng là: A. 3. B. 4 C. 5. D. 2. Câu 9: Dãy nào sau đây chỉ có các ancol mà khi tách nước mỗi ancol chỉ tạo ra một anken? A. 2-metyl butan -1-ol, 2-metyl propan- 2-ol, etanol. B. Etanol, propan-2-ol, pentan-2-ol. C. Butan-1-ol, etanol, 2-metyl butan- 2-ol. D. Etanol, butan-2-ol, 2-metyl propan- 2-ol. Câu 10: Có các tính chất: là chất rắn ở điều kiện thường (1), làm quì tím hóa đỏ (2), tan nhiều trong nước nóng (3), tạo kết tủa vàng khi phản ứng với dung dịch brom (4), các tính chất đúng của phenol là A. 2, 3. B. 1, 2, 3, 4. C. 1, 3. D. 1, 3, 4. Câu 11: Cho các chất hữu cơ (trong phân tử có chứa vòng benzen) sau: HO-CH 2-C6H4-CH2OH, CH3-C6H4-OH, HO-C6H4-OH, C6H5-CH2OH, C2H5-C6H3(OH)2. Số hợp chất thuộc loại phenol là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 12: Phenol phản ứng với dung dịch brom, trong khi benzen không có phản ứng này. Điều đó chứng tỏ A. nhóm –OH có ảnh hưởng tới vòng benzen. B. vòng benzen có ảnh hưởng tới nhóm –OH. C. phenol tham gia phản ứng thế khó khăn hơn benzen. D. phenol có tính axit. Câu 13: Phenol và rượu metylic cùng có phản ứng với chất nào sau đây? A. Dung dịch brom. B. Kim loại natri. C. Dung dịch NaOH. D. HNO3 đặc/H2SO4 đặc, t0. Câu 14: Có các nhận định sau khi nói về phản ứng của phenol với nước brom: (1) Đây là phản ứng thế vào vòng benzen. (2) Phản ứng tạo ra kết tủa màu trắng và khí H2. (3) Kết tủa thu được chủ yếu là 2–bromphenol. (4) Dung dịch thu được sau khi lọc bỏ kết tủa làm giấy quì tím hóa đỏ. Những nhận định đúng là: A. 3, 4. B. 1, 4. C. 2, 3. D. 1, 2. Câu 15: Chọn câu đúng trong các câu sau đây: A. C6H5OH là một rượu thơm. B. Phenol tham gia phản ứng brom hóa và nitro hóa khó hơn benzen. C. Phenol tác dụng với natri hidroxit tạo thành muối và nước. D. Dung dịch phenol làm quỳ tím hóa đỏ, do phenol có tính axit mạnh. Câu 16: Cho các ancol: CH3CH2OH (1), CH3-CH=CH-OH (2), CH3-CH2OH-CH2OH (3), H3C-CH(OH)2 (4). Các ancol bền là A. 1, 2. B. 2, 4. C. 3, 4. D. 1, 3. Câu 17: Tách nước hỗn hợp gồm hai ancol đồng đẳng thu được 2 olefin ở thể khí (điều kiện thường). Hai ancol trong hỗn hợp có thể là: A. metanol và propan-1-ol. B. propan-2-ol và pentan-1-ol. C. etanol và butan-1-ol. D. etanol và butan-2-ol. Câu 18: Cho các chất sau: Na, NaOH, CuO, CH3COOH, HCl, nước brom. Số chất tác dụng được với ancol etylic (trong những điều kiện thích hợp) là: A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Câu 19: Anken nào sau đây bị hiđrat hóa chỉ cho duy nhất một rượu? A. CH3–CH=CH2 B. (CH3)2C=CH2 C. (CH3)2C=C(CH3)2 D. CH3–CH2–CH=CH2. Câu 20: Dãy các ancol nào sau đây phản ứng với CuO (t0) đều tạo anđêhit: A. Metanol, Butan-2-ol. B. Propan-2-ol, propan-1-ol. C. Etanol, 2-metylpropan-1-ol. D. Etylen glicol, pentan-3-ol. Câu 21: Để phân biệt glixerol và etanol được chứa trong hai bình riêng biệt, người ta có thể sử dụng thuốc thử nào sau đây? A. Đồng (II) hiđroxit. B. Natri kim loại. C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch thuốc tím. Câu 22: Cho hai chất sau đây: CH3-CH2-CH2-CH2-OH và CH3-CH2-CHOH-CH3. Nhận xét nào sau đây đúng: A. Hai chất trên là đồng phân khác nhau về nhóm chức. B. Hai chất trên là đồng phân lập thể của nhau. C. Hai chất trên là đồng phân khác nhau về vị trí nhóm chức. D. Hai chất trên là đồng phân khác nhau về mạch cacbon. Câu 23: Ancol CH3-CH(OH)-CH(CH3)-CH3 có tên gọi thay thế là A. 2-metylbutan-3-ol. B. 3-metylbutan-2-ol. C. pentan-2-ol. D. 1,1-đimetylpropan-2-ol. Câu 24: Chọn câu đúng trong các câu sau: A. Ancol đa chức hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh. B. Phương pháp chung để điều chế ancol no, đơn chức bậc 1 là cho anken cộng nước. C. Đun nóng ancol metylic với H2SO4 đặc ở 170oC thu được ete. D. Khi oxi hóa ancol no, đơn chức thì thu được anđehit. Câu 25: Đề hiđrat hóa 2-metyl-2-ol thu được sản phẩm chính là anken nào sau đây? A. 3-metylbut-1-en. B. pent-1-en. C. 2-metylbut-1-en. D. 2-metylbut-2-en. Câu 26. Có 4 lọ mất nhãn đựng: etilen glycol, phenol, stiren, etanol. Để nhận biết 4 lọ trên có thể dùng: A. dung dịch NaOH và Na. B. Na và Cu(OH)2. C. dung dịch Br2 và Cu(OH)2. D. dung dịch Br2 và Na. Câu 27. Đốt cháy ancol X, thu được số mol H2O lớn hơn số mol CO2. X là ancol: A. No, mạch hở. B. No, đơn chức, mạch hở. C. Không no, mạch hở. D. No, đa chức. Câu 28. Ancol nào sau đây đã đọc sai tên: A. 2-metylhexan-1-ol CH3-CH2-CH2-CH2-CH(CH3)-CH2-OH. B. 3,3-đimetylbutan-2-ol CH3-C(CH3)2-CH(OH)-CH3. C. 3-etylbutan-2-ol CH3-CH(C2H5)-CH(OH)-CH3. D. 3-metylpentan-2-ol CH3-CH2-CH(CH3)-CH(OH)-CH3. Câu 29. Cho các hợp chất sau: HO-CH2-CH2OH (1); HO-CH2-CHOH-CH2OH (2); HO-CH2-CH2-CH2OH (3); HO-CH2-CHOH-CH3 (4); HO-CH2-CH2-CHOH-CH2OH (5); HO-CH2-CH2-CHOH-CH2-CH2OH (6). Chất tạo được với Cu(OH)2 phức màu xanh là: A. (1), (2), (3), (4). B. (1), (2), (4), (5), (6). C. (1), (2), (5), (4). D. (1), (2), (4). Câu 30. Dãy các chất đều phản ứng được với C2H5OH là: A. K, HBr, dd Br2, HCOOH, CuO, O2. B. K, NaOH, dd Br2, CuO, O2, C2H5OH. C. Na, HBr, CH3COOH, CuO, O2, CH3OH. D. Na, HCl, CuO, O2, C2H5OH, dd Br2. Câu 31: Sản phẩm chính khi tách nước của 2-metylpentan-3-ol là A. 4-metylpent-2-en. B. 4-metylpent-3-en. C. 2-metylpent-2-en. D. 2-metylpent-3-en. Câu 32. Chất nào sau đây khi bị oxi hóa (có xúc tác) tạo ra anđehit: A. CH3CHOHCH3. B. (CH3)3COH. C. CH3CH2OCH3. D. CH3CH2CH2OH. Câu 33. Một ancol no, mạch hở có công thức thực nghiệm (C2H5O)n. Vậy CTPT của ancol là: A. C6H15O3. B. C4H10O2. C. C4H10O. D. C6H14O2. Câu 34. Chất nào sau đây không nên dùng để làm khan ancol: A. H2SO4 đặc. B. CaO mới nung. C. CuSO4 khan. D. P2O5 rắn. Câu 35. Trong số các phương pháp điều chế rượu etylic sau đây, phương pháp nào chỉ dùng trong phòng thí nghiệm: A. Đun nóng anken với nước có xúc tác thích hợp. B. Lên men glucozo có xúc tác. C. Đun nóng dẫn xuất halogen với dung dịch kiềm. D. Hidro hóa anđehit. ĐỀ ÔN TẬP (2) Câu 1. Cho dãy chuyển hóa: A1 → A2 → A3 → n-C3H7OH. Biết A2, A3 đều là sản phẩm chính của các phản ứng. Công thức cấu tạo của A1, A2, A3 lần lượt là: A. CH≡C-CH3; CH3-CH2-CH3; CH2=CH-CH3. B. CH3-CH2-CH3; CH2=CH-CH3; CH2=CH-CH2Cl. C. CH2=CH-CH3; CH≡C-CH3; CH3-CH2-CHO. D. CH2=CH-CH3; CH2=CH-CH2Cl; CH2=CH-CH2OH. Câu 2. Cho dãy chuyển hóa sau: C3H8 → A → B → CH3-CH(OH)-CH3. Biết B là sản phẩm chính của phản ứng. Công thức cấu tạo của A, B lần lượt là: A. CH2=CH-CH3; CH3-CH2-CH2Cl. B. C2H2; CH2=CH-CH3. C. (CH3COO)2Ca; CH3-CO-CH3. D. CH2=CH-CH3; CH3-CHCl-CH3. Câu 3. Cho dãy chuyển hóa sau: C3H8 → X → Y → Z → glixerin. X, Y, Z đều là sản phẩm chính của các phản ứng. Công thức cấu tạo của X, Y, Z lần lượt là: A. CH2=CH-CH3; CH2=CH-CH2Cl; CH2Cl-CHCl-CH2OH. B. CH≡C-CH3; CH3-CO-CH3; CH3-CHOH-CH3. C. CH2=CH-CH3; CH2=CH-CH2Cl; CH2Cl-CHOH-CH2Cl. D. C2H2; CH2=CH-CH3; CH2Cl-CHCl-CH2Cl. Câu 4. Để điều chế C2H4 người ta đun nóng C2H5OH với axit H2SO4 đặc ở 170oC. Hiệu suất của phản ứng đạt 60%. Khối lượng riêng của etylic bằng 0,8 gam/ml. Để thu được 13,44 lít ( đktc) C2H4 thì thể thích rượu 95o cần là: A. 57,5 ml. B. 60,53 ml. C. 36,32 ml. D. 34,50 ml. Câu 5. Cho 1,24 gam hỗn hợp 2 rượu đơn chức tác dụng vừa đủ với Na, thấy thoát ra 336 ml khí H2 (đktc) và m gam muối natri. m có giá trị bằng: A. 1,93 gam. B. 2,93 gam. C. 1,90 gam. D. 1,47 gam. Câu 6. X, Y là 2 rượu no đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho hỗn hợp gồm 1,6 gam X và 2,8 gam Y tác dụng hết với Na thu được 1,12 lít H 2 ở đktc. X, Y có công thức phân tử lần lượt là: A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH. C. C3H7OH và C4H9OH. D. C4H9OH và C5H11OH. Câu 7. Hỗn hợp X gồm 2 rượu no, đơn chức, mạch hở. Chia một lượng X thành 2 phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 0,2 mol CO 2. Tách nước hoàn toàn phần 2, thu được hỗn hợp Y chỉ gồm 2 anken. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thu được m gam nước. m có giá trị bằng: A. 1,8 gam. B. 3,6 gam. C. 2,7 gam. D. 8,8 gam. Câu 8. Trong sản xuất, để điều chế rượu vang, người ta lên men glucozo có trong nước quả nho. Phản ứng lên men glucozo để điều chế rượu etylic đạt hiệu suất 90%. Biết rượu etylic nguyên chất có khối lượng riêng 0,80 g/ml. Khối lượng glucozo cần để điều chế 100 lít rượu vang 9,2 o là: A. 14,40 kg. B. 16,00 kg. C. 1,600 kg. D. 1,440 kg. Câu 9. Một rượu đơn chức A tác dụng với HBr cho hợp chất B chứa 58,40% Br về khối lượng. Mặt khác nếu đun nóng A với H 2SO4 đặc ở 170oC thu được hỗn hợp 3 anken. Công thức cấu tạo của A là: A. CH3-CHOH-CH2-CH3. B. CH3-CH2-CH2-CH2OH. C. CH3-CHOH-CH3. D. CH3-CH(CH3)-CH2OH. Câu 10. Hợp chất B chứa C, H, O có công thức phân tử trùng với công thưc đơn giản. Khi phân tích a gam B, thấy tổng khối lượng C và H trong đó là 0,46 gam. Để đốt cháy hoàn toàn a gam B cần 0,896 lít oxi ( đktc). Cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch NaOH dư, thấy khối lượng bình tăng 1,9 gam. B có công thức phân tử là: A. C2H6O. B. C6H6O2. C. C7H8O2. D. C4H8O2. Câu 11. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: o CH3CHClCH2CH3 KOH , H 2 O , t X1 o CH3CHClCH2CH3 KOH , C 2 H 5 OH , t X2 (sản phẩm chính) X1, X2 lần lượt là: A. CH2=CH-CH2-CH3; CH3-CHOH-CH2-CH3. B. CH3-CHOH-CH2-CH3; CH2=CH-CH2-CH3. C. CH3-CHOH-CH2-CH3; CH3-CH=CH-CH3. D. CH2=CH-CH2-CH3; CH3-CH=CH-CH3. Câu 12: Cho sơ đồ phản ứng C4H9OH H 2 SO4 đ , 170o C (A) Br 2 (B) KOH , ancol (C) → cao su buna. CTCT phù hợp của C4H9OH là A. CH3CH2CH2CH2OH. B. (CH3)3C-OH. C. CH3CH2CHOHCH3. D. (CH3)2CH-CH2OH. Câu 13: Cho hỗn hợp 2 rượu no, đơn chức tác dụng hết với HBr ta thu được hỗn hợp 2 ankyl bromua tương ứng có khối lượng gấp đôi khối lượng 2 rượu. Phân huỷ 2 ankyl bromua để chuyển brom thành Br- và cho tác dụng với AgNO3 (dư) thì thu được 5,264gam kết tủa AgBr. Khối lượng 2 rượu ban đầu bằng : A. 3,528gam B. 1,764gam C. 3,825gam D. 1,674gam Câu 14: Hợp chất X được tạo ra từ ancol đơn chức và amino axit (chứa một chức axit và một chức amin). X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Để đốt cháy hoàn toàn 0,89 gam X cần vừa đủ 1,2 gam O2 và tạo ra 1,32 gam CO2, 0,63 gam H2O. Khi cho 0,89 gam X tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thì khối lượng chất rắn khan thu được là: A. 8,75 gam B. 1,37 gam C. 0,97 gam D. 8,57 gam Câu 15: Cho hỗn hợp ancol metylic và một ancol đồng đẳng của nó tác dụng với Na dư thấy bay ra 672ml H2 (đkc). Nếu cho hỗn hợp ancol trên tác dụng với 10 gam axit axetic (CH 3COOH) thì khối lượng (gam) este sinh ra ít nhất là bao nhiêu? Giả sử hiệu suất este hóa là 100%. A. 4,44. B. 7,24. C. 6,24. D. 6,4. Câu 16: Hỗn hợp X gồm hiđro, propen, propanal, ancol alylic (CH2 = CH – CH2OH). Đốt 1 mol hỗn hợp X thu được 40,32 lít CO 2 (đktc). Đun X với bột Ni một thời gian thu được hỗn hợp Y có dY/X = 1,25. Nếu lấy 0,1 mol hỗn hợp Y thì tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch Br2. Giá trị V là A. 0,1 lít. B. 0,2 lít. C. 0,25 lít. D. 0,3 lít. Câu 17: Hòa tan một lượng ancol X vào nước thu được 6,4 gam dung dịch Y, nồng độ của X trong Y là 71,875%. Cho 6,4 gam dung dịch Y tác dụng với lượng dư Na thu được 2,8 lít H 2 (đktc). Số nguyên tử H có trong công thức phân tử ancol X là A. 10. B. 6. C. 8. D. 4. Câu 18. Cho m gam hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp rắn Z và hỗn hợp hơi Y (có tỉ khối hơi so với hidro là 13,75). Cho toàn bộ Y phản ứng với một lượng dư AgNO 3 trong dung dịch NH3 đun nóng, sinh ra 64,8 gam Ag. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 7,4 gam. B. 8,8 gam. C. 9,2 gam. D. 7,8 gam. Câu 19: Hỗn hợp X gồm ancol metylic và ancol Y no, đơn chức, mạch hở. Cho 7,6 gam X tác dụng với Na dư thu được 1,68 lít khí hiđro (đktc). Mặt khác oxi hóa hoàn toàn 7,6 gam X bằng CuO nung nóng rồi cho toàn bộ sản phẩm thu được tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO 3 trong NH3 dư thu được 21,6 gam kết tủa. Công thức cấu tạo của Y là A. CH3CH(OH)CH3. B. CH3CH2CH2OH B. CH3CH2CH(OH)CH3. . D. C2H5OH. Câu 20. Thực hiện các thí nghiệm sau: TN1: Trộn 0,015 mol ancol no X với 0,02 mol ancol no Y rồi cho hỗn hợp tác dụng hết với Na thu được 1,008 lít khí H2 (đkc). TN2: Trộn 0,02 mol ancol no X với 0,015 mol ancol no Y rồi cho hỗn hợp tác dụng hết với Na thu được 1,008 lít khí H2 (đkc). TN3: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp ancol như trong thí nghiệm 1 thu được 6,21 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Biết các ancol đều mạch hở. Công thức của 2 ancol X và Y lần lượt là A. C2H4(OH)2 và C3H5(OH)3. B. C2H5OH và C3H7OH. C. C3H6(OH)2 và C3H5(OH)3. D. CH3OH và C2H5OH. Câu 21: Oxi hóa 4,6 gam ancol etylic bằng O2 ở điều kiện thích hợp thu được 6,6 gam hỗn hợp X gồm anđehit, axit, ancol dư và nước. Hỗn hợp X tác dụng với Na dư sinh ra 1,68 lít H 2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng chuyển hóa ancol thành anđehit là A. 75%. B. 50%. C. 33%. D. 25%. Câu 22: Cho 8,28 gam rượu etylic tác dụng hết với natri. Khối lượng sản phẩm hữu cơ và thể tích khí H2 (đktc) thu được lần lượt là (cho C = 12; O = 16; Na = 23) A. 6,12 gam và 2,016 lít. B. 6,12 gam và 4,0326 lít. C. 12,24 gam và 4,0326 lít. D. 12,24 gam và 2,016 lít. Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp hai ancol no đơn chức, mạch hở thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 14,85 gam H2O. Giá trị của a là (cho C = 12; O = 16) A. 11,25. B. 6,225. C. 12,45. Câu 24: Trong sơ đồ biến hóa sau: H 2 SO4 đ , 170o C C2H5OH D. 5,8.  Br2 Y X  KOH lo· ng  t0 Z X, Y, Z lần lượt là: A. CH2=CH2, CH3 –CH2Br, CH3 –CH2OH B. CH2=CH2, CH2Br –CH2Br, OHCH2 –CH2OH C. CH2=CH2, CH2Br –CH2Br, OHCH2 –CHO D. CH2=CH2, CH2Br –CH2Br, CHO –CHO. Câu 25: Oxi hóa một ancol đơn chức bằng CuO nung nóng thu được hỗn hợp X gồm nước, ancol và anđehit. Chia X thành 2 phần bằng nhau. -Phần 1: cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 tạo 6,48 gam Ag. -Phần 2: tác dụng với Na dư giải phóng 448 ml H2 (đkc). Hiệu suất phản ứng oxi hóa ancol là A. 66,67%. B. 37,5%. C. 80%. D. 75%. Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn m gam X gồm hai ancol đa chức, mạch hở cùng dãy đồng đẳng, thu được 11,2 lít khí CO2 (đkc) và 12,6 gam nước. Mặt khác nếu cho m gam X tác dụng với 10 gam natri thì sau phản ứng thu được a gam chất rắn. Giá trị của m và a lần lượt là A. 9,2 và 22,6. B. 9,2 và 13,8. Câu 27: Cho sơ đồ sau: C6H5OH H , Ni t   2o   A. hexan-1-ol ; hexanal ; axit hexanoic. C. 23,4 và 13,8. I CuO t   o  D. 13,8 và 23,4. Br ,H K   2   L; I, K, L lần lượt là B. xiclohexanol ; xiclohexanon ; 3-bromxiclohexan-1-on. C. ancol benzylic ; benzanđehit ; axit benzoic. D. xiclohexanol ; xiclohexanon ; 2-bromxiclohexan-1-on. Câu 28: Cho m gam hỗn hợp Y gồm ancol etylic, phenol, axit axetic tác dụng vừa đủ với Na, thu được 19,6 gam hỗn hợp muối X. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 10,6 gam muối Na 2CO3. Nếu cho 30,4 gam hỗn hợp Y trên tác dụng với Na dư thì thu được V lít H2 (đkc). Giá trị của V là A. 9,68. B. 4,48. C. 3,36. D. 6,72. Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm một số ancol thuộc cùng dãy đồng đẳng cần dùng 10,08 lít khí O2 (đktc) thu được 6,72 lít khí CO 2 (đktc) và 9,9 gam H2O. Nếu đun nóng 10,44 gam hỗn hợp X như trên với H 2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp để chuyển hết thành ete thì tổng khối lượng ete thu được là A. 7,74 gam. B. 6,55 gam. C. 8,88 gam. D. 5,04 gam. Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol một ancol no mạch hở Y cần 0,025 mol O 2. Nếu oxi hóa 0,02 mol Y thành anđehit (hiệu suất 100%), rồi cho tác dụng hết với dung dịch AgNO 3/NH3 dư thì khối lượng bạc thu được là A. 4,32 gam. B. 8,64 gam. C. 2,16 gam. D. 6,48 gam. Câu 31: axit picric (2,4,6-trinitrophenol) được điều chế bằng cách cho phenol phản ứng với axit HNO3đặc (xúc tác H2SO4 đặc). Giả sử hiệu suất phản ứng là 100%. Khối lượng dung dịch HNO 3 72,7% (tính theo gam) cần dùng để điều chế ra 57,25 gam axit picric là A. 65. B. 15,75. C. 47,25. D. 36,75. Câu 32: Cho V (lít) (đktc) hỗn hợp gồm 2 olefin liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với nước (xúc tác H2SO4 đặc) thu được 12,9 gam hỗn hợp X gồm 3 ancol. Đun nóng hỗn hợp X trong H2SO4 đặc ở 140oC thu được 10,65 gam hỗn hợp Y gồm 6 ete khan. CTPT của 2 anken là A. C2H4 và C3H6. B. C3H6 và C4H8. C. C4H8 và C5H10. D. C2H4 và C4H8. Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn 34,5 gam ancol đơn chức X, rồi hấp thụ hết lượng sản phẩm cháy bằng nước vôi trong thu được 70 gam kết tủa. Lọc kết tủa, cho tiếp NaOH dư vào phần nước lọc lại thu thêm 40 gam kết tủa nữa. X là A. metanol. B. etanol. C. propan-1-ol. D. propan-2-ol. Câu 34: Ancol X có công thức C 5H12O. Khi oxi hóa ancol X thu được xeton, còn khi tách nước thì thu được anken Y (là sản phẩm chính). Khi oxi hóa Y thì thu được hỗn hợp xeton và axit. X là A. pent-1-ol. B. 2,2-đimetylpropan-1-ol. C. 2-metylbutan-2-ol. D. pent-2-ol. Câu 35: Đun 132,8 gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức có số mol bằng nhau với H 2SO4 đặc ở 140oC đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 111,2 gam hỗn hợp ete. Số mol mỗi ete là A. 1,2. B. 0,2. C. 0,6. D. 0,4. Câu 36: Cho 18,5 gam hỗn hợp (gồm ancol metylic, phenol có lẫn nước) tác dụng với Na thu được 5,04 lít khí (đktc). Mặt khác nếu lấy 1/10 khối lượng hỗn hợp X tác dụng với dung dịch brom thu được 3,51 gam kết tủa. Thành phần % khối lượng của ancol metylic và phenol trong hỗn hợp lần lượt là A. 50,8% và 49,2%. B. 34,6% và 50,8%. C. 34,6% và 65,4%. D. 49,2% và 34,6%. Câu 37: Hỗn hợp 2 ancol X, Y là sản phẩm của phản ứng hợp nước hoàn toàn hai anken đồng đẳng kế tiếp nhau. Cho hỗn hợp ancol này phản ứng hết với Na thu được 1,344 lít khí H 2 (đktc). Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp ancol trên ta thu được 18,5 gam CO 2. Công thức phân tử của X, Y là A. C2H6O và C3H8O. B. C3H6O và C4H8O. C. C4H10O và C3H8O. D. C4H10O và C5H12O. Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn một ancol không no, đơn chức X thu được 6,72 lít CO 2 (đktc) và 19,8 gam nước. Mặt khác, cho X phản ứng hết với Na thu được 1,125 lít H 2 (đktc). Công thức cấu tạo của X là A. CH2=CH – CH2 – OH. B. CH≡C – CH2OH. C. CH2 = CH – CH(OH) – CH3. D. CH = C = CH = CH2OH. Câu 39: Lên men 10 gam tinh bột để điều chế ancol etylic với hiệu suất mỗi quá trình là 90% thu được x mol CO2. Mặt khác lên men 45 gam tinh bột cùng loại để điều chế ancol etylic với hiệu suất mỗi quá trình là 90% thu được y mol CO 2. Nếu dẫn x mol CO 2 vào V ml dung dịch Ba(OH)2 thu được 2a gam kết tủa, còn khi dẫn y mol CO 2 vào V ml dung dịch Ba(OH)2 1M nói trên lại thu được 3a gam kết tủa. Giá trị của V là A. 300 . B. 50 C. 100. D. 200.