Ăn lấy thảo nghĩa là gì

Đọc khoảng: 3 phút

Mẹ tôi giải thích câu mời “dùng (ăn) lấy thảo” như sau:

Của mình đem tặng, biếu, mời, cho không có nhiều, không có chi cao sang, chỉ có chút quà nhỏ không đáng gì so với người ta. Nhưng mà xuất phát từ tấm lòng của mình muốn chia sẻ, muốn mời mọc, muốn có tình cảm qua lại thân thiện gắn kết, cái mình trao là tấm lòng thơm thảo của mình thôi. Nên câu mời phải khiêm cung, “Dạ, mời cô, bác dùng lấy thảo”.

Người nhận nghe câu mời dùng lấy thảo thì hiểu cái đứa đem tặng mình không coi trọng giá trị vật chất của món quà, nó không dám coi đó là thứ đáng giá, rất lễ phép và khiêm nhường, không có ý lợi dụng gì khi tặng. Họ vui vẻ nhận, cảm thấy được tôn trọng, khó thể chối từ một tấm lòng thơm thảo.

Ăn lấy thảo nghĩa là gì
Ăn lấy thảo nghĩa là gì

Người ta hay nói cách cho hơn của cho là vì vậy.

Với người lớn tuổi hơn mình, người có tiền của giàu sang hơn mình, người có địa vị hơn mình, trong vô thức, tự ta chăm chút món quà và tự biết quà của mình thật sự chẳng đáng gì so với họ.

Cách ứng xử của ta tự động có sự khiêm nhường. Đó là lẽ dĩ nhiên.

Nhưng, khi đem quà đi biếu, tặng người đang nghèo khổ đói rách hơn mình, ta cũng không coi món quà của mình là đáng giá, thì ta sẽ tự động chăm chút vào cách cho và câu mời sao cho người dưới mình khi nhận không cảm thấy bị tổn thương, mặc cảm.

Xem thêm: Từ “Lễ cầu khéo tay” biến thành “Ngày lễ tình nhân”

Đó là sự tế nhị và cẩn thận trong việc giữ gìn phẩm giá của họ. Không có món quà nào có giá trị lớn hơn phẩm giá một con người, kể cả khi đó là một người ăn xin. Điều này tưởng dễ nhưng không phải ai cũng chú trọng nên rất nhiều khi ta vô tình xúc phạm phẩm giá của người được nhận.

Xã hội mình có nhiều người làm từ thiện lắm, nhưng không phải ai cũng biết cách cho. Xã hội mình cũng lắm người cần nhận, nhưng không phải ai cũng biết cách nhận. Khi một món quà được trao nhận không đúng cách nó sẽ trở nên nặng nề, tính toán và xúc phạm phẩm giá lẫn nhau.

Một người nghèo, thương quý người nào đó, đem tặng họ chút quà, họ bảo, “Thôi thôi, ba cái thứ này nhà tôi có đầy, đem về không ai dùng”.

Đem tặng người ký ổi, người ta bảo, “Thôi, cầm về mà dùng, trong tủ lạnh nhà tôi đầy nho Mỹ, táo Úc mà có ai ăn đâu”.

Họ đã vô tình xúc phạm phẩm giá của người đem tặng. Họ gây ra một nỗi tủi hổ rất lớn cho người tặng.

Cho dù đó là một câu nói của người vô tình không cố ý xúc phạm thì bản chất nó vẫn là xúc phạm.

Người có của đem cho tặng người nghèo hơn mình món quà, mà nói, “Tôi hồi xưa còn nghèo hơn cả mấy người mà có ai cho tặng gì đâu. Tôi phải làm lụng vất vả mới có ngày này”. Người nhận sẽ cảm thấy cái món quà đó nặng hơn núi và bị phán xét mình nghèo là do mình lười, dốt, dở không đủ giỏi bằng người cho. Họ sẽ cảm thấy bị sỉ nhục.

Xem thêm: Sài Gòn “tám” chuyện Nhất mực, nhì vàng, tam khoang, tứ đốm

Dùng lấy thảo không chỉ là một câu mời đầu môi dễ nghe mà nó là triết lý sống.

Khi hiểu rõ, đúng, đủ về nó thì tất yếu trong cuộc sống khi được nhận hoặc khi được đem tặng, ta đều có những ứng xử đẹp bởi ta hiểu đúng ý nghĩa bản chất của việc cho tặng, nhận quà từ nhau:

Tấm lòng và sự gắn kết xã hội.

Nga Thi Bich Nguyen

VHSG- Trong nhà, tôi được vợ giao phụ trách việc mua gạo ăn hàng tháng. Chẳng phải là công việc to tát gì mà chỉ vì cái sạp gạo nó nằm ngay đầu chợ Sơn Kỳ trên con đường tôi đi làm về hàng ngày. Khoảng 1 tháng 1 lần thấy tôi đi làm bà xã dặn với theo: Hôm nay ông mua gạo nhé. Thế là chiều về tôi ghé mua 10 kí gạo cộng thêm 2 kí nếp. Cứ thế đã diễn ra nhiều năm nay.

Ăn lấy thảo nghĩa là gì
Nhà giáo Hà Tùng Sơn

Trước thì tôi mua thứ gạo lài sữa thơm dẻo ngọt, nay thì chuyển sang ăn ST25.

Người ta hay nói câu cửa miệng khổ quen nhưng tôi ngẫm ra phải nói sướng quen mới đúng. Khổ dù cho cả đời nhưng chỉ cần bạn được hưởng cái sự sướng một thời gian ngắn là sẽ quên cái khổ ngay.

Trước ăn gạo lài sữa tưởng là đã ngon lắm vì nó thơm dẻo ngọt thật. Nhưng từ khi chuyển sang ăn ST25 thì nhà tôi quên bẵng mất lài sữa và đâm nghiện ST25 luôn. Ăn ST25 nó không chỉ là thứ gạo sạch nhất VN ngon nhất thế giới mà khi ăn bạn sẽ nhận ra mỗi hạt cơm nó cứ đậm đà thơm dẻo như tan biến ở trong miệng. Ăn cơm ST25 chỉ cần chan với nước mắm Tam Quan bạn cũng đánh bay mỗi bữa ít nhất 2 chén. Bạn nào chưa ăn ST25 có thể xem là 1 sự thiệt thòi. Cái sự ngon của nó chỉ ai ăn mới biết cũng giống như cái đẹp và tiện ích của bộ đồ hàng hiệu ai mặc mới biết.

Chủ sạp gạo lớn này là một anh chàng dân miền Tây khoảng 30 tuổi, rất vui vẻ nhưng ít nói. Mỗi tháng dù tôi chỉ ghé mua 1 lần nhưng chú cháu quen nhau đến mức chỉ cần thấy tôi dừng xe trước sạp là chú tự tay đưa cho tôi bì 10 kí đủ ăn cả tháng, cân thêm 2 kí nếp để thỉnh thoảng nấu xôi sáng.

Ăn lấy thảo nghĩa là gì
Túi quà ăn lấy thảo của người chủ sạp gạo gửi tôi

Cái hay và cảm động là cứ vào dịp áp Tết mỗi năm (như hôm nay, 25 tháng chạp), sau khi lấy cho tôi 1 bao ST25 với 2 kí nếp, chú bán gạo chẳng biết tên gì dù quen nhau cả mấy năm nay xách ra treo lên xe cho tôi 1 túi quà trong có một kí đường trắng và hai lít dầu ăn Tường An với câu nói nhỏ nhỏ như người có lỗi: Gửi chú ăn lấy thảo.

Bà xã tôi cũng thế. Cả năm bả đi chợ Sơn Kỳ chỉ mua trứng ở một hàng. Và cũng vào dịp cuối năm, chị bán trứng lại gói thêm chục trứng gà ta dúi vô tay: Dạ, gửi cô ăn lấy thảo.

Tôi dân văn nhưng thú thực phải vô sống ở Sài Gòn hơn chục năm nay tôi mới chú ý đến cụm từ “ăn lấy thảo” và được hưởng lộc của nó.

Một câu nói vừa khiêm nhường, vừa giản dị. Cứ như một lời mời chân thành đến mức ta không thể chối từ.

“Ăn lấy thảo” có nghĩa là: Của được đem tặng, biếu, mời, cho không có nhiều, không có chi cao sang. Chỉ là chút quà nhỏ không đáng gì so với người được cho tặng. Nhưng mà xuất phát từ tấm lòng của mình muốn chia sẻ, muốn mời mọc, muốn có tình cảm qua lại thân thiện gắn kết, cái mình trao là tấm lòng thơm thảo của mình thôi. Nên câu mời rất chi là khiêm cung: Gửi chú ăn lấy thảo; Mời cô, bác dùng lấy thảo…

Buôn bán như thế khách nào nỡ rời xa.

HÀ TÙNG SƠN

Mẹ tôi giải thích câu mời “dùng (ăn) lấy thảo” như sau: Của mình đem tặng, biếu, mời, cho không có nhiều, không có chi cao sang, chỉ có chút quà nhỏ không đáng gì so với người ta. Nhưng mà xuất phát từ tấm lòng của mình muốn chia sẻ, muốn mời mọc, muốn có tình cảm qua lại thân thiện gắn kết, cái mình trao là tấm lòng thơm thảo của mình thôi. Nên câu mời phải khiêm cung, “Dạ, mời cô, bác dùng lấy thảo”.

Người nhận nghe câu mời dùng lấy thảo thì hiểu cái đứa đem tặng mình không coi trọng giá trị vật chất của món quà, nó không dám coi đó là thứ đáng giá, rất lễ phép và khiêm nhường, không có ý lợi dụng gì khi tặng. Họ vui vẻ nhận, cảm thấy được tôn trọng, khó thể chối từ một tấm lòng thơm thảo. Người ta hay nói cách cho hơn của cho là vì vậy.

Với người lớn tuổi hơn mình, người có tiền của giàu sang hơn mình, người có địa vị hơn mình, trong vô thức, tự ta chăm chút món quà và tự biết quà của mình thật sự chẳng đáng gì so với họ. Cách ứng xử của ta tự động có sự khiêm nhường. Đó là lẽ dĩ nhiên.

Nhưng, khi đem quà đi biếu, tặng người đang nghèo khổ đói rách hơn mình ta cũng không coi món quà của mình là đáng giá, thì ta sẽ tự động chăm chút vào cách cho và câu mời sao cho người dưới mình khi nhận không cảm thấy bị tổn thương, mặc cảm. Đó là sự tế nhị và cẩn thận trong việc giữ gìn phẩm giá của họ. Không có món quà nào có giá trị lớn hơn phẩm giá một con người, kể cả khi đó là một người ăn xin. Điều này tưởng dễ nhưng không phải ai cũng chú trọng nên rất nhiều khi ta vô tình xúc phạm phẩm giá của người được nhận.

Xã hội mình có nhiều người làm từ thiện lắm, nhưng không phải ai cũng biết cách cho. Xã hội mình cũng lắm người cần nhận, nhưng không phải ai cũng biết cách nhận. Khi một món quà được trao nhận không đúng cách nó sẽ trở nên nặng nề, tính toán và xúc phạm phẩm giá lẫn nhau.

Một người nghèo, thương quý người nào đó, đem tặng họ chút quà, họ bảo, “Thôi thôi, ba cái thứ này nhà tôi có đầy, đem về không ai dùng”. Đem tặng người ký ổi, người ta bảo, “Thôi, cầm về mà dùng, trong tủ lạnh nhà tôi đầy nho Mỹ, táo Úc mà có ai ăn đâu…” thì họ đã vô tình xúc phạm phẩm giá của người đem tặng. Họ gây ra một nỗi tủi hổ rất lớn cho người tặng. Cho dù đó là một câu nói của người vô tình không cố ý xúc phạm thì bản chất nó vẫn là xúc phạm.

Người có của đem cho tặng người nghèo hơn mình món quà, mà nói, “Tôi hồi xưa còn nghèo hơn cả mấy người mà có ai cho tặng gì đâu. Tôi phải làm lụng vất vả mới có ngày này”. Người nhận sẽ cảm thấy cái món quà đó nặng hơn núi và bị phán xét mình nghèo là do mình lười, dốt, dở không đủ giỏi bằng người cho. Họ sẽ cảm thấy bị sỉ nhục.

Dùng lấy thảo không chỉ là một câu mời đầu môi dễ nghe mà nó là triết lý sống. Khi hiểu rõ, đúng, đủ về nó thì tất yếu trong cuộc sống khi được nhận hoặc khi được đem tặng, ta đều có những ứng xử đẹp bởi ta hiểu đúng ý nghĩa bản chất của việc cho tặng, nhận quà từ nhau: Tấm lòng và sự gắn kết xã hội.

Nguyễn Thị Bích Ngà
16/03/2020

Theo facebook Nguyễn Thị Bích Ngà
Đăng có chỉnh sửa dưới sự cho phép của tác giả

Xem thêm: Nhân tâm