Ai giàu nhất thế giới 2023

Trong khi tài sản Top 10 tỷ phú thế giới cộng thêm 1,3 tỉ USD/ngày giữa đại dịch, thì 160 triệu người lại bị đẩy xuống đói nghèo. 

Tài sản của 10 tỷ phú giàu nhất thế giới đã tăng gấp đôi từ con số 700 tỉ USD lên thành 1,5 ngàn tỉ USD, trong giai đoạn dịch Covid-19 hoành hành và đẩy hàng triệu người vào cảnh đói nghèo.

Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa tin, đây là số liệu được tổ chức Oxfam, nhóm các tổ chức từ thiện hoạt động với mục đích xoá đói giảm nghèo công bố trước thời điểm diễn ra Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cấp cao trong tuần này.

Ai giàu nhất thế giới 2023
Jeff Bezos và Elon Musk là 2 nhân vật đứng đầu trong Top 10 tỷ phú thế giới. (Ảnh: Business Insider)

Các nhà lãnh đạo thế giới sẽ cùng những ông chủ tập đoàn lớn và nhiều nhân vật nổi tiếng tham dự hội nghị Davos 2022 theo hình thức trực tuyến trong tuần này để thảo luận về các vấn đề cấp bách nhất đối với thế giới như biến đổi khí hậu và sự bất bình đẳng trong hoạt động phân phối vắc xin Covid-19.

Theo nghiên cứu mang tên “Inequality Kills” của Oxfam được công bố hôm 17/1, tài sản của các tỷ phú thế giới không ngừng biến động theo chiều hướng gia tăng trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát. Trong đó, 10 tỷ phú đứng đầu thế giới ghi nhận tài sản tăng thêm 15.000 USD/giây tương đương 1,3 tỉ USD/ngày.

“Nếu như 10 vị tỷ phú này mất 99,999% tài sản vào ngày mai, họ vẫn giàu hơn 99% dân số sống trên hành tinh. Tài sản của họ đang gấp 6 lần so với 3,1 tỉ người nghèo nhất”, bà Gabriela Bucher, Giám đốc điều hành của Oxfam International nói.  

Còn theo Forbes, nhà sáng lập, kiêm Chủ tịch và CEO của tập đoàn Amazon Jeff Bezos là người giàu nhất hành tinh suốt 4 năm liên tiếp tới năm 2021 với tổng giá trị tài sản là 177 tỉ USD. Theo sau là các tỷ phú Elon Musk, Bernard Arnault, Bill Gates, Mark Zuckerberg, Warren Buffett, Sergey Brin và Mukesh Ambani.

Nghiên cứu của Oxfam cho thấy kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, cứ 26 tiếng đồng hồ, thế giới lại có thêm 1 tỷ phú. Trái lại, hơn 160 triệu người đã bị đẩy vào cảnh đói nghèo kể từ khi cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu xuất hiện.

Oxfam kêu gọi cải cách mức thuế đối với người giàu để dồn kinh phí cho việc sản xuất vắc xin trên toàn cầu, cũng như đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ, chống biến đổi khí hậu và giảm bạo lực giới.

Báo cáo của Oxfam nhận định sự bất bình đẳng và đói nghèo là nguyên nhân dẫn tới cái chết của ít nhất 21.300 người/ngày tương đương 1 người/4 giây. Cũng theo Oxfam, ước tính 5,6 triệu người ở các nước nghèo tử vong mỗi năm do không được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế. Trong khi đó, nạn đói khiến hơn 2,1 triệu người chết mỗi năm.

Tỷ lệ người tử vong vì Covid-19 tại các nước đang phát triển cũng cao gấp đôi so với những nước giàu có.

Điển hình, chỉ 7% người dân ở các nước có mức thu nhập thấp được tiêm 1 mũi vắc xin so với con số hơn 75% tại các nước thu nhập cao.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), vào năm 2023, các nước giàu trên thế giới dường như sẽ trở lại với xu hướng phát triển như trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, các nước đang phát triển sẽ chứng kiến năng suất sản xuất giảm trung bình 4%. Vào năm 2023, mức thu nhập bình quân đầu người tại 40 nước đang phát triển trên thế giới sẽ ở mức dưới năm 2019. 

Chưa hết, đại dịch Covid-19 còn đẩy lùi những nỗ lực lấp đầy khoảng cách bình đẳng giới của cộng đồng quốc tế. Theo đó, phụ nữ cần tới gần 136 năm mới có thể đuổi kịp nam giới về lĩnh vực tài chính. Trong khi trước thời điểm đại dịch Covid-19 xuất hiện, con số này được ước tính là 99 năm.

Oxfam cho biết thêm, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc đang bắt đầu triển khai các chính sách nhằm giảm thiểu bất bình đẳng như đánh thuế cao hơn đối với người giàu, cũng như ngăn chặn tình trạng độc quyền.

Ai giàu nhất thế giới 2023

Tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới ở tuổi 26, bỏ dở Đại học dù nhận học bổng ‘to tiền’

Bỏ Đại học giữa chừng dù nhận học bổng "khủng" 100.000 USD, Austin Russell vươn lên tầm tỷ phú thế giới sau 8 năm thành lập công ty riêng. 

Minh Thu (lược dịch)

Tháng 9/2022, doanh nhân Ấn Độ Gautam Adani trở thành người châu Á đầu tiên vươn lên vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng tỷ phú toàn cầu. Đây là một cột mốc quan trọng trong bối cảnh số lượng người giàu tại châu Á đang tăng lên nhanh chóng.

Khi đó, với khối tài sản gần 147 tỷ USD, vị tỷ phú Ấn Độ hiện chỉ đứng sau ông chủ hãng xe điện Tesla Elon Musk - người sở hữu khối tài sản 263,9 tỷ USD. 

Ông Adani cũng là một trong những tỷ phú thăng hạng nhanh nhất khi vào cuối tháng 8, ông được Bloomberg Billionaires Index xếp hạng là người giàu thứ ba thế giới. Tạp chí Forbes sau đó cũng xác nhận điều này.

Hiện tại, theo xếp hạng thời gian thực của cả Bloomberg và Forbes, ông Adani hiện đứng thứ tư thế giới. Tài sản của ông hiện được Forbes là khoảng 131 tỷ USD. Ông là chủ tịch tập đoàn đa quốc gia Adani Group với danh mục đầu tư và công ty bao trùm nhiều lĩnh vực như khai thác than, trung tâm dữ liệu, sân bay và năng lượng tái tạo. 

Trường hợp của ông Adani đánh dấu sự trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ của giới giàu châu Á. 

Theo một phân tích tài sản của hơn 2.400 tỷ phú trong xếp hạng thời gian thực tới ngày 29/9 của Forbes, các tỷ phú tại Bắc Mỹ nắm giữ khối tài sản lớn nhất, 4,7 nghìn tỷ USD. Theo sau là các tỷ phú châu Á với 3,5 nghìn tỷ USD và châu Âu với 2,4 tỷ USD.

Tuy nhiên, xét về số lượng, châu Á đứng đầu thế giới với 951 tỷ phú, vượt xa Bắc Mỹ với 777 người và châu Âu với 536 người.

Ai giàu nhất thế giới 2023
Đồ họa: Nikkei Asia

Tất nhiên, bức tranh toàn cảnh sẽ khác khi nhìn vào tỷ lệ dân số của từng khu vực. Châu Á hiện chiếm 60% dân số thế giới, trong khi châu Âu chỉ chiếm chưa tới 10%. Mỹ hiện chiếm 4% dân số thế giới.

Theo quốc gia, Mỹ là nơi có nhiều tỷ phú nhất thế giới với 719 người. Theo sau là Trung Quốc và Ấn Độ với lần lượt 440 và 161 người. 10 nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hiện có 114 tỷ phú. Hàn Quốc, Nhật Bản lần lượt có 28 và 27 người. Vùng lãnh thổ Đài Loan có 45 người.

Số lượng tỷ phú ở châu Âu bắt đầu tăng lên trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp thế kỷ 18 và 19. Còn ở Mỹ, số tỷ phú tăng lên theo cấp số nhân nhờ toàn cầu hóa và đổi mới về công nghệ. Hiện tại, các quốc gia mới nổi đang sản sinh nhiều tỷ phú hơn ở châu Âu và Mỹ trong thế kỷ 19 và 20 nhờ sự tiến bộ trong công nghệ và toàn cầu hóa.

Tốc độ tích lũy tài sản của người giàu ở các nước mới nổi diễn ra chóng mặt. Một phân tích dữ liệu từ báo cáo Global Wealth Report của Credit Suisse tháng 9 cho thấy giá trị tài sản của những người thuộc nhóm 1% giàu nhất tăng gấp 11 lần ở Ấn Độ và 34 lần ở Trung Quốc trong giai đoạn năm 2000-2021. Trong khi đó, mức tăng tại Mỹ và Nhật Bản lượt lượt chỉ là 3,6 và 1,2 lần.

Ai giàu nhất thế giới 2023
Đồ họa: Nikkei Asia

“Giá bất động sản tăng lên là động lực chính giúp tích lũy tài sản ở châu Á”, ông Soichiro Matsumoto, giám đốc đầu tư tại Credit Suisse Wealth Management chi nhánh Nhật Bản, cho biết. “Vì những người có xếp hạng cao trong danh sách tỷ phú chủ yếu là chủ sở hữu doanh nghiệp, những nắm một lượng cổ phần lớn ở các công ty trên toàn cầu thay vì ở bất động sản, nên châu Á cần thêm thời gian để theo kịp người Mỹ”.

Theo Credit Suisse, số lượng người giàu tại các nền kinh tế mới nổi sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới nhờ nhu cầu nội địa và phát triển cơ sở hạ tầng. Ngân hàng này dự báo số lượng triệu phú - những người có tài sản từ 1 triệu USD trở lên - sẽ tăng gần gấp đôi tại Trung Quốc và Ấn Độ vào năm 2026, so với năm 2021.