348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên

(TUAG)- Ngày 30-1-2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thay thế Nghị định số 46/2016 của Chính phủ với nhiều điểm mới. Nghị định sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2020.

02/01/2020 4:00 CHNoĐã ban hành

Tăng mức xử phạt

Nghị định số 100/2019 điều chỉnh mức xử phạt đối với một số hành vi, nhóm hành vi đặc biệt là các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia; những hành vi liên quan đến nguyên nhân gây tai nạn giao thông (TNGT) tăng nặng mức xử phạt đối với các nhóm hành vi vi phạm có nguy cơ cao gây mất an toàn giao thông (ATGT) như: vi phạm quy định về nồng độ cồn, chất ma túy, đi không đúng phần đường, làn đường, chạy quá tốc độ, đi ngược chiều, lùi xe trên đường cao tốc… nhằm tăng cường hơn nữa đảm bảo ATGT, giảm TNGT.

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các phương tiện tham gia giao thông

Nghị định sửa đổi 21 điều với 39 hành vi, nhóm hành vi được sửa đổi, mô tả lại; 55 hành vi, nhóm hành vi được bổ sung; 21 hành vi, nhóm hành vi được bổ sung, mô tả lại theo dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 46. Đặc biệt, dự thảo tăng mức xử phạt đối với 50 hành vi, nhóm hành vi vi phạm. Đáng chú ý, nghị định mới tăng mức xử phạt với nhiều hành vi vi phạm, nhất là đối với các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn (mức 3), ma túy. Nghị định cũng bổ sung quy định xử phạt vi phạm nồng độ cồn mức 1 đối với xe môtô theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia; bổ sung quy định xử phạt đối với doanh nghiệp vận tải sử dụng người lái xe mà trong cơ thể có chất ma túy.

Nghị định bổ sung quy định về việc sử dụng thông tin, hình ảnh thu được từ thiết bị ghi âm, ghi hình của cá nhân, tổ chức cung cấp để làm căn cứ xác minh, phát hiện hành vi vi phạm (tại Khoản 11, Điều 80 của nghị định). Bên cạnh đó, cũng sửa đổi quy định về xử phạt trong trường hợp hành vi vi phạm được phát hiện thông qua sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (tại Khoản 8, Điều 80 của nghị định). Theo đó, chủ phương tiện có trách nhiệm hợp tác với lực lượng chức năng khi phương tiện có liên quan đến hành vi vi phạm, nếu không hợp tác, không chứng minh hoặc giải trình được mình không phải là người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thì bị xử phạt theo quy định đối với hành vi vi phạm được phát hiện.

Nghị định cũng bổ sung quy định về việc cơ quan đăng kiểm đưa vào cảnh báo phương tiện có vi phạm trên chương trình quản lý kiểm định để khi phương tiện đến kiểm định, cơ quan đăng kiểm thông báo cho người đưa phương tiện đến kiểm định biết về việc vi phạm, cơ quan kiểm định thực hiện việc kiểm định theo quy định và cấp giấy chứng nhận kiểm định có thời hạn hiệu lực là 15 ngày (Khoản 12, Điều 80 của nghị định).

Cấm lái xe khi đã uống rượu, bia

Trong nghị định này, lần đầu tiên Chính phủ quy định mức phạt đối với người đi xe đạp, xe đạp điện vi phạm nồng độ cồn; với mức phạt 80.000-100.000 đồng khi lái xe có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Phạt từ 200.000-300.000 đồng khi người đi xe đạp, xe đạp điện có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở; từ 400.000-600.000 đồng khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Với người đi xe máy, người có nồng độ cồn trong máu, hơi thở chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/l khí thở sẽ bị phạt 2-3 triệu đồng. Trong khi đó, quy định hiện hành chỉ xử phạt nếu tài xế vượt quá mức này và phạt tiền thấp nhất 1,5 triệu đồng. Với lái xe có nồng độ cồn vượt quá 50-80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25-0,4 mg/l khí thở sẽ bị phạt tiền 4-5 triệu đồng. Mức phạt từ 6 - 8 triệu đồng áp dụng với người có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/l khí thở (mức hiện tại là 3,5 triệu đồng), tước giấy phép lái xe 23 tháng.

Với tài xế xe ôtô, vi phạm nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/l khí thở sẽ bị phạt 6-8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 2-4 tháng. Các lái xe vi phạm nồng độ cồn vượt quá 50-80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25-0,4 mg/l khí thở sẽ bị phạt 16-18 triệu đồng, gấp đôi mức hiện tại; tước giấy phép lái xe 16-18 tháng thay vì 1-3 tháng như hiện hành. Nếu vi phạm nồng độ cồn mức trên 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/l khí thở sẽ bị phạt từ 30 đến 40 triệu đồng, cao gấp đôi mức luật hiện hành đang áp dụng(16-18 triệu); tước giấy phép lái xe 22-24 tháng thay vì mức 4-6 tháng như hiện nay. Mức phạt này cũng áp dụng cho những lái xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, ma túy của người thi hành công vụ; điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy…

​Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh Lê Việt Cường cho biết, Ban ATGT tỉnh phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng Nghị định số 100/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đến với người dân. Đồng thời, tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của nghị định này, nhằm đảm bảo ATGT, giảm TNGT trên địa bàn.

Bài, ảnh: L.H

Mô hình hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế của Hội Nông dân huyện Chợ MớiBài viếtMô hình hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế của Hội Nông dân huyện Chợ Mới/XDDImages/2019-12/BHYT_Key_16122019153103.jpg

​(TUAG)- Mô hình hỗ trợ mua thẻ BHYT cho hội viên nông dân và con của hội viên nông dân nghèo vượt khó học giỏi được Ban Thường vụ Huyện Hội Chợ Mới triển khai thực hiện từ năm 2017 đến nay.

16/12/2019 4:00 CHNoĐã ban hành

Những năm qua, Hội Nông dân huyện Chợ Mới không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động hướng về cơ sở, với nhiều mô hình tập hợp nông dân như: thành lập Hội quán và thành lập Tổ hợp tác giúp nông dân vay vốn và sản xuất theo Nghị định 55 của Chính phủ; xây dựng "Mái ấm nông dân" cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở; hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho hội viên nông dân và con của hội viên nông dân nghèo vượt khó học giỏi;…

Trong đó, mô hình hỗ trợ mua thẻ BHYT cho hội viên nông dân và con của hội viên nông dân nghèo vượt khó học giỏi là mô hình tiếp sức cho các em học sinh con của hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn học giỏi có đủ sức khỏe, yên tâm theo đuổi ước mơ đi tìm tri thức; Riêng các hội viên nông dân nghèo có BHYT, phần nào yên tâm lao động sản xuất, ngày càng gắn bó hơn với cơ sở Hội.

Mô hình hỗ trợ mua thẻ BHYT cho hội viên nông dân và con của hội viên nông dân nghèo vượt khó học giỏi được Ban Thường vụ Huyện Hội triển khai thực hiện từ năm 2017 đến nay, Hội Nông dân huyện đưa nội dung thực hiện mô hình này vào trong chương trình công tác hằng năm. Đây cũng là nội dung phong trào thi đua "Dân vận khéo" do Ban Thường vụ Huyện ủy phát động nhân ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng 15/10 hằng năm. Trên cơ sở đó, Ban Thường vụ Huyện Hội xây dựng hướng dẫn nhằm giúp cơ sở hội phát động thành phong trào thi đua trong các cấp hội cùng thực hiện đạt hiệu quả nhất.

Về phương pháp thực hiện, Hội Nông dân huyện đề ra kế hoạch thực hiện mô hình mua thẻ BHYT cho người nghèo trong Chương trình công tác năm. Trong đó có đề ra chỉ tiêu số lượng thẻ cụ thể để phấn đấu. Đồng thời giao chỉ tiêu cho từng cơ sở Hội để thực hiện. Hội nông dân các xã, thị trấn căn cứ vào chỉ tiêu trên để xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động của đơn vị mình, đồng thời phối hợp với Hội Nông dân huyện vận động các mạnh thường quân, các doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí. Kinh phí vận động được sẽ tập trung về Huyện Hội. Căn cứ nguồn kinh phí vận động được, Hội Nông dân huyện xét chọn số lượng, đối tượng được hỗ trợ mua thẻ BHYT. Trong đó ưu tiên các đối tượng ở các xã được chọn thực hiện xây dựng nông thôn mới điểm trong năm. Phạm vi thực hiện trong toàn huyện. Đối tượng được hỗ trợ ưu tiên cho các hội viên, hoặc con em hội viên nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở các xã, thị trấn.

Qua ba năm thực hiện mô hình, Hội Nông dân huyện đã vận động hỗ trợ gần 400 lượt thẻ BHYT cho học sinh con em nông dân nghèo vượt khó học giỏi và hội viên nông dân mua BHYT trị giá gần 230 triệu đồng (Trong năm 2017, từ nguồn kinh phí vận động, Hội đã thực hiện hỗ trợ cho 101 em học sinh là con em hội viên nông dân khó khăn, mỗi suất 500.000 đồng mua 01 năm BHYT; năm 2018, từ nguồn vận động, Hội đã thực hiện mua 173 thẻ BHYT cho con, cán bộ, hội viên các xã, thị trấn, năm 2018 có tăng hơn do Hội vận động từ Hội cấp trên hỗ trợ cho nông dân vùng sạt lở xã Mỹ Hội Đông; năm 2019, theo kế hoạch Hội sẽ tiếp tục hỗ trợ mua 120 thẻ BHYT, trị giá khoản 80 triệu đồng). Ngoài việc hỗ trợ thẻ BHYT cho con em hội viên hội nông dân, Hội còn tổ chức tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội, BHYT, vận động hội viên và gia đình tham gia BHYT, trong năm 2019 đã vận động mới được 2.916 hội viên nông dân mua BHYT; đến nay có 20.710/24.510 hội viên nông dân có tham gia BHYT đạt tỷ lệ 84,49%.

Từ kết quả của mô hình này, các cấp Hội Nông dân Chợ Mới đã giúp cho nhiều em học sinh là con cán bộ, hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn có thẻ BHYT, phòng lúc ốm đau, bệnh tật có sử dụng, giảm bớt gánh nặng trong cuộc sống. Đồng thời, với kết quả đạt được Hội cũng góp phần tích cực trong thực hiện đạt chỉ tiêu 15.1 về tỷ lệ người dân mua thẻ BHYT trong xây dựng nông thôn mới.

Mô hình hỗ trợ mua thẻ BHYT cho hội viên nông dân và con của hội viên nông dân nghèo vượt khó học giỏi đã và đang được cộng đồng ủng hộ, đánh giá cao. Đây là một việc làm thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, góp phần giảm bớt khó khăn cho các hộ nông dân và thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội. Cũng chính là việc làm cụ thể, thiết thực của Hội, đã góp phần thực hiện tốt Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị và các mô hình "Dân vận khéo" do Ban Thường vụ Huyện ủy Chợ Mới phát động./.

HẢI LAM

Xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩmTinXử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm/Imagesnews/pho-thu-tuong-vu-duc-dam-lam-viec-voi-cac-bo-nganh-ve-cong-tac-an-toan-thuc-pham.jpg

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các ngành chức năng cần đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm, tập trung vào các vấn đề chính như: Tình trạng thực phẩm nhập lậu; sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; lạm dụng hóa chất kháng sinh trong trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm...

13/12/2019 6:00 CHNoĐã ban hành

Sáng 13/12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm chủ trì buổi làm việc với các bộ, ngành về công tác an toàn thực phẩm năm 2019 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2020.

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên

Thời gian qua, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; có những chuyển biến căn bản, ý thức chấp hành pháp luật của người sản xuất và kinh doanh, cán bộ quản lý, người tiêu dùng được nâng cao, hình thành nếp sống văn hóa trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, công tác thanh tra, kiểm tra được triển khai đồng bộ, quyết liệt từ trung ương đến địa phương, các cấp, ngành chức năng kịp thời ngăn chặn, phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm. Trong 11/2019, đoàn thanh, kiểm tra phát hiện hơn 65.000 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm, chiếm 15,22% tổng số cơ sở được kiểm tra; phạt tiền gần 12.000 cơ sở với tổng số tiền hơn 43 tỷ đồng, trong đó một số địa phương xử phạt cao như Hà Nội - phạt hơn 13,8 tỷ đồng; Thành phố Hồ Chí Minh - hơn 8 tỷ đồng.

Đặc biệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương nhân rộng các mô hình chuỗi cung ứng nông, lâm, thủy sản an toàn trên toàn quốc, đảm bảo gia tăng ở cả 3 tiêu chí về số chuỗi, số sản phẩm được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi, số điểm bán sản phẩm, nhằm tăng thị phần cung ứng sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng và tăng giá trị sản phẩm, lợi nhuận cho người nông dân, doanh nghiệp tham gia chuỗi. Đến nay, 63 tỉnh, thành phố đã xây dựng và phát triển mô hình chuỗi với 1.492 chuỗi, 2.381 sản phẩm và 3.267 địa điểm bán sản phẩm đã kiểm soát theo chuỗi, thu hút sự tham gia của 100 hợp tác xã, 250 công ty và một số tập đoàn lớn.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, thách thức lớn nhất hiện nay với công tác an toàn thực phẩm là nguy cơ về mất an toàn thực phẩm do thói quen, tập quán canh tác, sản xuất, mua bán, tiêu dùng… của trên 8 triệu hộ sản xuất nhỏ lẻ; đòi hỏi các bộ, ngành phải tiếp tục tuyên truyền vận động; thúc đẩy việc hợp tác, liên kết sản xuất quy mô lớn, chuyên canh, áp dụng quy trình tiên tiến. Việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý còn chưa chặt chẽ; còn tồn tại nhiều vấn đề nóng cần tập trung giải quyết như việc giết mổ gia súc, gia cầm không đảm bảo an toàn thực phẩm; kiểm soát việc sử dụng hóa chất, kháng sinh trong sản xuất kinh doanh, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật; ngăn chặn thực phẩm nhập lậu, thực phẩm giả; nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao tại các khu công nghiệp, trường học; việc kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm các quy định pháp luật, gây bức xúc trong dư luận…

Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các ngành chức năng cần đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm, tập trung vào các vấn đề chính như: tình trạng thực phẩm nhập lậu; sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; lạm dụng hóa chất kháng sinh trong trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản; kiểm soát các cơ sở giết mổ; quan tâm đến hoạt động cấp phép các phòng kiểm nghiệm…

“Cần quyết liệt trong việc quản lý, xử lý các quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, vô văn hóa, phản cảm trên mạng xã hội, truyền hình… gây bức xúc trong dư luận hiện nay; rà soát lại các tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành về các loại thực phẩm chức năng, qua đó đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Phó Thủ tướng, các bộ ngành, địa phương cần chủ động đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời gian cao điểm như mùa du lịch, lễ hội, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán 2020. Phó Thủ tướng đề nghị, thời gian tới, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có định hướng, giải pháp cụ thể xây dựng “bản đồ an toàn vệ sinh thực phẩm”; công khai các trang trại, mô hình sản xuất sạch, cơ sở giết mổ đảm bảo tiêu chuẩn, cửa hàng bán thực phẩm sạch, địa chỉ phòng kiểm nghiệm các cấp, thậm chí cả danh sách các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm… để người dân có cơ sở truy xuất nguồn gốc thực phẩm; tiếp cận nguồn thực phẩm uy tín, có chất lượng, qua đó tạo thành phong trào sử dụng thực phẩm an toàn trên cả nước.

Năm 2020, Bộ Y tế có trách nhiệm tiếp tục hoàn thiện đánh giá tác động Luật An toàn thực phẩm; thúc đẩy hoạt động sản xuất thực phẩm an toàn, ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn thực phẩm tiêu dùng trong nước; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm; quản lý chặt chẽ việc quảng cáo về thực phẩm bảo vệ sức khỏe…/.

Theo TTXVN

Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo đáp ứng nhu cầu thịt heo an toàn cho người dânBài viếtQuản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo đáp ứng nhu cầu thịt heo an toàn cho người dân/Imagesnews/Thit-heo-an-toan-2.jpg

(TUAG)- Phóng viên có cuộc phỏng vấn Phó Giám đốc Sở Công thương Phan Lợi xoay quanh về kết quả này và giải pháp kinh doanh cho ngành hàng thịt heo đáp ứng nhu cầu thịt heo an toàn của người dân.

09/12/2019 3:00 CHNoĐã ban hành

​Cùng với TP. HCM, An Giang là tỉnh đầu tiên trên cả nước thực hiện mô hình quản lý và truy xuất nguồn gốc thịt heo. Gần 2 năm thực hiện đã đạt nhiều kết quả nổi bật, được xem là giải pháp đột phá về cung cấp thịt heo an toàn, được Trung ương, lãnh đạo tỉnh, doanh nghiệp và nhân dân đánh giá rất cao. Đến nay, mô hình truy xuất thịt heo đã phát triển được 8 cửa hàng kinh doanh: heo được niêm phong vòng nhận diện tại trang trại; heo được kiểm soát giết mổ; heo được vận chuyển và đưa đến cửa hàng vẫn còn niêm phong vòng nhận diện; heo được bán cho người tiêu dùng có dán tem truy xuất ...

Phóng viên có cuộc phỏng vấn Phó Giám đốc Sở Công thương Phan Lợi xoay quanh về kết quả này và giải pháp kinh doanh cho ngành hàng thịt heo đáp ứng nhu cầu thịt heo an toàn của người dân.

P.V: Thưa ông, mô hình truy xuất nguồn gốc thịt heo được Sở Công thương tỉnh triển khai thực hiện như thế nào?

Ông Phan Lợi: Heo kinh doanh theo mô hình sẽ được quản lý chặt chẽ, thông qua vòng nhận diện. Vòng này sẽ được đeo vào chân heo, định danh từ trang trại cung ứng, đến điểm giết mổ và nơi bán. Trong quá trình giết mổ heo, rồi vận chuyển, vòng này vẫn được niêm phong xuyên suốt đến khi giao heo cho các điểm bán truy xuất nguồn gốc. Tại các điểm bán, thịt heo sẽ được phân, xẻ nhỏ để bán cho người tiêu dùng, khi bán sẽ dán tem truy xuất và người tiêu dùng sẽ quét mã QR-Code trên tem để truy xuất tất cả các thông tin về nguồn gốc chăn nuôi, cơ sở giết mổ, cửa hàng kinh doanh…

Các đơn vị tham gia mô hình như: chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh, chúng tôi có sự lựa chọn rất kỹ và cam kết một cách tốt nhất về chất lượng đối với người tiêu dùng. Cụ thể heo tham gia mô hình đều đạt chứng nhận VietGAP.

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên
Heo được pha lóc tại cửa hàng kinh doanh

P.V: Vậy, mô hình triển khai đã đạt được kết quả gì, thưa ông?

Ông Phan Lợi: Theo dự án được UBND tỉnh phê duyệt, giai đoạn thí điểm, đến cuối năm 2019 phát triển từ 6-8 cửa hàng kinh doanh thịt heo truy xuất nguồn gốc. Đến nay, có 8 cửa hàng được xây dựng và phát triển trên địa bàn tỉnh, như: Cửa hàng thịt heo Sáu Cúc-chợ Mỹ Bình, Cửa hàng thịt heo Trung Tâm-chợ Bình Khánh, Cửa hàng thịt heo Phố Thị- phường Đông Xuyên, Cửa hàng thịt heo Hoài Vũ-chợ Cái Dầu, Cửa hàng Thịt heo Năm Lượng-chợ Vịnh Tre (huyện Châu Phú), Cửa hàng Thịt heo Thanh Nga, Ngọc Bích, Ngân Huỳnh-chợ Cái Sao, phường Mỹ Thới, Siêu thị MM Mega Market.

Ngoài mục tiêu quản lý, nhận diện, truy xuất nguồn gốc thịt heo được kinh doanh trên thị trường, dự án kỳ vọng sẽ góp phần tạo dựng thương hiệu ngành hàng thịt heo, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

P.V: Được biết, mô hình truy xuất nguồn gốc thịt heo do Sở Công thương An Giang xây dựng là một mô hình mới trong cả nước. Vậy, theo ông khó khăn lớn nhất khi triển khai xây dựng là gì?

Ông Phan Lợi: Từ trước đến nay, người tiêu dùng ít quan tâm về nguồn gốc chăn nuôi, giết mổ heo và nếu có quan tâm tìm hiểu cũng không có điều kiện để nhận biết. Ngay cả chủ các điểm, sạp, quầy thịt heo tại chợ cũng không biết rõ nguồn gốc thịt heo mình đang kinh doanh là từ đâu cung ứng. Bởi, thương lái mua heo từ khắp nơi mang về giết mổ, rồi cung cấp ra thị trường. Chính vì yếu tố kinh doanh theo kiểu truyền thống này, động lực cho các đơn vị chủ động xây dựng thương hiệu trong kinh doanh thịt heo là khó khăn.

Từ đầu năm đến nay, tình hình dịch tả heo Châu Phi lan rộng, cũng như không ít các trường hợp hay vụ việc thịt heo kém chất lượng được phát hiện, xử lý và công khai trên báo chí trong thời gian vừa qua đã tác động rất lớn đối với tâm lý người tiêu dùng.

Trước thực tế đó, Sở Công thương tỉnh sẽ tham mưu UBND tỉnh tiếp tục triển khai mô hình truy xuất nguồn gốc thịt heo. Tuy nhiên, đối mặt 2 khó khăn lớn khi triển khai xây dựng mô hình: Thứ nhất, giá bán thịt heo tại các cửa hàng, sạp kinh doanh thịt heo truy xuất nguồn gốc có giá bằng hoặc cao hơn (tùy thời điểm) so với thịt heo kinh doanh theo kiểu truyền thống. Thứ hai, quá trình vận động các hộ kinh doanh thịt heo thay đổi theo hướng áp dụng kinh doanh truy xuất nguồn gốc chưa được thuận lợi. Do các hộ đã quen với cách kinh doanh cũ trước đây, thay đổi mô hình kinh doanh cũng đồng nghĩa với thay đổi các quan hệ kinh tế.

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên
Cửa hàng Thịt heo Sáu Cúc- Chợ Mỹ Bình

P.V: Thưa ông, để khắc phục các khó khăn, sắp tới Sở Công thương có giải pháp gì kinh doanh cho ngành hàng thịt heo đáp ứng nhu cầu thịt heo an toàn của người dân?

Ông Phan Lợi: Sẽ tiếp tục tuyên truyền rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân về tiêu thụ thịt heo có truy xuất nguồn gốc, tập trung phát triển thêm hệ thống các cửa hàng kinh doanh thịt heo truy xuất nguồn gốc. Đồng thời, tiếp tục làm việc với hệ thống các cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm trên địa bàn tỉnh để đưa thịt heo truy xuất nguồn gốc được kinh doanh tại hệ thống các cửa hàng này, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và thúc đẩy phát triển kinh tế ngành thịt heo cho bà con trong tỉnh góp phần đảm bảo thực phẩm an toàn và sức khỏe người dân.

P.V: Xin cảm ơn ông!

HẠNH CHÂU (thực hiện)

Dân số và phát triển Dân số và phát triển http://https://i0.wp.com/tuyengiaoangiang.vn/images/2019/Thang12/Dan-so-va-phat-trien.jpg

​(TUAG)- Thời gian qua, Việt Nam đã khống chế thành công tốc độ gia tăng dân số, đạt mức sinh thay thế sớm hơn 10 năm so với mục tiêu Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (năm 1993) đề ra và tiếp tục duy trì cho đến nay.

03/12/2019 5:00 CHNoĐã ban hành

Tính đến thời điểm ngày 01/4/2019, dân số Việt Nam là hơn 96,2 triệu người, đông dân thứ 3 Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới. Từ năm 2009 đến nay, quy mô dân số tăng thêm 10,4 triệu người (tăng bình quân mỗi năm là 1,14%/năm); mật độ dân số của Việt Nam là 290 người/km2; tỷ số giới tính là 99,1 nam/100 nữ. Quy mô dân số Việt Nam tăng với tốc độ chậm hơn so với giai đoạn 10 năm trước. Trình độ dân trí đã được cải thiện, với 92% dân số trong độ tuổi phổ thông được đi học, số người biết đọc, biết viết chiếm 96%.

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên

Tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh. Tầm vóc, thể lực người Việt Nam có bước cải thiện. Công tác tuyên truyền, giáo dục có bước đột phá. Mỗi cặp vợ chồng có 2 con đã trở thành chuẩn mực, lan tỏa, thấm sâu trong toàn xã hội. Dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) được mở rộng, chất lượng ngày càng cao.

Tuy nhiên, vấn đề dân số còn nhiều hạn chế như mức sinh giữa các vùng còn chênh lệch đáng kể, chỉ số phát triển con người còn thấp, suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em còn cao. Tuổi thọ bình quân tăng, nhưng số năm sống khỏe mạnh thấp. Phân bố dân số, quản lý nhập cư, di dân còn nhiều bất cập; hiện vẫn còn 6,9% dân số nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ. Công tác truyền thông, giáo dục về dân số hiệu quả chưa cao; tổ chức bộ máy thiếu ổn định; nguồn lực đầu tư cho DS-KHHGĐ còn thấp so với yêu cầu.

Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới. Nghị quyết nêu 5 quan điểm làm nền tảng cho công tác dân số hiện nay, đặc biệt là chỉ rõ phương hướng: “Tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hoá gia đình sang dân số và phát triển. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo đảm phát triển nhanh, bền vững”.

Từ nay đến năm 2030, để giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bổ, chất lượng dân số, Việt Nam duy trì vững chắc mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con), quy mô dân số 104 triệu người; mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại; giảm 2/3 số vị thành niên và thanh niên có thai ngoài ý muốn.

Về tỷ số giới tính khi sinh là dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống; tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi đạt 22%; tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên đạt 11%; tỷ số phụ thuộc chung đạt 49% (hay còn gọi là "gánh nặng phụ thuộc", là số người ngoài độ tuổi lao động tương ứng với 100 người trong độ tuổi lao động - theo thống kê năm 2015 là 50,4%); giảm 50% số cặp tảo hôn, giảm 60% số cặp hôn nhân cận huyết thống; 70% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến nhất; 90% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất. Tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 năm; 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khỏe, khám, chữa bệnh, được chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung.

Đến năm 2030, chiều cao người Việt Nam 18 tuổi đối với nam đạt 168,5 cm, nữ đạt 157,5 cm. Bảo đảm người di cư được tiếp cận đầy đủ và công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản; 100% dân số được đăng ký, quản lý trong hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư thống nhất trên quy mô toàn quốc.

Đưa công tác dân số, đặc biệt là nâng cao chất lượng dân số thành một nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp. Đề cao tính tiên phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện chủ trương, chính sách về công tác dân số, nhất là sinh đủ 2 con, chú trọng nuôi dạy con tốt, gia đình hạnh phúc, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội…

Truyền thông, giáo dục chuyển mạnh sang chính sách dân số và phát triển, nhưng vẫn tiếp tục thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con. Tập trung vận động sinh ít con hơn ở vùng, đối tượng có mức sinh cao, sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp; duy trì kết quả ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế. Khơi dậy phong trào mọi người dân thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức khỏe tầm vóc, thể lực người Việt Nam. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cung cấp dịch vụ, tạo thuận lợi cho người dân…

Cùng với các giải pháp đề ra trong công tác dân số, và kết hợp với kết quả hết sức quan trọng của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, cung cấp các số liệu về nhân khẩu học, nhà ở, dân cư để tổng hợp, biên soạn các chỉ tiêu, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời cung cấp dữ liệu quan trọng cho các tiểu ban chuẩn bị đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII để hoạch định chiến lược, chính sách phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian tới./.

_______________________ (*) Nhân Ngày Dân số Việt Nam 26/12

NGUYỄN ĐĂNG GIAI

Trưởng phòng Khoa giáo, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các đơn vị vi phạm chính sách bảo hiểmĐẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các đơn vị vi phạm chính sách bảo hiểmhttp://https://i0.wp.com/tuyengiaoangiang.vn/images/2019/Thang11/BHXH-thanh-tra.jpg

​(TUAG)- Năm 2019, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đã thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT). Đa số các đơn vị được thanh tra, kiểm tra phối hợp tốt với Đoàn Thanh tra, kiểm tra. Nhiều đơn vị đã khắc phục những sai sót ngay khi nhận quyết định thanh tra, kiểm tra hoặc thực hiện tốt các quyết định xử lý vi phạm hành chính, kết luận thanh tra, kiểm tra.

28/11/2019 4:00 CHNoĐã ban hành

Năm 2019, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đã thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT). Giám đốc BHXH tỉnh trực tiếp chỉ đạo, điều hành nên công tác thanh tra, kiểm tra được xử lý, định hướng kịp thời. Việc thanh tra, kiểm tra không gây khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp; giúp các đơn vị sử dụng lao động tuân thủ tốt hơn các quy định của pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT; góp phần đảm bảo quyền lợi của người lao động, từ đó chính sách an sinh xã hội được thực hiện tốt hơn.

Đa số các đơn vị được thanh tra, kiểm tra phối hợp tốt với Đoàn Thanh tra, kiểm tra. Nhiều đơn vị đã khắc phục những sai sót ngay khi nhận quyết định thanh tra, kiểm tra hoặc thực hiện tốt các quyết định xử lý vi phạm hành chính, kết luận thanh tra, kiểm tra.

Tuy nhiên, theo Trưởng Phòng Thanh tra-Kiểm tra BHXH tỉnh Tô Thành Tuyên: cũng còn một số đơn vị đã thanh tra, kiểm tra từ năm 2018 nhưng vẫn chưa thực hiện các quyết định xử lý vi phạm hành chính, kết luận thanh tra, kiểm tra, như: Công ty Cổ phần Việt An, Công ty TNHH Tư vấn Giao thông IQ, DNTN Hồng Phi, Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại Ngọc Hầu, Công ty Cồ phần Xây dựng Thương mại Huy Ngọc Hưng, Công ty TNHH Dịch vụ vận tải Sao Đỏ, Công ty TNHH trung chuyển đường sông Cam Việt, Công ty TNHH MTV Xây dựng Điện Tâm Phát, Chi nhánh An Giang-Công ty TNHH LONG SEAFOOD (Thuận An 1)… Đối với các đơn vị này, BHXH tỉnh đã có văn bản đôn đốc, nhắc nhở nhiều lần, mặt khác đã báo cáo UBND tỉnh xin ý kiến xử lý, đồng thời BHXH tỉnh tiếp tục đưa vào danh sách thanh tra, kiểm tra năm 2020.

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên
Phòng Thanh tra, kiểm tra Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện tốt thanh tra, kiểm tra việc chính sách BHXH, BHTN, BHYT

Anh Tuyên cho biết: Đầu năm đến nay BHXH tỉnh thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch 272 đơn vị, đạt 100% kế hoạch BHXH Việt Nam giao. Ngoài ra, BHXH tỉnh thanh tra, kiểm tra đột xuất trên 50 đơn vị sử dụng lao động có hồ sơ đề nghị truy đóng cộng nối thời gian tham gia BHXH trên 6 tháng và các đơn vị nợ đọng từ 3 tháng trở lên xuất từ danh sách thanh tra tự động trên Hệ thống Quản lý thu và sổ thẻ.

Công tác thanh tra, kiểm tra ngoài giúp các đơn vị sử dụng lao động tuân thủ tốt hơn các quy định của pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT còn góp phần đảm bảo quyền lợi của người lao động. Đặc biệt 10 tháng đầu năm 2019, qua thanh tra chuyên ngành, kiểm tra và phối hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành, BHXH tỉnh đã yêu cầu các đơn vị sử dụng lao động đăng ký tham gia cho hơn 1.000 lao động thuộc diện phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp với tổng số tiền truy đóng trên 2,1 tỷ đồng; truy đóng trên 200 triệu đồng của 83 người lao động do đơn vị sử dụng lao động đóng BHXH, BHTN, BHYT chưa đúng quy định; yêu cầu khắc phục số nợ chậm đóng trên 13,2 tỷ đồng; thu hồi trên 2,055 tỷ đồng thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT sai quy định về quỹ BHYT và trên 22 triệu đồng chi sai chế độ về quỹ BHXH. Xử phạt vi phạm hành chính 13 đơn vị số tiền 276 triệu đồng do vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT.

Giám đốc BHXH tỉnh Vũ Hoàng Cương cho biết: công tác thanh tra, kiểm tra luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của UBND tỉnh và sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành địa phương. Việc thống nhất danh mục các đơn vị được thanh tra, kiểm tra giữa các sở, ngành liên quan đảm bảo công tác thanh tra, kiểm tra không bị chồng chéo, trùng lắp về nội dung, không gây khó khăn hoặc ảnh hưởng hoạt động của các doanh nghiệp. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan chính sách BHXH, BHTN, BHYT ngày càng chặt chẽ, cụ thể, giúp cho công tác thanh tra, kiểm tra hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, BHXH Việt Nam đã xây dựng phần mềm nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra, giúp cho các thao tác nghiệp vụ chính xác, hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp hơn. Đội ngũ công chức, viên chức, lao động làm công tác tiếp công dân giải quyết đơn thư, thanh tra, kiểm tra được đào tạo, tập huấn đầy đủ, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn ngày một tốt hơn.

Thanh tra, kiểm tra nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về chính sách BHXH, BHTN, BHYT; phát hiện những bất cập, sai sót trong việc thực hiện chính sách pháp luật; bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHTN, BHYT; hướng dẫn, giúp cơ quan, tổ chức được thanh tra, kiểm tra thực hiện đúng quy định của pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT. Tăng cường sự phối hợp, trao đổi giữa cơ quan BHXH và đơn vị sử dụng lao động trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN; đảm bảo an sinh xã hội, góp phần ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Tuy nhiên, thực trạng hiện nay nhiều doanh nghiệp dù đã được thanh tra, kiểm tra, đôn đốc nhiều lần nhưng không khắc phục theo quyết định xử lý vi phạm hành chính, kết luận thanh tra, kiểm tra. Nguyên nhân chủ yếu do các đơn vị chưa có ý thức chấp hành pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT, chưa quan tâm đến quyền lợi của người lao động, các hình thức xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT chưa đủ sức răn đe, một số đơn vị gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh..., từ đó hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra bị ảnh hưởng. Thậm chí, một số doanh nghiệp không có thiện chí hợp tác trong thanh tra, kiểm tra; cố tình cử người không đúng thành phần tiếp Đoàn Thanh tra, kiểm tra, hoặc cố tình kéo dài thời gian thanh tra, kiểm tra bằng việc không cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của Đoàn.

Để thực hiện có hiệu quả công tác thanh, kiểm tra tạo sức răn đe, thượng tôn pháp luật, tạo sự công bằng cho các đơn vị sử dụng lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. BHXH tỉnh kiến nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, BHXH Việt Nam sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể quy trình xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm về BHXH, BHTN, BHYT theo hướng dẫn tại Nghị quyết 05/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 214, Điều 215, Điều 216 của Bộ Luật hình sự về các tội liên quan đến gian lận BHXH, BHTN, BHYT và trốn đóng BHXH, BHTN, BHYT. Kiến nghị Sở Lao động -Thương binh và Xã hội An Giang thanh tra, kiểm tra những đơn vị có sử dụng nhiều lao động nhưng không ký hợp đồng lao động, nhằm làm cơ sở tham gia BHXH, BHTN, BHYT, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

BHXH tỉnh vẫn sẽ tiếp tục đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị chưa thực hiện các quyết định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN, kết luận thanh, kiểm tra; đồng thời xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra; phối hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành các đơn vị sử dụng lao động đang vi phạm chính sách BHXH, BHYT, BHTN trong năm 2020, góp phần đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

HẠNH CHÂU

Châu Thành tổ chức Hội thi tuyên truyền về an toàn vệ sinh thực phẩm lần thứ nhất năm 2019 TinChâu Thành tổ chức Hội thi tuyên truyền về an toàn vệ sinh thực phẩm lần thứ nhất năm 2019 /_catalogs/wp/2019-11/CT-hoi-thi-yte-1_Key_14112019094853.jpg

​(TGAG)- Ngày 13/11/2019, tại hội trường Trung tâm Y tế huyện Châu Thành tổ chức Hội thi tuyên truyền về an toàn vệ sinh thực phẩm lần thứ nhất năm 2019.

14/11/2019 10:00 SANoĐã ban hành

​Đến dự có bác sĩ Nguyễn Văn Tuyến, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Châu Thành; Bác sĩ Nguyễn Thái Bình, Trưởng khoa An toàn vệ sinh thực phẩm - Trung tâm Y tế huyện Châu Thành, Trưởng ban tổ chức cùng 4 đội thi của các trạm y tế xã, thị trấn trong huyện tham dự.

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên

Tham gia hội thi có 4 đội đến từ trạm y tế xã, thị trấn trong huyện với 3 nội dung thi: Phần thi thứ nhất kiến thức, bằng hình thức trắc nghiệm, các đội trả lời 20 câu hỏi về luật An toàn vệ sinh thực phẩm, các quy định, chính sách về an toàn vệ sinh thực phẩm, kiến thức về lựa chọn, bảo quản, sử dụng thực phẩm an toàn... phần thi thứ hai thực hành công tác kiểm tra và phần thi thứ ba kỷ năng công tác tuyên truyền.

Hội thi nhằm tăng cường hoạt động tuyên truyền về công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, trên địa bàn xã, giúp cán bộ phụ trách an toàn thực phẩm, tuyến huyện, xã và cộng tác viên có điều kiện tìm hiểu, nâng cao kiến thức về Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, và các văn bản pháp luật liên quan, đồng thời giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, qua đó kịp thời phát hiện, nhân rộng những điển hình hay, cách làm tốt trong công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên

Kết thúc hội thi, Ban Tổ chức đã trao 01 giải Nhất cho Cụm thi số 3 gồm xã Vĩnh An, Vĩnh Bình, Bình Hòa; giải Nhì cho Cụm thi số 01 gồm xã Tân Phú, Vĩnh nhuận, Vĩnh Thành; giải ba cho Cụm thi số 4 gồm xã Cần Đăng, Vĩnh Hanh, An Hòa và giải khuyến khích cho Cụm thi số 02 gồm xã Vĩnh Lợi, Hòa Bình Thạnh và thị trấn An Châu.

Phước Thành

Hội nghị khoa học chia sẻ các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực y tếTinHội nghị khoa học chia sẻ các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực y tếhttp://https://i0.wp.com/www.angiang.dcs.vn/Imagesnews/2019-11/Y-te-hoi-thao-1.jpg

​(TUAG)- Chiều 7-11, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang tổ chức hội nghị khoa học kỹ thuật năm 2019. Hơn 400 phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bệnh biện Chợ Rẫy, Bệnh viện Thống Nhất (TP. Hồ Chí Minh) Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang tham dự.

08/11/2019 10:00 SANoĐã ban hành

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên

Hội nghị được nghe 18 báo cáo kết quả nghiên cứu của các bác sĩ trong và ngoài tỉnh về: cập nhật chẩn đoán và điều trị hội chứng mạch vàng cấp; nút mạch hóa chất trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan; kết quả lọc máu liên tục tại khoa hồi sức tích cực; các yếu tố nguy cơ thúc đẩy đợt cấp bệnh phổi mạn tính tắc nghẽn; kết quả điều trị tiêu sợi huyết trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim; các yếu tố liên quan suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới; đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán phần BIPLAR trên bệnh nhân lớn tuổi; kết quả can thiệp hoạt động trị liệu ở người bệnh đột quỵ não...

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên

PGS.TS Hồ Thượng Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh báo cáo cập nhật chẩn đoán và điều trị hội chứng mạch vàng cấp

Phát biểu tại hội nghị BS CKII Lâm Võ Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang nhấn mạnh: nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành y tế, nhằm đúc kết kinh nghiệm ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực lâm sàng để chăm sóc sức khỏe cho người bệnh ngày một tốt hơn, cũng như không ngừng nâng cao chất lượng chuyên môn.

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên

Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang tặng hoa cho nhà tài trợ.

Hội nghị nhằm tạo cơ hội cho các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng ở các khoa, phòng của các bệnh viện ở An Giang công bố các công trình nghiên cứu khoa học; các sáng kiến cải tiến có ý nghĩa trong công tác khám, chữa bệnh; tạo một diễn đàn trao đổi thông tin, kinh nghiệm nghề nghiệp, cập nhật tiến bộ mới của y học, chia sẻ các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực y tế.

Tin, ảnh: HẠNH CHÂU

Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang cứu sống 2 học sinh bị đuối nước rơi vào tình trạng hôn mê, tím tái, đe dọa tính mạngBệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang cứu sống 2 học sinh bị đuối nước rơi vào tình trạng hôn mê, tím tái, đe dọa tính mạnghttp://https://i0.wp.com/www.angiang.dcs.vn/Imagesnews/2019-11/Cuu-song-duoi-nuoc-1.jpg

​(TUAG)- Ngày 5-11, bác sĩ CKII Phạm Ngọc Kiếu, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực- Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang cho biết: đã cứu sống 2 học sinh Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu (TP. Long Xuyên) bị đuối nước rơi vào tình trạng hôn mê, toàn thân tím tái, de dọa tính mạng.

05/11/2019 5:00 CHNoĐã ban hành

​Trước đó lúc 9 giờ ngày 3-11, bệnh viện tiếp nhận 2 bệnh nhân là Nguyễn Hồng Kim Cương và Phùng Ngọc Thảo Ngân (16 tuổi, học sinh lớp 11 Toán 1, Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu) bị đuối nước. Bệnh nhân đang rơi vào trạng thái hôn mê sâu, toàn thân tím tái, khả năng tử vong cao.

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên

Hình chụp X quang phổi 2 bệnh nhân chứa đầy nước

Bác sĩ CKII Phạm Ngọc Kiếu, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực- Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang cho biết: Qua khám lâm sàng cho thấy, bệnh nhân bị suy hô hấp, phù phổi cấp. Chụp X quang cho thấy phổi chứa đầy nước. Các bác sĩ đã cấp cứu, đặt nội khí quản, cho thở máy và dùng các loại kháng sinh tốt nhất, cùng sự điều trị tích cực của bác sĩ, đến ngày thứ 3 bệnh nhân đã qua khỏi cơn nguy kịch, sức khỏe ổn định.

Em Nguyễn Hồng Kim Cương cho biết: con mới biết bơi hơn 1 tháng nay. Hôm đó con với bạn rủ nhau mua vé đi tập bơi tại hồ bơi Yết Kiêu (phường Mỹ Bình) để chuẩn bị tuần sau kiểm tra môn thể dục. Khi 2 con bơi tới chỗ sâu (gần 2m) do bơi chưa rành nên bị hụt chân, rồi chìm xuống luôn và không biết gì nữa.

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên

Bà Huỳnh Diệu Mai, mẹ cháu Phùng Ngọc Thảo Ngân cảm ơn các bác sĩ đã tận tình cứu chữa

Bà Huỳnh Diệu Mai, mẹ bé Ngân cho biết: “Mỗi tuần sáng thứ 7 cháu đều đi bơi tự do. Nghe kể lại hôm đó 2 cháu bị hụt chân, chìm xuống nước, may nhờ có mấy thầy đang dạy bơi hồ kế bên phát hiện vớt lên và sơ cấp cứu rồi chở tới bệnh viện. Nay cháu đã qua khỏi cơn nguy kịch, sức khỏe ổn định, rất cảm ơn các bác sĩ đã tận tình cứu chữa”. Anh Lê Hữu Đức, cậu của em Cương chia sẻ: “Hôm cháu bị tai nạn, gia đình rất suy sụp, nhờ các bác sĩ tận tình đã cứu sống cháu, gia đình rất biết ơn”.

Tin, ảnh: HẠNH CHÂU

Phú Tân: 500 người nghèo xã Phú Thành được khám bệnh, cấp thuốc miễn phíTinPhú Tân: 500 người nghèo xã Phú Thành được khám bệnh, cấp thuốc miễn phíhttp://https://i0.wp.com/www.angiang.dcs.vn/Imagesnews/2019-11/Phu-Thanh-khambenh.png

(TUAG)- Sáng ngày 02/11/2019, tại UBND xã Phú Thành, Liên đoàn lao động huyện Phú Tân phối hợp với Công đoàn ngành y tế An Giang và ngành y tế Cần Thơ tổ chức khám sức khỏe, tư vấn và cấp thuốc miễn phí cho 500 hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách của xã Phú Thành.

02/11/2019 6:00 CHNoĐã ban hành

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên

Tại đây, bà con được Đoàn y, bác sĩ tình nguyện An Giang và Cần Thơ khám tổng quát, đo huyết áp, đo điện tim, siêu âm, khám mắt, đồng thời cấp thuốc miễn phí, tư vấn, hướng dẫn cách chăm sóc, giúp người dân phòng tránh, bảo vệ sức khỏe. Qua khám bệnh, đa phần các bệnh nhân đều mắc những bệnh về huyết áp, tiểu đường, dạ dày, khớp,v.v… Tổng trị giá đợt khám bệnh lần này trên 60 triệu đồng, do Công ty Dược Hậu Giang hỗ trợ.

Đây là hoạt động xã hội từ thiện ý nghĩa của Công đoàn ngành y tế An Giang và ngành y tế Cần Thơ đã dành cho bà con nghèo ở xã vùng sâu huyện Phú Tân. Qua đó, giúp bà con tiếp cận các dịch vụ y tế, phát hiện sớm và điều trị các dấu hiệu bệnh tật ở giai đoạn đầu, góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi về công tác chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh cho cộng đồng./.

Kim Sang

Châu Thành chăm lo tốt sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu sốChâu Thành chăm lo tốt sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu sốhttp://https://i0.wp.com/www.angiang.dcs.vn/Imagesnews/2019-10/Chau-Thanh-dan-toc-2.jpg

​(TUAG)- Huyện Châu Thành nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên với tổng diện tích tự nhiên là 35.506ha, diện tích sản xuất nông nghiệp là 30.739ha, huyện có 13 đơn vị hành chính cấp xã với 64 ấp. Dân số toàn huyện đến nay là 173.099 người, với 39.841 hộ.

29/10/2019 11:00 SANoĐã ban hành

​Châu Thành là vùng đất có thế mạnh về trồng lúa nước 3 vụ/năm với hệ thống kênh, rạch đều khắp, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và quan hệ giao thương. Từ lâu cư dân ở các nơi đã về đây khai hoang, lập nghiệp xây dựng nên các làng, xã, xóm ấp đông vui. Sinh sống đan xen giữa đồng bào Kinh là các đồng bào dân tộc thiểu số: Khmer, Chăm, Hoa với tổng dân số đồng bào dân tộc là 5.626 người, chiếm 3,25% dân số toàn huyện đã tạo thành một cộng đồng hòa quyện và thống nhất, tạo nên một sắc thái riêng của huyện Châu Thành. Trong đó, dân tộc Khmer có 4.199 người, với 1.068 hộ, chiếm 2,43% dân số toàn huyện sống tập trung ở 3 xã Hòa Bình Thạnh, Vĩnh Thành, Cần Đăng và một số còn lại ở Vĩnh Nhuận và thị trấn An Châu; dân tộc Hoa có 355 người, với 98 hộ, chiếm 0,2% dân số toàn huyện, sống đan xen với người Kinh ở khắp các xã thị trấn trong huyện; dân tộc Chăm có 1.061 người, với 217 hộ, chiếm tỷ lệ gần 0.61% dân số toàn huyện, sống tập trung ở xã Vĩnh Hanh.

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên

Xác định công tác dân tộc là nhiệm vụ quan trọng trong việc củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Châu Thành đã tập trung thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số, chăm lo tốt sức khỏe cho người dân đồng bào dân tộc thiểu số, tạo điều kiện để đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; qua đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp trong huyện luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác dân tộc và các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó, đồng bào dân tộc thiểu số trong huyện luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, phát huy ý chí tự lực, tự cường, tích cực lao động, sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó, công tác khám, chữa bệnh cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Châu Thành được quan tâm thực hiện tốt, 100% đồng bào dân tộc thiểu số thuộc khu vực II trên địa bàn huyện được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Cho biết về chính sách của Đảng và Nhà nước trong chăm lo sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện, ông Đỗ Thi Lộc - Trưởng phòng Dân tộc huyện chia sẻ: “Trong thời gian qua, công tác chăm lo cho đời sống của đồng bào dân tôc tộc thiểu số được các cấp chính quyền luôn quan tâm và thực hiện tốt. Về công tác y tế, đến nay đã cấp phát trên 2.738 thẻ bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số ở 2 xã thuộc khu vực II là Cần Đăng và Hòa Bình Thạnh với tổng số tiền trên 2 tỷ đồng”.

Bên cạnh đó, các chương trình y tế Quốc gia được triển khaivà thực hiện đầy đủ đến 13/13 xã, thị trấn. Cơ sở, vật chất phục vụ công tác khám, chữa bệnh từng bước được xây dựng kiên cố, hiện nay có 8/13 xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế tuyến xã, nhân lực ngành y được đảm bảo đúng theo quy định, đáp ứng được công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Ngoài ra, huyện còn thường xuyên tổ chức và phối hợp các tổ chức nhân đạo khám bệnh, chăm sóc sức khỏe và cấp thuốc miễn phí cho bà con nghèo, bà con có hoàn cảnh khó khăn, trong đó đặc biệt quan tâm đến bà con đồng bào dân tộc thiểu số.

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên

Ông Ngô Nanh, đồng bào dân tộc Khmer, ngụ ấp Hòa Tân, xã Hòa Bình Thạnh vui mừng chia sẻ: “Tôi bị bệnh tai biến cũng 3, 4 năm rồi, thường xuyên nằm bệnh viện tốn kém tiền bạc gia đình rất nhiều. Sau này, nhờ Đảng và Nhà nước đã cấp cho tôi cái thẻ Bảo hiểm y tế khám bệnh cũng đỡ được số tiền cho gia đình. Cám ơn Đảng và Nhà nước đã quan tâm cho bà con dân tộc Khmer nghèo ở ấp Hòa Tân”.

Một trong những nét nổi bật của huyện trong công tác dân tộc dân tộc là thường xuyên quan tâm, chú trọng, giành nhiều chính sách, chương trình, dự án đầu tư có hiệu quả làm cho kết cấu, hạ tầng kinh tế và đời sống vật chất tinh thần của nhân dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng được cải thiện rõ nét. Đến nay huyện không ngừng đổi mới, đời sống vật chất tinh thần của đồng bào các dân tộc không ngừng tăng lên, các tuyến đường từ huyện đến nông thôn được đầu tư nâng cấp, bê tông hóa tạo điều kiện giao thương mua bán phát triển kinh tế cho các xã trong huyện và tạo thuận lợi trong việc vận chuyển người bệnh về các bệnh viện để chữa trị. Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tính đến nay huyện đã đạt 7/19 tiêu chí và 26/49 chỉ tiêu, xã đạt chuẩn xã nông thôn mới có 5/12 xã, đáng chú ý là trong đó 02 xã nông thôn mới có đông đồng bào dân tộc thiểu số là Vĩnh Thành và Cần Đăng.

Để nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện trong thời gian tới. Ông Hồ Trường Huấn - Phó Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh: “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng trên địa bàn, gắn với vai trò quản lý nhà nước của UBND các cấp, các cơ quan nhà nước, trong đó trọng tâm là tinh thần trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu các cấp trong các cơ quan, đơn vị trong thực hiện tổ chức, triển khai các chính sách có liên quan đến bà con đồng bào dân tộc thiểu số.”

Tin rằng, với sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền của huyện Châu Thành trong thực hiện công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản và đặc biệt là nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu, thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh và chính sách bảo hiểm y tế đối với bà con đồng bào dân thiểu số sẽ mang đến cuộc sống sung túc và bình yên cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số trong huyện, cùng phấn đấu đưa quê hương Châu Thành ngày càng phát triển./.

Đoàn Quý

Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang: Triển khai khám chữa bệnh BHYT và áp dụng Thông tư 13Bài viếtBệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang: Triển khai khám chữa bệnh BHYT và áp dụng Thông tư 13http://https://i0.wp.com/www.angiang.dcs.vn/Imagesnews/2019-10/BHYT.jpg

​(TUAG)- Những năm gần đây, nhu cầu bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang ngày càng tăng. Hiện nay, trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 2.000 người bệnh. Do vậy, các thủ tục hành chính cũng như thủ tục vào viện, ra viện, chuyển viện càng phải nhanh gọn, chính xác.

25/10/2019 10:00 SANoĐã ban hành

​Để đảm bảo quyền lợi cho người bệnh, Ban lãnh đạo Bệnh viện đã xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, chỉ đạo các khoa, phòng triển khai thực hiện. Xây dựng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp thay thế hạ tầng mạng LAN và ứng dụng phần mềm quản lý bệnh viện. Thường xuyên rà soát thủ tục khám chữa bệnh, đặc biệt là khám chữa bệnh BHYT để kịp thời bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp. Đồng thời, thường xuyên giáo dục viên chức, người lao động thực hiện đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Thực hiện công khai giờ khám bệnh, quy trình khám bệnh, bảng giá dịch vụ, đối tượng ưu tiên, sơ đồ khoa, phòng, hòm thư góp ý, đường dây nóng, quyền và nghĩa vụ của người bệnh, nhân viên y tế để người bệnh, người nhà người bệnh dễ quan sát, thực hiện.

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên

Khó khăn trong thanh toán tiền khám chữa bệnh từ nguồn quỹ BHYT là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc thực hiện tự chủ tại bệnh viện chưa đạt được hiệu quả

Bác sĩ CKII Nguyễn Duy Tân, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang cho biết: Với việc cải tiến chất lượng một cách toàn diện từ cơ cở vật chất, trang thiết bị đến trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ, Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang ngày càng nhận được sự hài lòng và lòng tin từ phía người bệnh và thân nhân.

Điều này thể hiện qua các con số: nếu như năm 2018 có 491.626 lượt khám bệnh, 9 tháng đầu năm 2019 có 380.904 lượt; năm 2018 có 66.349 lượt người bệnh nội trú, 9 tháng đầu năm 53.307 lượt. Năm 2018 phẫu thuật và thủ thuật 144.430 ca, 9 tháng đầu năm 117.539 ca. Năm 2018 có gần 1,5 triệu xét nghiệm về sinh hóa, huyết học, vi sinh, thì 9 tháng đầu năm 2019 đã có 1,138 triệu xét nghiệm.

Bác sĩ CKII Nguyễn Duy Tân, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang chia sẻ: Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND, Sở Y tế và sự phối hợp của các Sở, ngành, Bệnh viện đã nỗ lực phấn đấu thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong năm 2019. Triển khai thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các phương hướng, kế hoạch, đề án với mục tiêu lấy người bệnh là trung tâm phục vụ, triển khai tốt việc khám chữa bệnh BHYT.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Tân, bệnh viện vẫn đang gặp một số bất cập, khó khăn, vướng mắc như: Các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương hiện nay chưa ban hành hướng dẫn chi tiết, đồng bộ về thực hiện cơ chế tự chủ đối với ngành y tế. Chính sách BHYT còn nhiều bất cập. Số lượng bệnh nhân tăng nhanh nên việc bố trí điều kiện cơ sở vật chất và nhân lực chưa thật sự đáp ứng được với yêu cầu... Bên cạnh đó, nguồn kinh phí hoạt động của bệnh viện chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thu dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT. Từ việc khó khăn trong thanh toán tiền khám, chữa bệnh từ nguồn quỹ BHYT là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc thực hiện tự chủ tại bệnh viện chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

Theo bác sĩ Tân, quy định hiện nay, việc ban hành giá dịch vụ khám chữa bệnh phải bằng Thông tư 13; việc quyết định mức giá, thời điểm áp dụng giá không thanh toán từ quỹ BHYT của các bệnh viện thuộc địa phương bằng Nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND cấp tỉnh nên phải có quy trình, thời gian. Do đó, việc được áp dụng giá không thanh toán từ quỹ BHYT của các bệnh viện rất chậm. Các khoản chi phí trong quá trình vận hành và bảo đảm hoạt động thường xuyên tại Bệnh viện rất cao. Chỉ riêng tiền điện, hàng tháng bệnh viện phải chi trả gần 2 tỷ đồng. Đây là khoản chi phí quá lớn so với nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công tại bệnh viện.

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên

Bệnh nhân ngồi chờ lãnh thuốc khám chữa bệnh BHYT tại bệnh viện.

Do đó đề nghị Bộ Y tế sớm ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện tự chủ tài chính: quy định cụ thể về nguồn tài chính của đơn vị. Sử dụng nguồn tài chính; phân phối kết quả tài chính trong năm để bệnh viện thực hiện theo quy định (hiện nay luôn có sự chồng chéo khi thực hiện). Đề nghị giá dịch vụ kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh tính đủ chi phí. Bởi hiện nay giá dịch vụ chưa tính đủ chi phí (chi phí quản lý, chi phí khấu hao, chi phí công nghệ thông tin, nhân lực chưa đáp ứng chăm sóc toàn diện để có đột phá nâng cao chất lượng dịch vụ) nên khó khăn cho các bệnh viện không tuyển đủ nhân lực để đáp ứng chuyên môn.

Về việc áp dụng giá dịch vụ, khám chữa bệnh BHYT theo Thông tư số 13/2019/TT-BYT ngày 5-7-2019 của Bộ Y tế bác sĩ Tân cho biết: Ngày 5-7-2019, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 13/2019/TT-BYT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2018/TT-BYT ngày 30-11-2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp. So với Thông tư số 39/2018/TT-BYT, mức giá tại Thông tư số 13/2019/TT-BYT không thay đổi cơ cấu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà chỉ thay đổi mức lương cơ sở tính vào giá dịch vụ từ 1.390.000 đồng sang mức lương cơ sở 1.490.000 đồng. Mức giá khám bệnh, ngày giường tăng bình quân 4,4%, mức giá dịch vụ kỹ thuật y tế tăng bình quân 1,1%.

Đối với việc triển khai thực hiện Thông tư số 13/2019/TT-BYT, Bệnh viện yêu cầu các khoa, phòng chuẩn bị các điều kiện cần thiết để áp dụng mức giá và các quy định tại Thông tư. Đồng thời, tích cực tuyên truyền, giải thích để người dân hiểu việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế từng bước xóa bỏ bao cấp qua giá, thực hiện giá thị trường đối với các dịch vụ công có sự kiểm soát của nhà nước; chuyển dần ngân sách nhà nước cấp trực tiếp cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sang hỗ trợ người dân tham gia BHYT gắn với lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế.

Bệnh viện đã công khai bảng giá dịch vụ tại khoa khám bệnh, nơi đón tiếp, nơi thanh toán viện phí, trên website của bệnh viện. Đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến việc thu và thanh toán dịch vụ y tế, cải tiến khâu cấp phát thuốc BHYT để giảm thời gian chờ thanh toán cũng như lấy thuốc của người bệnh. Cải tiến khu tiếp đón, bố trí nhân viên hướng dẫn người bệnh và người nhà người bệnh khi làm các thủ tục khám bệnh, chữa bệnh.

Bác sĩ Tân cho biết: "Bệnh viện đặc biệt lưu ý các khoa, phòng cần tập huấn, phổ biến nội dung của Thông tư đến tất cả các cán bộ liên quan để thu đúng theo giá dịch vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định, không thu thêm của người bệnh các chi phí đã tính trong giá dịch vụ. Công khai và giải thích giá dịch vụ y tế để người bệnh và người nhà người bệnh biết và theo dõi".

HẠNH CHÂU

Phú Tân: Hội thi kiến thức các vấn đề dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2019TinPhú Tân: Hội thi kiến thức các vấn đề dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2019http://https://i0.wp.com/www.angiang.dcs.vn/Imagesnews/2019-10/PT-hoi-thi-dan-so.png

​(TUAG)- Sáng ngày 23/10, Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) huyện Phú Tân tổ chức Hội thi kiến thức các vấn đề về Dân số - KHHGĐ năm 2019.

23/10/2019 10:00 SANoĐã ban hành

​Nhằm đa dạng hóa các hoạt động truyền thông về công tác dân số trong tình hình mới, đồng thời tạo điều kiện cho các thành viên các câu lạc bộ tiền hôn nhân, lực lượng đồng đẳng viên trên địa bàn huyện gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động truyền thông về dân số phát triển. Sáng ngày 23/10, Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) huyện Phú Tân tổ chức Hội thi kiến thức các vấn đề về Dân số - KHHGĐ năm 2019.

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên

Tham gia hội thi có 6 đội đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Mỗi đội gồm có 3 đơn vị xã, thị trấn, với 3-5 thành viên câu lạc bộ tiền hôn nhân, cộng tác viên dân số, đồng đẳng viên của các xã, thị trấn. Các đội trải qua 2 phần thi: trình bày giới thiệu về đội thi với hình thức sân khấu hóa thơ, ca, hò vè và phần thi tiểu phẩm. Trong đó, phần thi tiểu phẩm với các tiết mục dàn dựng công phu vừa hài hước, vừa sâu sắc nêu bậc các vấn đề về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên; Những hệ lụy của quan hệ tình dục không an toàn; hôn nhân và gia đình; Lợi ích việc kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh; Vai trò trách nhiệm của ông bà, cha mẹ, anh, chị đối với vị thành niên, thanh niên,v.v... được Ban giám khảo đánh giá cao và khán giả cổ vũ nhiệt tình.

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên

Kết thúc hội thi, ban tổ chức trao giải nhất cho đội đến từ các xã Hòa Lạc, Phú Hiệp và Phú Thành; giải nhì thuộc về đội đến từ thị trấn Phú Mỹ, Tân Hòa và Tân Trung và giải 3 cho đội đến từ các xã Phú Xuân, Phú Long và Phú Hưng. Ngoài ra, ban tổ chức còn trao 3 giải khuyến khích cho các đội có thành tích cao trong hội thi./.

Kim Sang

Chợ Mới: Hội thi tuyên truyền viên chuyên nghiệp về chính sách BHXH, BHYT TinChợ Mới: Hội thi tuyên truyền viên chuyên nghiệp về chính sách BHXH, BHYT http://https://i0.wp.com/tuyengiaoangiang.vn/images/2019/Thang10/CM-hoi-thi-tuyentruyen.jpg

​(TUAG)- Sáng ngày 21/10/209, Bảo hiểm xã hội huyện Chợ Mới tổ chức hội thi tuyên truyền viên chuyên nghiệp về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (BHXH, BHYT) năm 2019, tại xã Long Kiến với sự tham gia của hơn 230 nhân viên đại lý thu trên địa bàn huyện.

21/10/2019 10:00 SANoĐã ban hành

​Tham gia hội thi có 3 đội gồm 05 người thuộc 03 cụm thi đua phát triển đối tượng tham gia (BHXH, BHYT) là Đại lý thu các xã, thị trấn. Trong đó cụm 1 gồm xã (Kiến An, Mỹ Hiệp, Tấn Mỹ, Long Giang, Hội An, Thị trấn Mỹ Luông và Đại lý Trung tâm y tế huyện Chợ Mới); cụm 2 (Bình Phước Xuân, Nhơn Mỹ, Long Kiến, Mỹ An, Long Điền B và Đại lý Bưu điện); cụm 3 (Hòa Bình, An Thạnh Trung, Long Điền A, Hòa An, Mỹ Hội Đông, Kiến Thành, Thị trấn Chợ Mới và Đại lý CĐCS Phòng Giáo dục). Các đội trải qua 3 phần thi: hỏi đáp, trắc nghiệm, thuyết trình – đối thoại với các nội dung xoay quanh về việc tuyên truyền phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về (BHXH, BHYT); vận động, hướng dẫn người dân tham gia; các mô hình mới, cách làm hay góp phần đổi mới và nâng chất hoạt động tuyên truyền, phát triển đối tượng tham gia (BHXH, BHYT),…

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên

Kết thúc Hội thi, Ban tổ chức đã trao giải nhất cho đội thi cụm 2

Qua hội thi nhằm đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền (BHXH, BHYT), là nhịp cầu để đưa chính sách đến với mọi tầng lớp nhân dân, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền để đội ngũ nhân viên thấy rõ vai trò, trách nhiệm trong thực hiện chính sách an sinh xã hội, hướng tới mục tiêu BHXH cho mọi người lao động, BHYT toàn dân./.

Hồng Đào - Bảo Dinh

Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang tiếp nhận 3 máy chạy thận nhân tạoTinBệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang tiếp nhận 3 máy chạy thận nhân tạo/_catalogs/wp/2019-10/benh-vien-da-khoa-trung-tam-an-giang_Key_17102019152241.jpg

​(TUAG)- Ngày 17-10, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang tổ chức lễ tiếp nhận 3 máy chạy thận nhân tạo, mỗi máy trị giá 325 triệu đồng, tổng kinh phí 975 triệu đồng, do Công ty TNHH MTV Xây lắp An Giang tài trợ.

17/10/2019 3:00 CHNoĐã ban hành

Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV xây lắp An Giang Phan Văn Nhàn cho biết, sản xuất kinh doanh hiệu quả công ty không quên trách nhiệm xã hội. Thời gian qua hàng năm công ty trích một phần lợi nhuận đóng góp an sinh xã hội; nay công ty hỗ trợ y tế, góp phần phục vụ bệnh nhân, cứu người.

Theo BSCKII Nguyễn Thị Hạnh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang: bệnh suy thận mạn hiện chiếm tỷ lệ rất cao. Bệnh khiến toàn bộ chức năng của thận suy giảm. Khi chức năng thận còn lại dưới 15% chức năng bình thường, người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng suy thận mạn giai đoạn cuối vô cùng nguy hiểm. Ở giai đoạn nay người bệnh sẽ cần chạy thận, thẩm phân phúc mạc hoặc ghép thận để duy trì sự sống. Tại bệnh viện hiện có gần 300 bệnh nhân chạy thận nhân tạo, mỗi ngày bệnh viện phải phục vụ hơn 150 bệnh. Người bệnh phải chạy lọc thận 3 lần/tuần, tuy hiên hiện bệnh viện chỉ có 53 máy chạy thận nhân tạo. Việc hỗ trợ của công ty là hết sức cần thiết và ý nghĩa.

HẠNH CHÂU

Phú Tân tổ chức hiến máu nhân đạo đợt 13 năm 2019TinPhú Tân tổ chức hiến máu nhân đạo đợt 13 năm 2019http://https://i0.wp.com/www.angiang.dcs.vn/Imagesnews/2019-10/PT_hienmau1.jpg

​​(TUAG)- Sáng 16/10, tại xã Phú Thành, Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Tân phối hợp Bệnh viện trung tâm huyết học truyền máu Thành phố Cần Thơ tổ chức buổi hiến máu nhân đạo đợt 13 năm 2019.

16/10/2019 2:00 CHNoĐã ban hành

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên

Tham gia hiến máu đợt này thu hút đông đảo cán bộ, công nhân viên các cơ quan, đơn vị, trường học, nhân dân đến từ 06 xã gồm Phú Xuân, Phú Bình, Hòa Lạc, Phú Hiệp, Phú Thành và Hiệp Xương tham gia và đã thu được 110 đơn vị máu. Số máu này sẽ được bổ sung vào ngân hàng máu Trung ương, góp phần phục vụ công tác cứu, chữa người bệnh.

Năm 2019 chỉ tiêu của huyện Phú Tân là 2.300 đơn vị máu. Tính đến hôm nay Ban vận động hiến máu tình nguyện huyện đã tiếp nhận được 1.330 đơn vị máu, đạt 57,8 % chỉ tiêu. Từ nay đến cuối năm Ban vận động sẽ tiếp tục tổ chức vận động cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia hiến máu tình nguyện để đạt chỉ tiêu trên giao.

Kiều Trinh - Lê giàu

Bệnh viện Tim mạch An Giang khai trương phòng tư vấn bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường “Ngày đầu tiên”TinBệnh viện Tim mạch An Giang khai trương phòng tư vấn bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường “Ngày đầu tiên”http://https://i0.wp.com/www.angiang.dcs.vn/Imagesnews/2019-10/Khanh-thanh-PTV-tim-mach-1.jpg

​(TUAG)- Chiều 7-10, Bệnh viện Tim mạch An Giang phối hợp với Công ty Servier Việt Nam tổ chức lễ khánh thành, khai trương phòng tư vấn bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường “Ngày đầu tiên”, nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của người bệnh về bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp.

08/10/2019 9:00 SANoĐã ban hành

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên

Các đại biểu tham gia cắt băng khai trương phòng tư vấn "Ngày đầu tiên"

Đến dự buổi khai trương có đại diện Sở Y tế, Công ty Servier cùng các cán bộ, chuyên viên quản lý Dự án, Thạc sĩ bác sĩ Bùi Hữu Minh Trí, Giám đốc Bệnh viện Tim mạch An Giang, lãnh đạo các khoa/phòng cùng đông đảo bệnh nhân mắc tăng huyết áp, đái tháo đường đang được điều trị tại bệnh viện.

Phát biểu khai mạc, Thạc sĩ bác sĩ Bùi Hữu Minh Trí, Giám đốc Bệnh viện Tim mạch An Giang cho biết: Mỗi ngày, Bệnh viện tiếp nhận rất đông bệnh nhân đến khám vì các vấn đề về bệnh lý không lây nhiễm, đặc biệt là tăng huyết áp và đái tháo đường; thời gian bác sĩ giải đáp thắc mắc của người bệnh về điều trị, dinh dưỡng, lối sống sinh hoạt còn hạn chế. Với mục tiêu hướng tới sự hài lòng của người bệnh, phòng tư vấn "Ngày đầu tiên" đưa vào hoạt động sẽ giúp bệnh nhân và người nhà được nhân viên y tế tư vấn cặn kẽ những lo lắng, hướng dẫn cách sống khỏe cùng bệnh, qua đó thay đổi nhận thức cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh.

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên

Thạc sĩ bác sĩ Bùi Hữu Minh Trí, Giám đốc Bệnh viện Tim mạch An Giang lắng nghe chia sẻ của bệnh nhân.

Đây là hoạt động nằm trong Dự án "Ngày Đầu Tiên" được khởi xướng từ năm 2016 bởi Công ty Servier Việt Nam dưới sự bảo trợ của Hội Tim mạch Việt Nam và Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam. Dự án cộng đồng này sẽ hỗ trợ bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, cơ sở y tế và quan trọng nhất là người bệnh trong việc nâng cao chất lượng điều trị, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường, thay đổi nhận thức về các bệnh lý không lây nhiễm, giúp bệnh nhân được chẩn đoán sớm, thay đổi nhận thức để xây dựng một lối sống tích cực tập trung vào quản lý tình trạng bệnh lâu dài.

Tại buổi khai trương, các bệnh nhân mắc đái tháo đường và tăng huyết áp mới phát hiện hoặc đã từng điều trị tại bệnh viện đã đến phòng tư vấn "Ngày đầu tiên" và được điều dưỡng viên hướng dẫn trực tiếp tư vấn chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày cũng như đánh giá việc tuân thủ điều trị…, qua đó giúp người bệnh thay đổi lối sống tích cực, tăng khả năng kiểm soát bệnh một cách hiệu quả.

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên

Nhân viên phòng tư vấn "Ngày đầu tiên" tận tình giải đáp các thắc mắc cho người bệnh.

Phòng tư vấn “Ngày đầu tiên” có địa điểm đặt tại tầng trệt Khoa Khám bệnh Bệnh viện Tim mạch An Giang và có 11 điều dưỡng thực hiện tư vấn bắt đầu hoạt động vào ngày 7-10, từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Tin, ảnh: HẠNH CHÂU

Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới trong xét nghiệm chẩn đoán bệnh laoTinĐẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới trong xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao/_catalogs/wp/2019-10/benh-lao_Key_07102019143854.jpg

​Hiện nay, công tác chống lao còn gặp nhiều thách thức như cung ứng sinh phẩm xét nghiệm gặp nhiều khó khăn, việc cung ứng Xpert gián đoạn dẫn đến việc sàng lọc và phát hiện hạn chế.

07/10/2019 2:00 CHNoĐã ban hành

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên

Bác sỹ Bệnh viện lao và bệnh phổi Yên Bái khám và điều trị cho bệnh nhân. (Ảnh: Đinh Thuỳ/TTXVN)

Chương trình chống lao quốc gia thời gian tới sẽ đẩy mạnh triển khai các can thiệp tích cực, các sáng kiến mới, áp dụng các công nghệ, kỹ thuật mới trong xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao, áp dụng y học chính xác trong chẩn đoán và điều trị.

Phó giáo sư Nguyễn Viết Nhung-Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình Chống lao quốc gia đã cho biết như vậy trong sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2019 của Dự án phòng chống lao.

Theo đánh giá của Chương trình Chống lao quốc gia, Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao. Việt Nam hiện đứng thứ 16 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu đồng thời đứng thứ 13 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới (báo cáo WHO 2018).

Phó giáo sư Nhung cho hay trong 6 tháng đầu năm 2019, số liệu phát hiện của Chương trình chống lao quốc gia có xu hướng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2018. Mặc dù số bệnh nhân lao có bằng chứng vi khuẩn học giảm nhẹ (357 ca), nhưng số bệnh nhân không có bằng chứng vi khuẩn học và lao ngoài phổi lại tăng so với cùng kỳ năm 2018 lần lượt là 921 và 252 trường hợp.

Về hoạt động điều trị, tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nhân lao phổi có bằng chứng vi khuẩn học mới và tái phát được duy trì ở mức cao (87%), đạt chỉ tiêu của WHO song lại chưa đạt mục tiêu Chương trình phòng chống lao đã đề ra là trên 90%. Đặc biệt, một số tỉnh có tỷ lệ điều trị khỏi cao như Hà Nội (94%), Quảng Ngãi (94%) và Hậu Giang (97%).

Trong nửa đầu năm 2019, Chương trình chống lao đã phát hiện 50.645 bệnh nhân lao các thể, đạt tỷ lệ phát hiện khoảng 52/100 dân và điều trị thành công cho trên 90% số bệnh nhân lao mới và tái phát phát hiện được. Ước tính cả năm, Chương trình sẽ đạt 100% các chỉ tiêu đặt ra với Chính phủ và Bộ Y tế về tỷ lệ phát hiện và điều trị thành công cho bệnh nhân lao.

6 tháng cuối năm 2019, Chương trình chống lao quốc gia tiếp tục duy trì triển khai các hoạt động thường quy và các lĩnh vực chuyên môn ưu tiên như phát hiện chủ động, lao kháng thuốc, lao tiềm ẩn, lao trẻ em, lao/HIV, thực hành xử trí tốt bệnh hô hấp (PAL), phối hợp y tế công - tư (PPM)...

Theo phó giáo sư Nhung, hiện nay, công tác chống lao còn gặp nhiều thách thức như cung ứng sinh phẩm xét nghiệm gặp nhiều khó khăn, việc cung ứng Xpert gián đoạn dẫn đến việc sàng lọc và phát hiện hạn chế. Việc cung ứng thuốc chưa đầy đủ và kịp thời (do việc tiếp nhận thuốc từ Hợp đồng mua sắm năm 2018 bị chậm hơn nhiều so với kế hoạch dẫn tới thiếu cục bộ một số thuốc như Lzd, Cfz, Mfx…).

Bên cạnh đó, công tác phối kết hợp trong hoạt động phối hợp y tế công-tư vẫn còn hạn chế. Sự gắn kết giữa các cơ sở y tế công-tư còn chưa thật sự khăng khít do nhiều yếu tố như phản hồi hai chiều chưa được thường xuyên, kinh phí hỗ trợ cho y tế tư không có trong khi các cơ sở y tế tư rất ngại ghi chép báo cáo mất nhiều thời gian...

Để hoàn thiện Chương trình hành động quốc gia chấm dứt bệnh lao đến năm 2030, Chương trình Chống lao cần tiếp tục xây dựng và phối hợp cùng Bộ Y tế vận động ngân sách Chính phủ cấp cho Chương trình Chống lao đủ để mua thuốc chống lao cho toàn bộ các bệnh nhân lao trong chẩn đoán, điều trị năm 2019-2020./.

Theo Vietnam+

Trường tiểu học bán trú A Long Thạnh đẩy mạnh cải thiện chất lượng bữa ăn học đườngTinTrường tiểu học bán trú A Long Thạnh đẩy mạnh cải thiện chất lượng bữa ăn học đường/Imagesnews/Bua-an-hoc-duong-1.jpg

​(TUAG)- Hiện nay, chất lượng bữa ăn học đường là vấn đề phụ huynh và nhà trường rất quan tâm. Đặc biệt, đối với học sinh bậc tiểu học, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.

04/10/2019 3:00 CHNoĐã ban hành

​Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu học hỏi nhiều từ xung quanh cũng như tích lũy dinh dưỡng cho giai đoạn phát triển vượt trội của tuổi dậy thì. Vì vậy, việc chăm sóc dinh dưỡng hợp lý là một yêu cầu thiết yếu.

Tuy vậy, tại các trường tiểu học, việc mang đến bữa ăn ngon, đa dạng, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn là một thách thức lớn. Bên cạnh những khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ bán trú tại các trường vẫn chưa qua đào tạo chuyên môn về dinh dưỡng, chủ yếu xây dựng thực đơn dựa trên kinh nghiệm cá nhân và tình hình thu chi hàng tháng.

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên
Áp phích minh họa “3 phút thay đổi nhận thức”, dần thay đổi thói quen ăn uống của học sinh, ăn nhiều rau củ và đa dạng thực phẩm.

Dự án "Bữa ăn học đường" với Phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng đóng góp giải pháp thiết thực cho nhà trường trong công tác xây dựng thực bán trú hợp lý. Dự án do Công ty Ajinomoto Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Dinh dưỡng Quốc gia-Bộ Y tế phối hợp triển khai từ năm 2012.

Phần mềm cung cấp một ngân hàng thực đơn đa dạng với 120 bộ thực đơn và 360 món ăn không lặp lại cho bữa trưa bán trú cân bằng dinh dưỡng theo nhu cầu lứa tuổi. Các trường tiểu học có thể tự tạo thực đơn mới bằng cách kết hợp các món ăn có sẵn trong thực đơn hoặc từ nguồn nguyên liệu phổ biến tại địa phương. Phần mềm cũng hỗ trợ nhà trường tính toán và quản lý hiệu quả chi phí bán trú.

Tại An Giang, thông qua hội nghị triển khai phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng, Dự án đã được triển khai đến 23 trường tiểu học bán trú trên toàn tỉnh từ tháng 8-2017. Trường tiểu học bán trú A Long Thạnh (TX. Tân Châu) là một trong những đơn vị tiên phong áp dụng tích cực những nội dung của Dự án trong công tác bán trú.

Xây dựng kế hoạch triển khai phù hợp

Hiểu được tầm quan trọng của bữa ăn học đường, Trường tiểu học bán trú A Long Thạnh đã nỗ lực triển khai Dự án. Có mặt tại trường ngay giờ ăn, hơn 700 học sinh ăn cơm rất ngon miệng và thích thú. Em Hồ Lê Quỳnh Mai, lớp 5C chia sẻ: "Mấy cô nấu ăn rất ngon và bổ dưỡng với nhiều loại thịt, rau, củ, con rất thích". Cô Nguyễn Thị Ngọc Hà, Bếp trưởng cho biết: "Trước đây phải bỏ rất nhiều thời gian chọn thực phẩm, lên thực đơn. Được Ban Giám hiệu chia sẻ thực đơn dinh dưỡng mới có 360 món ăn có sẵn đầy đủ dinh dưỡng, phù hợp mọi lứa tuổi chúng tôi rất an tâm".

Hiệu trưởng trường Nguyễn Xuân Hương chia sẻ: "Dù đã thực hiện mô hình bán trú hơn 10 năm nhưng trường vẫn gặp khó trong việc lên thực đơn, chỉ dựa vào kinh nghiệm, chưa định lượng. Bữa ăn chưa đa dạng các món ăn và chưa cân bằng dinh dưỡng và đặc biệt là đa số các bé không thích ăn rau củ và ăn đa dạng các loại thực phẩm. Từ khi thực hiện dự án, chúng tôi rất mừng vì dự án giúp nhà trường giải quyết những khó khăn trên, góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của học sinh".

Với tổng số học sinh bán trú 760 em, Trường tiểu học bán trú A Long Thạnh đã xây dựng kế hoạch rõ ràng trong việc sử dụng những thực đơn cân bằng dinh dưỡng mà Phần mềm cung cấp. Bước đầu áp dụng thực đơn của Dự án chỉ từ một ngày trong tuần, dần dần tăng dần số ngày áp dụng. Đến nay, trường đã sử dụng thành thạo phần mềm và áp dụng thực đơn tất cả các ngày trong tuần.

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên
Chế biến chuẩn bị bữa ăn cho hoc sinh

Cô Hương cho biết: "Những ngày đầu thực hiện dự án Bữa ăn học đường tại trường cũng khá khó khăn, nhưng với sự chỉ đạo và hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo TX. Tân Châu, Công ty Ajinomoto Việt Nam, chúng tôi đã lên kế hoạch để triển khai dự án một cách hiệu quả tại trường. Từ khi triển khai chương trình giáo dục dinh dưỡng thông qua áp phích “3 phút thay đổi nhận thức” của dự án Bữa ăn học đường, dần dần tôi thấy các em ăn tốt hơn. Thông qua bữa ăn cân bằng dinh dưỡng được xây dựng từ phần mềm, học sinh cũng được ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm hơn, đặc biệt là các loại rau củ. Nhờ đó, có nhiều em trước đây chỉ biết ăn trứng, thịt, không biết ăn cá hay rau thì giờ đã biết ăn đa dạng thực phẩm, từ đó tác động đến thói quen ăn uống của các em, giúp các em có thói quen ăn uống lành mạnh hơn, góp phần nâng cao tầm vóc của các em trong tương lai".

Trong suốt quá trình triển khai Dự án, trường đã nhận được sự hỗ trợ tích cực từ Ban Dự án, Công ty Ajinomoto Việt Nam. Đại diện Ban Dự án đã đến thăm, hướng dẫn và giải đáp thắc mắc để nhà trường sử dụng thành thạo Phần mềm.

Tăng cường giáo dục kiến thức dinh dưỡng cho học sinh

Song song với việc áp dụng thực đơn, áp phích minh họa “3 phút thay đổi nhận thức”, một nội dung trọng tâm khác của Dự án cũng được nhà trường triển khai hiệu quả. Trước mỗi giờ ăn, các em học sinh được giới thiệu thực đơn và lợi ích dinh dưỡng của thực phẩm trong thực đơn. Nhằm nâng cao nhận thức của các em đối với vấn đề dinh dưỡng, nhà trường còn in và treo bộ áp phích cỡ lớn tại khu vực đông học sinh qua lại và vui chơi trong khuôn viên nhà trường. Trong suốt quá trình dùng bữa, cán bộ bán trú thường xuyên quan sát và động viên học sinh ăn đa dạng nhiều chủng loại thực phẩm đặc biệt là rau củ-nguồn cung cấp vi chất dinh dưỡng dồi dào.

Những hiểu biết về dinh dưỡng của trẻ đối với thực phẩm giúp trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm, từ đó hình thành thói quen ăn uống khoa học và lành mạnh, sẽ theo trẻ đến suốt đời.

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên
Học sinh Trường tiểu học bán trú A Long Thạnh rất thích thú với những món ăn có đầy đủ dinh dưỡng

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang Lý Thanh Tú chia sẻ: "Việc xây dựng bữa ăn học đường cho các cháu tại các trường bán trú không chỉ phụ huynh, mà ngành giáo dục rất quan tâm. Vì thế khi có dự án bữa ăn học đường do Bộ Giáo dục và Đào tạo giới thiệu chúng tôi đã tổ chức hội nghị chia sẻ cho các trường có tổ chức ăn bán trú. Đến nay đã có 23 trường bán trú thực hiện phần mềm dinh dưỡng cho các em. Với sự hỗ trợ của phần mềm, chúng tôi xây dựng được bữa ăn ngon phù hợp cho các em. Đặc biệt phần mềm rất linh hoạt, tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu địa phương, các thực đơn rất đa dạng. Ngoài ra, dự án cũng triển khai áp phích “3 phút thay đổi nhận thức”, đây là cách tuyên truyền đơn giản, dễ hiểu, giúp học sinh và phụ huynh học sinh có nhận thức đúng hơn về bữa ăn".

Thật vậy, thông qua việc áp dụng những nội dung của Dự án Bữa ăn học đường trong công tác bán trú, Trường tiểu học bán trú A Long Thạnh đã ghi nhận được nhiều tín hiệu đáng mừng. Các em học sinh dần thay đổi thói quen ăn uống, ăn nhiều rau xanh, rau củ và đa dạng thực phẩm.

Đến nay, Dự án “Bữa ăn học đường” đã triển khai đến 50 tỉnh, thành, với 3.123 trường tiểu học bán trú trên toàn quốc thông qua áp dụng “Phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng” trong công tác chuẩn bị thực đơn cũng như áp phích minh họa “3 phút thay đổi nhận thức” trong giáo dục kiến thức về dinh dưỡng cho các em học sinh.

Ban Dự án hy vọng trong thời gian sắp tới, “Bữa ăn học đường” sẽ được triển khai sâu rộng hơn nữa tại các trường tiểu học bán trú tại An Giang cũng như các tỉnh, thành còn lại, để có thêm nhiều học sinh được thụ hưởng những lợi ích thiết thực từ Dự án; góp phần cải thiện tầm vóc và trí tuệ cho thế hệ tương lai.

HẠNH CHÂU

An Giang: Bệnh sốt xuất huyết và tay-chân-miệng tiếp tục tăngTinAn Giang: Bệnh sốt xuất huyết và tay-chân-miệng tiếp tục tăng/SiteAssets/Benh-SXH.jpg

​(TUAG)- Ngày 2-10, Giám đốc Sở Y tế An Giang Từ Quốc Tuấn cho biết, 9 tháng đầu năm 2019, bệnh sốt xuất huyết và tay-chân- miệng trên toàn tỉnh tiếp tục tăng so cùng kỳ 2018.

02/10/2019 10:00 SANoĐã ban hành

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên

​Bệnh sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Sản-Nhi An Giang

Bệnh sốt xuất huyết có 4.941 ca mắc, tăng 67% so cùng kỳ 2018; 11/11 huyện, thị xã, thành phố đều có bệnh, chưa có trường hợp tử vong. Các địa phương có số ca mắc cao như: huyện Chợ Mới, Tịnh Biên, TP. Long Xuyên... Ngành Y tế đã sử dụng 1.059 lít hóa chất phun diệt muỗi để xử lý 1.443 ổ bệnh sốt xuất huyết tại 140/156 xã.

Bệnh tay-chân-miệng có 1.524 ca mắc, tăng 94% so cùng kỳ 2018, chưa có ca tử vong. Số ca mắc ở 11/11 huyện, thị xã, thành phố đều tăng so cùng kỳ 2018. Các huyện có số ca mắc cao như: Chợ Mới, Châu Phú, Thoại Sơn... Tỉnh đã sử dụng 852 kg hóa chất Chloramin B để xử lý 176/176 ổ bệnh.

Đến nay, ngành Y tế tỉnh đã sử dụng hơn 5 tỷ đồng để phòng, chống bệnh sốt xuất huyết và bệnh tay-chân-miệng. Hiện đang tăng cường các biện pháp dập dịch, tránh lan rộng và kéo dài.

Sở Y tế đã chuẩn bị đầy đủ thuốc, hóa chất, đảm bảo cung ứng kịp cho các địa phương tổ chức phòng, chống bệnh. Các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh tổ chức xử lý triệt để 100% ổ bệnh sốt xuất huyết, tay-chân-miệng được phát hiện; phun hóa chất diệt muỗi trên diện rộng tại các vùng có nguy cơ xảy ra dịch bệnh sốt xuất huyết cao. Vận động người dân diệt lăng quăng, vệ sinh môi trường. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tay-chân-miệng tại các trường học. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn thực hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đến đông đảo quần chúng nhân dân, phụ huynh học sinh và học sinh.

Tin, ảnh: HẠNH CHÂU

Lan tỏa việc khám chữa bệnh nhân đạoTinLan tỏa việc khám chữa bệnh nhân đạo/_catalogs/wp/2019-09/kham-chua-benh-Than-Dan-1_Key_27092019221607.jpg

​(TUAG)- Khám chữa bệnh nhân đạo là một trong những hoạt động tham gia chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể chất cộng đồng được các cấp, các ngành trong huyện Chợ Mới đặc biệt quan tâm, tích cực triển khai thực hiện nhằm xoa dịu nỗi đau bệnh tật cho bà con, giảm bớt gánh nặng tài chính cũng như phát hiện và tầm soát các bệnh nặng để chuyển lên tuyến trên điều trị kịp thời.

27/09/2019 7:00 CHNoĐã ban hành

Thời gian qua, Câu lạc bộ y, bác sỹ Thiện nguyện ấp Thị 1, nay đổi tên là Câu lạc bộ y, bác sỹ Thân Dân ở thị trấn Chợ Mới, đã làm tốt việc này và nhận được sự đồng tình của xã hội.

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên

Điều đáng trân trọng ở những thành viên của Câu lạc bộ y, bác sỹ Thân Dân (sau đây gọi là Câu lạc bộ) chính là những cô, chú đa phần đã nghỉ hưu, sau khi làm tròn bổn phận của các “thầy thuốc như mẹ hiền” tại Bệnh viện huyện, Phòng khám khu vực nhưng vẫn còn đau đáu với chiếc “áo blouse trắng”, vẫn muốn cống hiến một phần sức mình cho sự nghiệp y tế ở địa phương. Bác sỹ Đặng Hà Hương - Chủ nhiệm Câu lạc bộ cho biết: “Tôi sinh hoạt ở chi bộ ấp Thị 1, có ý tưởng rằng mình có tay nghề về việc chăm sóc sức khỏe, do đó định thành lập cho khám những người ở chi bộ. Sau đó được nhân rộng ra cho ấp Thị 1, đầu tiên làm nhỏ lẻ, một ít tiền và một số mạnh thường quân đóng góp thực hiện. Sau khi làm 5 -7 tháng thấy bệnh ngày càng đông, chẳng những trong ấp mà còn trong toàn thị trấn Chợ Mới và qua đó cũng đi khám các xã, hình thành từ năm 2016 đến nay Câu lạc bộ ngày càng lớn rộng”.

Bất kể ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ, ngày nắng cũng như ngày mưa nếu có nhà hảo tâm, đơn vị nào hỗ trợ, ủng hộ kinh phí cùng việc thống nhất thời gian hợp lý của các thành viên. Các cô, chú bác sỹ lại xách ba lô, lên xe và đến nơi những người bệnh đang cần.

Mới đây, Câu lạc bộ phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện cùng các mạnh thường quân đã đến với những người dân nghèo, người khuyết tật, người già neo đơn, gia đình chính sách tại xã Kiến An. Bằng sự tận tâm với nghề, hỗ trợ tích cực của chính quyền chuẩn bị nơi khám chữa bệnh và y, bác sĩ trạm y tế xã trong việc thăm khám ban đầu, 120 người có hoàn cảnh khó khăn đã được khám bệnh, phát thuốc miễn phí. Mỗi người dân khi đến đây còn được các mạnh thường quân tặng 01 phần quà ý nghĩa gồm: gạo, mì gói, các nhu yếu phẩm cần thiết trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày,… Càng về sau số lượng người đến khám, chữa bệnh ngày một đông, nhưng với y đức của người thầy thuốc, xem người bệnh đau đớn như nỗi đau của chính mình. Từ đó các y, bác sỹ luôn tận tâm hỏi han bệnh tình từng người, chăm chút từng cử chỉ với người bệnh, dặn dò kỹ số lần thuốc cần dùng khi về nhà cũng như việc ăn, uống hợp lý tại gia đình, hạn chế dịch bệnh, tăng cường sức đề kháng cho bản thân và những người xung quanh.

Cảm thông với tinh thần trách nhiệm của đội ngũ thầy, thuốc, bà con khi đến đây cũng vui vẻ, trật tự và hòa nhã với nhau trong cách giao tiếp, tất cả tạo nên một buổi khám chữa bệnh thành công mỹ mãn. Có thể nói, những phần quà trao tay đến bà con tuy nhỏ nhưng chứa đựng giá trị lớn từ sự sẻ chia giữa tình người với nhau “thương người như thể thương thân”. Với nhiều người, những viên thuốc, phần quà nhỏ ấy không đáng là bao, nhưng với những người có hoàn cảnh khó khăn, điều đó rất đáng trân quí.

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên

Ngoài công việc chính là khám chữa bệnh các bệnh thường gặp hằng ngày. Các y, bác sỹ của Câu lạc bộ còn tiến hành lồng ghép truyền thông, vận động bà con thực hành tốt về các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu, vệ sinh môi trường, phòng chống bệnh sởi, cảm cúm, bệnh tay - chân - miệng, phòng chống bệnh sốt xuất huyết, tuân thủ các bước thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm, tham gia an toàn giao thông, phòng chống tai nạn thương tích trẻ em,…. Chỉ tính từ đầu năm 2019 đến nay, Câu lạc bộ đã đến khám, chữa bệnh cho hơn 290 bà con xã Mỹ Hội Đông, Kiến An,…. với tổng số tiền, hiện vật được trao tặng trên 100 triệu đồng.

Với mục đích chung tay cùng cộng đồng chăm sóc sức khỏe nhân dân, những chương trình khám chữa bệnh nhân đạo do Câu lạc bộ cùng các mạnh thường quân tổ chức trên địa bàn Chợ Mới thật sự là cầu nối kêu gọi sự quan tâm, hỗ trợ của cộng đồng trong việc mang lại nguồn động viên và niềm vui cho những người cần sự trợ giúp của xã hội. Đây là một trong những hoạt động từ thiện mang tính nhân văn sâu sắc, rất cần sự tiếp sức nhiều hơn nữa từ những tổ chức, cá nhân để duy trì hoạt động ý nghĩa này, mang lại niềm vui cho người nghèo khó ở những vùng xa, vùng khó khăn ở huyện cù lao Chợ Mới./.

Bảo Dinh, Kiều Tiên

Hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Bài viếtHiệu quả công tác tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế /_catalogs/wp/2019-09/BHXH-YT-3_Key_25092019171531.jpg

​(TUAG)- Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là hai chính sách an sinh lớn của Đảng và Nhà nước, góp phần ổn định cuộc sống của người dân khi gặp rủi ro, ốm đau bệnh tật, tai nạn lao động, thất nghiệp…; là công cụ đắc lực chia sẻ cùng cộng đồng, phân phối lại thu nhập quốc dân công bằng, hợp lý giữa các tầng lớp dân cư; giảm gánh nặng ngân sách Nhà nước chi cho các vấn đề về bảo hiểm, an sinh xã hội.

25/09/2019 3:00 CHNoĐã ban hành

Thời gian qua, An Giang thực hiện khá tốt hai chính sách trên, trong đó công tác tuyên truyền miệng góp phần đưa chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT tự nguyện vào cuộc sống giữ vai trò hết sức quan trọng.

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên
6 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh có 108.842 người tham gia BHXH bắt buộc; 8.778 người tham gia BHXH tự nguyện; 94.942 người tham gia bảo hiểm thất nghiệp. An Giang nằm trong nhóm 7 tỉnh có tỷ lệ phát triển tham gia BHXH bắt buộc cao trên cả nước. Tỷ lệ tham gia BHYT đến nay có 1.649.348 người, đạt 94,79% chỉ tiêu, chiếm 82,41% dân số. Đó là kết quả nỗ lực của các ngành chức năng, BHXH, sự chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các địa phương.

Phó Giám đốc BHXH tỉnh Diệp Thành Bu cho biết: "Toàn tỉnh có 180 đại lý thu BHXH, BHYT (1.170 điểm thu và 1.220 nhân viên), là lực lượng nòng cốt truyền thông giúp người dân dễ dàng tiếp cận thông tin về chính sách BHXH, BHYT, vận động phát triển các nhóm đối tượng BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình. Hàng năm, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và BHXH tỉnh phối hợp tuyên truyền kịp thời các Chỉ thị, Nghị quyết, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về BHXH, BHYT mới ban hành đến báo cáo viên, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị-xã hội từ tỉnh đến tận khóm, ấp, các doanh nghiệp…".

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên

Ông Bu chia sẻ: xác định đối thoại tuyên truyền trực tiếp là hình thức mang lại hiệu quả cao, thời gian qua BHXH đã đổi mới nội dung, hình thức, công tác truyền thông linh hoạt, sáng tạo như: tuyên truyền, phát hành thẻ BHXH, BHYT lưu động; mô hình con đường BHYT; ấp, xã tham gia BHYT; đối thoại... hình thành niềm tin, giúp người dân hiểu, nhớ và hưởng ứng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình".

Phó Giám đốc Sở Y tế Trịnh Hữu Thọ cho biết: "Ngoài tuyên truyền, các cơ sở khám, chữa bệnh đã nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, giúp người dân được hưởng thụ tốt nhất các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Đây là giải pháp then chốt vận động người dân tham gia BHYT".

Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Nguyễn Thị Tuyết Minh chia sẻ: "Ngoài phối hợp tuyên truyền, MTTQ tỉnh còn thực hiện giám sát, đánh giá thực trạng, những bất cập và dư luận xã hội trong quá trình thực hiện".

Chị Ngọc Hạnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh chia sẻ: công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH, BHYT được đẩy mạnh theo hướng gần dân “đến từng ngõ, gõ từng nhà”, cho hội viên, phụ nữ nhận thức sâu hơn, hiểu rõ hơn về các chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình và tích cực, tự nguyện tham gia. Đã tổ chức 6.579 cuộc truyền thông có 297.370 hội viên, phụ nữ tham dự; xây dựng 195 tổ “Phụ nữ tương trợ mua BHYT” 2.319 thành viên tham gia; tổ chức 17 buổi đối thoại và tư vấn trực tiếp tại các huyện... đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và sự tham gia hội viên, phụ nữ.

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên
Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tân Văn Ngữ nhận định: "Công tác tuyên truyền BHXH, BHYT thời gian qua tuy có nhiều cải tiến về nội dung, hình thức; nhưng nội dung tuyên truyền, đặc biệt là kỹ năng tuyên truyền miệng vẫn còn hạn chế. Một bộ phận người dân còn tâm lý ỷ lại, dựa dẫm vào xã hội, chưa thấy trách nhiệm tham gia; trong đó có không ít người rất chủ quan, cho rằng bệnh tật khó đến với mình, tuổi già thì còn lâu mới tới… Vì vậy, tỷ lệ bao phủ BHXH còn thấp so tiềm năng; tính tuân thủ luật pháp chưa cao; tình trạng không đóng, nợ, đóng không đủ số lượng của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn phổ biến. Để giải quyết thực trạng trên, công tác tuyên truyền cần phải tiếp tục tăng cường và đổi mới, cả nội dung lẫn hình thức".

Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Phan Thị Diễm nêu: "Nhiều công nhân lao động chưa thật sự gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, một số làm việc thời vụ, nên không tham gia BHXH, BHYT. Một số chủ doanh nghiệp không tham gia BHXH cho công nhân lao động, chiếm dụng tiền BHXH kéo dài…".

Bà Diễm đề xuất: "Cần tuyên truyền trực tiếp cho công nhân hiểu quyền lợi của mình, mạnh dạn xử lý các doanh nghiệp nợ đọng BHXH".

Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Tân Trương Thanh Nhàn khẳng định: "Dân rất quan tâm quyền lợi ích khi tham gia, nếu tuyên truyền miệng tốt, người dân hiểu, tin sẽ tích cực tham gia".

Bài, ảnh: HẠNH CHÂU

Tọa đàm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền về chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội Chăm sóc sức khỏe nhân dânTinTọa đàm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền về chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội /_catalogs/wp/2019-09/Toa-dam-BHXH-7_Key_13092019141539.jpg

​(TUAG)- Sáng ngày 13-9, Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang tổ chức buổi tọa đàm “Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền miệng góp phần đưa chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện vào cuộc sống” tại tỉnh An Giang.

13/09/2019 11:00 SANoĐã ban hành

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên

Chủ trì buổi tọa đàm do đồng chí Đoàn Văn Báu, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo Ban Tuyên giáo Trung ương và đồng chí Tân Văn Ngữ, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang; tham dự tọa đàm có báo cáo viên Trung ương tại tỉnh, báo cáo viên cấp tỉnh, đại diện lãnh đạo sở ban ngành đoàn thể trong khối khoa giáo, báo-đài tỉnh; cấp huyện có thường trực UBND, Ban Tuyên giáo, Bảo hiểm xã hội...

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên

Đồng chí Tân Văn Ngữ, Tỉnh ủy viên - Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu.

Báo cáo đề dẫn tại buổi tọa đàm, đồng chí Tân Văn Ngữ, Tỉnh ủy viên - Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang khẳng định: Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện chính sách bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội, coi đó vừa là mục tiêu vừa là động lực đối với sự phát triển bền vững của đất nước, thể hiện tính nhân văn và bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Về công tác tuyên truyền về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế trong thời gian qua tuy đã có nhiều cải tiến cả về nội dung lẫn hình thức, nhưng nội dung tuyên truyền và đặc biệt là kỹ năng tuyên truyền vẫn còn hạn chế. Một bộ phận người dân còn tâm lý ỷ lại, dựa dẫm vào xã hội, chưa thấy trách nhiệm tham gia; trong đó có không ít người rất chủ quan, cho rằng bệnh tật khó đến với mình, tuổi già thì còn lâu mới tới…

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên
Đồng chí Diệp Thành Bu, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh phát biểu tham luận.

Báo cáo tham luận tại tọa đàm, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Diệp Thành Bu cho biết: Đến hết tháng 6/2019, cả nước có khoảng 14,5 triệu người tham gia BHXH. Trên địa bàn tỉnh An Giang, 6 tháng đầu năm 2019 có 108.842 người tham gia BHXH bắt buộc; 8.778 người tham gia BHXH tự nguyện; 94.942 người tham gia bảo hiểm thất nghiệp. An Giang nằm trong nhóm 7 tỉnh có tỉ lệ phát triển tham gia BHXH bắt buộc cao nhất cả nước.

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên

Toàn tỉnh có 180 Đại lý thu BHXH, BHYT (với 1.170 điểm thu và 1.220 nhân viên Đại lý thu), đây là lực lượng nòng cốt trong công tác truyền thông giúp người dân dễ dàng tiếp cận thông tin về chính sách BHXH, BHYT, vận động phát triển các nhóm đối tượng BHXH tự nguyện và BHYT hộ gia đình. Hằng năm, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Bảo hiểm xã hội tỉnh phối hợp tuyên truyền kịp thời các Chỉ thị, Nghị quyết, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về BHXH, BHYT mới ban hành đến lực lượng báo cáo viên, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện, thường trực Đảng ủy cấp xã, trưởng, phó khóm, ấp, các doanh nghiệp lớn trên địa bàn huyện…

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên
Đồng chí Nguyễn Phú, Phó Chủ tịch UBND thành phố Long Xuyên phát biểu tham luận.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu quan tâm có ý kiến về những khó khăn, vướng mắc trong công tác tuyên truyền miệng, đề xuất những giải pháp thiết thực trong thời gian tới: Công tác tuyên truyền, giải thích chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHXH tự nguyện chưa sâu rộng đến doanh nghiệp, người lao động và nhân dân; nội dung, hình thức tuyên truyền chưa có những đổi mới mạnh mẽ nhằm tạo niềm tin vững chắc để thu hút người lao động và người dân tham gia...

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyết Minh, Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh phát biểu tham luận.

Theo báo cáo, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội còn thấp so với tiềm năng; việc phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội còn chậm, đặc biệt là bảo hiểm xã hội tự nguyện; tính tuân thủ luật pháp chưa cao; tình trạng không đóng, nợ, đóng không đủ số lượng của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn phổ biến. Tình trạng lạm dụng, trục lợi, vi phạm trong quản lý, thu, chi từ quỹ bảo hiểm vẫn còn xảy ra ở một số địa phương, đơn vị.

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên
TS. Đoàn Văn Báu - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo Ban Tuyên giáo Trung ương phát biếu.

Phát biểu kết thúc tọa đàm, TS. Đoàn Văn Báu - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu ngành Tuyên giáo nói chung, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở nói riêng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền để người dân nhận thức rõ hơn, đầy đủ hơn ý nghĩa và tầm quan trọng của việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ và tham gia bảo hiểm xã hội. Người dân vẫn còn tâm lý chủ quan, ỷ lại, nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế sẽ dẫn đến những hậu quả xấu không chỉ đối với bản thân, mà còn ảnh hưởng đến an sinh xã hội của cả cộng đồng. Để giải quyết được thực trạng trên, công tác tuyên truyền cần phải tiếp tục tăng cường và đổi mới, cả nội dung lẫn hình thức.

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên

Đồng chí Trương Thanh Nhàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Tân phát biểu.

“Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là chính sách an sinh lớn của Đảng và Nhà nước ta, góp phần ổn định cuộc sống của người dân khi gặp rủi ro, ốm đau bệnh tật, tai nạn lao động, thất nghiệp…; là công cụ đắc lực góp phần chia sẻ cùng cộng đồng, phân phối lại thu nhập quốc dân một cách công bằng, hợp lý giữa các tầng lớp dân cư; đồng thời giảm gánh nặng ngân sách Nhà nước chi cho các vấn đề về bảo hiểm, an sinh xã hội” - TS. Đoàn Văn Báu nói.

Trúc Quỳnh

Hướng tới sự hài lòng của người bệnhBài viếtHướng tới sự hài lòng của người bệnhhttp://tuyengiaoangiang.vn/images/2017/Thang6/BHYT.jpg

​(TUAG)- Trong cuộc sống, khi mà xã hội ngày càng phát triển thì việc có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ giúp cho con người yên tâm hơn, và khi cuộc sống hằng ngày còn nhiều tiềm ẩn những nguy cơ thì việc dự phòng rủi ro về tài chính là điều mà nhiều người quan tâm.

10/09/2019 4:00 CHNoĐã ban hành

​Trong cuộc sống, khi mà xã hội ngày càng phát triển thì việc có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ giúp cho con người yên tâm hơn, và khi cuộc sống hằng ngày còn nhiều tiềm ẩn những nguy cơ thì việc dự phòng rủi ro về tài chính là điều mà nhiều người quan tâm. Luật BHYT quy định bắt buộc tham gia BHYT đối với toàn dân, nhưng cơ bản vẫn là vận động tự nguyện nên vẫn còn một bộ phận người dân chưa tham gia. Quyền lợi của người có thẻ BHYT được mở rộng, thực hiện chính sách thông tuyến huyện tạo thuận lợi cho người dân đi khám, chữa bệnh. Việc tham gia BHYT đã thực sự mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, nhất là các gia đình có mức thu nhập thấp khi chẳng may ốm đau.

Thực tế hiện nay, cũng còn một số người chưa hiểu hết được giá trị của tấm thẻ BHYT. Chỉ tới khi bị bệnh tật, tai nạn, nhất là khi không may bị bệnh nặng, chi phí vượt ngoài khả năng chi trả thì lúc bấy giờ, người bệnh mới nghĩ đến giá trị của việc tham gia BHYT. Qua đó cho thấy, nhiều người còn chưa ý thức được quyền lợi được hưởng từ BHYT, hiểu được tầm quan trọng của việc tham gia BHYT.

Do đó, công tác tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách BHYT phải được quan tâm thường xuyên. Tỉnh đã triển khai nhiều nội dung, hình thức truyền thông đổi mới, linh hoạt sáng tạo như tổ chức hội nghị tập huấn, tuyên truyền, đối thoại trực tiếp, lồng ghép nội dung tuyên truyền chế độ, chính sách BHYT trong các hội nghị kinh tế - xã hội của tỉnh, các đợt tiếp xúc cử tri, Hội thi “Tuyên truyền viên về bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT; tổ chức tuyên truyền lưu động, đối thoại trực tiếp, phát hành thẻ BHYT trực tiếp khi người dân tham gia, BHXH, BHYT - Ngôi nhà chung, những câu chuyện truyền thanh,…

Với nhiều giải pháp đồng bộ, kết quả trên địa tỉnh An Giang số lượng người tham gia BHYT tăng dần theo từng năm: năm 2016 số người tham gia BHYT 1.528.183 đạt 70,72%; năm 2017: 1.655.553 (76,52%) và năm 2018: số lượng người tham gia BHYT 1.662.553, đạt tỷ lệ: 83,17%; và phấn đấu đến năm 2020 đạt trên 90% người dân tham gia BHYT.

Hiện nay, ngành Bảo hiểm xã hội đã triển khai các giải pháp như xác định đối tượng và phân bổ số lượng thẻ BHYT cho các cơ sở khám chữa bệnh, tổ chức ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT đối với các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh, huyện và tương đương, các trạm y tế xã, phường, thị trấn (183 cơ sở y tế, trong đó có 06 cơ sở y tế tư nhân). Triển khai hệ thống thông tin giám định BHYT bao gồm cổng tiếp nhận dữ liệu khám, chữa bệnh BHYT, phần mềm giám định BHYT kết nối liên thông với phần mềm tại các cơ sở khám, chữa bệnh đã giúp công tác quản lý chặt chẽ, minh bạch; thực hiện cải cách hành chính; phối hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế đẩy mạnh liên thông dữ liệu, nhằm quản lý thông tuyến và giám định điện tử, kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh BHYT.

Thủ tục tham gia BHYT, cấp mới, cấp lại thẻ BHYT đã thực hiện quy trình giao dịch điện tử, điều chỉnh theo chiều hướng cải cách, tạo điều kiện thuận lợi, thời gian cho tổ chức, cá nhân khi giao dịch với cơ quan Bảo hiểm xã hội; thời gian cấp mới thẻ BHYT giảm từ ‘‘không quá 10 ngày làm việc’’ xuống còn ‘‘không quá 5 ngày làm việc’’; cấp lại, đổi thẻ BHYT giảm từ ‘‘không quá 7 ngày làm việc’’ xuống còn ‘‘không quá 03 ngày làm việc’’; trong trường hợp cấp lại thẻ BHYT (nếu không thay đổi thông tin) thì nhận thẻ BHYT cấp lại ngay trong ngày.

Ngành Y tế chú trọng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chất lượng thuốc; đầu tư đồng bộ trang thiết bị y tế, phát triển nguồn nhân lực tại trạm y tế các xã, phường, thị trấn để đảm bảo tốt việc khám, chữa bệnh ban đầu ngay tại địa phương.

Để thực hiện tốt lộ trình BHYT của Chính phủ giao đến năm 2020 đạt 90% dân số tỉnh tham gia BHYT, tỉnh tiếp tục đề ra các nhiệm vụ giải pháp cụ thể: Thực hiện tốt vai trò từng thành viên của Ban Chỉ đạo thực hiện Luật BHYT và lộ trình BHYT toàn dân tỉnh An Giang; tăng cường phát triển đối tượng tham gia BHYT tại các doanh nghiệp, các trường học và đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình trên địa bàn; giải quyết kịp thời các chế độ chính sách BHYT cho người lao động, người dân.

Tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về BHYT đến tất cả các ngành, các cấp, toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân. Quản lý tốt đối tượng tham gia, thụ hưởng chính sách BHYT; quản lý an toàn các nguồn thu, chi tài chính; tăng cường biện pháp thanh tra, kiểm tra, kiểm soát tình hình thu, chi của các đơn vị trực thuộc; tăng cường công tác giám định trên hệ thống thông tin giám định BHYT điện tử; kiểm soát, quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả quỹ BHYT; các bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh nâng cao chất lượng điều trị; đổi mới phong cách, thái độ phục vụ người bệnh, trân trọng, không phân biệt đối với người bệnh có hay không có thẻ BHYT… hướng tới sự hài lòng của người bệnh, tạo được niềm tin cho người bệnh, thúc đẩy người dân tham gia BHYT.

Với các hình thức, nội dung tuyên truyền phù hợp các nhóm đối tượng, sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp, hộ gia đình và sự đầu tư đồng bộ trang thiết bị y tế, phát triển nguồn nhân lực y tế, nhất là tại các trạm y tế các xã, phường, thị trấn thì việc triển khai thực hiện tiến tới lộ trình BHYT toàn dân sẽ được nhân dân đồng tình hưởng ứng tham gia.

CẨM ĐÍNH Bảo hiểm xã hội tỉnh An Giang

Bệnh viện Sản - Nhi An Giang cứu sản phụ tam thai tăng huyết áp, tiền sản giật TinBệnh viện Sản - Nhi An Giang cứu sản phụ tam thai tăng huyết áp, tiền sản giật /_catalogs/wp/2019-09/Sinh-3-non-thang-1_Key_05092019102102.jpg

​(TUAG)- Ngày 4-9, tiến sĩ, bác sĩ Trần Quang Hiền, Giám đốc Bệnh viện Sản-Nhi An Giang cho biết: vừa phẫu thuật cấp cứu sản phụ tam thai bị tăng huyết áp, suy hô hấp, tiền sản giật, dọa sanh non. 3 bé trai chào đời cân nặng: 2,1 ký, 1,9 ký và 1,6 ký. Tổng trọng lượng 3 bé 5,6kg. Các bé sau chào đời khóc to, thở tốt tự nhiên không cần hỗ trợ ôxy.

05/09/2019 10:10 SANoĐã ban hành

Đó là sản phụ Nguyễn Thị Ngọc Nhi (sinh năm 1997, ngụ tại xã Long Hưng, TX. Tân Châu, tỉnh An Giang) mang tam thai tự nhiên được 34 tuần 5 ngày, tăng 26kg, nhập viện với dấu hiệu tăng huyết áp, suy hô hấp, nguy cơ tiền sản giật, dọa sanh non, nên nhanh chóng được chỉ định mổ cấp cứu. Sản phụ nhập viện Bệnh viện Sản-Nhi An Giang ngày 1-9-2019.

Vì sinh non tháng, nhẹ cân nên các bé được sưởi ấm để ổn định thân nhiệt, chăm sóc dinh dưỡng và theo dõi các dấu hiệu chuyển nặng của trẻ sinh non như hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, suy hô hấp, vàng da.

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên

Hiện, huyết áp sản phụ dần ổn định, 3 bé sơ sinh sức khỏe tốt, đang được chiếu đèn điều trị tình trạng vàng da non tháng.

Sau đó các bé được áp dụng sớm phương pháp chăm sóc Kangaroo dành cho trẻ non tháng, nhẹ cân. Các bé được đặt trên ngực mẹ hoặc người chăm sóc trẻ để được truyền hơi ấm giúp bé ổn định thân nhiệt, nhịp thở, nhịp tim, tiêu sữa tốt.

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên

Khi xuất viện các bé sẽ được đưa hẹn tái khám theo lịch tại phòng khám Kangaroo của bệnh viện đến 2 tuổi, tầm soát các bệnh lý bẩm sinh như tim bẩm sinh, khiếm thính bẩm sinh, thiếu men G6PD, suy giáp và tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh.

Tiến sĩ, bác sĩ Trần Quang Hiền, Giám đốc Bệnh viện Sản-Nhi An Giang cho biết: Đây là tam thai tự nhiên hiếm gặp (khoảng 1/8.000), rất nguy hiểm nếu không đến bệnh viện kịp thời, vì các triệu chứng trên. Các trường hợp đa thai thường gặp nhiều nguy cơ tiềm ẩn như dọa sinh non, các bất thường nhau thai, thai chậm tăng trưởng, tiền sản giật, đe dọa sức khỏe, tính mạng cả mẹ và bé. Phụ nữ mang thai, đặc biệt mang đa thai nên khám định kỳ, kiểm tra huyết áp thường xuyên, thử nước tiểu, tầm soát tiền sản giật sớm, tiêm thuốc kích thích trưởng thành phổi từ lúc thai 24 - 34 tuần tuổi.

Tin, ảnh: HẠNH CHÂU

Nhiều dịch vụ y tế bắt đầu tăng giá từ ngày 20/8TinNhiều dịch vụ y tế bắt đầu tăng giá từ ngày 20/8/_catalogs/wp/2019-09/BHYT-hocsinh_Key_05092019094711.jpg

​Từ ngày 20/8/2019, mức giá dịch vụ khám bệnh, dịch vụ ngày giường bệnh được điều chỉnh tăng bình quân 4,4%, giá các dịch vụ kỹ thuật y tế tăng 1,1%.

05/09/2019 10:00 SANoĐã ban hành

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 13/2019/TT-BYT và Thông tư 14/2019/TT-BYT thống nhất giá dịch vụ khám, chữa bệnh giữa các bệnh viện, bao gồm giá khám, chữa bệnh có bảo hiểm y tế và ngoài phạm vi bảo hiểm y tế. Theo cả hai Thông tư này, từ ngày 20/8/2019, giá khám bệnh bảo hiểm y tế tăng nhẹ tại tất cả các tuyến bệnh viện.

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên

Tập huấn tuyên truyền pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và phòng, chống bệnh Cúm gia cầmChăm sóc sức khỏe nhân dânTinTập huấn tuyên truyền pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và phòng, chống bệnh Cúm gia cầm/_catalogs/wp/2019-08/So-TTTT-taphuan-csplbhxh1_Key_28082019152626.jpg

​(TUAG)- Ngày 27/8/2019, tại thành phố Long Xuyên, Cục Thông tin cơ sở - Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông An Giang tổ chức Hội nghị tập huấn tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và phòng, chống bệnh Cúm gia cầm năm 2019

27/08/2019 3:00 CHNoĐã ban hành

Ngày 27/8/2019, tại thành phố Long Xuyên, Cục Thông tin cơ sở - Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông An Giang tổ chức Hội nghị tập huấn tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và phòng, chống bệnh Cúm gia cầm năm 2019 cho cán bộ làm công tác thông tin cơ sở thuộc phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện, cán bộ Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện và cán bộ đài truyền thanh cấp xã trong tỉnh.

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên

Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Hồ Thị Bích Liên - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, sự tận tụy, sáng tạo của đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở trong việc tích cực tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong đó có các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và cúm gia cầm. Đồng chí mong các cán bộ được tập huấn sau khi trở về cơ quan, đơn vị, địa phương sẽ triển khai thực hiện thành công nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền tới người dân trên địa bàn.

Năm 2019, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức các hoạt động tuyên truyền chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Đây là một chính sách an sinh xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta, hướng đến mục tiêu phát triển con người, thúc đẩy công bằng và tiến bộ xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương. Trách nhiệm của chúng ta là làm cho người dân nhận thức đúng quyền lợi, trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp nhằm xây dựng một xã hội văn minh, một đất nước tiên tiến phát triển. Trách nhiệm đó bắt đầu từ chính những người làm công tác truyền thông nói chung và truyền thông ở cơ sở nói riêng.

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên

Với mục tiêu chung là “Kiểm soát, khống chế không để dịch bệnh Cúm gia cầm xảy ra và lây lan diện rộng; chủ động giám sát để phát hiện sớm, cảnh báo và có giải pháp phòng, chống; tạo điều kiện cho việc xây dựng thành công các vùng, các chuỗi cơ sở chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh; góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của Cúm gia cầm đối với sức khỏe cộng đồng, an ninh lương thực và các hoạt động thương mại của Việt Nam”.

Hội nghị cũng là dịp để ngành Bảo hiểm xã hội lắng nghe được ý kiến phản hồi từ phía cán bộ làm công tác thông tin cơ sở để có thể thấy rõ những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách. Từ đó rút ra những kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, quản lý, có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp thực tiễn cuộc sống trong tổ chức thực hiện./.

T.Quỳnh

Chợ Mới tuyên truyền phòng, chống dịch tả heo Châu PhiChợ Mới tuyên truyền phòng, chống dịch tả heo Châu Phi/_catalogs/wp/2019-08/CM-tuyentruyen-ta-heo-1_Key_19082019114523.jpg

​Hội Nông dân xã Mỹ An, huyện Chợ Mới tổ chức buổi tuyên truyền dịch tả heo Châu Phi cho hơn 30 bà con nông dân là thành viên Hội quán Nông sản an toàn Mỹ An và các hộ chăn nuôi heo của xã, cùng sự tham gia của đại diện lãnh đạo Hội Nông dân huyện và chính quyền địa phương.​

19/08/2019 12:00 CHNoĐã ban hành

​Tại đây, bà con được Trưởng trạm thú y huyện Chợ Mới thông tin nhanh về diễn biến tình hình dịch tả heo Châu Phi trên toàn huyện, nguyên nhân, biểu hiện của bệnh cũng như khuyến cáo bà con tăng cường biện pháp phòng ngừa cho đàn heo tại nhà. Đến nay, toàn huyện Chợ Mới đã có 558 con heo của 30 hộ dân bị nhiễm bệnh dịch tả heo Châu Phi được tiêu hủy đúng quy định với trọng lượng gần 40 tấn heo. Với 30 điểm dịch được xác định, trong đó riêng xã Mỹ An có 4 điểm dịch tại 3 ấp Mỹ Long, Mỹ Lợi, Mỹ Trung, tiến hành tiêu hủy hơn 34 con với tổng trọng lượng trên 2.250 kg.

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên
Để tạo điều kiện cho Hội quán Nông sản an toàn Mỹ An hoạt động, có điều kiện tìm hiểu các mô hình sản xuất tiêu biểu thông qua môi trường mạng và sóng truyền hình, Huyện ủy Chợ Mới đã trao tặng cho Hội quán 01 tivi Samsung màn hình 49 in, trị giá 12 triệu đồng./.​

Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương khảo sát thực tế tại huyện Tịnh BiênVăn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương khảo sát thực tế tại huyện Tịnh Biên/_catalogs/wp/2019-08/VP-dieu-phoi-NTM-TW-khaosat-TB-2_Key_19082019114722.jpg

​Ngày 30/5, Đoàn công tác Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương do PGS.TS Hoàng Thái Đại - Viện trưởng Viện Hợp tác và Phát triển tài nguyên nước dẫn đầu đoàn công tác tổ chức khảo sát thực tế tại huyện Tịnh Biên.

19/08/2019 12:00 CHNoĐã ban hành

​Đoàn công tác tiến hành khảo sát tại 02 xã An Phú và Thới Sơn. Nội dung làm việc bao gồm: Thu thập thông tin, số liệu về xây dựng nông thôn mới (NTM) của xã và hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan môi trường tại địa phương; phỏng vấn đại diện các đoàn thể, hộ gia đình, cá nhân tiêu biểu về khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan môi trường tại địa phương; khảo sát thực địa một số địa danh, địa điểm nổi bật của địa phương như khu du lịch sinh thái, làng nghề, các điểm chùa, các điểm sản xuất nông nghiệp hiệu quả, điều kiện hạ tầng giao thông, khu dân cư v.v...

348 234 vô văn hoài thành phố long xuyên
Hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Viện Hợp tác và Phát triển tài nguyên nước chủ trì thực hiện đề tài: "Nghiên cứu đề xuất, giải pháp sử dụng hiệu quả, hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ cảnh quan môi trường ở cấp xã trong xây dựng Nông thôn mới vùng đồng bằng Bắc Bộ và Tây Nam Bộ". Được biết tại tỉnh An Giang đoàn công tác tiến hành khảo sát tại 03 huyện Tịnh Biên, Chợ Mới và Thoại Sơn, tại mỗi huyện sẽ khảo sát 02 xã để thu thập thông tin, số liệu và khảo sát thực tế.​

Triển khai hoạt động bình ổn thị trường cuối năm 2019 và Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020Triển khai hoạt động bình ổn thị trường cuối năm 2019 và Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020/_catalogs/wp/2019-08/Hang-viet_Key_19082019114903.jpg

​Sở Công thương vừa triển khai kế hoạch chuẩn bị chương trình, sự kiện phục vụ bình ổn thị trường cuối năm 2019 và Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020.​

19/08/2019 12:00 CHNoĐã ban hành

​Những tháng cuối năm, Sở Công thương theo dõi sát diễn biến thị trường, cung cầu hàng hóa nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu mua sắm Tết để chủ động có phương án triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời nhằm ổn định thị trường khi cần thiết. Mời các trung tâm thương mại, siêu thị, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đăng ký tham gia điểm bán hàng bình ổn kèm các chương trình khuyến mại. Cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường, ngăn chặn tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại. Theo dõi tình hình cung cấp điện an toàn, giám sát chặt chẽ việc cung ứng đủ điện phục vụ sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân.

Sở Công thương phối hợp các doanh nghiệp tổ chức các sự kiện kích cầu tiêu dùng; kết nối tiêu thụ thực phẩm sạch, an toàn giữa nhà sản xuất, chế biến với các cơ sở kinh doanh, phân phối và giới thiệu đến người dân những nguồn thực phẩm sạch, an toàn và các hoạt động phục vụ Tết.