10 chức là bao nhiêu đơn vị?

Trong năm 2023, không có sự thay đổi về tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc, BHYT, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ, công chức làm việc

Cán bộ, công chức

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

14%

3%

0.5%

1%

3%

8%

-

-

1%

1.5%

21.5%

10.5%

Tổng cộng 32%

Cụ thể: Cán bộ, công chức đóng 8% vào quỹ hưu trí tử tuất; 1,5% vào quỹ BHYT.

Còn viên chức đóng 8% vào quỹ hưu trí tử tuất; 1,5% vào quỹ BHYT và 1% tiền bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, tổng cộng tỷ lệ đóng BHXH của cán bộ, công chức là 9,5% còn viên chức là 10,5%.

Về tiền lương tháng đóng BHXH của cán bộ, công chức, viên chức

Cán bộ, công chức là những người hưởng chế độ tiền lương do Nhà nước quy định nên theo Khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH hằng tháng của cán bộ được xác định như sau:

Tiền lương tháng đóng BHXH của cán bộ, công chức = Tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm + Các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có)

Trong đó:

Tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm = Hệ số lương x Mức lương cơ sở;

Tiền lương tháng đóng BHXH tối đa của cán bộ, công chức = 20 x Mức lương cơ sở;

Người nào có thu nhập tính đóng BHXH cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì cũng chỉ tính đóng BHXH theo mức lương tối đa là 20 lần mức lương cơ sở.

Từ ngày 01/7/2023, tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP nên tiền lương tháng tính đóng BHXH của cán bộ, công chức, viên chức cũng sẽ tăng theo.

Do tăng tiền lương tháng tính đóng BHXH nên mức đóng BHXH của cán bộ, công chức, viên chức từ ngày 01/7/2023 cũng sẽ tăng theo.

Ví dụ: Công chức loại A1 có hệ số lương là 3.00. Từ ngày 01/7/2023, áp dụng lương cơ sở mới (1.800.000 đồng) nên tiền lương của công chức này là 5.400.000 đồng.

Như vậy thì tiền lương tính đóng BHXH của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng lên từ 01/7/2023.

Mức đóng BHXH của người hoạt động không chuyên trách cấp xã

Theo quy định, hằng tháng, cán bộ không chuyên trách ở cấp xã phải đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế với tổng tỷ lệ 9,5%. Cụ thể mức đóng của từng loại bảo hiểm này được quy định như sau:

Theo điểm i khoản 2 Điều 2 Luật BHXH 2014, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, phường, thị trấn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Do đó, căn cứ khoản 1 Điều 85 Luật BHXH, hằng tháng, cán bộ không chuyên trách cấp xã sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội với mức sau:

Mức đóng BHXH = 8% x Mức lương cơ sở

Theo Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế và khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, hằng tháng, cán bộ không chuyên trách cấp xã sẽ phải đóng bảo hiểm y tế với mức sau:

Mức đóng BHYT = 1,5% x Mức lương cơ sở

Hiện hành mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng, và từ ngày 01/7/2023 là 1.800.000 đồng.

Như vậy, từ ngày 01/7/2023, mức đóng BHXH của người hoạt động không chuyên trách cấp xã sẽ tăng lên.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

- Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.

Tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định về đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài như sau:

Đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ hoặc thuộc cơ quan thuộc Chính phủ do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật và đặt trụ sở ở nước ngoài.

- Về cơ cấu tổ chức quản lý, đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Viên chức 2010 gồm:

+ Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ);

+ Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ).

2. Mục đích xây dựng đơn vị sự nghiệp công lập

Tại Điều 10 Luật Viên chức 2010 quy định về chính sách xây dựng và phát triển các đơn vị sự nghiệp công lập và đội ngũ viên chức như sau:

- Nhà nước tập trung xây dựng hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập để cung cấp những dịch vụ công mà Nhà nước phải chịu trách nhiệm chủ yếu bảo đảm nhằm phục vụ nhân dân trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học và các lĩnh vực khác mà khu vực ngoài công lập chưa có khả năng đáp ứng; 

Bảo đảm cung cấp các dịch vụ cơ bản về y tế, giáo dục tại miền núi, biên giới, hải đảo vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Chính phủ phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo việc lập quy hoạch, tổ chức, sắp xếp lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng xác định lĩnh vực hạn chế và lĩnh vực cần tập trung ưu tiên phát triển, bảo đảm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, tập trung nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động sự nghiệp. Không tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập chỉ thực hiện dịch vụ kinh doanh, thu lợi nhuận.

- Tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thực hiện hạch toán độc lập; tách chức năng quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ với chức năng điều hành các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Nhà nước có chính sách xây dựng, phát triển đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ và năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khu vực cung ứng dịch vụ công; 

Phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng để nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.

3. Nguyên tắc thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập

Căn cứ Điều 4 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập như sau:

- Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập phải bảo đảm đúng điều kiện, trình tự, thủ tục và thẩm quyền quy định tại Nghị định 120/2020/NĐ-CP (trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành);

Một đơn vị sự nghiệp công lập có thể cung ứng nhiều dịch vụ sự nghiệp công cùng loại.

- Các đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập mới (kể cả đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đơn vị sự nghiệp công lập) phải tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (trừ trường hợp phải thành lập mới để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu). 

Riêng đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm về chi thường xuyên và chi đầu tư, khi thành lập mới (kể cả trường hợp cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu) phải tự bảo đảm về chi thường xuyên và chi đầu tư.

- Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả thì tổ chức lại hoặc giải thể.

Việc tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập không được làm tăng thêm số lượng người hưởng lương từ ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm thực hiện đúng quy định về số lượng cấp phó của đơn vị và thực hiện tinh giản biên chế theo quy định.

>>> Xem thêm: Điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập cần đáp ứng các tiêu chí nào và quy định tối thiểu bao nhiêu người trong một đơn vị?

Viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập và cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập được sắp xếp như thế nào?

Xây dựng, thẩm định, phê duyệt vị trí việc làm đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như thế nào?

Ngọc Nhi

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].