• quan điểm của tác giả về “dại”, “khôn” biểu hiện như thế nào?

Em hiểu thế nào là “nơi vắng vẻ”, “chốn lao xao”? Quan điểm của tác giả về “Dại”, “khôn” biểu hiện như thế nào? Tác dụng biểu đạt ý của nghệ thuật đối trong hai câu thơ 3,4.

Show

Anh / chị hiểu thế nào là nơi “vắng vẻ”, chốn “lao xao”? Quan điểm của tác giả về “dại” và “khôn” như thế nào? Tác dụng biểu đạt ý của nghệ thuật đối trong hai câu thơ 3 và 4.

Soạn bài Nhàn Nguyễn Bỉnh Khiêm

1. Cách dùng số từ, danh từ trong câu thơ thứ nhất và nhịp điệu hai câu thơ đầu có gì đáng chú ý? Hai câu thơ ấy cho ta hiểu hoàn cảnh cuộc sống và tâm trạng tác giả như thế nào?

2.Anh (chị) hiểu thế nào là nơi “vắng vẻ”, chốn “lao xao”? Quan điểm của tác giả về “dại”, “khôn” như thế nào? Tác dụng biểu đạt ý của nghệ thuật đối trong hai câu thơ 3 và 4?

3.Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu thơ 5, 6 có gì đáng chú ý? Hai câu thơ cho tháy cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào? (Quê mùa, khổ cực? Đảm hạc mà thanh cao? Hòa hợp với tự nhiên?)
Phân tích giá trị nghệ thuật của hai câu thơ này.

4.Đọc chú thích 4 để hiểu điển tích được vận dụng trong hai câu thơ cuối. Anh (chị) cảm nhận như thế nào về nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm?

5.Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì?
– Không vất vả, cực nhọc
– Không quan tâm tới xã hội, chỉ lo cho cuộc sống nhàn tản của bản thân.
– Xa lánh nơi quyền quý để giữ cốt cách thanh cao.
– Hòa hợp với thiên nhiên
Quan niệm sống đó là tích cực hay tiêu cực? Vì sao?

Lời giải:

I. Bố cục:

– Hai câu thơ 1, 2: Thú vui tao nhã của thi nhân khi ở ẩn.

– Hai câu thơ 3, 4: Quan điểm của nhà thơ về “dại”, “khôn” ở đời.

– Hai câu thơ 5, 6: Cuộc sống an nhàn, bình dị của thi nhân.

– Hai câu thơ cuối: Triết lý sống nhàn của thi nhân.

II. Câu hỏi
Câu 1 trang 129 - SGK Ngữ văn 10 tập 1:

Cách dùng số từ, danh từ trong câu thơ thứ nhất và nhịp điệu hai câu thơ đầu có gì đáng chú ý? Hai câu thơ ấy cho ta hiểu hoàn cảnh cuộc sống và tâm trạng tác giả như thế nào?

Trả lời:

Âm hưởng hai câu thơ đầu đã gợi ra ngay cái vẻ thung dung. Nhịp thơ 2/2/3 cộng với việc dùng các số từ tính đếm (một…, một…, một…) trước các danh từ mai, cuốc, cần câu cho thấy cái chủ động, sẵn sàng của cụ Trạng đối với cuộc sống điền dã, và còn như là chút ngông ngạo trước thói đời.

Câu 2 trang 129 - SGK Ngữ văn 10 tập 1:

Anh (chị) hiểu thế nào là nơi “vắng vẻ”, chốn “lao xao”? Quan điểm của tác giả về “dại”, “khôn” như thế nào? Tác dụng biểu đạt ý của nghệ thuật đối trong hai câu thơ 3 và 4?

Trả lời:

Cách nói hóm hỉnh song qua đó toát lên quan niệm nhân sinh của tác giả. Cụ Trạng tự nhận mình là “dại”, chấp nhận tiếng dại của “miệng thế” chê bai để “tìm nơi vắng vẻ”, mặc cho “Người khôn, người đến chốn lao xao”. Câu thơ sử dụng cách nói ngược nghĩa. Tuyết Giang Phu Tử với sự thâm trầm, trải đời đã tận hiểu sự đua chen, trói buộc của vòng danh lợi, bởi thế ông phủi tay với những sự đua chen ở “chốn lao xao”. Tự nhận là “dại”, song thực chất là “khôn”, cũng giống như những người trải nghiệm, cứ luẩn quẩn trong vòng danh lợi, cứ nghĩ mình “khôn” nhưng thực chất là “dại”. Nghệ thuật đối: “ta” đối với “người”, “dại” đối với “khôn”, “nơi vắng vẻ” đối với “chốn lao xao”. Ta tìm nơi vắng vẻ tức tìm đến sự tĩnh lặng của tự nhiên, tìm đến sự yên tĩnh trong tâm hồn, không bon chen, không cầu canh; còn người tìm đến chốn lao xao là tìm đến chốn quan trường, tuy sang trọng, quyền quý, song phải bon chen, đối chọi, cảnh giác… Nghệ thuật đối tạo sự so sánh giữa hai cách sống, qua đó khẳng định triết lí sống của tác giả.

Câu 3 trang 129 - SGK Ngữ văn 10 tập 1:

Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu thơ 5, 6 có gì đáng chú ý? Hai câu thơ cho tháy cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào? (Quê mùa, khổ cực? Đảm hạc mà thanh cao? Hòa hợp với tự nhiên?)
Phân tích giá trị nghệ thuật của hai câu thơ này.

Trả lời:

Ở hai câu 5, 6, tác giả nói đến chuyện “ăn” và “tắm” một cách đầy thích thú. Theo vòng quay bốn mùa quanh năm, việc “ăn”, “tắm” của “ta” thuận theo tự nhiên, hoà hợp với tự nhiên ; đạm bạc, thanh bần nhưng thú vị, thanh thản.

Món ăn của ông là những thức có sẵn ở ruộng vườn, mùa nào thức nấy. Cuộc sống sinh hoạt của cụ giống như một người nông dân thực thụ, cũng tắm hồ, tắm ao. Hai câu thơ vẽ nên cảnh sinh hoạt bốn mùa của tác giả, mùa bào cũng thong dong, thảnh thơi. Cách sống thanh cao, nhẹ nhàng, bình yên vô cùng.

Câu 4 trang 130 - SGK Ngữ văn 10 tập 1:

Đọc chú thích 4 để hiểu điển tích được vận dụng trong hai câu thơ cuối. Anh (chị) cảm nhận như thế nào về nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm?

Trả lời:

Hai câu cuối thể hiện vẻ đẹp trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Bỉnh Khiêm là một bậc thức giả uyên thâm, cũng đã từng vào ra chốn quan trường, đã tận hiểu quy luật biến dịch của cuộc đời, cũng hiểu danh lợi chỉ là phù du, do đó đã phủi tay với vòng danh lợi, tìm sự tĩnh lặng cho tâm hồn, hòa nhập cùng thiên nhiên:

“Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”

Tác giả bộc lộ thái độ xem thường phú quý, coi chốn quyền danh phú quý chỉ là giấc chiêm bao, không có thực, qua đó khẳng định thêm một lần nữa sự lựa chọn phương châm sống, cách ứng xử của riêng mình.

Câu 5 trang 130 - SGK Ngữ văn 10 tập 1:

Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì?

– Không vất vả, cực nhọc

– Không quan tâm tới xã hội, chỉ lo cho cuộc sống nhàn tản của bản thân.

– Xa lánh nơi quyền quý để giữ cốt cách thanh cao.

– Hòa hợp với thiên nhiên

Quan niệm sống đó là tích cực hay tiêu cực? Vì sao?

Trả lời:

Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là trốn tránh sự vất vả để tận hưởng sự nhàn rỗi, cũng không phải là thái độ lánh đời, không quan tâm tới xã hội. Cần hiểu chữ “nhàn” thái độ lánh đời, không quan tâm tới xã hội. Cần hiểu chữ “nhàn” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm nói là thái độ không đua chen trong vòng danh lợi để giữ cốt cách thanh cao, nhàn là về với ruộng vườn để hòa hợp với thiên nhiên, vui thú cùng cây cỏ. Nhàn là làm một lão nông “Một mai, một cuốc, một cần câu” và “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá; Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”, nuôi dưỡng tinh thần trong sự khoáng đạt của tự nhiên. Nguyễn Bỉnh Khiêm nhàn thân nhưng không nhàn tâm. Nên hiểu, dẫu ẩn cư ở ruộng vườn nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn luôn canh cánh trong lòng nỗi lo cho dân, cho nước. Một người bộc trực, thẳng tính, vì lo lắng cho xã tắc đã từng dâng sớ xin vua chém mười tám lộng thần không thể nào trở thành một người vô ưu trước những tình cảnh của dân của nước được. Đặt trong hoàn cảnh chế độ phong kiến đang trên đà khủng hoảng, những giá trị đạo đức đang có biểu hiện suy vi, người hiền không có đất dụng thi quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một quan niệm sống tích cực.

III. Luyện tập
Câu 1 – Luyện tập trang 130 - SGK Ngữ văn 10 tập 1:

Nêu cảm nhận chung của anh (chị) về cuộc sống, nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bải thơ Nhàn.

Trả lời:

“Nhàn” là một chủ đề lớn trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nhàn theo quan niệm của nhà thơ là sống thuận lợi theo lẽ tự nhiên, không màng danh lợi. Bài thơ này là lời tâm sự về cuộc sống và sở thích cá nhân. Nó cũng đồng thời thể hiện một quan niệm nhân sinh độc đáo của nhà thơ.

Bài thơ mở đầu bằng những ngôn từ thật vô cùng giản dị:

Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Đó là cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm, của cụ Trạng. Nó thuần hậu và thanh khiết biết bao. Câu thơ đ­ưa ta trở về với cuộc sống chất phác nguyên sơ của cái thời “n­ước giếng đào, cơm cày ruộng”. Cuộc sống tự cung tự cấp mà vẫn ung dung ngông ngạo tr­ước thói đời. Hai câu đầu còn là cái tâm thế nhàn tản, thong dong. Nhịp câu thơ nghe nh­ư nhân vật trữ tình đang nhẹ nhàng đếm bư­ớc: một… một… một…

Đến hai câu luận nhà thơ lại tiếp tục nhấn thêm một chút tình điệu thôn quê nữa để ng­ười đọc cảm nhận thực sự đ­ược cái vui của “cuộc sống nhàn”:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Vẫn là những ngôn từ giản dị, vẫn là những hình ảnh nghệ thuật dân dã, đời thư­ờng, vậy mà hai câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm “sang trọng” biết bao. Nó chăng những không gợi ra vẻ gì khắc khổ mà còn toát lên toàn bộ vẻ thanh cao. Thanh cao trong cách ăn uống sinh hoạt và cả trong cái niềm thích thú khi đư­ợc hòa mình vào cuộc sống thiên nhiên.

Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm là thế, rất giản dị, rất tự nhiên mà vẫn thanh cao và thú vị vô cùng.

Nếu chỉ đọc bốn câu thơ miêu tả về cuộc sống, chúng ta có thể nghĩ ngay đến hình ảnh một bậc danh nho đang muốn lánh đời. Thế như­ng trở về với hai câu thực, chúng ta sẽ hiểu hơn cái quan niệm “lánh đời” của nhà thơ:

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

Ng­ười khôn, người đến chốn lao xao.

Vậy ra, Tuyết Giang phu tử về với thiên nhiên là để thoát ra khỏi vòng danh lợi, thoát ra khỏi chốn nhiễu như­ơng đầy những ganh tị, bon chen. Hai câu thơ diễn ý bằng nói ngư­ợc. Vì thế nó tạo cho ng­ười đọc một liên t­ưởng thật hóm hỉnh, sâu cay. Câu thơ đúng là trí tuệ sắc sảo của một bậc đại quan – trí tuệ để nhận ra cái khôn và cái dại thật sự ở đời.

Hai câu thơ kết khép lại bằng một phong thái ung dung tự tại:

R­ượu đến cội cây, ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

Hai câu thơ chẳng biết đang vẽ cảnh đời hay tiên cảnh. Ở đó nhân vật trữ tình cũng không biết đang tình hay mơ. Tất cả cứ hòa cùng làm một d­ưới cái nhãn quan tỏ tư­ờng và thông tuệ của nhà thơ.

Giải các bài tập Tuần 14 SGK Ngữ văn 10 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo) Nhàn ( Nguyễn Bỉnh Khiêm) Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí)

Bài trước Bài sau

Bài 2 trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 1

THPT Sóc Trăng Send an email

0 5 phút

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 130 sách giáo khoaNgữ văn 10 tập 1phần soạn bài Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêmchi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Bài viết gần đây

  • • quan điểm của tác giả về dại”, khôn” biểu hiện như thế nào?

    Thuyết minh về Nguyễn Trãi: Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi

  • • quan điểm của tác giả về dại”, khôn” biểu hiện như thế nào?

    Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng

  • • quan điểm của tác giả về dại”, khôn” biểu hiện như thế nào?

    Phân tích bài Bạch Đằng giang phú (Phú sông Bạch Đằng) – Trương Hán Siêu

  • • quan điểm của tác giả về dại”, khôn” biểu hiện như thế nào?

    Phân tích bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du

Anh (chị) hiểu thế nào là nơi “vắng vẻ”, chốn “lao xao”? Quan điểm của tác giả về “dại”, “khôn” như thế nào? Tác dụng biểu đạt ý của nghệ thuật đối trong hai câu thơ 3 và 4?

Bạn đang xem: Bài 2 trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Gợi ý trả lời 2 tậptrang 130 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

Cách nói hóm hỉnh song qua đó toát lên quan niệm nhân sinh của tác giả. Cụ Trạng tự nhận mình là “dại”, chấp nhận tiếng dại của “miệng thế” chê bai để “tìm nơi vắng vẻ”, mặc cho “Người khôn, người đến chốn lao xao”. Câu thơ sử dụng cách nói ngược nghĩa. Tuyết Giang Phu Tử với sự thâm trầm, trải đời đã tận hiểu sự đua chen, trói buộc của vòng danh lợi, bởi thế ông phủi tay với những sự đua chen ở “chốn lao xao”. Tự nhận là “dại”, song thực chất là “khôn”, cũng giống như những người trải nghiệm, cứ luẩn quẩn trong vòng danh lợi, cứ nghĩ mình “khôn” nhưng thực chất là “dại”. Nghệ thuật đối: “ta” đối với “người”, “dại” đối với “khôn”, “nơi vắng vẻ” đối với “chốn lao xao”. Ta tìm nơi vắng vẻ tức tìm đến sự tĩnh lặng của tự nhiên, tìm đến sự yên tĩnh trong tâm hồn, không bon chen, không cầu canh; còn người tìm đến chốn lao xao là tìm đến chốn quan trường, tuy sang trọng, quyền quý, song phải bon chen, đối chọi, cảnh giác… Nghệ thuật đối tạo sự so sánh giữa hai cách sống, qua đó khẳng định triết lí sống của tác giả.

Cách trình bày 2

– Nơi “vắng vẻ: là nơi bình yên trong tự nhiên, nơi thư thái tâm hồn.

– Chốn “lao xao” là chốn đô hội, cửa quyền, nơi con người bon chen danh lợi.

– Quan điểm của tác giả về dại – khôn:

+ Chữ “dại” tác giả tự vận vào mình hóa ra là “không dại” vì thời thế khi những kẻ lộng quyền xấu xa hoành hành thì việc rút lui khỏi chốn quan quyền là điều đúng đắn.

+ Chữ “khôn” tác giả dùng cho “người ta” lại là “không khôn”: xã hội lọa lạc, rối ren con sẽ đánh mất nhân phẩm, một mực bon chen, giành giật để đạt danh vọng, trở thành những kẻ xấu như bao kẻ xấu kia.

=> Tác giả tự nhận mình dại, cho người khôn.

=> Cách nói ngược, hàm ý pha chút hóm hỉnh, mỉa mai. Theo ông khôn mà dại, dại mà khôn.

– Nghệ thuật đối trong hai câu thơ 3 và 4:

+ Khôn đối lập với dại

+ Nơi vắng vẻ đối lập với chốn lao xao

=> Nhân cách trong sáng, tránh xa bụi trần và cuộc sống bon chen.

=> Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh khiêm xuất phát từ trí tuệ uyên thâm, từ nhân cách cao quý.

Cách trình bày 3

– Hai tiếng “ta dại, người khôn” khẳng định phương châm sống của tác giả, pha chút mỉa mai với người khác. Ta dại có nghĩa là ta ngu dại. Đây là cái ngu dại của bậc đại trí. Người xưa có câu “Đại trí như ngu” nghĩa là người có trí tuệ lớn thường không khoe khoang, bề ngoài xem rất vụng về, dại dột. Cho nên khi nói “ta dại” cũng là thể hiện nhà thơ rất kiêu ngạo với với cuộc đòi.

+ Tìm nơi “vắng vẻ” không phải là xa lánh cuộc đời mà tìm nơi mình thích thú được sống thoải mái, hoà nhập với thiên nhiên, lánh xa chốn quan trường, lợi lộc để tìm chốn thanh cao.

+ “Chốn lao xao” là chốn vụ lợi, chạy theo vinh hoa, lợi ích vật chất, giành giật hãm hại lẫn nhau. Rõ ràng Nguyễn Bỉnh Khiêm cho cách sống nhàn nhã là xa lánh không quan tâm tới danh lợi.

– Đây là cách nói của đời thường, chưa phải quan niệm của tác giả. Tác giả mượn lời nói của đời thường để diễn đạt quan niệm sống của mình mặc người đời cho là khôn hay dại. Nho sĩ thời loạn vẫn tìm về nơi yên tĩnh để ở ẩn.

– Đối lập giữa “nơi vắng vẻ với chốn lao xao”, tác giả muốn khẳng định cách sống nhàn cư ẩn dật; xa lánh chốn vinh hoa, chạy theo vật chất tầm thường. Hai vế tương phản, làm nổi bật ý nghĩa của mỗi vế.

Cách trình bày 4

Sử dụng nghệ thuật đối: dạiđối lập vớikhôn, vắng vẻ đối lập với lao xao, ta đối lập với người

– Quan điểm sống của tác giả, có chút mỉa mai, ngạo nghễ

+ Tác giả tự nhận mình “ngu” dại, đây là cái ngu dại của bậc đại trí (đại trí như ngu), thực chất là “khôn”

+ Ông khiêm tốn, không khoe khoang đây là cái thức của người trí nhân

– Vắng vẻ: không phải xa lãnh cuộc đời mà là được tìm nơi thoải mái, sống hòa nhập với thiên nhiên, xa chốn quan trường để giữ nhân cách thanh cao

– Chốn lao xao: ý nói chốn quan trường tuy quyền quý, cao sang xong phải đối chọi, bon chen

→ Nghệ thuật đối lập khẳng định triết lý sống của tác giả, ông mượn cách nói đời thường để diễn đạt quan niệm sống của mình- xa lánh vinh hoa phú quý để sống an yên, tự tại.

Cách trình bày 5

Tìm nơi “vắng vẻ” không phải là xa lánh cuộc đời mà tìm nơi mình thích thú được sống thoải mái, hoà nhập với thiên nhiên, lánh xa chốn quan trường, lợi lộc để tìm chốn thanh cao.

“Chốn lao xao” là chốn vụ lợi, chạy theo vinh hoa, lợi ích vật chất, giành giật hãm hại lẫn nhau. Rõ ràng Nguyễn Bỉnh Khiêm cho cách sống nhàn nhã là xa lánh không quan tâm tới danh lợi.

Tác giả mượn lời nói của đòi thường để diễn đạt quan niệm sống của mình mặc người đời cho là khôn hay dại. Đó cũng chính là quan niệm của Nho sĩ thời loạn vẫn tìm về nơi yên tĩnh để ở ẩn.

Nghệ thuật đối: “ta” đối với “người”, “dại” đối với “khôn”, “nơi vắng vẻ” đối với “chốn lao xao” tạo sự so sánh giữa hai cách sống, qua đó khẳng định triết lí sống của tác giả.

Tham khảo thêm: Cảm nhận bài thơ Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm

Trên đây làgợi ýtrả lời câu hỏi bài 2trang 130 SGK ngữ văn 10 tập 1được Học Tốtbiên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêmtrong chương trình soạn văn 10tốt hơn trước khi đến lớp.

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 130 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Tags

Ngữ Văn lớp 10

THPT Sóc Trăng Send an email

0 5 phút

Phân tích quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

  • Dàn ý quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm - Mẫu 1
  • Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm - Mẫu 2
  • Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm - Mẫu 3

Dàn ý quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

I. Mở bài

- Giới thuyết về quan niệm sống “nhàn” trong văn học trung đại: Nhàn là triết lí sống, là phạm trù tư tưởng khá phổ biến của con người trung đại, mỗi người lại có cách thể hiện riêng.

- Giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và quan niệm sống Nhàn của ông: Sống thuận theo lẽ tự nhiên, hòa hợp với thiên nhiên, cuộc sống bình dị, lánh đục về trong, xem nhẹ vinh hoa phú quý, sống trong sạch.

II. Thân bài

1. Nhan đề.

- “Nhàn” có nghĩa là nhàn hạ, rỗi rãi, thảnh thơi. Đây là trạng thái khi con người có ít hoặc không có việc gì phải làm, phải suy nghĩ.

- “Nhàn: được biểu hiện ở hai phương diện: Nhàn thân – sự rảnh rỗi chân tay, thể xác và nhàn tâm – sự thư thái, thảnh thơi trong tâm hồn.

→ Chữ “nhàn” trong bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhàn tâm, chứ không phải nhàn thân. Khác với Nguyễn Trãi (trong bài Cảnh ngày hè) nhàn thân chứ không nhàn tâm.

2. Nhàn là sự thảnh thơi, ung dung trong lòng với thú điền viên

- Những hình ảnh bình dị, thân thuộc: mai, quốc, cần câu: Chỉ nhữung công việc lao động cụ thể của người nông dân quê đào đất, vụ xới, câu cá

- Số từ “một” được lặp lại kết hợp với phép liệt kê: Thể hiện công việc lao động bận rộn, vất vả thường xuyên

→ Câu thơ đầu cho ta biết cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở quê nhà với những công việc nặng nhọc, vất vả lấm láp

- “Thơ thẩn”: Dáng vẻ ung dung, tự tại

- Cụn từ “dầu ai vui thú nào”: Phủ nhận những thú vui đời thường mà người đời ganh nhau theo đuổi.

→ Tâm thế của tác giả: Vui vẻ, xem những công việc nặng nhọc ấy là thú vui điền viên.

⇒ Quan niệm sống nhàn: Dù thân bận rộn, cực nhọc nhưng tâm hồn luôn ung dung, tự tại, thư thái.

3. Nhàn là quan niệm sống

- Phép đối: Ta – người, dại – khôn, nơi vắng vẻ - chốn lao xao: Nhấn mạnh quan niệm và triết lí sống của tác giả.

- Phép ẩn dụ:

  • Nơi vắng vẻ: Chốn làng quê yên bình, tĩnh tại, chốn bình yên của tâm hồn
  • Chốn lao xao: Chốn quan trường bon chen, ngổn ngang tranh giành, đấu đá.

- Cách nói ngược: Ta dại – người khôn: Cái dại của một nhân cách thanh cao và cái khôn của những con người vụ lợi

→ Cách nói hóm hỉnh pha chút mỉa mai, vừa để răn mình vừa để dạy đời.

⇒ Quan niệm sống nhàn: Xa lánh chốn quan trường với những bon chen danh lợi, trở về với cuộc sống thôn dã giản dị, bình yên.

4. Nhàn là sống thuận theo lẽ tự nhiên

- Xuất hiện bức tranh 4 mùa: Xuân – hạ - thu – đông: Gợi về thiên nhiên làng quê Bắc bộ.

- Thức ăn: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá: Thức ăn đơn sơ, giản dị, có sẵn trong tự nhiên, mùa nào thức đấy

- Sinh hoạt: Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao: Sinh hoạt theo sự thay đổi của thiên nhiên, sống hòa vào cùng thiên nhiên, thanh cao, giản dị.

- Cách ngắt nhịp 4/3 rất nhịp nhàng, cùng giọng điệu vui tươi thoải mái: Gợi nhịp sống thong dong, ung dung.

⇒ Quan niệm sống nhàn: Sống thuận theo tự nhiên, hưởng thụ những gì có sẵn trong thiên nhiên, không mưu cầu, bon chen.

5. Triết lí sống nhàn.

- Sử dụng điển tích điển cố Thuần Vu Phần: Nhận ra phú quý chỉ là giấc mộng chiêm bao không có thật.

- Động từ “nhìn xem”: Tâm thế ngẩng cao đầu, đứng cao hơn người đầy tự tin của Nguyễn Bỉnh Khiêm

⇒ Quan niệm sống nhàn: Coi vinh hoa phú quý chỉ là giấc mộng phù du, cái tồn tại duy nhất nhân cách, tâm hồn của con người.

Đưa ra bài học cho con người: Đừng đua chen theo vòng danh lợi mà hãy tìm đến cuộc sống thành thơi, thanh thản.

III. Kết bài

- Khái quát triết lí sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

- Liên hệ, mở rộng: Ngoài Nguyễn Bỉnh Khiêm, triết lí sống Nhàn còn thể hiện sâu sắc trong các tác phẩm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ,..

Phân tích bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm siêu hay

  • Dàn ý phân tích bài thơ Nhàn
    • Dàn ý số 1
    • Dàn ý số 2
  • Phân tích Nhàn - Mẫu 1
  • Phân tích Nhàn - Mẫu 2
  • Phân tích Nhàn - Mẫu 3
  • Phân tích Nhàn - Mẫu 4
  • Phân tích bài Nhàn - Mẫu 5
  • Phân tích bài Nhàn - Mẫu 6
  • Phân tích bài Nhàn - Mẫu 7
  • Phân tích bài Nhàn - Mẫu 8
  • Phân tích bài Nhàn - Mẫu 9
  • Phân tích bài thơ Nhàn - Mẫu 10
  • Phân tích bài thơ Nhàn - Mẫu 11
  • Phân tích bài thơ Nhàn - Mẫu 12
  • Phân tích bài thơ Nhàn - Mẫu 13

Dàn ý phân tích bài thơ Nhàn

Dàn ý số 1

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đa tài, sống trong xã hội đầy bất công ông suy nghĩ, trăn trở về cuộc sống con người, quyết cầm bút lên để chiến đấu với gian tà.

- “Nhàn” là bài thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện rõ quan niệm sống của tác giả.

II. Thân bài

- Hai câu đề:

“Một mai/một cuốc/một cần câu
Thơ thẩn dầu ai/ vui thú nào”

+ Nhịp điệu những câu thơ đầu tạo cảm giác thư thái, ung dung

+ Bằng cách sử dụng những vật dụng quen thuộc của người dân lao động cho thấy cảnh nghèo khó nhưng an nhàn, thanh bình biết bao.

+ Tâm trạng của nhà thơ là tâm trạng của một kẻ sĩ “an bần lạc đạo” vượt lên trên nỗi lo lắng bon chen của đời thường để tìm đến thú vui của ẩn sĩ.

- Câu thực:

  • Cách sử dụng phép đối: dại >< khôn, nơi vắng vẻ >< chốn lao xao cho thấy được sự khác nhau giữa lối sống của tác giả và người đời thường. Ông cho rằng nơi vắng vẻ là nơi thôn quê yên bình ở đó không còn bon chen chốn quan trường, đây mới thực là cuộc sống.
  • Cách xưng hô “ta”, “người”

Hai về tương phản làm nổi bật ý nghĩa, nhân mạnh phương châm, quan niệm sống của tác giả khác với thông thường. Đồng muốn ngầm ý phê phán thói đời, thói người, và thể hiện cái cao ngạo của kẻ sĩ.

- Hai câu luận:

“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”

+ Cuộc sống giản dị không cần những thứ giàu sang hào nhoáng chỉ là sản vật từ nhiên nhiên “măng trúc” “giá” -> Thấy được cuộc sống an nhàn, đạm bạc thanh cao, lối sống hòa nhập với thiên nhiên của tác giả.

+ Cái thú sống an nhàn ẩn dật, những con người có nhân cách cao đẹp khi sống trong thời loạn lạc ấy để giữ được phẩm giá cốt cách của mình chỉ có cách cáo quan về ẩn dật, an lòng với cảnh nghèo khó, sống chan hòa với thiên nhiên với vũ trụ.

- Hai câu kết:

Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao

+ Xem nhẹ lẽ đời sống sa hoa phú quý, ông ngậm ngùi coi đó như một giấc chiêm bao.

+ Lối sống thanh cao vượt lên trên lẽ đời thường

III. Kết luận

- Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm sống vui thú với lao động, hòa hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao, xa lánh vòng danh lợi.

Dàn ý số 2

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi tập: Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn nhất Việt Nam thế kỉ XVI với những sáng tác ghi dấu mốc lớn trên con đường phát triển lịch sử văn học. Bạch vân quốc ngữ thi tập là tập thơ Nôm nổi tiếng của ông.

- Giới thiệu bài thơ Nhàn (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, nội dung): là bài thơ Nôm số 73 trong tập Bạch vân quốc ngữ thi tập, làm khi tác giả cáo quan về ở ẩn, nói về cuộc sống thanh nhàn nơi thôn dã và triết lí sống của tác giả.

II. Thân bài

1. Hai câu đề: Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

- Mai, quốc, cần câu: Là những dụng cụ lao động cần thiết, quen thuộc của người nông dân.

- Phép liệt kê kết hợp với số từ “một”: Gợi hình ảnh người nông dân đang điểm lại công cụ làm việc của mình và mọi thứ đã sẵn sàng.

- Nhịp thơ 2-2-3 thong thả đều đặn

→ Cuộc sống ở quê nhà của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn bó với công việc nặng nhọc, vất vả, lam lũ của một lão canh điền. Nhưng tác giả rất yêu và tự hào về thú vui điền viên ấy

- Trạng thái “thơ thẩn”: chăm chú vào công việc, tỉ mẩn

→ Tâm trạng hài lòng, vui vẻ cùng trạng thái ung dung, tự tại của nhà thơ.

- Cụm từ phủ định “dầu ai vui thú nào”: Phủ nhận những thú vui mà người đời thường hay theo đuổi.

⇒ Hai câu thơ khái quát hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở quê nhà vất vả, lam lũ, mệt nhọc nhưng tâm hồn lúc nào cũng thư thái, thanh thản.

⇒ Tâm thế ung dung, tự tại, triết lí sống nhàn của ẩn sĩ “nhàn tâm”.

2. Hai câu thực: Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Nghệ thuật đối: ta – người, dại – khôn: Nhấn mạnh quan niệm sống mang tính triết lí, thâm trầm của nhà thơ.

- Nghệ thuật ẩn dụ:

  • “Nơi vắng vẻ”: Tượng trưng cho chốn yên tĩnh, thưa người,nhịp sống yên bình, êm ả. Ở đây ngụ ý chỉ chốn quê nhà
  • “Chốn lao xao”: Tượng trưng cho chốn ồn ào, đông đúc huyên náo, tấp nập, cuộc sống xô bồ, bon chen, giành giật, đố kị. Ở đây chỉ chốn quan trường.

- Cách nói ngược: Ta dại – người khôn:

  • Ban đầu có vẻ hợp lí vì ở chốn quan trường mới đem lại cho con người tiền tài danh vọng, còn ở thôn dã cuộc sống vất vả, cực khổ.
  • Tuy nhiên, “dại” thực chất là khôn bởi ở nơi quê mùa con người mới được sống an nhiên, thanh thản. Khôn thực chất là dại bởi chốn quan trường con người không được sống là chính mình

⇒ Thể hiện quan niệm sống “lánh đục về trong” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

⇒ Thái độ tự tin vào sự lựa chọn của bản thân và hóm hỉnh mỉa mai quan niệm sống bon chen của thiên hạ.

3. Hai câu luận: Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà.

- Sự xuất hiện của bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông.

- Cuộc sống gắn bó, hài hòa với tự nhiên của Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Việc ăn uống: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá.

- Là những món ăn thôn quê dân giã, giản dị thanh đạm và có nguồn gốc tự nhiên, tự cung tự cấp

- Chuyện sinh hoạt: Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

- Thói quen sinh hoạt tự nhiên, thoải mái, có sự giao hòa, quấn quýt giữa con người với thiên nhiên.

- Cách ngắt nhịp 4/3 nhịp nhàng, kết hợp với cách điệp cấu trúc câu.

→ Gợi sự tuần hoàn, nhịp nhàng thư thái, thong thả.

⇒ Hai câu thơ miêu tả bức tranh bốn mùa có cả cảnh đẹp, cả cảnh sinh hoạt của con người

⇒ Sự hài lòng về cuộc sống đạm bạc, giản dị, hòa hợp với tự thiên mà vẫn thanh cao, tự do thoải mái của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

4. Hai câu kết: Triết lí sống nhàn

- Sử dụng điển tích giấc mộng đêm hòe: Coi phú quý tựa như một giấc chiêm bao

→ Thể hiện sự tự thức tỉnh, tự cảnh tỉnh mình và đời, khuyên mọi người nên xem nhẹ vinh hoa phù phiếm.

- Động từ “nhìn xem”: Tô đậm thế đứng cao hơn người đầy tự tin của Nguyễn Bỉnh Khiêm

⇒ Triết lí sống Nhàn: Biết từ bỏ những thứ vinh hoa phù phiếm vì đó chỉ là một giấc mộng, khi con người nhắm mắt xuôi tay mọi thứ trở nên vô nghĩa, chỉ có tâm hồn, nhân cách mới tồn tại mãi mãi.

⇒ Thể hiện vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Coi khinh danh lợi, cốt cách thanh cao, tâm hồn trong sáng.

5. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, dễ cảm

- Cách kể, tả tự nhiên, gần gũi

- Các biện pháp tu từ: Liệt kê, đối lập, điển tích điển cố.

- Nhịp thơ chậm, nhẹ nhàng, hóm hỉnh

III. Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ Nhàn

- Thể hiện những cảm nhận của mình về bài thơ: Là bài thơ hay, giàu ý nghĩa..

Soạn bài Nhàn (Chi tiết)

Video hướng dẫn giải

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 129 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Cách dùng số từ, danh từ trong câu thứ nhất và nhịp điệu hai câu thơ đầu. Có gì đáng chú ý? Hai câu thơ ấy cho ta hiểu hoàn cảnh cuộc sống và tâm trạng tác giả như thế nào?

Lời giải chi tiết:

- Trong câu đầu, nhà thơ dùng một số’ từ “mỗi” lặp lại ba lần, cùng với các danh từ đứng sau chỉ công cụ nông ngư: “Một mai, một cuốc, một cần câu”.

- Nhịp điệu trong hai câu thơ đầu thể hiện sự thong thả, ung dung:

Một mai,/một cuốc,/ một cần câu (2/2/3)

Thơ thẩn dầu ai/ vui thú nào (4/3)

- Hai câu thơ thể hiện quan niệm về cuộc sống nhàn. Đó là sống ung dung trong những việc hàng ngày (lao động, vui chơi); cuộc sống nghèo, thanh đạm, nhàn nhã, và chan hoà cùng thiên nhiên. Ba chữ “một” trong câu thơ để thấy nhu cầu cuộc sống của tác giả chẳng có gì cao sang thật khiêm tốn, bình dị.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 129 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Anh (chị) hiểu thế nào là nơi "vắng vẻ", chốn "lốn xao"? Quan điểm của tác giả về "dại", "khôn" như thế nào? Tác dụng biểu đạt ý của nghệ thuật đối trong hai câu 3 và 4?

Lời giải chi tiết:

- Hai tiếng “ta dại, người khôn” khẳng định phương châm sống của tác giả, pha chút mỉa mai với người khác. Ta dại có nghĩa là ta ngu dại. Đây là cái ngu dại của bậc đại trí. Người xưa có câu “Đại trí như ngu” nghĩa là người có trí tuệ lớn thường không khoe khoang, bề ngoài xem rất vụng về, dại dột. Cho nên khi nói “ta dại” cũng là thể hiện nhà thơ rất kiêu ngạo với với cuộc đòi.

+ Tìm nơi “vắng vẻ” không phải là xa lánh cuộc đời mà tìm nơi mình thích thú được sống thoải mái, hoà nhập với thiên nhiên, lánh xa chốn quan trường, lợi lộc để tìm chốn thanh cao.

+ “Chốn lao xao” là chốn vụ lợi, chạy theo vinh hoa, lợi ích vật chất, giành giật hãm hại lẫn nhau. Rõ ràng Nguyễn Bỉnh Khiêm cho cách sống nhàn nhã là xa lánh không quan tâm tới danh lợi.

- Đây là cách nói của đời thường, chưa phải quan niệm của tác giả. Tác giả mượn lời nói của đời thường để diễn đạt quan niệm sống của mình mặc người đời cho là khôn hay dại. Nho sĩ thời loạn vẫn tìm về nơi yên tĩnh để ở ẩn.

- Đối lập giữa “nơi vắng vẻ với chốn lao xao”, tác giả muốn khẳng định cách sống nhàn cư ẩn dật; xa lánh chốn vinh hoa, chạy theo vật chất tầm thường. Hai vế tương phản, làm nổi bật ý nghĩa của mỗi vế.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 (trang 129 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu 5 - 6 có gì đáng chú ý? Hai câu thơ này cho thấy cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào? Phân tích giá trị nghệ thuật của hai câu này?

Lời giải chi tiết:

- Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt hết sức giản dị, đạm bạc mà thanh cao, lối sống hoà nhập cùng cỏ cây hoa lá.

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Nhịp thơ của hai câu là 1/3/1/2. Nhịp một nhấn mạnh vào các mùa trong năm, ăn, tắm đều thích thú, mùa nào thức ấy. Cách sống nhàn là hoà hợp với tự nhiên.

- Măng, trúc, giá, hồ sen, ao tất cả đều gần gũi với cuộc sống quê mùa chất phác, sinh hoạt rất đạm bạc mà thanh cao. Cho dù sinh hoạt ấy còn khổ cực, còn thiếu thốn nhưng đó là thú nhàn, là cuộc sống hoà nhịp với tự nhiên của con người. Từ trong cuộc sống nhàn ấy là toả sáng nhân cách.

Cái thú cảnh sống nhàn ẩn dật mang tính triết lý của các Nho sĩ là ở chỗ: trong thời loạn lạc, người có nhân cách cao đẹp phải xa lánh cuộc bon chen tầm thường, tìm đến nơi yên tĩnh, vui thú cùng cỏ cây, vạn vật, an lòng với cảnh nghèo khó, sống hoà mình với thiên nhiên, vũ trụ và giữ được cốt cách thanh cao, trong sạch.

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Câu 4 (trang 129 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Với điển tích được vận dụng trong hai câu cuối, anh (chị) cảm nhận như thế nào về nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm?

Lời giải chi tiết:

- Với điển tích Thuần Vu, ta thấy hai câu cuối của bài thơ thể hiện quan niệm sống mang tính triết lý của tác giả: sống ẩn dật, xa lánh cuộc đời bon chen để giữ cho tâm hồn cốt cách được trong sạch: với “phú quý” (sự giàu sang) nhà nho chỉ thấy “tựa chiêm bao” (như trong giấc mộng) nghĩa là có mà cũng như không, rất phù phiếm, không có gì quan trọng...

- Đây là triết lý của đạo Nho: sự thịnh hay suy là quy luật của vũ trụ, đất nước, triều đại có lúc hưng, lúc vong. Nhà nho là người “hiểu được ý Trời” nên khi nào ra làm quan, khi nào về ở ẩn, tất thảy đều tuân theo “mệnh Trời” (với tư cách là hình ảnh của quy luật tự nhiên và xã hội). Trong cả hai trường hợp, nhà nho chân chính đều tự coi mình là cao quý, họ phải giữ cho tâm hồn, cốt cách trong sạch, không bị thói đời làm hoen ố.

=> Hai câu cuối cho thấy tâm hồn, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện rõ là một kẻ sĩ thanh cao và trong sạch.

Câu 5

Video hướng dẫn giải

Câu 5 (trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì?

Lời giải chi tiết:

- Quan niệm nhà của Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là tìm đến sự nhà nhã để chẳng phải vất vả, cực nhọc. Nhàn cũng không phải để thỏa thú nhàn tản của bản thân, thây kệ cuộc đời, không bận tâm đến xã hội.

- Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhàn là sống hòa hợp với tự nhiên, thuận theo tự nhiên; nhàn là xa rời phương danh lợi, quyền quý để giữ cốt cách thanh cao.

- Bản chất chữ "nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhàn thân mà không nhàn tâm. Nhàn mà vẫn lo âu việc nước, việc đời. Nhà thơ tìm đến "say" nhưng là để tỉnh: "Rượu đến cội cây ta sẽ uống/ Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao"

=> Quan niệm sống nhàn của ông chứa đựng nhiều yếu tố tích cực khác với lối sống "độc thiện kỳ thân" (tốt cho riêng mình".

Luyện tập

Câu hỏi (trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Cảm nhận chung về cuộc sống, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn.

Lời giải chi tiết:

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1549-1585), chứng kiến cảnh sống ngang trái, bất công trong triều đại phong kiến Việt Nam.

- Ông là người ngay thẳng nên từng dâng sớ chém đầu những tên nịnh thần, vua không nghe nên ông cáo quan về quê với triết lý: Nhàn một ngày là tiên một ngày.

- Tư tưởng, triết lý sống của ông là tư tưởng của đạo nho, ứng xử trong thời loạn, sống chan hòa với thiên nhiên, giữ tâm hồn thanh cao.

- Nhân cách của Nguyễn Bình Khiêm: thanh cao, trong sạch

Nhàn là chủ đề lớn trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, theo quan niệm của ông: sống tự nhiên, không màng danh lợi, đó cũng là triết lý nhân sinh độc đáo của nhà thơ.

- Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn: giản dị, đạm bạc mà thanh cao, trong sạch

+ Vui thú với lao động, nguyên sơ, chất phác

+ Không ganh tị với đời, với người, vẫn ung dung, ngạo nghễ

- Những hình ảnh dân dã, đời thường trong lối sinh hoạt của tác giả:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

+ Cuộc sống hòa mình với thiên nhiên, thanh tao trong cách ăn uống, sinh hoạt

+ Niềm vui, sự tự tại của tác giả thú vị vô cùng

- Hai câu thơ thực, thấy rõ tâm trạng, lối sống “nhàn” của tác giả:

+ Nghệ thuật đối lập: ta >< người, khôn >< dại, vắng vẻ >< lao xao

+ Suy nghĩ của bậc đại trí, tránh xa chốn quan trường thị phi

+ Ý thơ ngược với câu chữ, liên tưởng hóm hỉnh, sâu cay

- Hai câu kết: tâm thế ung dung tự tại, xem thường phú quý

+ Sử dụng điển tích vua Nghiêu Thuấn để thể hiện nhãn quan tỏ tường của nhà thơ. Phú quý chỉ là phù du, hư ảo như giấc chiêm bao.

=> Bài thơ là lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, quan niệm sống nhàn hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách, xem thường danh lợi.

Bố cục

Video hướng dẫn giải

Bố cục : 2 phần

- 6 câu đầu:cuộc sống và lẽ sống “nhàn”của tác giả

- 2 câu cuối:chiêm nghiệm về cuộc đời

ND chính

Bài thơ như lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan điểm sống nhàn là hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.

Loigiaihay.com

  • • quan điểm của tác giả về dại”, khôn” biểu hiện như thế nào?

    Soạn bài Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt (chi tiết)

    Soạn bài Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt trang 65 SGK Ngữ văn 10.Câu 1. Trong câu tục ngữ“Chết đứng còn hơn sống quỳ”, các từ “đứng” và được sử dụng theo nghĩa như thế nào?

  • • quan điểm của tác giả về dại”, khôn” biểu hiện như thế nào?

    Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 10 ngắn gọn tập 2 bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ. Câu 1: Việc làm của Ngô Tử Văn mang nhiều ý nghĩa.

  • • quan điểm của tác giả về dại”, khôn” biểu hiện như thế nào?

    Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 10 ngắn gọn tập 2 bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Đặng Trần Côn. Câu 1: - Trong những đêm cô đơn, buồn hổ, người thiếu phụ chỉ có ngọn đèn vô tri vô giác chia sẻ bao nỗi ưu tư.

  • • quan điểm của tác giả về dại”, khôn” biểu hiện như thế nào?

    Soạn bài Hồi trống cổ thành - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 10 ngắn gọn tập 2 bài Hồi trống cổ thành - La Quán Trung. Câu 1: -Trương Phi phẫn nộ đòi giết Quan Công vì khăng khăng buộc tội Quan Công ở với Tào Tháo là phản bội lời thể vườn đào, là trượng phu mà lại thờ hai chúa