Ý nghĩa của bánh hỏi

Liệu bạn có trả lời được hết các câu hỏi về ý nghĩa của những loại bánh Việt truyền thống dưới đây? Nếu đáp đúng toàn bộ thì bạn chính là bậc thầy thực sự.

Ít ai biết rằng, mỗi loại bánh truyền thống của người Việt đều có ý nghĩa đặc biệt đằng sau tên gọi. Không phải ngẫu nhiên mà dân gian lại đặt tên cho một loại bánh nào đó mà còn lồng ghép thông điệp, quan niệm ẩn sâu. Cũng chính nhờ điều này mà nền văn hóa – ẩm thực dân gian càng đậm đà, giàu bản sắc.

Liệu bạn có nắm bắt được hết các ý nghĩa phía sau tên gọi của các loại bánh thuần Việt? Nếu chưa tìm hiểu hết, hãy khám phá ngay những thông tin thú vị dưới đây.

Vì sao lại gọi là “bánh tét”?

Thực ra đây chính là nói trại của “bánh Tết” thành “bánh tét”. Giống như bánh chưng ở miền Bắc thì bánh tét chính là bánh truyền thống của miền Nam mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Loại bánh này được làm từ gạo nếp, bên trong có nhân đỗ xanh, thịt heo. Bề ngoài có dáng dài nên còn được gọi là bánh đòn. Do tính chất vùng miền mà người ta gọi như vậy.

Ý nghĩa của bánh hỏi

Bánh tét là cách nói trại của người miền Nam về “bánh Tết”.

Tại sao người ta gọi “bánh gio”?

Bánh gio hay còn gọi là bánh tro. Sở dĩ, loại bánh này được đặt tên như vậy là trong nguyên liệu thành phần có lẫn nước tro. Người xưa có thói quen đọc trại từ “tro” thành “gio”. Bởi vậy bánh này mới có 2 tên như chúng ta vẫn thường gọi. Bánh gio được là từ gạo nếp. Nước tro là lọc từ tro các loại thảo mộc sau khi đốt đã vò mịn. Ngoài dùng ngâm gạo, nước tro còn đường sử dụng làm nước luộc bánh.

Ý nghĩa của bánh hỏi

Bánh gio hay bánh tro, bánh nẳng, khi ăn thường được chấm cùng mật mía.

Tên gọi của “bánh xèo” bắt nguồn từ đâu?

Rất đơn giản, đó là khi đổ bánh sẽ tạo ra âm thanh “xèo xèo”. Vì vậy người ta gọi là bánh xèo. Đây là một trong những loại bánh được người Việt đặc biệt yêu thích. Bên ngoài là lớp vỏ vàng ươm, giòn rụm. Bên trong có nhân giá xào cùng tôm, thịt. Khi ăn, bánh xèo sẽ được cuốn cùng bánh tráng, rau sống và chấm nước mắm pha.

Ý nghĩa của bánh hỏi

Gọi là bánh xèo vì khi đổ bánh thường phát ra âm thanh “xèo xèo”.

Tại sao người ta đặt tên “bánh đúc”?

Bánh đúc được đặt tên do cách thức làm nên chúng, đó là “đúc” từ bột gạo mà ra. Người ta sẽ dùng bột gạo lỏng, giống hồ thắng, đúc lại thành bánh. Người miền Bắc thường làm bánh đúc lạc ăn vào mùa hè và bánh đúc nóng ăn vào mùa đông.

Ý nghĩa của bánh hỏi

Bánh đúc là “đúc” từ gạo mà thành. Ngoài bánh đúc lạc còn có bánh đúc nóng, có nhân mặn là thịt, mộc nhĩ…

Vì sao lại đặt tên là “bánh hỏi”?

Gọi là bánh hỏi vì có quá nhiều người thắc mắc, không ngừng hỏi về thứ bánh này nên người xưa đặt luôn tên như vậy. Bánh hỏi được làm từ bột gạo, là một dạng biến tấu của bún tươi. Người Bình Định ngày xưa vì thấy sợi bún lớn nên làm cho nhỏ lại, tạo nên món bánh hỏi như bây giờ.

Ý nghĩa của bánh hỏi

Bánh hỏi thường được ăn cùng heo quay, cuốn với rau thơm, chấm nước mắm chua ngọt. (Ảnh: @homnay_tuiangi).

“Bánh tai” có tên gọi từ đâu?

Tên gọi bánh tai bắt nguồn từ chính hình dáng của chúng. Loại bánh này có bề ngoài giống như chiếc tai, được làm từ gạo tẻ. Bên trong nhân bánh có thịt lợn băm nhỏ, mộc nhĩ, có vị bùi, ngậy rất thơm ngon.

Ý nghĩa của bánh hỏi

Gọi bánh tai là vì loại bánh này có hình dáng giống như chiếc tai, cong một đường cánh cung đẹp mắt.

Ý nghĩa của tên gọi “bánh ít”?

Bánh ít có tên gọi bắt nguồn từ con gái Vua Hùng. Tương truyền rằng Vua Hùng thứ 6 có nàng con út rất giỏi làm bếp. Bánh ít chính là “tác phẩm” mà nàng công chúa này đã tạo ra. Để phân biệt với các loại bánh khác như bánh chưng, người ta đã gọi là bánh ít, hay chính là “bánh của nàng út ít”.

Ý nghĩa của bánh hỏi

Bánh ít là cách gọi giản lược của tên gọi thân mật nàng công chúa út của Vua Hùng..

Bánh Hỏi là một trong những món ăn dân dã tại nhiều nơi tại nước ta. Đặc biệt, tại các vùng Nha Trang, Bình Định, Bến Tre, Phú Yên, Vũng Tàu thì đây còn được coi là một món ăn đặc sản. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin về món Bánh Hỏi và cách làm món bánh này chi tiết nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Thành phần dinh dưỡng của món Bánh Hỏi

Bánh Hỏi không chỉ là một món ăn bình dân hàng ngày mà còn được dùng như một món ăn sang trọng để thiết đãi khách tại các bữa tiệc quan trọng. Bánh Hỏi được coi là biến thể của bún tươi, cung cấp một lượng tinh bột khá lớn cho con người.

Ý nghĩa của bánh hỏi

Bánh Hỏi có hàm lượng giá trị tinh bột khá cao

Hàm lượng tinh bột trong Bánh Hỏi có vai trò khá quan trọng đối với quá trình tiêu hóa của con người. Bởi lúc này, tinh bột sẽ bị thủy phân thành đường Glucose, cung cấp năng lượng calo cho hoạt động sống của cơ thể.

Đặc biệt, trong Bánh Hỏi cũng có chứa hàm lượng Vitamin B cùng các khoáng chất thiết yếu (đặc biệt Fe và Ca) bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

Những nguyên liệu dùng để làm Bánh Hỏi

Là một loại đặc sản của miền Trung, món Bánh Hỏi được tạo thành từ nguyên liệu khá đơn giản bởi bột gạo, lá hẹ và nước lọc. Tuy nhiên, để có thể làm được một món Bánh Hỏi ngon chúng ta cũng cần biết cách lựa chọn loại gạo phù hợp và đảm bảo chất lượng.

Ý nghĩa của bánh hỏi

Nguyên liệu để làm Bánh Hỏi rất đơn giản chỉ gồm gạo tẻ

Các chỉ tiêu được đưa ra khi lựa chọn gạo là Bánh Hỏi bao gồm:

+ Gạo thơm (gạo tẻ ngon), không bị ẩm mốc hay sâu mọt

+ Tỷ lệ tạp chất đạt dưới 0,1%

Dụng cụ cần có để làm Bánh Hỏi

Để chế biến được món Bánh Hỏi, bạn cần chuẩn bị một bộ khuôn bằng khối inox hay ống đồng. Thông thường kích thước của khuôn có đường kính khoảng  7- 8 cm (cỡ lớn có thể đến 20 cm) và chiều cao khoảng 50 cm.

Ý nghĩa của bánh hỏi

Chúng ta sẽ cần chuẩn bị khuôn trước khi làm Bánh Hỏi

Phần miệng của ống thường được thiết kế loe ra để có thể tựa vào bàn gỗ. Đáy ống sẽ có 1 giá dày khoảng vài cm với nhiều lỗ nhỏ (như đầu kim). Các đầu lỗ này rất quan trọng, nếu lỗ quá to sợi bánh lớn ăn sẽ không ngon, lỗ quá nhỏ bột sẽ không lọt qua được.

Ngoài ra, những dụng cụ bạn cần chuẩn bị thêm như: Xoong, chảo, dao, đũa … Hãy chuẩn bị thật kỹ càng để không bị gián đoạn, ảnh hưởng khi bắt đầu quy trình làm bánh.

Quy trình làm Bánh Hỏi chi tiết từ A – Z đơn giản tại nhà

Là một món ăn phổ biến tại Việt Nam, nếu như bạn đã từng thưởng thức món Bánh Hỏi này thì sẽ không thể bỏ qua cách làm bánh. Dưới đây là chi tiết cách làm Bánh Hỏi mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc.

Lựa chọn và xử lý nguyên liệu gạo đầu vào

Nguyên liệu gạo trước khi đưa vào cần phải được lựa chọn, sàng lọc kỹ để loại bỏ các tạp chất như cát, sỏi. Tiến hành vo gạo, đãi bằng nước sạch vài lần để đảm bảo nguyên liệu đầu vào được tốt nhất.

Ý nghĩa của bánh hỏi

Việc lựa chọn nguyên liệu đầu vào khá quan trọng nên bạn cần chú ý

Ngâm gạo trong nước sạch

Sau khi được làm sạch qua khâu sơ chế, bạn tiến hành ngâm gạo vào nước sạch trong thời gian khoảng 10 tiếng (1 đêm). Bước này mục đích chính để làm gạo sẽ mềm ra do hút được một lượng nước nhất định. Điều này sẽ giúp cho bột gạo khi xay sẽ dẻo và mềm hơn.

Ngoài ra, hãy lưu ý rằng lượng nước bạn sử dụng để ngâm gạo cần ngập toàn bộ khối gạo nhé. Mỗi một khâu trong quy trình sẽ ảnh hưởng đến chất lượng Bánh Hỏi sau này.

Xay bột gạo (nghiền ướt)

Sau khi ngâm gạo xong, bạn tiến hành vớt gạo ra và bước vào khâu nghiền ướt. Quá trình xay gạo có thể dùng tay như sau: cho một muỗng gạo và một muỗng nước sạch vào cối nghiền cho tới khi tạo thành dịch bột trắng.

Ý nghĩa của bánh hỏi

Quá trình xay bột gạo cần được thực hiện kỹ càng để bột gạo thật nhuyễn

Chúng ta có thể tăng công suất nghiền và rút ngắn thời gian bằng cách cơ giới hóa với máy nghiền 2 thớt kiểu đứng hay nằm. Gạo sẽ được nghiền nhuyễn cùng với lượng nước chảy qua lưới lọc 2400 lỗ/ cm2 để tạo ra một loại bột mịn dễ tạo hình và tăng độ dẻo dai cho sợi bún sau này.

Loại bỏ nước và hồ hóa

Việc làm ráo nước khá quan trọng, chúng ta sẽ thực hiện trong các bể hay thúng tre có thiết kế kèm lót vải lọc. Mục đích để chuyển dung dịch bột gạo loãng xang dạng bột ẩm để có thể nắm lại được thành dạng cục.

Quá trình hồ hóa là việc sử dụng nhiệt để xử lý tinh bột nhằm tạo nên hiện tượng hồ hóa tinh bột. Mục đích làm tinh bột hút nước, giãn nở và tăng thể tích gấp nhiều lần ban đầu. Bạn sẽ tiến hành cho bột gạo đã được làm khô vào nồi nước đang sôi (chú ý lượng nước tương đương lượng bột gạo cho vào).

Ý nghĩa của bánh hỏi

Bước hồ hóa tinh bột là một trong những bước rất quan trọng bạn không thể bỏ qua

Trong quá trình nấu bạn cần phải khuấy đều và liên tục để đảm bảo cho khối bột chín đều. Khi thấy bột trở nên dẻo, đặc và hơi trong thì nghĩa là bột vừa chín tới.

Bước làm nguội, nhồi và chia bột

Sau bước nấu bột đến khi vừa chín bạn hãy để bột nấu nguội dần để có thể nhồi và chia bột. Việc nhồi bột sẽ giúp cho khối bột được mềm và dẻo dai hơn khá nhiều.

Quá trình ép và tạo hình Bánh Hỏi

Chúng ta tiến hành cho bột vào khuôn đã chuẩn bị từ trước. Các khuôn thường sẽ có hình ống, hình chữ nhật hay dạng trụ tròn. Sau đó, bạn dùng một khối gỗ có kích thước và hình dạng vừa với khuôn để ép cho bột gạo chảy ra.

Ý nghĩa của bánh hỏi

Việc ép và tạo hình dạng cho Bánh Hỏi cần có 2 người thực hiện

Sức ép cần dùng sẽ khá lớn bởi bột đặc mà các lỗ của khuôn lại nhỏ. Thông thường sẽ cần tới hai người trong quá trình ép Bánh Hỏi, một người ép và một người cắt bánh. Các sợi bánh chui qua các lỗ sẽ được cắt thành từng đoạn đều nhau (khoảng 10cm) và được đem đi hấp cách thủy.

Quá trình tạo hình Bánh Hỏi sẽ phụ thuộc vào tính chất của sợi bột. Chính bởi thế, khâu hồ hóa tinh bột rất quan trọng mà chúng ta không được lơ là.

Hấp Bánh Hỏi – công đoạn cuối cùng

Tiến hành đun sôi nước và cho các sợi bột vào hấp cách thủy khoảng 3 phút. Qua công đoạn này, chúng ta sẽ cho ra một sản phẩm Bánh Hỏi hoàn chỉnh.

Cách thưởng thức món Bánh Hỏi ngon nhất

Mỗi một món ăn đều sẽ có cách thưởng thức khác nhau với những hương liệu đi kèm. Đặc biệt, khi sử dụng món Bánh Hỏi, nếu không biết cách thưởng thức chúng ta sẽ không cảm nhận được hết vị ngon của chúng. Vậy khi ăn Bánh Hỏi sẽ dùng nguyên liệu đi kèm là gì? Chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn ngay sau đây.

Ý nghĩa của bánh hỏi

Để thưởng thức Bánh Hỏi ngon nhất chúng ta cần dùng đến lá hẹ ăn kèm

Nguyên liệu đi kèm nhất thiết phải có với Bánh Hỏi là lá hẹ. Lá hẹ chúng ta sẽ đem thái nhỏ và xào với dầu ăn cho thơm. Sau đó dùng dầu ăn này phết qua lên những tấm Bánh Hỏi trước khi thưởng thức, bởi hương vị chính của Bánh Hỏi là từ lá hẹ khử dầu được tạo thành. Nó giúp cho bánh vừa ngon, vừa thơm mà không cần phải ăn kèm một loại rau gia vị nào.

Ngoài ra, ăn Bánh Hỏi cũng cần thêm một chút nước mắm pha với tỏi, ớt, chanh, đường … để tăng độ đậm đà cho món ăn.

Hướng dẫn bảo quản món Bánh Hỏi được lâu và đảm bảo nhất

Trong quá trình sử dụng Bánh Hỏi, khi dùng không hết chúng ta hoàn toàn có thể bảo quản món bánh này. Bạn tiến hành xếp bánh vào một chiếc giỏ bằng tre (được lót thêm lá chuối), không được bịt kín bằng giấy nilon. Sau đó để bánh hỏi vào trong ngăn mát tủ lạnh có thể giữ bánh 1 – 2 ngày.

Một số món ăn được chế biến với Bánh Hỏi

Bánh Hỏi ngoài việc dùng ăn riêng như một món ăn hàng ngày thì chúng ta cũng có thể tạo món ăn khác cùng với loại bánh này. Dưới đây là một số món ăn đi kèm Bánh Hỏi chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc.

Món Bánh Hỏi thịt nướng

Bước 1: Đầu tiên chúng ta cần chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm: 1Kg Bánh Hỏi, 500 gram thịt nạc dăm, rau thơm, xà lách, hành tỏi, sả.

Ý nghĩa của bánh hỏi

Bánh Hỏi thịt nướng hiện nay được khá nhiều người ưa chuộng

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

+ Rửa sạch thịt, thái mỏng vừa đủ

+ Làm sạch hành, tỏi và băm nhỏ

+ Xà lách, rau thơm tiến hành nhặt sạch phần bị hư, rửa sạch

+ Pha nước gia vị: mắm chấm + đường + nước cốt chanh + nước lọc + ớt

Bước 3: Thịt đem ướp với tỏi, hành tím, sả băm và trộn đều để khoảng 1h. Sau đó, xiên thịt vào que và đưa vào lò nướng khoảng 20oC. Khi được khoảng 10 phút bạn mở nắp lò và rưới thêm nước sốt vào xiên thịt. Nướng tiếp 10 phút là bạn có thể lấy ra được.

Bước 4: Bánh Hỏi mua về chúng ta cắt thành từng tấm nhỏ rồi đem cuộn lại và bạn đã có thể thưởng thức món bánh hỏi cùng thịt nướng rất ngon miệng.

Bánh Hỏi cuộn nấm

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: Bánh Hỏi, 300 gram nấm bào ngư, cà rốt dưa leo, rau thơm, nước mắm, chanh, đường, ớt …

+ Bước 1: Rửa sạch nấm bào ngư và tiến hành xào cùng hạt nêm, dầu ăn, nước tương. Chú ý chỉ xào tới khi nấm ráo và lửa vừa tới nhé.

Ý nghĩa của bánh hỏi

Bánh Hỏi cuộn nấm khá dễ làm mà chúng ta có thể thực hiện tại nhà

+ Bước 2: Cắt dưa leo, cà rốt theo hình dài tương đương với chiều ngang của Bánh Hỏi.

+ Bước 3: Dùng Bánh Hỏi cuốn rau thơm, dưa leo, nấm … và chấm nước mắm chua ngọt đã được pha chế.

Việc tự làm món Bánh Hỏi tại nhà sẽ giúp bạn có thể thưởng thức món ăn do chính tay mình nấu. Mặt khác cũng sẽ giúp đảm bảo vấn đề Vệ sinh an toàn thực phẩm dành cho rau quả sạch. Hi vọng những thông tin qua bài viết trên đã phần nào cung cấp những kiến thức bổ ích đến bạn đọc. Chúc các bạn sức khỏe và thành công!