Xuất khẩu dịch vụ du lịch la gì

Cần phải biết điều này, nếu không làm quần quật cả năm, ô nhiễm thì hứng đủ, giá nhân công thì rẻ mạt, nhưng tiền, lợi nhuận lại vào túi người khác, túi nước ngoài, kết quả sản xuất thì tăng trưởng cao nhưng chất lượng sống không tăng tương ứng, thậm chí có mặt còn bị sụt giảm.

Việt Nam sau hàng chục năm tỷ trọng trong GDP của nhóm ngành dịch vụ liên tục bị sụt giảm (năm 1995 đã đạt 44,06%, đến năm 2004 chỉ còn 37,98%), từ vài ba năm nay tuy đã tăng lên nhưng mới tăng rất nhẹ (năm 2005 đạt 38,01%, năm 2006 đạt 38,08%, năm 2007 ước đạt 38,14%). Để tăng tỷ trọng của nhóm ngành dịch vụ trong GDP thì một mặt phải chuyển dịch cơ cấu đầu tư, cơ cấu sản xuất nhưng mặt khác không kém phần quan trọng là phải bắt đầu từ đầu ra, trong đó có xuất khẩu dịch vụ.Vậy có thể thấy gì từ xuất, nhập khẩu dịch vụ hiện nay?

Có thể rút ra một số nhận xét ban đầu như sau:

Xuất khẩu dịch vụ du lịch la gì
Biểu đồ xuất, nhập khẩu dịch vụ qua các năm

Thứ nhất, quy mô xuất khẩu dịch vụ nói chung còn rất nhỏ. Rất nhỏ khi xét trên các góc độ khác nhau. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ trong tổng kim ngạch xuất khẩu (gồm cả kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và kim ngạch xuất khẩu dịch vụ) vừa nhỏ và lại có xu hướng giảm đi (năm 2005 còn chiếm 11,6%, năm 2006 giảm xuống còn 11,4%, năm 2007 giảm xuống tiếp còn 11,1%). Tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu dịch vụ luôn luôn thấp hơn tốc độ tăng của xuất khẩu hàng hóa (năm 2006 tăng 19,5% so với tăng 22,7%, năm 2007 tăng 18,2% so với tăng 21,5%).

Thứ hai, cơ cấu xuất khẩu dịch vụ còn một số bất hợp lý và chuyển dịch chậm. Dịch vụ du lịch (xuất khẩu tại chỗ) chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 55,2% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ) nhưng tốc độ tăng còn thấp và “mật độ” khách du lịch quốc tế đến Việt Nam còn thấp so với của các nước trong khu vực, ở châu Á và trên thế giới (bình quân lượt khách tính trên 100 dân của Việt Nam mới đạt khoảng 5 người, trong khi của Campuchia là 8,1, của Lào là 15,4, của Thái Lan là 18,4, của Malaysia là 61,3, của Singapore là 199,4, của khu vực Đông Nam Á là 10,6, của Hồng Kông là 320,8, của toàn thế giới là 10,9, của châu u là 10,9, của châu Mỹ 14,8, của châu Đại Dương là 14,8...).

Ngoài du lịch, một số loại dịch vụ khác còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, như dịch vụ bảo hiểm chỉ chiếm 1,1%, dịch vụ bưu chính viễn thông chiếm tỷ trọng 1,7%, dịch vụ tài chính chỉ chiếm 5,5%... Ngay dịch vụ hàng hải của một nước có vùng biển rộng hàng triệu km2, có bờ biển dài trên 3.000 km, nhưng chỉ chiếm 13,4%.

Thứ ba, trong xuất, nhập khẩu dịch vụ, Việt Nam vẫn ở vị thế nhập siêu. Năm 2005 nhập siêu 215 triệu USD, năm 2006 nhập siêu 22 triệu USD, năm 2007 nhập siêu 367 triệu USD. Những yếu tố làm mất cân đối cán cân xuất, nhập khẩu dịch vụ gồm có cước phí I, F hàng hóa nhập khẩu do nước ngoài thu được ở mức rất lớn và tăng nhanh qua các năm (năm 2005 là 1.509 triệu USD, năm 2006 là 1.812 triệu USD, năm 2007 ước 2.482 triệu USD); dịch vụ bảo hiểm xuất khẩu chỉ có 65 triệu USD, nhưng nhập khẩu lên đến 210 triệu USD; dịch vụ khác xuất khẩu có 277 triệu USD, nhưng nhập khẩu lên tới 1.030 triệu USD. Điều đó chứng tỏ sự vươn lên và sức cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, nhiều loại và thị phần đã rơi vào tay những doanh nghiệp, tổ chức ngoài nước.  

N.M

Trong những năm gần đây, du lịch ở nước ta đang đà phát triển mạnh mẽ, hướng tới trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Song song với đó, dịch vụ du lịch cũng được nhiều người quan tâm. Vậy dịch vụ du lịch là gì? dịch vụ du lịch có những đặc điểm nào? Cùng Luận Văn 24 tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Xuất khẩu dịch vụ du lịch la gì
Dịch vụ du lịch là gì?

  • Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người (cá nhân hoặc tập thể) đến những nơi không thuộc khu vực mình cư trú thường xuyên nhằm mục đích tham quan, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định (không bao gồm mục đích công việc).
  • Ngành du lịch có mối liên kết mạnh mẽ với các nhóm ngành khác (nhất là về dịch vụ) như: ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, giao thông, giải trí. Có thể nói, chúng có mối quan hệ cùng tiến, cùng lùi với nhau. Ngành du lịch hiện mang lại rất nhiều cơ hội việc làm, mức thu nhập tốt dành cho người lao động.
  • Theo Luật du lịch năm 2005 của Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:  “Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.”
  • Dịch vụ du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng. Nói một cách đơn giản:

Dịch vụ du lịch = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ và hàng hoá du lịch

  • Theo Michael M.Coltman, dịch vụ du lịch có thể là một món hàng cụ thể như thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát.
  • Điểm chung nhất mà dịch vụ du lịch mang lại cho du khách chính là sự hài lòng. Nhưng đó không phải là sự hài lòng như khi ta mua sắm một hàng hoá vật chất mà ở đây sự hài lòng là do được trải qua một khoảng thời gian thú vị, tồn tại trong ký ức của du khách khi kết thúc chuyến đi du lịch. Vậy để thu hút và lưu giữ khách du lịch, chúng ta phải tổ chức các dịch vụ ở những nơi có khí hậu thuận lợi, có vẻ đẹp tự nhiên độc đáo và đồng thời cả những nơi có các di tích lịch sử, các viện bảo tàng.

Thường thường, người ta phân biệt ba mức độ trong khái niệm của một dịch vụ du lịch:

2.1. Dịch vụ di lịch chính trả lời cho câu hỏi

  • Dịch vụ du lịch chính trả lời cho câu hỏi: người mua thật sự muốn được gì? Sản phẩm này là trung tâm của số cung đối với du khách.
  • Sản phẩm chính không phải xác định theo một thành phần chính mà là nhu cầu cần thoả mãn chính hoặc là phần lợi ích của sản phẩm này khác với các sản phẩm cạnh tranh khác, chẳng hạn một điểm trượt tuyết, một sân golf, một chỗ nghỉ mát, một chuyến du hành đường thuỷ…

2.2. Dịch vụ du lịch hình thức

  • Dịch vụ du lịch hình thức: Dịch vụ du lịch hình thức tương ứng với sản phẩm mà nó có mặt lúc mua hoặc chọn lựa.
  • Nó là sản phẩm cốt yếu được cụ thể hóa bằng những yếu tố hoặc những dịch vụ rõ ràng như khách sạn, nhà hàng, trang thiết bị.
  • Nó không còn là một sản phẩm ở trong khái niệm mà là một thành phẩm có thương mại hóa và có ích hoặc được du khách tiêu thụ.

2.3. Dịch vụ du lịch mở rộng

  • Dịch vụ du lịch mở rộng: là toàn bộ những yếu tố liên quan đến người tiêu dùng, tức là du khách
  • Là tổng thể do các yếu tố nhìn thấy được cũng như không nhìn thấy được cung cấp cho người du lịch, đặc biệt là những lợi ích tâm lý như là cảm giác lạ, được coi là thành phần ưu tú, thượng lưu…

Xuất khẩu dịch vụ du lịch la gì
3 mức độ trong khái niệm dịch vụ du lịch là gì?

Xem thêm:

Dịch vụ du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng đặc biệt (nhu cầu hiểu biết kho tàng văn hoá lịch sử, nhu cầu thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên …).

Mục đích chuyến đi

  • Mặc dù trong cấu thành dịch vụ du lịch có những hàng hoá và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu ăn ở, đi lại của con người nhưng mục đích chính của chuyến đi không phải để thoả mãn nhu cầu ấy mà là để giải trí, tìm hiểu, nâng cao tầm hiểu biết, nghiên cứu …
  • Vì vậy cần phải chú ý vào nhu cầu của du khách để họ cảm thấy hài lòng.

3.2. Thỏa mãn nhu cầu thứ yếu

  • Dịch vụ du lịch chỉ thoả mãn những nhu cầu thứ yếu của con người.
  • Du lịch là nhu cầu phát sinh sau khi con người đã đủ ăn, mặc. Vì vậy nhu cầu du lịch chỉ đặt ra khi người ta có thời gian nhàn rỗi và có thu nhập cao.
  • Như vậy, du lịch là một trong những khoản chi tiêu bị cắt giảm đầu tiên nếu mức thu nhập giảm.

3.3. Đặc tính không cụ thể

  • Dịch vụ du lịch là không cụ thể, do đó không đặt ra vấn đề nhãn hiệu như là hàng hoá.
  • Vì vậy mà dịch vụ du lịch rất dễ bị bắt chước, cụ thể là người ta sao chép chương trình du lịch đã đặt ra, bắt chước cách bày trí phòng đón tiếp hay một quy trình phục vụ được nghiên cứu công phu.
  • Do tính chất không cụ thể nên không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua, vì vậy nhiều người chưa từng đi du lịch rất phân vân khi chọn dịch vụ du lịch nào. Chính vì vậy, quảng cáo trong du lịch rất là quan trọng.

3.4. Đặc Tính không thể dự trữ được

  • Việc tiêu dùng dịch vụ du lịch xảy ra cùng một thời gian và địa điểm nơi sản xuất ra chúng.
  • Do đó dịch vụ du lịch là không thể dự trữ được. Khi một buồng khách sạn không được thuê thì đêm nay khách sạn sẽ mất doanh thu chứ không thể để dành lưu kho để cộng thêm vào số buồng cho thuê đêm mai được.
  • Như vậy khách du lịch không thể thấy dịch vụ du lịch trước khi mua.
  • Thêm vào đó, chúng ta không thể vận chuyển dịch vụ du lịch tới cho khách hàng mà khách hàng phải tự đến nơi sản xuất ra dịch vụ du lịch.

3.5. Đặc tính thời vụ

  • Việc tiêu dùng dịch vụ du lịch có tính thời vụ. Đây là hiện tượng lúc thì cung không đáp ứng được cầu trong du lịch, lúc thì cầu quá thấp so với khả năng cung ứng.
  • Nguyên nhân chính là trong du lịch, lượng cung khá ổn định trong thời gian dài còn nhu cầu khách hàng thì thường xuyên thay đổi, dẫn tới có sự chênh lệch giữa cung và cầu.
  • Như vậy, kinh doanh du lịch có tính thời vụ (Trương Sĩ Quý, Hà Quang Thơ, 1995).

Xuất khẩu dịch vụ du lịch la gì
Đặc tính của dịch vụ du lịch

Hiện tại, Luận Văn 24 đang cung cấp dịch vụ viết thuê luận văn. Nếu bạn bận rộn không có thời gian để hoàn thành hay gặp bất cứ khó khăn nào trong việc hoàn thành bài luận, hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn giải quyết mọi vấn đề.

4. Vai trò của dịch vụ du lịch

4.1. Nguồn thu ngoại tệ

  • Du lịch là một ngành dịch vụ mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, làm tăng thu nhập quốc dân, tăng tỷ trọng GDP của ngành dịch vụ, góp phần tích cực trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
  • Du lịch là một ngành được mệnh danh là “con gà đẻ trứng vàng” đã giúp nhiều quốc gia có nguồn thu ngoại tệ hàng tỷ USD mỗi năm, bởi du lịch là hoạt động xuất khẩu hiệu quả nhất. Tính hiệu quả trong kinh doanh du lịch được thể hiện chỗ Du lịch là ngành “xuất khẩu tại chỗ” rất hiệu quả những dịch vụ, hàng hoá công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, hàng tiêu dùng nông sản thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ,…
  • Du lịch không chỉ là ngành xuất khẩu tại chỗ mà còn là ngành “xuất khẩu vô hình” sản phẩm du lịch. Đó là danh lam thắng cảnh, giá trị di tích lịch sử – văn hoá, tính độc đáo trong truyền thống phong tục tập quán…Sản phẩm này không bị mất đi qua mỗi lần đưa ra thị trường mà uy tín ngày càng tăng khi chất lượng dịch vụ làm thoả mãn nhu cầu của du khách.

4.2. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần

  • Dịch vụ du lịch tạo ra việc làm trực tiếp và gián tiếp cho các tầng lớp dân cư
  • Góp phần nâng cao dân trí, đời sống vật chất tinh thần cho người dân, mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và nước ngoài, tăng cơ hội việc làm cho người lao động
  • Khôi phục các làng nghề thủ công và lễ hội truyền thống có nguy cơ bị mai một và giảm bớt tình trạng đói nghèo, góp phần thay đổi diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang sạch đẹp hơn.

4.3. Kích thích tăng trưởng kinh tế

  • Du lịch góp phần kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng, phân phối lại thu nhập giữa các thành phần lao động trong xã hội, điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn.
  • Du lịch góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương thông qua việc thu thuế các cơ sở và hoạt động trên địa bàn. Du lịch phát triển làm cho nhu cầu về hàng hoá dịch vụ tăng lên, góp phần mở ra thị trường tiêu thụ tại chỗ các loại hàng hoá dịch vụ này. Ngoài ra nó còn tạo điều kiện cho du khách tìm hiểu thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh các ngành kinh tế khác.

Xuất khẩu dịch vụ du lịch la gì
Vai trò của dịch vụ du lịch là gì?

5. Những dịch vụ du lịch phổ biến hiện nay

Các dịch vụ du lịch phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Dịch vụ vận chuyển.
  • Dịch vụ lưu trú, ăn uống.
  • Dịch vụ tham quan, giải trí.
  • Hàng hoá tiêu dùng và đồ lưu niệm.
  • Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch.

6. Tổng quan về sản phẩm du lịch

6.1 Sản phẩm du lịch là gì?

  • Theo Luật du lịch năm 2005 của Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch.
  • Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những giá trị về vật chất lẫn tinh thần của một quốc gia, một địa phương, một cơ sở nào đó mà du khách đến hưởng thụ và trả tiền. Sản phẩm du lịch bao gồm sản phẩm vật thể và phi vật thể, sản phẩm tự nhiên và nhân tạo.
  • Quan điểm kinh tế hiện đại cho rằng sản phẩm du lịch bao gồm cả sản phẩm phi hình thể và sản phẩm hình thể vì đây là những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người đi du lịch. Cho nên sản phẩm du lịch vô cùng đa dạng phong phú, luôn phát triển đổi mới theo sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, lãnh thổ.

6.2 Đặc điểm của sản phẩm du lịch

a) Đặc trưng sản phẩm du lịch là tính vô hình

  • Sản phẩm du lịch không cụ thể, không tồn tại dưới dạng vật chất, do đó không thể sờ, không thể thử và không thể thấy sản phẩm kiểm tra chất lượng khi mua.
  • Không nhận thức một cách tường minh.
  • Do tính vô hình nên khách du lịch đánh giá chất lượng sản phẩm thông qua địa điểm, người phục vụ, trang thiết bị, thông tin, thương hiệu,…. Trước khi họ cần được cung cấp thông tin đầy đủ, tin cậy, cũng như tư vẫn một cách chuyên nghiệp.
  • Sản phẩm du lịch thường là một kinh nghiệm nên rất dễ dàng bị sao chép, bắt chước và việc làm khác biệt hóa sản phẩm manh tính cạnh tranh khó khăn hơn kinh doanh hàng hoá.

Xuất khẩu dịch vụ du lịch la gì
Đặc trưng của sản phẩm du lịch

  • Quá trình sản xuất phục vụ và quá trình tiêu dùng sản phẩm du lịch diễn ra gần như đồng thời trong cùng một thời gian và không gian. Cung thời gian : thời gian hoạt động của máy bay, tàu , khách sạn, nhà hàng phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách, hoạt động phục vụ khách diễn ra một cách liên tục không có ngày nghỉ và giờ nghỉ.

Cùng không gian: khách du lịch phải đến tận nơi để tiêu dùng sản phẩm chứ không thể vận chuyển sản phẩm đến nơi có khách như sản phẩm hàng hóa bình thường. Như vậy sản phẩm du lịch không thể tách rời nguồn gốc tạo ra dịch vụ.

  • Không chuyển giao sở hữu, chuyển giao sử dụng: Sản phẩm du lịch chỉ thực hiện quyền sử dụng mà không thực hiện quyền sở hữu, bởi khi đã sử dụng thì mất đi giá trị chi trở thành các trải nghiệm của bản thân(yếu tố phi vật chất), không thể sang tên, đổi chủ được.

c) Đặc trưng tính không đồng nhất

  • Tính vô hình của sản phẩm du lịch khiến cho các sản phẩm du lịch thường có chất lượng không lặp lại.
  • Chỉ khi tiêu dùng sản phẩm, khách mời mới cảm nhận được.
  • Khó lượng hóa.

d) Đặc trưng tính không dự trữ, tồn kho:

  • Sản phẩm du lịch không thể lưu kho và cất trữ: để thực hiện được sản phẩm du lịch, công ty lữ hành phải đặt trước các dịch vụ : vận chuyển , ăn uống, ngủ nghỉ, máy bay, tàu, khách sạn…..Không thể để tồn kho một ngày buồng và một chỗ trong nhà hàng vì không tiêu thụ được sẽ mất không một khoản thu nhập.
  • Cung bị thụ động, khó đáp ứng khi cầu bị biến động.

Việc nghiên cứu vấn đề đa dạng hóa sản phẩm du lịch, trước hết chúng ta cần làm rõ khái niệm sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch là tổng thể những yếu tố có thể trông thấy hoặc không trông thấy được, làm thỏa mãn nhu cầu cho du khách trong hoạt động du lịch.

Những tài nguyên thiên nhiên (bãi biển, núi rừng, sông suối, khí hậu, không gian thiên nhiên…) cũng như các cơ sở vật chất (khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí…) bản thân chúng không phải là sản phẩm du lịch, nhưng chúng lại trở thành sản phẩm du lịch khi mà các sản phẩm đó được sử dụng phục vụ cho nhu cầu của du khách. Thông thường người ta phân biệt ba mức độ trong khái niệm của một sản phẩm du lịch.

Xuất khẩu dịch vụ du lịch la gì
Đặc trưng của sản phaarmd ịch vụ du lịch là gì?

6.3. 5 Thành phần cơ bản của sản phẩm du lịch

  • Dịch vụ vận chuyển: Là một phần cơ bản của sản phẩm du lịch. Bao gồm các phương tiện đưa đón khách đến và thăm quan các địa điểm du lịch bằng các phương tiện giao thông hiện nay như : ô tô , xe máy, xe đạp, máy bay, tàu hỏa, thuyền…..
  • Dịch vụ lưu trú và ăn uống: Đây là thành phần chính cấu thành sản phẩm du lịch. Nó bao gồm các dịch vụ nhắm đáp ứng các nhu cầu của người du lich như : Khách sạn, lều trại, nhà hàng …
  • Dịch vụ tham quan giải trí: Điểm tham quan, công viên, di tích hội chợ, cảnh quan…
  • Hàng hóa tiêu dùng và các đồ lưu niệm
  • Các dịch vụ khác hỗ trợ khách du lịch: thủ tuc hộ chiếu, visa…..

Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn các thông tin xoay quanh “dịch vụ du lịch là gì?”. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích bạn trong quá trình học tập. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ hotline 0988552424 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.

Nguồn: Luanvan24.com

Tôi là Thu Trà, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 24 – Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu.  Website: https://luanvan24.com/ – Hotline: 0988552424.