Xe gắn máy khác gì xe mô tô

Nhiều người đã nhầm khi nghĩ mô tô là khái niệm được hiểu chỉ dành cho những chiếc xe phân khối lớn.

Xe gắn máy khác gì xe mô tô
Piaggio LX là mô tô, còn Mobylette là xe máy - Ảnh minh họa

Trong cuộc sống ngày nay, một phần do “tiện” hoặc do những chiếc xe ga, xe số, xe côn tay có động cơ lớn hơn 100cc xuất hiện tràn lan khiến mọi người lẫn lộn giữa cách gọi mô tô, xe máy và hầu như mặc định, cứ xe 2 bánh (không phải xe đạp điện) thì được gọi là xe máy.

Nhưng trên thực tế, mô tô và xe máy là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Theo như Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, tại điều 4 giải thích từ ngữ, mục 4.30 và 4.31 thì khái niệm về mô tô và xe máy được phân định một cách rạch ròi. Có thể hiểu mô tô là khái niệm chỉ những loại xe 2 bánh hoặc 3 bánh sử động cơ đốt trong dung tích lớn hơn 50cc và vận tốc thiết kế trên 50km/h như Honda Wave, Dream, Yamaha Exciter,... Còn xe máy hay xe gắn máy là loại xe có động cơ dung tích nhỏ hơn 50cc và vận tốc không quá 50km/h như Honda Cub, Liberty 50cc,…

Xe gắn máy khác gì xe mô tô

Cách ngồi đúng giúp biker điều khiển xe dễ dàng hơn, an toàn hơn cũng như “chất” hơn.

T.S

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt lỗi không tuân thủ biển cấm xe gắn máy. Theo đó, người vi phạm có thể bị phạt tiền lên đến 5 triệu đồng và bị tạm giữ Giấy phép lái xe. Việc trang bị những thông tin cần thiết về điều luật giúp người điều khiển phương tiện tránh được các lỗi vi phạm không đáng có.

Phân biệt biển cấm xe gắn máy và xe môtô

Hiện nay, nhiều người tham gia giao thông vẫn nhầm lẫn khái niệm xe gắn máy và môtô là một mà không biết rằng đây là 2 loại hình phương tiện riêng biệt. Khi lưu thông, sẽ có những biển cấm cho xe gắn máy và mô tô khác nhau.

Hiện nay có 2 loại biển báo cấm xe môtô và xe gắn máy phổ biến là:

Biển số P.104 - "Cấm xe máy": Báo đường cấm các loại xe máy, mô tô trừ xe được ưu tiên theo quy định. Biển không có giá trị cấm những người dắt xe máy. 

Biển số P.111a - "Cấm xe gắn máy": Báo đường cấm xe máy và xe gắn máy đi qua. Biển không có giá trị đối với xe đạp.

Do khác nhau về vận tốc tối đa và các yêu cầu về độ tuổi, bằng lái của người điều khiển nên biển cấm xe gắn máy và xe môtô cũng không giống nhau. Để dễ phân biệt, người tham gia giao thông lưu ý:

Biển báo cấm xe môtô, xe máy là biển số P.104 có biểu tượng người ngồi trên xe. Tuy nhiên, biển P.111a dành cho xe gắn máy sẽ không có ký hiệu người điều khiển xe. 

Theo quy định, biển báo P.111a “cấm xe gắn máy” áp dụng cho cả xe gắn máy và môtô. Biển P.104 "cấm xe máy" chỉ có tác dụng cấm môtô, xe máy, không cấm "xe gắn máy".

Xe gắn máy khác gì xe mô tô
Biển cấm xe môtô, xe máy có biểu tượng người ngồi trên xe. Ảnh: ATGT 

Những quy định về lỗi đi vào đường có biển cấm xe gắn máy

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người tham gia giao thông đi vào đường cấm sẽ bị phạt lỗi “Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm”. 

Cách xác định lỗi không tuân thủ biển báo cấm xe gắn máy

Hành vi không tuân thủ biển báo thường bị nhầm lẫn với lỗi sai làn, phần đường. Trên thực tế, người tham gia giao thông thường phạm lỗi này tại khu vực đường giao nhau, có đặt biển R.411 báo “Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo”.

Trường hợp người điều khiển xe mô tô, xe máy, xe gắn máy cố tình đi vào khu vực có biển báo P.104 hoặc P.111a tức là đã vi phạm quy định của Luật giao thông đường bộ.

Mức phạt khi vi phạm biển cấm xe gắn máy  

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người tham gia giao thông khi đi vào đường có biển cấm xe gắn máy và xe môtô, xe máy như sau:

Đối tượng bị xử phạt khi vi phạm: Người điều khiển, người ngồi trên xe môtô, xe máy, xe gắn máy (kể cả xe máy điện); Người điều khiển các loại xe tương tự xe môtô, xe gắn máy.

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng với hành vi: Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (theo điểm i Khoản 3 Điều 6).

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi: Đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đối với loại phương tiện đang điều khiển (theo điểm b Khoản 7 Điều 6).

Hình thức xử phạt bổ sung: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng tùy mức độ nặng nhẹ của hành vi.

Như vậy, khi đi vào đường có biển cấm xe gắn máy, xe môtô, người điều khiển phương tiện không chỉ bị phạt hành chính mà còn có thể bị tước Giấy phép lái xe. Hơn nữa, việc tuân thủ theo cảnh báo của biển cấm là hành động tôn trọng pháp luật và thể hiện sự văn minh của mỗi người dân và đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

Đối chiếu với các văn bản pháp luật, xe máy điện cũng là phương tiện thuộc xe gắn máy. Do đó người điều khiển loại hình phương tiện này cũng cần tuân thủ các quy định về biển báo cấm và các tình huống không được thực hiện trong quá trình lưu hành.