X1000rpm là gì

Xe của tôi khi mới nổ máy đồng hồ vòng tua trên 1.500 vòng/phút, nhưng xe khi đi nóng máy thì ở chế độ không tải vòng tua dưới 1.000 vòng/phút. Cho tôi hỏi hiện tượng ga-răng-ti cao rồi giảm xuống dưới 1.000 vòng/phút là do cái gì, cần sửa chữa bộ phận nào của xe. Xin cảm ơn!

(Độc giả Nguyễn Thanh Hải, email: )

Trả lời:

Trên tất cả các dòng xe dân dụng trang bị động cơ xăng, vòng tua ở chế độ không tải khi động cơ đạt đến nhiệt độ làm việc tối ưu (khoảng từ 80 – 90 độ C) được điều chỉnh ở khoảng 700 – 750 vòng/phút. Xe của bạn hoạt động ở số vòng tua đó khi không tải và máy nóng là hoàn toàn bình thường.

Còn khi mới khởi động vào buổi sáng sau một đêm hoặc nhiều ngày ngừng hoạt động, nhiệt độ của động cơ thường rất thấp, thậm chí thấp hơn nhiệt độ môi trường. Trong điều kiện nhiệt độ thấp, dầu bôi trơn bên trong động cơ vẫn còn sánh, khiến quá trình hoạt động của các chi tiết ma sát chưa được trơn tru, nên động cơ sẽ không thể vận hành với công suất tối ưu. Chính vì vậy, hộp điều khiển động cơ được thiết lập nhận tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ nước làm mát và đẩy số vòng tua không tải lên cao trên 1.000 vòng/phút (đồng thời ngắt mạch điện cung cấp cho quạt làm mát) để động cơ nhanh chóng đạt nhiệt độ lý tưởng. Quãng thời gian để động cơ đạt nhiệt độ lý tưởng vào mùa đông thường lâu hơn mùa hè.

Nhưng khi lái xe, bạn có thể liếc nhìn đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát để xem động cơ đã đạt đến nhiệt độ lý tưởng (trong khoảng 80 – 90 độ) hay chưa. Nhưng nếu nhiệt độ nước làm mát tăng vượt quá mức đó thì lại là tín hiệu nguy hiểm, và nếu không được phát hiện kịp thời thì sẽ làm cho động cơ bị hư hỏng nặng. Nguyên nhân của tình trạng tăng nhiệt thường là do cạn hoặc thiếu nước làm mát.

Chú ý khi sử dụng: Khi mới nổ máy vào buổi sáng, hãy để động cơ làm việc ở chế độ không tải khoảng 15 giây trước khi tăng ga. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để dầu bôi trơn được bơm đều đến các chi tiết máy.

Tại sao đồng hồ vòng tua máy lại quan trọng?

Trên một chiếc xe ô tô, đồng hồ vòng tua máy có tầm quan trọng đặc biệt không chỉ đối với người sử dụng xe, mà còn đối với cả các kỹ thuật viên sửa chữa tại các xưởng dịch vụ.

Đối với người sử dụng, bạn có thể biết và kiểm soát được tốc độ làm việc lý tưởng để tiết kiệm nhiên liệu nhất, hoặc thời điểm chuyển số (với xe số sàn) để đạt khả năng tăng tốc tốt nhất giúp vượt xe nhanh nhất, hoặc đạt sức kéo tốt nhất. Giả sử một chiếc xe có thông số 120 mã lực tại 6.000 vòng/phút có nghĩa là tại số vòng tua đó xe sẽ có gia tốc tốt nhất. Một chiếc xe máy dầu ghi mô-men xoắn 400Nm tại 2.000 vòng/phút nghĩa là tại số vòng tua đó xe đã đạt sức kéo tối đa.

Còn đối với kỹ thuật viên, đồng hồ vòng tua cũng cung cấp thông tin giúp các chuyên gia sửa chữa bảo dưỡng xe kiểm soát tình trạng hoạt động của động cơ để có phương án xử lý tốt nhất.

Vô-lăng sắt

(Bài viết được thực hiện với sự hỗ trợ của Toyota Việt Nam)

You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an alternative browser.

Đồng hồ vòng tua máy ô tô sẽ cho người dùng biết được tình trạng hoạt động của động cơ. Vậy số vòng tua máy ô tô bao nhiêu là bình thường?

Đối với một chiếc ô tô, đồng hồ vòng tua máy cũng có vai trò quan trọng không kém gì các bộ phận khác. Người sử dụng có thể kiểm soát được tốc độ làm việc của xe để có thể tiết kiệm nhiên liệu tốt nhất, ngoài ra còn có thể tăng tốc, đạt sức kéo tốt nhất khi xe chuyển số trong trường hợp bạn dùng xe số sàn. Còn với những thợ sửa chữa bảo dưỡng ô tô, họ thường dựa vào thông tin hiện trên đồng hồ để có thể nắm bắt được tình trạng của động cơ, qua đó sẽ có những giải pháp khắc phục.

Theo chia sẻ của những chuyên gia có kinh nghiệm về ô tô, với những dòng xe được trang bị động cơ xăng, vòng tua ở chế độ không tải khi động cơ đạt đến nhiệt độ tối ưu trong khoảng 80 đến 90 độ C. Khi đó, vòng tua máy sẽ được điều chỉnh khoảng 700-750 vòng/phút. Do đó nếu lái xe thấy máy nóng trong chế độ này cũng là điều hoàn toàn bình thường và không có gì đáng lo ngại.

Ở trường hợp xe khởi động vào buổi sáng sớm, động cơ vận hành thường không được trơn tru và không đạt được công suất tối ưu. Nguyên nhân là do sau nhiều tiếng ban đêm không hoạt động, nhiệt độ của động cơ bị xuống mức thấp, thậm chí còn thấp hơn cả nhiệt độ môi trường nên dầu bôi trơn động cơ vẫn còn sánh.

Khi đó, cảm biến nhiệt độ nước làm mát sẽ ra tín hiệu đến hộp điều khiển động cơ, sau đó sau đó sẽ đẩy số vòng tua không tải lên trên 1000 vòng/phút, cùng lúc đó sẽ ngắt mạch điện cung cấp cho quạt làm mát để có thể đạt nhiệt độ động cơ lý tưởng. Ngoài ra, thời gian để làm nóng động cơ còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, cụ thể là mùa đông thường lâu hơn mùa hè.

Tuy nhiên, nếu để tình trạng nước nhiệt độ nước làm mát tăng vượt mức lý tưởng khoảng 80-90 độ C lại là tín hiệu nguy hiểm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiệt độ tăng lên bất thường như vậy thường xuất phát từ cạn hoặc thiếu nước làm mát. Nếu chủ xe không phát hiện ra lỗi để khắc phục kịp thời có thể sẽ khiến động cơ bị hư hỏng nặng.

Các chuyên gia cũng đã khuyến cáo trong quá trình sử dụng để đảm bảo động cơ hoạt động tốt, khi khởi động máy vào sáng sớm, tài xế nên để động cơ chạy khoảng 15 giây ở chế độ không tải trước khi tăng ga. Đây là thời gian rất lý tưởng giúp dầu bôi trơn có thể bơm đều đến được các chi tiết máy.

Theo Báo giao thông

Qua thời gian sử dụng ô tô, bộ phận trong máy sẽ xuất hiện nhiều cặn bẩn nếu tài xế không bảo dưỡng, súc rửa động cơ ô tô thường xuyên sẽ làm xe nhanh hỏng, hao nhiên liệu.

Viết bởi : Thành Nhân | 28/08/2016 07:10

Những ký hiệu, đèn báo trên bảng đồng hồ lái trên xe ô tô hiện nay không chỉ cảnh báo những hệ thống hoạt động cơ bản của xe ô tô như tình trạng nhiên liệu, tình trạng động cơ, hệ thống chiếu sáng, cảnh báo phanh tay... mà còn cảnh báo những hệ thống, công nghệ hỗ trợ lái được trang bị trên nhiều mẫu xe hiện đại ngày nay như ga tự động, hỗ trợ đỗ xe, hỗ trợ đỗ đèo... Việc nằm bắt các thông tin cảnh báo trên bảng đồng hồ lái sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn chiếc xe của mình, giúp bạn lái xe an toàn cũng như phòng ngừa những hư hỏng hệ thống của xe.
 

Chi tiết cụm đồng hồ lái trên xe ô tô

Về cơ bản, bất kỳ một bảng đồng hồ lái trên xe ô tô nào cũng chia thành 4 cụm đồng hồ chính:

  • Đồng hồ báo vòng tua máy (RPM hay vòng/phút)
  • Đồng hồ tốc độ xe (Km/h)
  • Đồng hồ nhiệt độ nước làm mát động cơ
  • Đồng hồ báo mức nhiên liệu trong xe

Với những xe trang bị số tự động sẽ có thêm báo các vị trí của cần số (P-R-N-D) cũng như các cấp số  (1,2,3,4,5,6...) nếu bạn đặt cần số tại các vị trí S (Sport) hay M (Manual).

Trên mỗi bảng đồng hồ thì số lượng các ký hiệu, đèn báo sẽ nhiều hay ít tuỳ thuộc vào những trang bị và công nghệ mà xe đó trang bị. Dù vậy có những ký hiệu cơ bản xuất hiện ở hầu hết các xe như: Đèn xi-nhan, bật đèn pha/đèn cos, Cảnh báo phanh tay, cảnh báo ắc quy, cảnh báo cửa đang mở, cảnh báo động cơ (check Engine), cảnh báo nhiên liệu, cảnh báo thắt dây an toàn...

Bên cạnh những đèn báo, nhiều dòng xe ngày nay đã trang bị thêm một màn hình hiển thị đa thông tin kích thước trung bình từ 3-5 inch trung tâm bảng đồng hồ lái, hiển thị khá nhiều các thông tin vận hành của xe như mức tiêu hao nhiên liệu trung bình của xe, quãng đường còn đi được với nhiên liệu trong bình, cảnh báo áp suất lốp, nhiệt độ ngoài trời, tình trạng hệ dẫn động (xe dẫn động 4 bánh)... giúp người lái nắm bắt tình trang hoạt động của xe hiệu quả hơn.
 

Ý nghĩa của các ký hiệu, đèn báo trên bảng đồng hồ lái xe ô tô

 Tags Công nghệ kỹ thuật ô tô Công nghệ an toàn trên ô tô

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

Tin mới cập nhật

Video liên quan

Chủ đề