Vụ Kinh tế dịch vụ Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế giữ chức vụ Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ.

Điều động, bổ nhiệm ông Trần Ngọc Hùng, Vụ trưởng phụ trách Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ giữ chức vụ Vụ trưởng Vụ Lao động, văn hóa, xã hội.

Điều động, bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài giữ chức vụ Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế.

Điều động, bổ nhiệm ông Đinh Lâm Tấn, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân giữ chức vụ Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển.

Điều động, bổ nhiệm ông Đỗ Thành Trung, Trưởng phòng Phòng Tổng hợp Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân.

Điều động, bổ nhiệm ông Phan Thanh Hà, chuyên viên Phòng Thư ký, Văn phòng Bộ giữ chức vụ Phó Giám đốc Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Điều động, bổ nhiệm ông Đỗ Tiến Thịnh, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh giữ chức vụ Phó Giám đốc Trung tâm Tin học.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc luân chuyển cán bộ trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư lâu nay được tiến hành thường xuyên nhằm xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp cơ sở, đáp ứng đòi hỏi của tình hình và nhiệm vụ mới.

Đồng thời, việc luân chuyển cán bộ còn tạo động lực mới, tư duy mới và rèn luyện kỹ năng quản lý cho cán bộ lãnh đạo, tránh chuyên quyền, độc đoán trong quản lý; tăng cường năng lực cho một số đơn vị được phân công thêm những nhiệm vụ mới cũng như đào tạo, tạo nguồn cho sau này.

Nhắc nhở các cán bộ vừa được bổ nhiệm cũng như cán bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng cho rằng, các đơn vị trong Bộ phải liên tục vươn lên theo hướng cải cách, phát triển, kiến tạo; đồng thời cần chuyển sang làm nghiên cứu, hoạch định chính sách nhiều hơn, tư duy ở tầm chiến lược hơn, để có thể tham mưu tốt nhất cho Đảng, Nhà nước./.


Bộ Kế hoạch và Đầu tư là gì? Cơ cấu tổ chức của Bộ kế hoạch đầu tư? Nhiệm vụ quyền hạn của Bộ kế hoạch đầu tư?

Bộ kế hoạch đóng vai trò chủ chốt trong việc quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê của nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Bài viết này sẽ tìm hiểu các quy định của pháp luật về vị trí, chứ năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ kế hoạch và đầu tư Việt Nam.

Căn cứ pháp lý:

– Nghị định số 86/2017/NĐ-CP quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ kế hoạch đầu tư.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là gì?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm: Tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch đầu tư công của quốc gia; cơ chế, chính sách quản lý kinh tế; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế; nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi và viện trợ phi chính phủ nước ngoài; đấu thầu; phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã; thống kê; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếng Anh là “Ministry of Planning & Investment”.

2. Cơ cấu tổ chức của Bộ kế hoạch đầu tư:

Căn cứ tại Điều 3 Nghị định số 86/2017/NĐ-CP quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ kế hoạch đầu tư, cơ cấu tổ chức của Bộ kế hoạch đầu tư gồm:

1. Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân.

2. Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ.

3. Vụ Tài chính, tiền tệ.

Xem thêm: Ngân hàng nhà nước Việt Nam là gì? Chức năng và nhiệm vụ?

4. Vụ Kinh tế công nghiệp.

5. Vụ Kinh tế nông nghiệp.

6. Vụ Kinh tế dịch vụ.

7. Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị.

8. Vụ Quản lý các khu kinh tế.

9. Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư.

10. Vụ Kinh tế đối ngoại.

11. Vụ Lao động, văn hóa, xã hội.

Xem thêm: Bộ là gì? Cơ quan ngang Bộ là gì? Nhiệm vụ của Bộ, các cơ quan ngang Bộ?

12. Vụ Khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường.

13. Vụ Quản lý quy hoạch.

14. Vụ Quốc phòng, an ninh.

15. Vụ Pháp chế.

16. Vụ Tổ chức cán bộ.

17. Vụ Thi đua – Khen thưởng và Truyền thông.

18. Văn phòng Bộ.

19. Thanh tra Bộ.

Xem thêm: Bộ Nội vụ là gì? Chức năng và nhiệm vụ của Bộ Nội vụ là gì?

20. Cục Quản lý đấu thầu.

21. Cục Phát triển doanh nghiệp.

22. Cục Đầu tư nước ngoài.

23. Cục Quản lý đăng ký kinh doanh.

24. Cục Phát triển Hợp tác xã.

25. Tổng cục Thống kê.

26. Viện Chiến lược phát triển.

27. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

Xem thêm: Bộ Tư pháp là gì? Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức?

28. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế – xã hội quốc gia.

29. Trung tâm Tin học.

30. Báo Đầu tư.

31. Tạp chí Kinh tế và Dự báo.

32. Học viện Chính sách và Phát triển.

33. Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ Kinh tế – Kế hoạch.

3. Nhiệm vụ quyền hạn của Bộ kế hoạch đầu tư:

Căn cứ tại Điều 2 Nghị định số 86/2017/NĐ-CP quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ kế hoạch đầu tư, nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của Bộ kế hoạch đầu tư gồm:

– Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hằng năm của bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Xem thêm: Bộ Thông tin và Truyền thông là gì? Chức năng và nhiệm vụ?

– Trình Chính phủ chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm và hằng năm của cả nước, các cân đối vĩ mô của nền kinh tế quốc dân; kế hoạch xây dựng, sửa đổi các cơ chế, chính sách quản lý kinh tế vĩ mô; quy hoạch; chiến lược huy động vốn đầu tư phát triển, kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu; các chương trình, dự án khác theo sự phân công của Chính phủ.

– Trình Thủ tướng Chính phủ các dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác.

– Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

– Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc phạm vi quản lý của bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ.

Về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch:

+ Xây dựng chương trình hành động của Chính phủ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội sau khi được Quốc hội thông qua; giúp Chính phủ điều hành thực hiện kế hoạch về một số ngành, lĩnh vực được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao;

+ Xây dựng chiến lược tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của cả nước; tổng hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển của các bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quy hoạch tổng thể phát triển vùng, lãnh thổ; có ý kiến về các quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi được yêu cầu;

+ Tổ chức công bố chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển vùng, lãnh thổ sau khi được phê duyệt; hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm gắn phát triển kinh tế – xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước và vùng, lãnh thổ đã được phê duyệt;

Xem thêm: Bộ Giáo dục là gì? Chức năng và nhiệm vụ của Bộ Giáo dục?

+ Tng hợp chung các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, bao gồm: Cân đi tích lũy và tiêu dùng; cân đi về tài chính, tin tệ; vay và trả nợ nước ngoài; ngân sách nhà nước; vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; đề xuất các giải pháp để giữ vững các cân đối theo mục tiêu chiến lược và kế hoạch, bảo đảm thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội;

+ Hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của bộ, ngành, địa phương; tổ chức theo dõi, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội theo định kỳ hàng tháng, quý, năm.

Về đầu tư phát triển và phân bổ ngân sách nhà nước:

+ Tổng hợp chung về đầu tư phát triển. Xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; danh mục các chương trình, dự án ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vốn ODA, vốn vay ưu đãi; danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu, các dự án quan trọng quốc gia; danh mục dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn đầu tư công khác theo quy định của pháp luật;

+ Xây dựng tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; tổng mức và cân đối các nguồn vốn đầu tư công theo ngành, lĩnh vực, chương trình; tổng mức vốn chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu;

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; dự kiến phương án phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm cho các bộ, ngành trung ương và địa phương; vốn đầu tư từ nguồn hỗ trợ tín dụng nhà nước; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng nguồn dự phòng từ ngân sách trung ương và bổ sung vốn ngân sách trung ương trong năm để thực hiện các nhiệm vụ đầu tư phát triển;

Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng phương án sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách trung ương, trong đó bao gồm cả việc phân bổ cho các dự án đầu tư quan trọng (nếu có);

Tổng hợp phân bổ chi tiết kế hoạch vốn ngân sách nhà nước trung hạn và hằng năm của từng chương trình mục tiêu quốc gia (bao gồm vốn đầu tư và vốn sự nghiệp), các chương trình mục tiêu và các khoản bổ sung có mục tiêu khác;

Xem thêm: Bộ Tài Chính là gì? Nhiệm vụ, chức năng và cơ cấu tổ chức?

Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu và dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư.

+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển; giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước;

+ Thường trực Hội đồng thẩm định Nhà nước các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; thẩm định các chương trình mục tiêu và các dự án khác do Thủ tướng Chính phủ giao; thẩm định các dự án đầu tư khác theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Về đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài:

+ Quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; đầu tư theo hình thc đối tác công – tư (PPP); tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư;

+ Thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh và chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và cấp giy chứng nhận đăng ký đầu tư các dự án đầu tư theo hình thức PPP;

+ Xây dựng, quản lý, khai thác và hướng dẫn sử dụng Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư;

+ Kiểm tra, giám sát, đánh giá tổng thể hoạt động đầu tư công.

Xem thêm: Bộ Xây dựng là gì? Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức?

Về quản lý vốn ODA, vốn vay ưu đãi:

+ Là cơ quan đầu mối trong việc vận động, điều phối, quản lý nhà nước về vốn ODA, vốn vay ưu đãi và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài; chủ trì soạn thảo chiến lược, chính sách, định hướng thu hút, sử dụng ODA, vn vay ưu đãi;

+ Chủ trì việc chuẩn bị nội dung, tổ chức vận động và điều phối các nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi; trình Chính phủ việc ký kết điều ước quốc tế khung về ODA, vốn vay ưu đãi và điều ước quốc tế cụ thể về ODA không hoàn lại theo quy định của pháp luật; trình Thủ tướng Chính phủ về việc ký kết thỏa thuận quốc tế về vốn ODA viện trợ không hoàn lại theo thẩm quyền;

+ Tổng hợp và trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi; phối hợp với Bộ Tài chính xác định cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi;

+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp và lập kế hoạch sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi trung hạn 5 năm và hằng năm; cân đối và bố trí vốn đi ứng hng năm từ nguồn vốn ngân sách để chuẩn bị và thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi đầu tư phát triển thuc diện cấp phát ngân sách trung ương;

+ Thực hiện giám sát và đánh giá các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vn vay ưu đãi theo quy định của pháp luật; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý các vn đề phát sinh có liên quan đến nhiu bộ, ngành.

Về quản lý đấu thầu:

+ Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ thequy định của pháp luật về đấu thầu;

Xem thêm: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn là gì? Chức năng và nhiệm vụ?

+ Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu; tổ chức hệ thống thông tin về đấu thầu và đấu thầu qua mạng.

Về quản lý các khu kinh tế:

+ Xây dựng, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phát triển tổng thể các khu kinh tế trong phạm vi cả nước (bao gồm khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu và các loại hình khu kinh tế khác);

+ Tổ chức thẩm định kế hoạch phát triển các khkinh tế, việc thành lập các khu kinh tế của các địa phương; phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn triển khai kế hoạch phát triển các khu kinh tế sau khi được phê duyệt;

+ Hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tình hình đầu tư phát triển và hoạt động của các khu kinh tế; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất mô hình, cơ chế quản lý và chính sách phát triển đối với khu kinh tế, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

Về đăng ký và phát triển doanh nghiệp:

+ Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước, cơ chế quản lý, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế;

+ Tham gia thẩm định đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước; tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác của cả nước;

Xem thêm: Bộ Ngoại giao là gì? Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Ngoại giao?

+ Quản lý về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh; hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh; kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình đăng ký doanh nghiệp, đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử và sau đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi cả nước; quản lý và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh.

Về kinh tế tập thể, hợp tác xã:

+ Xây dựng chiến lược, chương trình và kế hoạch chung về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và tổng kết việc thực hiện các chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã;

+ Xây dựng cơ chế quản lý, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã;

+ Quản lý về đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; hướng dẫn thủ tục đăng ký; kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện đăng ký và sau đăng ký của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên phạm vi cả nước.

Về lĩnh vực thống kê:

+ Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động thống kê; điều phối, tổ chức các hoạt động thống kê và cung cấp thông tin thống kê theo quy định của pháp luật;

+ Xây dựng, thống nhất quản lý hệ thống thông tin thống kê quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện; tổ chức điều phối việc kết nối, cung cấp dữ liệu, thông tin giữa các hệ thống thông tin thống kê nhà nước; xây dựng tiêu chuẩn và thực hiện đánh giá chất lượng thông tin thống kê trong hoạt động thống kê nhà nước;

Xem thêm: Bộ Y tế là gì? Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức?

+ Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê, chế độ báo cáo thống kê, chương trình điều tra thống kê và phân loại thống kê theo quy định của pháp luật.

– Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, công nghệ thông tin trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ.

– Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.

– Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp công thuộc bộ.

– Quản lý các hoạt động của hội, tổ chức phi chính phủ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.

– Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.

– Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của bộ theo mục tiêu và nội dung, chương trình cải cách hành chính nhà nước sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

– Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc bộ quản lý theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Bộ Khoa học và công nghệ là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức?

– Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.

Video liên quan

Chủ đề