Gia trong tiếng Hán nghĩa là gì

Lớp từ Hán Việt thường có sắc thái trang trọng, trong khi lớp từ thuần Việt lại bình dân và sinh động hơn. Nhiều từ Hán Việt đã được Việt hóa thông dụng, có từ đã biến đổi ý nghĩa.

Khi từ gốc Hán được Việt hóa

Nhiều người dùng mượn hình thức ngữ âm của từ Hán rồi thay đổi nghĩa, thu hẹp nghĩa, cho thêm nghĩa mới.

Ví dụ, “phương phi” nghĩa Hán là “hoa cỏ thơm tho”, người Việt hiểu sang “béo tốt”.

Tương tự, “khôi ngô” nghĩa “to lớn, cao to” sang nghĩa “mặt mũi sáng sủa, dễ coi”; “bồi hồi” nghĩa “đi đi lại lại” sang nghĩa “sự xúc động”; “đinh ninh” nghĩa “dặn dò” sang nghĩa “tin chắc, yên chí”; “lang bạt kỳ hồ” nghĩa “lúng túng, quanh quẩn tại chỗ” sang nghĩa “lang thang khắp nơi khắp chốn” (Theo Đặng Đức Siêu, Ngữ văn Hán Nôm)...

Từ “khuyến mãi” nay dùng thành “khuyến mại”. Cụm từ “kích thích nhu cầu tiêu dùng” rút thành “kích cầu” - từ này đang dần được chấp nhận. Từ “yêu cầu” là một động từ. Nhưng hiện từ “yêu cầu” hay được dùng với nghĩa danh từ. Ví dụ: “mục đích yêu cầu”...

Từ “đáo để” trong tiếng Hán có nghĩa là “đến đáy”, nhưng khi đi vào tiếng Việt nó lại có nghĩa là cách cư xử không đẹp, khiến người ta khó gần; hoặc có khi nó được dùng làm tiếng đệm nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của tính từ giống như các từ chỉ mức độ “vô cùng”, “rất”, “lắm”... (Theo Hữu Đạt, Sai, đúng trong cách dùng từ Hán Việt và vấn đề "giải pháp").

Trên thực tế, các từ gốc Hán khi du nhập vào tiếng Việt hầu hết đã bị biến đổi do áp lực của cấu trúc tiếng Việt.

Chỉ sau một thời gian, bản chất Hán của các từ này đã bị tiếng Việt đồng hóa để không còn cái vẻ nguyên dạng ban đầu. Hoặc là nó bị biến đổi về ngữ âm, hoặc là nó bị biến đổi về ngữ nghĩa theo cách tri nhận mới của người Việt Nam qua cái vỏ âm thanh ban đầu. Hoặc nhiều tiếng Hán Việt bị hiểu sai; lâu dần, cái nghĩa hiểu sai được phổ biến hơn nghĩa tinh xác và do đó được công nhận là nghĩa đúng (Theo Bùi Đức Tịnh, Ngữ pháp Việt Nam giản dị và thực dụng).

Những lỗi thường gặp

Nhiều trường hợp người sử dụng chưa nắm được nghĩa của từ Hán Việt, khiến từ trở nên vô nghĩa hoặc dẫn đến sai trầm trọng.

Dùng từ sai vì không hiểu nghĩa gốc Hán Việt: nhầm lẫn giữa hai từ “khả năng” - năng lực của con người có thể làm được việc gì đó với “khả dĩ”. Từ “quá trình” là đoạn đường đã đi qua: “quá” là đã qua, “trình” là đoạn đường. Nếu viết từ “quá trình” dùng ở thì tương lai “quá trình thực hiện công tác sắp tới của tôi sẽ rất thuận lợi” là sai.

Có thể dùng từ “tiến trình” cho câu trên. Ta có thể viết “hôn lễ” (lễ cưới), “hôn phối” (lấy nhau). Nhưng nếu nói hôn phu, hôn thê, hôn quân lại mang nghĩa là người chồng u mê, người vợ u mê, nhà vua u mê...

Sai vì không phân biệt được tiếng Hán Việt với tiếng thuần Việt (tiếng Nôm): chữ “góa phụ” trong sách báo chỉ người đàn bà có chồng đã chết. Tính từ “góa” là tiếng Nôm không thể đặt trước danh từ “phụ”. Nên gọi là gái góa (toàn Nôm), hay “quả phụ” (toàn Hán Việt).

Từ “nữ nhà báo” thường được dùng trên các phương tiện truyền thông. Nhà báo là tiếng Nôm nên phải dùng văn phạm xuôi là “nhà báo nữ”, hoặc dùng ba từ Hán Việt là “nữ ký giả” hay “nữ phóng viên”.

Lạm dụng và dùng sai từ Hán Việt khá phổ biến khi kết hợp từ “tặc” (ăn cướp) với các từ khác như: tôm tặc, vàng tặc, cà phê tặc, đinh tặc... để chỉ những tên ăn trộm.

Cách dùng này sai về ngữ pháp (từ đơn thuần Việt không thể ghép với một từ đơn Hán Việt để thành một từ kép), sai về nghĩa: tặc là ăn cướp, đạo () là ăn trộm. Thay vì sính dùng từ Hán Việt, ta có thể nói là: bọn ăn trộm tôm, trộm vàng, trộm cà phê...

Hiện từ “đinh tặc” đang được nhiều báo chí dùng với tần suất lớn với nghĩa chỉ bọn rải đinh trên đường, trong khi “đinh tặc” chỉ có nghĩa là bọn ăn cướp đinh, chỉ bọn rải đinh trên đường là sai nghĩa...

Nhiều từ Hán Việt hiểu sai nên viết sai: từ “tham quan” nghĩa là đi chơi để ngắm cảnh thay từ “thăm quan”; “chấp bút” viết thành “chắp bút”, “lặp lại” viết thành “lập lại”, “trùng lặp” viết thành “trùng lắp”, “hằng ngày” viết thành “hàng ngày”, “thập niên” viết thành “thập kỷ”, “điểm yếu” thành “yếu điểm”...

Tất nhiên, khi xem xét tới tính sai, đúng của việc dùng từ Hán Việt, việc đối chiếu từ nguyên là việc làm có phần cứng nhắc, dễ dẫn đến việc làm mất đi tính năng động của từ Hán Việt với tư cách là một sự sáng tạo rất linh hoạt của người Việt Nam.

Từ Hán Việt tuy có nguồn gốc từ tiếng Hán, nhưng nó đích thị hoàn toàn là của người Việt Nam, được dùng theo cách của người Việt Nam. Nên hiểu đúng và dùng đúng ngữ nghĩa của từ Hán Việt là chúng ta đang góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, bổ sung, làm giàu thêm vốn từ vựng phong phú, nối dài nét đẹp văn hóa và chữ viết của người Việt.

Vai trò của báo chí trong chuẩn hóa và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt có ý nghĩa quan trọng. Bởi tiếng Việt là một trong số gần 50 ngôn ngữ đang được sử dụng rộng rãi nhất trái đất. Không phải tự dưng tiếng Việt có thể tồn tại và phát triển, trong khi đã có hàng ngàn ngôn ngữ và chữ viết của các dân tộc bị hủy diệt theo dòng chảy phát triển của nhân loại.

Nhiều người dùng chưa nắm được nghĩa từ Hán Việt

Từ Hán Việt là một loại từ đặc biệt trong vốn từ vựng tiếng Việt, là một bộ phận rất quan trọng của kho từ vựng tiếng Việt.

Lớp từ Hán Việt có khối lượng lớn, được sử dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, nghệ thuật...

Tuy nhiên, theo thống kê sơ bộ của khoa ngôn ngữ, có tới 16 hình thức sử dụng sai từ Hán Việt khá phổ biến hiện nay như: sai vì không hiểu gốc Hán Việt, sai vì cố ý sửa gốc của từ, sai vì không hiểu văn phạm giữa Hán Việt và Hán Nôm, sai vì dùng từ thiếu chính xác ngữ cảnh; dùng sai nghĩa từ thuần Việt lại tưởng từ Hán Việt, dùng từ Hán Việt vô nghĩa và lộn xộn, cóp y nguyên tiếng Tàu đang sử dụng và coi đó là từ Hán Việt, đảo ngược ngữ pháp hay cấu trúc từ Hán Việt, đảo từ ghép Hán Việt sai và không đúng cách, thiếu từ cho các thuật ngữ khoa học công nghệ hay chuyển nghĩa từ ngoại ngữ phương Tây sang...

LÊ THỊ BÍCH HỒNG

Chúng tôi từng giải thích rằng đây là một từ Hán Việt, mà chữ Hán là [稼], có nghĩa là lúa má, ngũ cốc, bông lúa. Ở đây, “giá” được hiểu theo nghĩa rộng, là mầm nảy ra từ hạt đỗ xanh.

Có người đã phản bác ý kiến của chúng tôi với những lý lẽ chính như sau:

1. “Chữ 芽 (dùng để chỉ giá - An Chi), người Hạ Môn (廈門) tỉnh Phước Kiến có hai cách đọc gần với âm gế/gá, nên không loại trừ trường hợp người Tiều Châu xài luôn tiếng gá của người Phước Kiến mà thành. Nên từ gá ra giá cũng không thể nói là không được”.

2. “Tự điển ghi 芽 có nghĩa là mầm, chồi. 荳芽 (đậu nha) mầm đậu. Thực tế thì cọng giá đúng là mầm, chồi của hạt đậu. Còn chữ 稼 (Hán Việt: giá) thì trong tự điển Thiều Chửu ghi là: (động từ): cấy, canh tác; (danh từ): lúa má. Phiếm chỉ sản vật nhà nông. Ngoài ra tìm thử trong sách lẫn internet thì không thấy chữ 稼 có liên quan gì tới 荳芽, 芽菜, cọng giá của mình ăn gì hết. Cho nên cái nghĩa rộng của chữ 稼 để chỉ “mầm nảy ra từ hạt đỗ xanh” chỉ là suy nghĩ riêng của An Chi, không có căn cứ”.

Thực ra thì ngay từ điểm 1, tác giả kia cũng đã lập luận kiểu lập lờ, lấp lửng. Tiếng Tiều là tiếng Tiều mà tiếng Phước Kiến là tiếng Phước Kiến chứ không thể nói “người Tiều Châu xài luôn tiếng gá của người Phước Kiến mà thành” được. Để chỉ giá (= mầm đậu) người Tiều chỉ nói tào ghé [荳芽] mà thôi. Đồng thời, nếu tiếng Việt có mượn một ít từ của tiếng Tiều là mượn của người Tiều ở miền Tây Nam bộ chứ không có dây mơ rễ má gì với tiếng Tiều bên Quảng Đông (càng không phải là tiếng Phước Kiến ở Hạ Môn). Vậy giá của tiếng Việt không có dính líu gì với “gế/gá” của người Hạ Môn cả. Huống chi, nếu - xin nhấn mạnh chữ “nếu” - thực sự người Việt có mượn âm “gá” thì họ cứ đọc thẳng thành “gá” chứ việc gì phải nhiễu sự mà đọc thành giá!

Về điểm thứ 2 thì người quen làm từ nguyên sẽ không hiểu như thế. Nghĩa là không phải bao giờ giữa nguyên từ (etymon) và từ phái sinh (derivative) cũng phải có một đẳng thức ngữ nghĩa tuyệt đối. Điều này có thể thấy rất rõ trong lĩnh vực từ nguyên học về các từ Việt gốc Hán: - trong tiếng Hán thì quần [裠] là váy chứ không phải quần; - khố [褲] là quần chứ không phải khố; - bàn [盤] là mâm chứ không phải là bàn... Vì vậy cho nên nếu cứ khư khư bắt từ giá trong tiếng Hán phải có nghĩa là “giá” (tức đậu nha [荳芽]) như trong tiếng Việt thì người làm từ nguyên chẳng thà ngồi chơi xơi nước. Xin nêu thêm một thí dụ trong các thứ tiếng Tây: cùng một gốc đấy nhưng trong tiếng Đức thì tier là động vật nói chung, nhưng trong tiếng Anh thì deer chỉ có nghĩa là hươu, nai mà thôi.

Cuối cùng xin nhấn mạnh rằng từ giá đã có mặt trong Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum của A.de Rhodes in tại Roma năm 1651, là niên đại mà dân Tiều Châu còn chưa đến định cư tại Đàng Trong thành một cộng đồng nổi danh qua câu ca dao:

“Bạc Liêu là xứ quê mùa

Dưới sông cá chốt, trên bờ Tiều Châu”

(Câu trên có một vài dị bản).

Tin liên quan

gia đình, chuyên gia Ở. Như thiếp gia Hà Dương [妾家河陽] (Văn tuyển "Biệt phú" [文選, 別賦]) thiếp ở Hà Dương. Chỗ ở, nhà. Như hồi gia [回家] trở về nhà. Vợ gọi chồng là gia [家], cũng như chồng gọi vợ là thất [室]. Ở trong một cửa gọi là một nhà. Như gia trưởng [家長] người chủ nhà, gia nhân [家人] người nhà, v.v. Có cái học vấn giỏi riêng về một môn gọi là gia. Như văn học gia [文學家] nhà văn học, chính trị gia [政治家] nhà chính trị, v.v. Tự xưng người tôn trưởng của nhà mình cũng gọi là gia. Như gia phụ [家父] cha tôi, gia huynh [家兄] anh tôi, v.v. Giống gì nuôi ở trong nhà cũng gọi là gia. Như gia cầm [家禽] giống chim nuôi trong nhà, gia súc [家畜] giống muông nuôi trong nhà. Một âm là cô, cũng như chữ cô [姑]. Thái cô [太家] tiếng gọi quan trọng của con gái. Như Ban Chiêu [班昭] vợ Tào Thế Húc [曹世叔] đời nhà Hán, vì có đức hạnh lại có học giỏi, được cử vào dạy vợ con vua nên gọi là Tào Thái cô [曹太家].

Video liên quan

Chủ đề