Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 45 tập 1

  • Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 45 tập 1
    Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

  • Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 Tiết 6

Lời giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 9 trang 45 Ôn tập giữa học kì 1 Tiết 6 hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 3 Tập 1.

1: Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Cộng đồng

Quảng cáo

Trả lời:

1. Trận bóng dưới lòng đường

2. Lừa và ngựa

3. Bận

4. Các em nhỏ và cụ già

5. Tiếng ru

6. Những chiếc chuông reo

2: a, Điền từ ngữ thích hợp vào các ô trống ở từng dòng dưới đây

Gợi ý : Tất cả các từ ngữ đều bắt đầu ngữ bằng chữ T

- Dòng 1 : Cùng nghĩa với thiếu nhi

Quảng cáo

- Dòng 2 : Đáp lại câu hỏi của người khác

- Dòng 3 : Người làm việc trên tàu thủy

- Dòng 4 : Tên của một trong Hai Bà Trưng

- Dòng 5: Thời gian sắp tới ( Trái nghĩa với quá khứ )

- Dòng 6: Trái nghĩa với khô héo ( nói về cây cối )

- Dòng 7: Cùng nghĩa với cộng đồng ( tập …)

- Dòng 8: Dùng màu làm cho tranh thêm đẹp

Quảng cáo

b, Viết từ mới xuất hiện ở dãy ô chữ in đậm

Trả lời:

a,

b, Viết từ mới xuất hiện ở dãy ô chữ in đậm : TRUNG THU

Xem thêm các bài giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 chọn lọc, hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 45 tập 1

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 45 tập 1

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 và Tập 2 được biên soạn bám sát nội dung VBT Tiếng Việt 3 giúp các em học sinh biết cách làm bài tập về nhà trong VBT Tiếng Việt 3.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

tuan-9.jsp

  • Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 45 tập 1
    Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

  • Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 Tiết 7

Lời giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 27 trang 45 Ôn tập giữa học kì 2 Tiết 7 hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 3 Tập 2.

BÀI LUYỆN TẬP

A Đọc thầm:

Quảng cáo

         Suối

Suối là tiếng hát của rừng

Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây

Từ giọt sương của lá cây

Từ trong vách đá mạch đáy tràn ra.

Từ lòng khe hẹp thung xa

Suối dang tay hát khúc ca hợp đống

Suối gặp bạn, hóa thành sông

Sông gặp bạn, hóa mênh mông biển ngời.

Em đi cùng suối, suối ơi

Lên non gặp thác, xuống đồi thấy sông.

B Dựa theo nội dung bài thơ trên, ghi dấu X vào ô trước ý trả lời đúng:

1: Suối do đâu mà thành ?

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 45 tập 1
Do sông tạo thành

Do biển tạo thành

Do mưa và các nguồn nước trên rừng núi tạo thành.

Trả lời:

Quảng cáo

[X] Do mưa và các nguồn nước trên rừng núi tạo thành.

2: Em hiểu hai câu thơ sau như thế nào ?

   Suối gặp bạn, hào thành sông

Sông gặp bạn, hóa mênh mông biển ngời.

Nhiều suối hợp thành sông, nhiều sông hợp thành biển.

Suối và sông là bạn của nhau

Suối, sông và biển là bạn của nhau.

Trả lời:

[X] Nhiều suối hợp thành sông, nhiều sông hợp thành biển.

3: Trong câu thơ “ Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây”, sự vật nào được nhân hóa ?

Mây

Mưa bụi

Bụi

Trả lời:

Quảng cáo

[X] Mưa bụi

4: Trong khổ thơ 2, những sự vật nào được nhân hóa ?

Suối, sông

Sông, biển

Suối, biển

Trả lời:

[X] Suối, sông.

5: Trong khổ thơ 3, suối được nhân hóa bằng cách nào ?

Tả suối bằng những từ ngữ chỉ người, chỉ hoạt động, đặc điểm của người.

Nói với suối như nói với người

Bằng cả hai cách trên

Trả lời:

[X] Nói với suối như nói với người

Xem thêm các bài giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 chọn lọc, hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 45 tập 1

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 45 tập 1

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 và Tập 2 được biên soạn bám sát nội dung VBT Tiếng Việt 3 giúp các em học sinh biết cách làm bài tập về nhà trong VBT Tiếng Việt 3.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

tuan-27.jsp

1. Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Cộng đồng.

2.  a) Điền từ ngữ thích hợp vào các ô trống ở từng dòng dưới đây :

Gợi ý : Tất cả các từ ngữ đều bắt đầu bằng chữ T.

-       Dòng 1 : Cùng nghĩa với thiếu nhi

-       Dòng 2 : Đáp lại câu hỏi của người khác

-       Dòng 3 : Người làm việc trên tàu thuỷ.

-       Dòng 4 : Tên của một trong Hai Bà Trưng.

-       Dòng 5 : Thời gian sắp tới (trái nghĩa với quá khứ).

-       Dòng 6 : Trái nghĩa với khô héo (nối về cây cối).

-       Dòng 7 : Cùng nghĩa với cộng đồng (tập…).

-       Dòng 8 : Dùng màu làm cho tranh thêm đẹp.

b) Viết lại từ xuất hiện ở dãy ô chữ in đậm.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 45 tập 1

TRẢ LỜI:

1. Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Cộng đồng.

Trận bóng dưới lòng đường

Lừa và ngựa

Bận

Các em nhỏ và cụ già Tiếng ru

Những chiếc chuông reo

2. a) Điền từ ngữ thích hợp vào các ồ trống ở từng dòng dưới đây :

Gợi ý ;Tất cả các từ ngữ đểu bắt đầu bằng chữ T.

-         Dòng 1 : Cùng nghĩa với thiếu nhi.

-         Dòng 2 : Đáp lại câu hỏi của người khác.

-         Dòng 3 : Người làm việc trên tàu thủy.

-         Dòng 4 : Tên của một trong Hai Bà Trưng.

-         Dòng 5 : Thời gian sắp tới (trái nghĩa với quá khứ).

-         Dòng 6 : Trái nghĩa với khô héo (nói về cây cối).

-         Dòng 7 : Cùng nghĩa với cộng đồng (tập ...).

-         Dòng 8 : Dùng màu làm cho tranh thêm đẹp.

b)         Viết từ mới xuất hiện ở dãy ô chữ in đậm : TRUNG THU

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 45 tập 1

Giaibaitap.me


Page 2

A. Đọc thầm :

Mùa hoa sấu

Vào những ngày cuối xuân, đầu hạ, khi nhiều loài cây đã khoác màu áo mới thì cây sấu mới bắt đầu chuyển mình thay lá. Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm. Nó quay tròn trước mặt, đậu lên đầu, lên vai ta rồi bay đi. Nhưng ít ai nắm được một chiếc lá đang rơi như vậy.

Từ những cành sấu non bật ra những chùm hoa trắng muốt, nhỏ như những chiếc chuông tí hon. Hoa sấu thơm nhẹ. Vị hoa chua chua thấm vào đầu lưỡi, tưởng như vị nắng non của mùa hè mới đến vừa đọng lại.

B. Dựa theo nội dung bài học, ghi dấu x vào □ trước ý trả lời đúng :

1. Cuối xuân, đầu hạ, cây sấu như thế nào ?

□ Cây sấu chỉ ra hoa.

□ Cây sấu chỉ thay lá.

□ Cây sấu thay lá và ra hoa.

2. Hình dạng hoa sấu như thế nào ?

□ Hoa sấu nhỏ li ti như vị nắng non của mùa hè.

□ Hoa sấu trông như những chiếc chuông nhỏ xíu.

□ Hoa sấu thơm nhẹ, vị hơi chua.

3. Mùi hoa sấu như thế nào ?

□ Hoa sấu thơm nhẹ, có vị chua,

□ Hoa sấu hăng hắc.

□ Hoa sấu nở từng chùm trắng muốt.

4. Bài đọc trên có mấy hình ảnh so sánh ? Viết rõ đó là hình ảnh nào. 

1 hình ảnh ..................

2 hình ảnh ..................

 3 hình ảnh ..................

5. Trong câu Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm, em có thể thay từ nghịch ngợm bằng từ nào?

□ tinh nghịch         □ bướng bỉnh               □ dại dột

TRẢ LỜI:

1. Cuối xuân, đầu hạ, cây sấu như thế nào ?

 x Cây sấu thay lá và ra hoa.

2. Hình dạng hoa sấu như thế nào ?

x Hoa sấu trông như những chiếc chuông nhỏ xíu.

3. Mùi vị hoa sấu như thế nào ?

x Hoa sấu thơm nhẹ, có vị chua.

4.  Bài đọc trên có mấy hình ảnh so sánh ? Viết rõ đó là hình ảnh nào ?

2 hình ảnh ⟶ Hoa sấu như những chiếc chuông nhỏ xỉu.

                       Vị hoa chua chua như vị nắng non mùa hè.

5. Trong câu Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm, em có thể thay từ nghịch ngợm bằng từ nào ?

x Tinh nghịch

Giaibaitap.me


Page 3

Viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.

Giải:

Em là con út, lại ốm yếu nhất nhà nên ba thương em lắm. Mỗi buổi sáng, ba tự đi mua những món em thích ăn về cho em. Ba không cho em đạp xe đi học vì sợ em té. Ba còn tự tay làm chiếc xích đu để em ngồi chơi. Mỗi buổi tối, ba lại ngồi kèm em học. Bài nào khó ba đều tận tình giảng cho em hiểu mới thôi. Em tự hào vì có được người cha tuyệt vời như vậy.

Giaibaitap.me


Page 4

1. Viết vào chỗ trống

3 từ chứa tiếng có vần oai

3 từ chứa tiếng có vần oay

1.

2.

3.

1.

2. 

3.         

2. Chọn chữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống .

a) (lúc, lại, niên, lên)

......... Thuyên đứng ......... chợt có một thanh ......... bước ......... gần anh.

b) (buồn bã, lẳng lặng, trẻ)

Người ......... tuổi ......... cúi đầu, vẻ mặt ......... xót thương.

3. Tìm và viết lại các tiếng trong bài chính tả Quê hương ruột thịt:

a) Bắt đầu bằng l:........................

Bắt đầu bằng n :..........................

b)  Có thanh hỏi:..........................

thanh ngã:..............................

TRẢ LỜI:

1. Viết vào chỗ trống

3 từ chứa tiếng có vần oai

3 từ chứa tiếng có vần oay

1) ngoái đầu

1) viết ngoáy

2) quả xoài

2) loay hoay

3) phiền toái

3) vòng xoay

2. Chọn chữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống :

a) (lúc, lại, niên, lên)

Lúc Thuyên đứng lên, chợt có một thanh niên bước lại gần anh.

b) (buồn bã, lẳng lặng, trẻ)

Người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, vẻ mặt buồn bã xót thương.

3. Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả Quê hương ruột thịt:

a) Bắt đầu bằng l: lại, lúc, làm.

Bắt đầu bằng n : này, nơi này.

b) Có thanh hỏi : quả, (da) dẻ, ngủ.

thanh ngã : đã, những.

Giaibaitap.me


Page 5

1. Đọc đoạn thơ sau và viết tiếp câu trả lời ở dưới :

Đã có ai lắng nghe

Tiếng mưa trong rừng cọ ?

Như tiếng thác dội về

Như ào ào trận gió

a) Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với âm thanh của .............

b) Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ............

2. Viết vào chỗ trống trong bảng dưới đây những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ, câu văn sau :

a)  Côn Sơn suối chảy rì rầm

 Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai,

b)  Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

     Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

c) Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xoá trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá.

Âm thanh của....

Từ so sánh

Âm thanh của....

a) Tiếng suối chảy

b).................................

c).................................

3. Ngắt đoạn dưới đây thành 5 câu và chép lại cho đúng chính tả :

Trên nương, mỗi người một việc người lớn thì đánh trâu ra cày các bà mẹ cúi lom khom tra ngô các cụ già nhặt cỏ, đốt lá mấy chú bé đi bác bếp thổi cơm,

Chọn từ ngữ thích hợp (tiếng mưa rơi, tiếng thác chảy tận đằng xa) điền vào chỗ trống để tạo câu văn có ý so sánh :

a) Tiếng vịt ăn ở mảnh ruộng mới gặt xong nghe rào rào như..............

b) Gió trước còn hiu hiu mát mẻ, sau bỗng ào ào kéo đến như   

TRẢ LỜI:

Viết vào chỗ trống trong bảng các từ ngữ chỉ những âm thanh được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây:

Âm thanh của ...

Từ so sánh

Âm thanh của ...

a) Tiếng suối chảy

như

tiếng đàn cầm

b) Tiếng suối trong

như

tiếng hát xa

c) Tiếng chim kêu

như

tiếng xóc những rổ tiền đồng

2. Ngắt đoạn dưới đây thành 5 câu và ghép lại cho đúng chính tả :

Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm.

3. Chọn các từ ngữ thích hợp (tiếng mưa rơi, tiếng thác chảy nghe tận đằng xa) điền vào chỗ trống để tạo câu văn có ý so sánh :

a) Tiếng vịt ăn ở mảnh ruộng mới gặt xong ngne rào rào như tiếng mưa rơi.

b) Gió trước còn hiu hiu mát mẻ, sau bỗng ào ào kéo đến như tiếng thác chảy nghe tận đằng xa.

Giaibaitap.me


Page 6

1. Điền et hoặc oet vào chỗ trống :                                      

em bé t... miệng cười,                         mùi kh... 

cưa xoèn x...,                                       xem x ...

2. Viết lời giải câu đố vào chỗ trống:

a)        Để nguyên, ai cũng lặc lè

Bỏ nặng, thêm sắc - ngày hè chói chang.

Là các chữ: ..............

         Có sắc - mọc ở xa gần

Có huyền - vuốt thẳng áo quần cho em.

Là các chữ: ..............

b)  Để nguyên - giữa đầu và mình

Đổi sang dấu ngã sẽ thành bữa ngon.

Là các chữ: ..............

      Không dấu - trời rét nằm cong

Thêm huyền - bay lả trên đồng quê ta,

      Có hỏi - xanh tươi mượt mà

Trâu bò vui gặm nhẩn nha từng đàn.

Là các chữ: .............. 

TRẢ LỜI:

1. Điền et hoặc oet vào chỗ trống :                                             

em bé toét miệng cười;                          mùi khét;

cưa xoèn xoẹt.                                        xem xét

2. Viết lời giải câu đố vào chỗ trống:

        Để nguyên, ai cũng lặc lè

Bỏ nặng, thêm sắc - ngày hè chói chang.

Là chữ: 1. nặng   ;        2. nắng

         Có sắc - mọc ở xa gần

Có huyền - vuốt thẳng áo quần cho em.

Là chữ: 1. lá    ;      2. là

b)  Để nguyên - giữa đầu và mình

Đổi sang dấu ngã sẽ thành bữa ngon.

Là chữ: 1. cổ    ;      2. cỗ

      Không dấu - trời rét nằm cong

Thêm huyền - bay lả trên đồng quê ta,

      Có hỏi - xanh tươi mượt mà

Trâu bò vui gặm nhẩn nha từng đàn.

Là chữ: 1. co        ;      2. cò    ;      3. cỏ

Giaibaitap.me


Page 7

1. Dựa theo mẫu bài tập đọc Thư gửi bà, em hãy viết một bức thư ngắn cho người thân.

2. Tập ghi trên phong bì thư

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 45 tập 1

TRẢ LỜI

1. Dựa theo mẫu bài tập đọc Thư gửi bà, em hãy viết một bức thư ngắn cho người thân.

Bài làm

Nha Trang, ngày 10 tháng 3 năm 2017

Chị Mai yêu quý của em !

Đã ba tháng rồi chị chưa về nhà, cả nhà mình nhớ chị nhiều lắm.

Em nghe mẹ nói chị vừa đi học vừa đi làm thêm, chắc chị vất vả lắm ? Chị học sắp xong chưa hả chị ? Khi nào học xong chị lại về nhà chơi với em, chị nhé !

Nhà mình ai cũng khỏe. Em chăm học lắm. Em muốn cố gắng để sau này được làm sinh viên như chị. Hôm qua em lại được cô giáo khen vở sạch chữ đẹp. Chị có vui không ? Khi về, chị lại mua sách đọc thêm cho em, chị nhé !

Em nhớ chị nhiều lắm. Mong chị sẽ nhanh nhanh về thăm nhà.

Yêu chị !

Em trai

Nguyễn Văn Nam

2. Tập ghi trên phong bì thư

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 45 tập 1

Giaibaitap.me


Page 8

1. Chọn chữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống :

a) (cong, coong)

chuông xe đạp kêu kính ......... ,vẽ đường ..........

b) (xong, xoong)

làm ......... việc, cái .........

2. Điền từ ngữ theo yêu cầu ở cột A vào chỗ trống ở cột B :

A

B

a) Từ ngữ chỉ sự vật có tiếng bắt đầu bằng s.

M : sông...................

- Từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm, tính chất có tiếng bắt đầu bằng x. M : xào nấu,................
b) Từ ngữ có tiếng mang vần ươn. M : vườn,....................

- Từ ngữ có tiếng mang vần ương.

M : đường:...................

TRẢ LỜI:

1. Chọn chữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống :

a) (cong, coong)

chuông xe đạp kêu kính coong, vẽ đường cong

b) (xong, xoong)

làm xong việc, cái xoong

2. Điền từ ngữ theo yêu cầu ở cột A vào chỗ trống ở cột B :

A

B

a) Từ ngữ chỉ sự vật có tiếng bắt đầu bằng s.

M : M : sông, suối, sữa chua, su su, …

- Từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm, tính chất có tiếng bắt đầu bằng x. M : xào nấu, xấu xí, xinh xắn, xanh tươi, ...
b) Từ ngữ có tiếng mang vần ươn. M : vườn, lươn, bươn chải, vươn, tàu lượn, ....

- Từ ngữ có tiếng mang vần ương.

M : đường, tường, hương thơm, lương thực, sương, vương,...

Giaibaitap.me


Page 9

1. Viết lại những từ ngữ sau vào hai nhóm trong bảng : cây đa, gắn bó, dòng sông, con đò, nhớ thương, yêu quý, mái đình, thương yêu, ngọn núi, phố phường, bùi ngùi, tự hào.

a) Chỉ sự vật ở quê hương

b) Chỉ tình cảm đối với quê hương

M : cây đa,...............

M : gắn bó,...................

2. Gạch dưới những từ ngữ trong ngoặc đơn có thể thay thế cho từ quê hương ở đoạn văn sau :

Tây Nguyên là quê hương của tôi. Nơi đây, tôi đây lớn lên trong địu vải thân thương của má, trong tiếng ngân vang của dòng thác, trong hương thơm ngào ngạt của núi rừng.

(quê quán, quê cha đất tổ, đất nước, giang sơn, nơi chôn rau cắt rốn)

3. a) Gạch dưới những câu được viết theo mẫu Ai làm gì ? trong đoạn dưới đây:

Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi.

b) Viết lại các câu Ai làm gì? vừa tìm được vào bảng sau:

Ai

làm gì ?

M : chúng tôi

rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, vừa béo, vừa bùi.

4. Chọn 3 trong 4 từ ngữ dưới đây để đặt 3 câu theo mẫu Ai làm gì ?

- bác nông dân : ..............  

- em trai tôi: ..............  

- những chú gà con: ..............  

- đàn cá: ..............  

 TRẢ LỜI:

1. Viết lại những từ ngữ sau vào hai nhóm trong bảng : cây đa, gắn bó, dòng sông, con đò, nhớ thương, yêu quý, mái đình, thương yêu, ngọn núi, phố phường, bùi ngủi, tự hào.

a) Chỉ sự vật ở quê hương

b) Chỉ tình cảm đối với quê hương

M : cây đa, dòng sông, con đò, mái đình, ngọn núi, phố phường

M : gắn bó, nhớ thương, yêu quý, thương yêu, bùi ngùi, tự hào.

2. Gạch dưới những từ ngữ trong ngoặc đơn có thể thay thế cho từ quê hương ở đoạn văn sau :

Tây Nguyên là quê hương của tôi. Nơi đây, tôi đã lớn lên trong địu vải thân thương của má, trong tiếng ngân vang của dòng thác, trong hương thơm ngào ngạt của núi rừng.

(quê quán, quê cha đất tổ, đất nước, giang sơn, nơi chôn rau cắt rốn)

3. a) Gạch dưới những câu được viết theo mẫu Ai làm gì ? trong đoạn dưới đây :

Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi co để quét nhà, quét sân. Me đựng hạt giống đầy móm lá co, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mảnh cọ và làn co xuất khẩu. Chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơỉ đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi.

b) Viết lại các câu Ai làm gì ? vừa tìm được vào bảng sau :

Ai

làm gì ?

M : chúng tôi

rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, vừa béo, vừa bùi.

Cha

làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân

Mẹ

đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.

Chị tôi 

đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.

4. Chọn 3 trong 4 từ ngữ dưới đây để đặt 3 câu theo mẫu Ai làm gì ?

- bác nông dân: Bác nông dân đang nhổ cỏ dưới ruộng.

- em trai tôi: Em trai tôi vừa mới đi đá bóng về.

- những chú gà con: Những chú gà con líu ríu chạy theo chân gà mẹ.

- đàn cá: Đàn cá tung tăng bơi lội trong hồ.

Giaibaitap.me


Page 10

1.  Điền vào chỗ trống :

a) s hoặc x

Một nhà ...... àn đơn ....... ơ vách nứa

Bốn bên ...... uối chảy, cá bơi vui

Đêm đêm cháy hồng bên bếp lửa

Ánh đèn khuya còn ...... áng lưng đồi.

b) ươn hoặc ương

Mồ hôi mà đổ xuống v ....

Dâu xanh lá tốt vấn v .... tơ tằm

Cá không an muối cá ....

Con cãi cha mẹ trăm đ.... con hư.

2. Tìm và ghi lại các tiếng trong bài chính tả Vẽ quê hương :

a) Bắt đầu bằng s :...

Bắt đầu bằng x: ....

b)  Có vần ươn: ....

Có vần ương: ....

TRẢ LỜI:

1. Điền vào chỗ trống :

a) s hoặc x

Một nhà sàn đơn vách nứa

Bốn bên suối chảy, cá bơi vui

Đêm đêm cháy hồng bên bếp lửa

Ánh đèn khuya còn sáng lưng đồi.

b) ươn hoặc ương

- Mồ hôi mà đổ xuống vườn

Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm.

- Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.

2. Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả Vẽ quê hương :

a) Bắt đầu bằng s : sông.

Bắt đầu bằng x : xanh, xóm.

b) Có vần ươn: lượn.

Có vần ương : trường.

Giaibaitap.me


Page 11

Ghi lại các ý trả lời cho từng câu hỏi để tập nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở.

a) Quê em ở đâu ?

M : Quê em ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.

(Hoặc : Quê em ở tận Hà Giang nhưng nơi em sinh ra và lớn lên lại là Hà Nội. Em muốn kể về khu Mỹ Đình của em ở Thủ đô thân yêu... )

b) Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương ?

c) Cảnh vật đó có gì đáng nhớ ?

d) Tình cảm của em với quê hương như thế nào?

TRẢ LỜI:

Ghi lại các ý trả lời cho từng câu hỏi để tập nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở.

a) Quê em ở đâu ?

Quê em ở quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.

b) Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương ?

Quê em là một thành phố năng động, có nhiều công trình hiện đại và cây cối xanh tươi. Em yêu nhất là hàng cây xanh hai bên đường của thành phố mang tên Bác.

c) Cảnh vật đó có gì đáng nhớ ?

Buổi sáng, đoàn người đông nghịt, xe cộ chen chúc nhau trên đường phố. Buổi tối, ánh đèn đường tỏa sáng khắp mọi nơi, bên cạnh những tòa nhà cao tầng hiện đại có những ánh đèn đa sắc màu làm nhộn nhịp cả một thành phố trẻ.

d) Tình cảm của em với quê hương như thế nào ?

Em tự hào vì phong cảnh của quê hương. Đi đâu xa, em cũng luôn nhớ về miền quê của mình.

Giaibaitap.me


Page 12

1. Điền oc hoặc ooc vào chỗ trống :

con s.............                                 mặc quần s.......

cần cẩu m......... hàng kéo              xe rơ-m............

2. Viết lời giải câu đố vào chỗ trống trong bảng :

a)   Để nguyên - giúp bác nhà nông

Thêm huyền - ấm miệng cụ ông, cụ bà.

Thêm sắc từ lúa mà ra

Đố bạn đoán được đó là chữ chi ?

Là các chữ : ...............    

b)   Quen gọi là hạt

      Chẳng nở thành cây

      Nhà cao nhà đẹp

      Dùng tôi để xây.   

Là hạt:..................

TRẢ LỜI:

1. Điền oc hoặc ooc vào chỗ trống :

con sóc                                           mặc quần soóc

cần cẩu móc hàng kéo                     xe rơ-moóc

2. Viết lời giải câu đố vào chỗ trống trong bảng :

a)   Để nguyên - giúp bác nhà nông

Thêm huyền - ấm miệng cụ ông, cụ bà.

Thêm sắc từ lúa mà ra

Đố bạn đoán được đó là chữ chi ? 

Là: 1. trâu 

      2. trầu

      3. trấu         

b)   Quen gọi là hạt

      Chẳng nở thành cây

      Nhà cao nhà đẹp

      Dùng tôi để xây.   

Là hạt: hạt cát

Giaibaitap.me


Page 13

1. Đọc khổ thơ sau, trả lời câu hỏi.

Con mẹ đẹp sao

Những hòn tơ nhỏ

Chạy như lăn tròn

Trên sân, trên cỏ.

a)   Những từ nào là từ chỉ hoạt động trong khổ thơ trên ?

b)   Hoạt động (chạy) của các chú gà con được miêu tả bằng cách nào ?

2. Đọc các đoạn trích và ghi vào bảng ở dưới tên hoạt động được so sánh với nhau :

a) Con trâu đen lông mượt

Cái sừng nó vênh vênh

Nó cao lớn lênh khênh

Chân đi như đập đất.

b) Cau cao, cao mãi

Tàu vươn giữa trời

Như tay ai vẫy

Hứng làn mưa rơi.

c) Xuồng con đậu quanh thuyền lớn giống như đàn con nằm quanh bụng mẹ. Khi có gió, thuyền mẹ cót két rên rỉ, đám xuồng con lại húc húc vào mạn thuyền mẹ như đòi bú tí.

Con vật, sự vật

Hoạt động

Từ so sánh

Hoạt động

a).......................

b).......................

c)........................

3. Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ thích hợp ở cột B để tạo thành câu : 

A B
a) Những ruộng lúa cấy sớm (1) huơ vòi chào khán giả
b) Những chú voi thắng cuộc (2) đã trổ bông
c) Cây cầu làm bằng thân dừa (3) lao băng băng trên sông
d) Con thuyền cắm cờ đỏ (4) bắc ngang dòng kênh

4. Chọn từ ngữ thích hợp (té nước vào mặt, hất tung mọi vật trên mặt đất, dạo khúc nhạc vui) điền vào chỗ trống để tạo câu văn có ý so sánh :

a) Ve kêu ra rà như................................

b) Mưa rơi xối xả như.............................

c) Gió thổi ào ào như..............................

TRẢ LỜI:

1. Đọc khổ thơ sau, trả lời câu hỏi.

Con mẹ đẹp sao

Những hòn tơ nhỏ

Chạy như lăn tròn

Trên sân, trên cỏ.

a) Những từ chỉ hoạt động trong khổ thơ trên: chạy, lăn

b) Hoạt động (chạy) của các chú gà con được miêu tả bằng cách: so sánh những chú gà giống như những hòn tơ nhỏ chạy lăn tròn trên sân

2. Đọc các đoạn trích và ghi vào bảng ở dưới tên hoạt động được so sánh với nhau :

Con vật, sự vật

Hoạt động

Từ so sánh

Hoạt động

a) Con trâu

đi

như

đập đất

b) Tàu cau

vươn

như

vẫy

c) Xuồng con

húc húc

giống như, như

đòi bú tí

3. Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ thích hợp ở cột B để tạo thành câu : 

a - 2, b - 1, c - 4, d - 3

4. Chọn các từ ngữ thích hợp (té nước vào mặt, hất tung mọi vật trên mặt đất, dạo khúc nhạc vui) điền vào chỗ trống để tạo thành câu văn có ý so sánh :

a) Ve kêu ra rả như dạo khúc nhạc vui.

b) Mưa rơi xối xả như té nước vào mặt.

c) Gió thổi ào ào như hất tung mọi vật trên mặt đất.

Giaibaitap.me


Page 14

1. Tìm và viết vào chỗ trống :

a) Từ chứa tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr, có nghĩa như sau :

- Loại cây có quả kết thành nải, thành buồng :................

- Làm cho người khỏi bệnh :..............

- Cùng nghĩa với nhìn :..............

b) Từ chứa tiếng có vần at hoặc ac, có nghĩa như sau :

- Mang vật nặng trên vai :.................

- Có cảm giác cần uống nước :...............

- Dòng nước tự nhiên từ trên cao đổ xuống thấp :...........

2. Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả cảnh đẹp non sông :

a) Bắt đầu bằng ch :.........................

Bắt đầu bằng tr ...............................

b) Có vần ươc ................................

Có vần iêc :.....................................

TRẢ LỜI:

1. Tìm và viết vào chỗ trống :

a) Từ chứa tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr, có nghĩa như sau :

- Loại cây có quả kết thành nải, thành buồng : chuối

- Làm cho người khỏi bệnh : chữa

- Cùng nghĩa với nhìn : trông

b) Từ chứa tiếng có vần at hoặc ac, có nghĩa như sau :

- Mang vật nặng trên vai : vác

- Có cảm giác cần uống nước : khát

- Dòng nước tự nhiên từ trên cao đổ xuống thấp : thác

2. Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả Cảnh đẹp non sông :

a) Bắt đầu bằng ch : chảy, chia

Bắt đầu bằng tr : tranh, trùng, trong

b) Có vần ươc : nước.

Có vần iêc : biếc.

Giaibaitap.me


Page 15

Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu nói về một bức tranh (ảnh) thể hiện một cảnh đẹp ở nước ta

 Gợi ý :

a) Tranh (ảnh) vẽ (chụp) cảnh gì ? Cảnh đó ở nơi nào ?

b) Màu sắc của tranh (ảnh) như thế nào ?

c) Cảnh trong tranh (ảnh) có gì đẹp ?

d) Cảnh trong tranh (ảnh) gợi cho em những suy nghĩ gì ?

TRẢ LỜI:

Hôm nay, cô giáo giới thiệu với lớp một bức ảnh chụp cảnh biển Nha Trang. Bức ảnh rất đẹp. Ở đó, em thấy biển bao la một màu xanh thẳm, những con sóng lăn tăn vỗ nhẹ vào mạn thuyền, bờ cát dài in dấu chân những người đi dạo biển. Phía trên cao, từng chùm mây trắng lững lờ trôi. Bầu trời cao và xanh. Cảnh đẹp trong tranh khiến cho lớp em vô cùng thích thú. Ai cũng náo nức mong kì nghỉ hè này sẽ được ba mẹ cho đi chơi biển.

Giaibaitap.me


Page 16

1. Điền iu hoặc uyu vào chỗ trống :

đường đi khúc kh ...........

gầy khẳng kh ............

kh ......... tay

2. Viết lời giải câu đố vào chỗ trống trong bảng :

a)

Vừa bằng hạt đỗ, ăn giỗ cả làng.

Là con : ..........

Sông không đến, bến không vào

Lơ lửng giữa trời làm sao có nước.

Là quả : .........

Vừa bồng cái nong

Cả làng đong chẳng hết

Là cái : ...........

b)

Con gì nhảy nhót leo trèo

Mình đầy lông lá, nhăn nheo làm trò.

Là con :..............

Trong nhà có bà hay quét.

Là cái: ..............

Tên em không thiếu, chẳng thừa

Chín vàng ngon ngọt rất vừa lòng anh

Là quả :.............

TRẢ LỜI:

1. Điền iu hoặc uyu vào chỗ trống :

đường đi khúc khuỷu,

gầy khẳng khiu,

khuỷu tay

2. Viết lời giải câu đố vào chỗ trống trong bảng :

a)

Vừa bằng hạt đỗ, ăn giỗ cả làng.

Là con : ruồi

Sông không đến, bến không vào

Lơ lửng giữa trời làm sao có nước.

Là quả : dừa

Vừa bằng cái nong

Cả làng đong chẳng hết.

Là cái: giếng

b)

Con gì nhảy nhót leo trèo

Mình đầy lông lá, nhăn nheo làm trò.

Là con : khỉ

Trong nhà có bà hay quét.

Là cái: chổi

Tên em không thiếu, chẳng thừa

Chín vàng ngon ngọt rất vừa lòng anh.

Là quả : đu đủ

Giaibaitap.me


Page 17

1. Xếp các từ ngữ sau vào bảng phân loại cho đúng :

bố/ba, mẹ/má, anh cả/anh hai,

quả/trái, hoa/bông,

dứa/thơm/khóm, sắn/mì, ngan/vịt xiêm .

2. Điền từ thế hoặc nó, gì, tôi, à vào chỗ trống bên cạnh từ cùng nghĩa in đậm :

Gan chi (......) gan rứa (......), mẹ nờ (......)?

Mẹ rằng : Cứu nước, mình chờ chi (......) ai ?

Chẳng bằng con gái, con trai

Sáu mươi còn một chút tài đò đưa

Tàu bay hắn (......) bán sớm trưa

Thì tui (......) cứ việc nắng mưa đưa đò.

3. Điền dấu câu thích hợp vào ....

Cá heo ở vùng biển Trường Sa

Đêm trăng, biển yên tĩnh. Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên boong tàu ca hát, thổi sáo. Bỗng có tiếng đập nước ùm ùm như có ai đang tập bơi. Một người kêu lên : “Cá heo .... “Anh em ùa ra vỗ tay hoan hô : “A ... Cá heo nhảy múa đẹp quá ... ” Thế là cá thích, nhảy vút lên thật cao. Có chú quá đà, vọt lên boong tàu cách mặt nước đến một mét. Có lẽ va vào sắt bị đau, chú nằm im, mắt nhắm nghiền. Một anh chiến sĩ đến nâng con cá lên hai tay, nói nựng :

- Có đau không, chú mình ... Lần sau, khi nhảy múa, phải chú ý nhé ...

Anh vuốt ve con cá rồi thả xuống nước, cả đàn cá quay ngang lại phía boong tàu, nhảy vung lên một cái như để cảm ơn rồi tỏa ra biển rộng.

TRẢ LỜI:

1. Xếp các từ ngữ sau vào bảng phân loại cho đúng :

bố/ba, mẹ/má, anh cả/anh hai,

quả/trái, hoa/bông,

dứa/thơm/khóm, sắn/mì, ngan/vịt xiêm

Từ dùng ở miền Bắc

Từ dùng ở miền Nam

bố, mẹ, anh cả, quả, hoa, dứa, sắn, ngan

ba, má, anh hai, trái, bông, thơm, khóm, mì, vịt xiêm

2. Điền các từ thế, nó, gì, tôi, à, vào chỗ trống bên cạnh từ cùng nghĩa với chúng :

Gan chi (gì) gan rứa (thế), mẹ nờ (à) ?

Mẹ rằng : Cứu nước, mình chờ chi (gì) ai ?

Chẳng bằng con gái, con trai

Sáu mươi còn một chút tài đò đưa

Tàu bay hắn (nó) bắn sớm trưa

Thì tui (tôi) cứ việc nắng mưa đưa đò.

3. Điền dấu câu thích hợp vào ....

Đêm trăng, biển yên tĩnh. Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên boong tàu ca hát, thổi sáo. Bỗng có tiếng đập nước ùm ùm như có ai đang tập bơi. Một người kêu lên : “Cá heo ! “Anh em ùa ra vỗ tay hoan hô : “A! Cá heo nhảy múa đẹp quá! ” Thế là cá thích, nhảy vút lên thật cao. Có chú quá đà, vọt lên boong tàu cách mặt nước đến một mét. Có lẽ va vào sắt bị đau, chú nằm im, mắt nhắm nghiền. Một anh chiến sĩ đến nâng con cá lên hai tay, nói nựng :

- Có đau không, chú mình? Lần sau, khi nhảy múa, phải chú ý nhé !

Anh vuốt ve con cá rồi thả xuống nước, cả đàn cá quay ngang lại phía boong tàu, nhảy vung lên một cái như để cảm ơn rồi tỏa ra biển rộng.

Giaibaitap.me


Page 18

1. Điền it hoặc uyt vào chỗ trống :

h.... sáo,                  h.... thở,

s.... ngã,                  đứng s.... vào nhau

2. Tìm và viết vào chỗ trống những tiếng ghép được (trước hoặc sau) mỗi tiếng dưới đây :

a)

rổ rá, rá gạo, rá xôi,...
giá ..................
rụng ..................
dụng ..................

b)

vẽ tranh vẽ, vẽ chuyện, bày vẽ
vẻ  
nghĩ  
nghỉ  

TRẢ LỜI:

1. Điền it hoặc uyt vào chỗ trống :

huýt sáo,                         hít thở

suýt ngã,                          đứng sít vào nhau

2. Tìm và viết vào chỗ trống những tiếng ghép được (trước hoặc sau) mỗi tiếng dưới đây :

a)

rổ rá, rá gạo, rá xôi
giá giá cả, giá áo, trả giá
rụng lá rụng, rơi rụng, quả rụng
dụng dụng cụ, vô dụng, tác dụng

b)

vẽ tranh vẽ, vẽ chuyện, bày vẽ
vẻ vẻ mặt, vẻ đẹp, dáng vẻ
nghĩ suy nghĩ, nghĩ ngợi, ngẫm nghĩ
nghỉ nghỉ ngơi, nghỉ hè, nghỉ phép

Giaibaitap.me


Page 19

Em hãy viết một bức thư cho bạn ở một tỉnh miền Nam (hoặc miền Trung, miền Bắc) để làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt.

TRẢ LỜI:

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 7 năm 2017

Bạn Lan Anh thân mến !

Hôm qua đi xem triển lãm tranh “Búp măng non toàn quốc”, mình nhìn thấy bức tranh "Cùng chơi" của Lan Anh. Bạn vẽ đẹp lắm. Mình cũng thích vẽ nữa. Mình có thể kết bạn với Lan Anh không ? Giới thiệu với Lan Anh, mình tên là Lê Ngọc Anh, học sinh lớp 3A Trường Tiểu học Lê Văn Tám, Thành phố Hồ Chỉ Minh. Môn học yêu thích của mình là Toán, mình đang tự ôn tập hè để năm sau học thật tốt. Lan Anh với mình cùng thi đua học tốt nhé ! Rất mong thư Lan Anh !

Thân mến!

Lê Ngọc Anh

Giaibaitap.me


Page 20

1. Điền ay hoặc ây vào chỗ trống :

- cây s........ ,                  - ch........ giã gạo

- d........ học ,                 - ngủ d.........

- số b........ ,                   - đòn b.........

2. Điền vào chỗ trống :

a) l hoặc n:

      Trưa ....ay bà mệt phải …ằm

Thương bà, cháu đã giành phần ....ấu cơm

      Bà cười: vừa ....át vừa thơm.

Sao bà ăn được nhiều hơn mọi lần?

b) i hoặc :

Kiến xuống suối t....m nước uống. Chẳng may, sóng trào lên cuốn Kiến đi và suýt nữa thì d....m chết nó. Ch....m Gáy thấy thế liền thả cành cây xuống suối cho Kiến. Kiến bám vào cành cây, thoát h....m

3. Tìm và viết lại các tiếng có trong bài chính tả Người liên lạc nhỏ .

-  Bắt đầu bằng l:..............................

-  Bắt đầu bằng n :............................

TRẢ LỜI:

1. Điền ay hoặc ây vào chỗ trống :

- cây sậy,                          dạy học,             số bảy,

- chày giã gạo,                  ngủ dậy,             đòn bẩy

2. Điền vào chỗ trống :

a) l hoặc n:

       Trưa nay bà mệt phải nằm

Thương bà, cháu đã giành phần nấu cơm

       Bà cười : vừa nát vừa thơm

Sao bà ăn được nhiều hơn mọi lần ?

b) i hoặc :

Kiến xuống suối, tìm nước uống. Chẳng may, sóng trào lên cuốn Kiến đi và suýt nữa thì dìm chết nó. Chim Gáy thấy thế liền thả cành cây xuống suối cho Kiến. Kiến bám vào cành cây, thoát hiểm.

2. Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả Người liên lạc nhỏ :

- Bắt đầu bằng l: liên lạc, lúa, lững (thững), lên

- Bắt đầu bằng n : Nùng, nào

Giaibaitap.me


Page 21

1. Gạch dưới các từ chỉ đặc điểm trong những câu thơ sau .

Em vẽ làng xóm

Tre xanh, lúa xanh

Sông máng lượn quanh

Một dòng xanh mát

Trời mây bát ngát

Xanh ngát mùa thu.

2. a) Gạch dưới tên những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ sau :

a. Tiếng suối trong như tiếng hát xa.

    Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

b. Rồi đến chị rất thương

    Rồi đến em rất thảo

    Ông hiền như hạt gạo

    Bà hiền như suối trong.

c. Cam Xã Đoài mọng nước

   Giọt vàng như mật ong.

b) Các sự vật được so sánh với nhau về những điểm nào ? Viết nội dung trả lời vào bảng sau :

Sự vật A

Đặc điểm

Từ so sánh

Sự vật B

a......................

trong

 ................

 ................

b....................

 ................

 ................

 ................

c......................

 ................

 ................

 ................

3. In đậm dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi “Ai (con gì, cái gì) ?”. Gạch một gạch (-) dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ Thế nào ?”.

a)   Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm.

b)   Những hạt sương sớm long lanh như những bóng đèn pha lê.

c)   Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người.

TRẢ LỜI:

1. Gạch dưới các từ chỉ đặc điểm trong những câu thơ sau :

Em vẽ làng xóm

Tre xanh, lúa xanh

Sông máng lượn quanh

Một dòng xanh mát

Trời mây bát ngát

Xanh ngắt mùa thu.

2. a) Gạch dưới tên những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ sau :

a. Tiếng suối trong như tiếng hát xa.

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

b. Rồi đến chị rất thương

Rồi đến em rất thảo

Ông hiền như hạt gạo

Bà hiền như suối trong.

c. Cam Xã Đoài mọng nước

Giọt vàng như mật ong.

b)

Sự vật A

Đặc điểm

Từ so sánh

Sự vật B

a. Tiếng suối

trong

như

tiếng hát

b. Ông

    Bà

hiền

hiền

như 

như

hạt gạo

suối trong

c.Cam Xã Đoài

mọng nước 

như

mật ong

3. In đậm dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi “Ai (con gì, cái gì) ?”. Gạch một gạch (-) dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ Thế nào ?”.

a)   Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm.

b)   Những hạt sương sớm long lanh như những bóng đèn pha lê.

c)   Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người.

Giaibaitap.me


Page 22

1. Điền vào chỗ trống au hoặc âu :

-      hoa m.....đơn ,                     mưa m...... hạt

-      lá tr.....,                                 đàn tr......

-      s.....điểm ,                             quả s.....

2. Điền vào chỗ trống :

a) l hoặc n

-      Tay ......àm hàm nhai, tay quai miệng trễ.

-      Nhai kĩ .....o .....âu, cày sâu tốt .....úa.

b) i hoặc

-      Ch....m có tổ, người có tông.

-      T....n học lễ, hậu học văn.

-      K....n tha lâu cũng đầy tổ.

3. Tìm và viết lại các tiếng trong bài chính tả Nhớ Việt Bắc :

a) Bắt đầu bằng l:.................................

Bắt đầu bằng n : ..................................

b) Có âm i : .......................................

Có âm : ..........................................

TRẢ LỜI:

1. Điền vào chỗ trống au hoặc âu :

-         hoa mẫu đơn,              mưa mau hạt

-         lá trầu,                        đàn trâu

-         sáu điểm,                    quả sâu

2. Điền vào chỗ trống :

a) l hoặc n

-         Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.

-         Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.

b) i hoặc

-         Chim có tổ, người có tông.

-         Tn học lễ, hậu học văn.

-         Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

3. Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả Nhớ Việt Bắc:

a) Bắt đầu bằng l: lưng.

Bắt đầu bằng n : nắng, nở, nón.

b) Có âm i: mình, người, tươi, gài, hái, rọi, bình, tình, chuối, gái, ai, sợi.

Có âm : tiếng, Việt (Bắc).

Giaibaitap.me


Page 23

1. Dựa theo truyện Tôi cũng như bác, trả lời các câu hỏi dưới đây :

a) Vì sao nhà văn không đọc được bản thông báo ?

b) Ông nói gì với người đứng cạnh ?

c) Người đó trả lời ra sao ? Câu trả lời có gì đáng buồn cười ? 

2. Hãy ghi lại các ý trả lời cho từng câu hỏi để giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua với một đoàn khách đến thăm lớp.

a) Tổ em gồm những bạn nào ? Các bạn là người dân tộc nào ?

b) Mỗi bọn có đọc điểm gì hay ?

c) Tháng vừa qua, các bạn làm được những việc gì tốt ?

TRẢ LỜI:

1. Dựa theo truyện Tôi cũng như bác, trả lời các câu hỏi dưới đây :

a) Vì sao nhà văn không đọc được bản thông báo ?

Nhà văn không đọc được bản thông báo bởi vì không có kính.

b) Ông nói gì với người đứng cạnh ?

-  Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông báo này với!

c) Người đó trả lời ra sao ? Câu trả lời có gì đáng buồn cười ?

Người đó trả lời : ‘‘Xin lỗi. Tôi cũng như bác thôi, vì lúc bé không được học nên bây giờ đành chịu mù chữ. ”

Câu trả lời buồn cười vì người đứng cạnh tưởng rằng nhà văn cũng không biết chữ như mình.

2. Hãy ghi lại các ý trả lời cho từng câu hỏi để giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua với một đoàn khách đến thăm lớp.

a) Tổ em gồm những bạn nào ? Các bạn là người dân tộc nào ? Tổ em có tám bạn gồm : Trinh, Nam, Trung, Khang, Huệ, hai bạn tên Trang và em. Các bạn đều là dân tộc Kinh.

b) Mỗi bạn có đặc điểm gì hay ?

Ba bạn nam: Khang, Trung, Nam đều đá bóng rất hay. Bạn Trinh hát hay và là lớp phó văn nghệ của lớp. Bạn Huệ có hai má lúm đồng tiền, cười rất dễ thương. Hai bạn tên Trang, một bạn học khá môn Toán, một bạn giỏi môn Anh.

c) Tháng vừa qua, các bạn làm được những việc gì tốt ?

Tháng vừa qua, chào mừng ngày 20 - 11, ba bạn Khang, Nam, Trung đã tham gia vào giải bóng đá của trường.

Bạn Trinh đã xung phong hát tặng cô giáo chủ nhiệm nhân ngày lễ Nhà giáo Việt Nam. Các thành viên còn lại trong tổ đều tham gia cổ động rất nhiệt tình.

Giaibaitap.me


Page 24

1. Điền vào chỗ trống ui hoặc uôi :

- m... dao ,                        con m... ,           

  n...... lửa ,                       t..... trẻ ,

- hạt m... ,                         m... bưởi,

  n........ nấng ,                   t... thôn

2. Tìm và viết lại các từ :

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x, có nghĩa như sau :

- Còn lại một chút do sơ ý hoặc quên :...................

- Món ăn bằng gạo nếp đồ chín :...................

- Trái nghĩa với tối :.........................

b) Chứa tiếng có vần âc hoặc ât, có nghĩa như sau .

- Chất lỏng, ngọt, màu vàng óng, do ong hút nhuỵ hoa làm ra :...............

- Vị trí trên hết trong xếp hạng :.................

- Một loại quả chín, ruột màu đỏ, dùng để thổi xôi :.........

TRẢ LỜI:

1. Điền vào chỗ trống ui hoặc uôi :

- mũi dao, con muỗi

- hạt muối, múi bưởi

- núi lửa, nuôi nấng

- tuổi trẻ, tủi thân

2. Tìm và ghi lại các từ :

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x, có nghĩa như sau :

- Còn lại một chút do sơ ý hoặc quên : sót

- Món ăn bằng gạo nếp đồ chín : xôi

- Trái nghĩa với tối:  sáng

b) Chứa tiếng có vần âc hoặc ất, có nghĩa như sau :

- Chất lỏng, ngọt, màu vàng óng, do ong hút nhụy hoa làm ra : mật

- Vị trí trên hết trong xếp hạng : nhất

- Một loại quả chín, ruột màu đỏ, dùng để thổi xôi : gấc

Giaibaitap.me


Page 25

1. Viết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết

2. Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống :

a) Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng .....

b) Những ngày lễ hội, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trung bên ..... để múa hát.

c) Để tránh thú dữ, nhiều dân tộc miền núi thường làm ..... để ở.

d) Truyện Hũ bạc của người cha là truyện cổ của dân tộc ....

(nhà rông, nhà sàn, Chăm, bậc thang)

3. Quan sát từng cặp sự vật dưới đây rồi viết vào chỗ trống những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh :

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 45 tập 1

4. Viết những từ ngữ thích hợp vào mỗi chỗ trống :

a) Công cha nghĩa mẹ được so sánh như...

                          ..... như.....

b) Trời mưa, đường đất sét trơn như.....

c) Ở thành phố có nhiểu toà nhà cao như.....

TRẢ LỜI:

1. Hãy viết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết :

Tày, Nùng, Thái, Ê-đê, Hmông, Dao, Chăm, Ba-na, Tà-ôi, Vân, Kiều, Khơ-mú, Kơ-ho, Xtiêng,...

2. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống :

a) Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang

b) Những ngày lễ hội, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trung bên nhà rông để múa hát.

c) Để tránh thú dữ, nhiều dân tộc miền núi thường làm nhà sàn để ở.

d) Truyện Hũ bạc của người cha là truyện cổ của dân tộc Chăm.

3. Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết vào chỗ trống những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 45 tập 1

4. Viết những từ ngữ thích hợp vào mỗi chỗ trống :

a) Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn chảy ra

b) Trời mưa, đường đất sét trơn như bôi mỡ.

c) Ở thành phố có nhiều tòa nhà cao như núi.

Giaibaitap.me


Page 26

1. Điền vào chỗ trống ui hoặc ươi:

- khung c....,        c.... ngựa,                s.... ấm

- mát r....,           g.... thư,                    t.... cây

2. Tìm và viết vào chỗ trống những tiếng có thể ghép vào trước hoặc sau mỗi tiếng dưới đây :

a)

xâu ...............
sâu ...............
xẻ ...............
sẻ ...............

b) 

bật ...............
bậc ...............
nhất ...............
nhấc ...............

TRẢ LỜI:

1. Điền vào chỗ trống ưi hoặc ươi:

- khung cửi,              cưỡi ngựa,              sưởi ấm

- mát rượi,                gửi thư,                    tưới cây

2.Tìm và viết chỗ trống những tiếng có thể ghép vào trước hoặc sau mỗi tiếng dưới đây :

a)

xâu xâu chuỗi, xâu kim, xâu tiền
sâu con sâu, sâu xa, thâm sâu
xẻ xẻ gỗ, mổ xẻ, máy xẻ
sẻ chim sẻ, chia sẻ, san sẻ

b) 

bật bật dậy, nổi bật, bật lửa
bậc bậc thang, bậc lương, cấp bậc
nhất giải nhất, nhất trí, nhất định
nhấc nhấc lên, nhấc bổng, nhấc chân

Giaibaitap.me