Viết đoạn văn từ 8 đến 10 câu về mẹ năm 2024

Viết đoạn văn ngắn tả mẹ sử dụng phép so sánh, nhân hoá? Phép so sánh là gì? Phép nhân hóa là gì? Đoạn văn ngắn tả về mẹ sử dụng phép so sánh, nhân hóa mẫu số 1? Đoạn văn ngắn tả về mẹ sử dụng phép so sánh, nhân hóa mẫu số 2?

Chủ đề về mẹ luôn là đề tài gần gũi, quen thuộc đối với tất cả bạn học sinh nói chung. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, những đoạn văn ngắn tả về mẹ chắc hẳn đã chẳng còn xa lạ. Dưới đây, tác giả xin cung cấp những đoạn văn mẫu tả về mẹ trong đó có sử dụng phép so sánh, nhân hóa.

1. Bố cục của một đoạn văn ngắn:

Bố cục của văn bản rất quan trọng. Nó giúp người đọc dễ dàng hiểu được nội dung và ý nghĩa mà văn bản muốn hướng đến. Một văn bản bất kỳ không thể viết một cách tùy ý về mặt nội dung và cách thức trình bày. Bố cục văn bản được hiểu là cách sắp xếp, bố trí các thành phần nội dung theo một trình tự, hệ thống một cách rõ ràng, mạch lạc và hợp lý. Trong bất kỳ một văn bản nào thì bố cục cũng đều chia thành 3 phần chính gồm: Mở bài, thân bài và kết luận.

Tùy vào dung lượng yêu cầu của đề bài, người viết cần phải chia rõ nội dụng, số lượng dòng trên từng phần. Đối với bố cục của một đoạn văn ngắn, thông thường sẽ dài khoảng 1 trang giấy thì cần nêu được rõ các phần sau:

Phần mở đoạn: Giới thiệu nội dung tổng quát về thông tin, sự kiện, vấn đề hoặc nhân vật mình muốn đề cập đến.

Ví dụ: Khi mô tả về người mẹ nên giới thiệu khái quát về tên, tuổi, nghề nghiệp và mục đích cần mô tả thông tin về người mẹ. Hoặc khi phân tích một bài thơ, đoạn văn thì đoạn mở đầu nên giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm…

Phần thân đoạn: từ những nội dung đã giới thiệu từ phần mở bài, phần thân bài chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích, mô tả nội dung đó. Đây là phần quan trọng nhất trong bố cục văn bản vì vậy câu từ, cách sử dụng các loại động từ, danh từ, tính từ nên lựa chọn phù hợp với mục đích và nội dung văn bản. Người dùng có hiểu được vấn đề bạn trình bày hay không phụ thuộc vào phần thân bài này.

Phần kết đoạn: Khẳng định những nội dung đã phân tích ở phần thân bài và đưa ra kết luận chung cho toàn bộ văn bản. Phần kết luận nên viết ngắn gọn, xúc tích.

2. Phép so sánh là gì?

So sánh là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.

Ví dụ: Mưa xuân lất phất phủ lên những ngọn cỏ xanh mướt, đọng lại những giọt nước long lanh trong suốt – viên pha lê trên lộc non xanh biếc; mùa xuân yêu kiều xinh đẹp tựa như nàng tiên ban phát những phép màu cho vạn vật trần gian

Cấu tạo của một phép so sánh thông thường gồm có:

– Vế A (tên sự vật, con người được so sánh).

– vế B. (tên sự vật, con người được so sánh với vế A).

– Từ ngữ chỉ phương tiện so sánh.

– Từ so sánh.

Các kiểu so sánh

Thứ nhất, So sánh ngang bằng: các từ thường dùng là y là, như là, giống như, tựa như, bao nhiêu, bấy nhiêu,…

Ví dụ: “Trẻ em là búp trên cành”, ” Bao nhiêu tấc đất tất vàng bấy nhiêu”, thầy thuốc như mẹ hiền,..

Thứ hai, So sánh không ngang bằng: các từ thường sử dụng: hơn, hơn là, kém, chằng bằng, không bằng,..

Ví dụ: ” Hương cao hơn Khánh”,

Tác dụng của biện pháp so sánh :

Ý nghĩa của biện pháp tu từ so sánh : Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc: giúp tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động, giúp người nghe dễ hình dung về sự vật, sự việc được miêu tả.

Hiệu quả của biện pháp so sánh : Đối với việc thể hiện tư tưởng của người viết giúp tạo ra lối nói hàm súc, giúp người nghe nắm bắt tư tưởng, tình cảm của người viết

3. Phép nhân hóa là gì?

Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, … bâng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tá con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con người, biếu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

Ví dụ: Tre xung phong vào xe tăng, dại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu!

(Cây tre Việt Nam – Thép Mới)

Có ba kiểu nhân hóa thường gặp là:

– Dùng từ ngữ vón gọi người đế gọi vật. Ví dụ: lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, anh Gọng Vó, chị Cào Cào, ông Cống, bạn Gấu bông,.

– Dùng những từ ngữ vốn chi hoat dông, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. Ví dụ: những cú chim trên bầu trời cao đang ríu rít, nô đùa cùng nhau; hàng cây đang đung đưa, uốn mình trong gió,..

– Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

Ví dụ: (Ca dao)

Trâu ơi, ta báo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta

hay Bạn gấu bông luôn là người bạn thân thiết nhất mà em có thể tâm sự, nói ra những câu chuyên hàng ngày của mình.

Tác dụng của biện pháp nhân hóa:

Phép nhân hóa giúp cho các loại đồ vật, cây cối hay đồng vật đều trở nên sinh động hơn trong suy nghĩ, đem lại cho người đọc cảm giác gần gũi, thân thiết hơn.

Phép nhân hóa giúp cho các đồ vật, sự vật có thể biểu hiện được những suy nghĩ hay bày tỏ được tình cảm của con người.

4. Đoạn văn ngắn tả về mẹ sử dụng phép so sánh, nhân hóa mẫu số 1:

” Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”. Những câu thơ của Chế Lan Viên luôn đem lại những mạch cảm xúc tuyệt vời, nói lên nỗi lòng của những người làm mẹ. Viết về mẹ, chẳng thể có ngôn từ nào có thể nói ra hết những tình cảm và công lao trời biển mà người mẹ dành cho những đứa con. Mẹ tôi năm nay đã gần 40 tuổi, bước sang giai đoạn người ta gọi là “trung niên”. Mẹ có thân hình nhỏ gọn với mái tóc đen mượt và làn da ngăm ngăm. Sống mũi của mẹ cao cao và đôi môi hồng hồng. Công việc của mẹ là nội trợ nên ngày thường mẹ ăn mặc rất giản dị, đời thường. Tuy nhiên, mỗi khi có công chuyện hay việc gì trọng đại, mẹ rất có phong cách ăn mặc, nhìn trẻ trung và như cô thiếu nữ 18 đôi mươi. Bởi là người chị dâu cả của gia đình, tính cách của mẹ luôn ôn hòa, cư xử đúng mực và cân bằng giữa các chị em dâu trong nhà. Khi còn bé, tôi hay theo mẹ ra ngoài đồng vào buổi sớm, tất cả cánh đồng đang nằm ngủ, thì ở một góc nào đó, mẹ luôn chỉ cho tôi những công việc mà người nông dân chăm sóc, vun vén làm ra những hạt gạo, những cây khoai khiến tôi càng yêu thương mẹ hơn. Cuộc sống dù có khó khăn đến đâu, mẹ vẫn vì con cái mà hi sinh tuổi xuân mình. Những vất vả mẹ đã trải qua, chưa bao giờ mẹ cần đền đáp hay than vãn. Mẹ là một “thiên sứ” mà ông trời ban tặng cho những đứa con. Mỗi khi vấp ngã hay cuộc sống ngoài kia dù có áp lúc ra sao thì vẫn luôn có mẹ – người đàn bà luôn sẵn sàng đứng ra bảo vệ, che chở cho những đứa con bằng tất cả những khả năng mình có. Tôi luôn tự nhủ bản thân sẽ thật cố gắng hơn từng ngày để trưởng thành và trở thành đứa con mà mẹ luôn tự hào.

Phép so sánh: ” mẹ rất có phong cách ăn mặc, nhìn trẻ trung và như cô thiếu nữ 18 đôi mươi”, “Mẹ là một “thiên sứ”

Phép nhân hóa: “tất cả cánh đồng đang nằm ngủ”

5. Đoạn văn ngắn tả về mẹ sử dụng phép so sánh, nhân hóa mẫu số 2:

Sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương và đùm bọc của mẹ, tôi luôn rất hạnh phúc và hãnh diện vì điều đó. Mẹ là tất cả nguồn động lực sống của tôi. Mẹ tôi năm nay 39 tuổi. Mẹ có mái tóc nâu xoăn, làn da trắng và thân hình thon gọn. Trên khuôn mặt của mẹ xuất hiện những nếp nhăn, những đốm xạn theo thời gian bởi công việc làm nông vất vả. Tính cách của mẹ rất ôn hòa, biết lắng nghe và thấu hiểu cho mọi người. Tình yêu của mẹ bao la như suối nguồn, bao bọc, yêu thương và che chở chúng tôi. Công việc hàng ngày của mẹ là dậy sớm, tần tảo đi làm đồng để phần nào đó hỗ trợ bố tôi kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Hàng ngày, mẹ thường đi làm đồng về rồi nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa. Vì thế nên mẹ cũng ăn mặc giản dị. Mẹ luôn cư xử làm tấm gương cho các con noi theo và học tập. Mặc dù những lúc mệt mỏi hay có chuyện buồn mẹ đều không nói hay chia sẻ nhưng khi nhìn qua đôi mắt biết nói kia, tôi như đã thấu hiểu được phần nào. Chúng tôi – những đứa con do bàn tay mẹ nâng niu, săn sóc đang lớn lên từng ngày và luôn tự nhủ sẽ thật chăm ngoan để sau này trở thành niềm tự hào của mẹ.

Phép so sánh: “tình yêu của mẹ bao la như suối nguồn” ý muốn nói tình cảm của mẹ luôn đong đầy không bao giờ vơi cạn

Chủ đề