Công văn 77901 ct-htr của cục thuế tp hà nội năm 2024

Trả lời công văn số 16112015/SME-SEP ngày 16/11/2015 và công văn bổ sung cung cấp thông tin tài liệu số 24112015/SME-SEP ngày 24/11/2015 của Công ty Smec Internationnal Pty Ltd -Thầu thực hiện gói thầu Dịch vụ tư vấn Dự án tăng cường kỹ năng nghề (sau đây gọi tắt là Nhà thầu)) hỏi về chính sách thuế, Cục thuế Thành phố Hà Nội có ý kiến như sau:

- Căn cứ Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT quy định thuế suất 10%:

“Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.

Các mức thuế suất thuế GTGT nêu tại Điều 10, Điều 11 được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại...

Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất GTGT khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở sản xuất, kinh doanh”...

- Căn cứ điểm a, khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, quy định về tiêu thức ngày lập hóa đơn:

“Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Căn cứ các quy định trên Cục thuế Thành phố Hà Nội trả lời về nguyên tắc như sau:

Trường hợp, Nhà thầu ký hợp đồng với Ban quản lý dự án dạy nghề vốn ODA để thực hiện dịch vụ tư vấn dự án tăng cường kỹ năng nghề, từ ngày ký hợp đồng đến hết tháng 02/2015, do nhà thầu chưa đăng ký thuế và chưa được cấp mã số thuế nên Ban quản lý dự án đã khấu trừ, nộp thay thế nhà thầu cho đơn vị khi nghiệm thu thanh toán dịch vụ là đúng quy định.

Từ tháng 3/2015 đến nay, Nhà thầu và Ban quản lý dự án chưa nghiệm thu và chưa thanh toán tiền dịch vụ, Nhà thầu đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì khi hoàn thành nghiệm thu cung ứng dịch vụ, Nhà thầu phải lập hóa đơn GTGT theo quy định. Thời điểm lập hóa đơn là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính;

Thuế suất thuế GTGT đối với dịch vụ tư vấn là 10% theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính nêu trên.

Cục thuế Thành phố Hà Nội trả lời để Công ty Smec Internationnal Pty Ltd - Thầu thực hiện gói thầu Dịch vụ tư vấn Dự án tăng cường kỹ năng nghề biết và thực hiện./.

Trả lời công văn không số ngày 21/09/2015 của Công ty TNHH Khách sạn Grand Plaza Hà Nội hỏi về chính sách thuế, Cục thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

- Căn cứ điểm 3, Điều 1 Thông tư số 18/2011/TT-BTC ngày 10/02/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Thông tư số 130/2008/TT-BTC:

3. Xác định các khoản thu nhập.

  1. Sửa đổi, bổ sung điểm 6 mục V Phần C như sau:

- Trong năm tính thuế Doanh nghiệp có chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính, thì được xác định như sau:

Trường hợp chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ tính vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bị lỗ thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để doanh nghiệp không bị lỗ nhưng phải đảm bảo phần chênh lệch tỷ giá tính vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số ngoại tệ đến hạn phải trả trong năm đó.

Các khoản chênh lệch tỷ giá nêu trên không bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ; chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản để hình thành TSCĐ mà TSCĐ này chưa đưa vào sản xuất kinh doanh (không phân biệt doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh hay đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh).

- Căn cứ Điều 5 Thông tư số 179/2012/TT-BTC ngày 24/10/2012 của Bộ Tài chính quy định về ghi nhận, đánh giá, xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp.

“Điều 5. Xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chưa đi vào hoạt động:

Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chưa đi vào hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh lũy kế, riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán. Khi tài sản cố định hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng (sau khi bù trừ số chênh lệch tăng và chênh lệch giảm) được phân bổ dần vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính, thời gian phân bổ không quá 5 năm kể từ khi công trình đưa vào hoạt động”.

- Căn cứ khoản 2.20, Điều 6 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 07/07/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

- Căn cứ khoản 2.22, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp (có hiệu lực từ ngày 02/08/2014 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2014 trở đi) quy định về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

“2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.22. Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ (trừ lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế).

Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chưa đi vào hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh lũy kế, riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán. Khi tài sản cố định hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng (sau khi bù trừ số chênh lệch tăng và chênh lệch giảm) được phân bổ dần vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính thời gian phân bổ không quá 5 năm kể từ khi công trình đưa vào hoạt động.

Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ sẽ được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính...”.

Căn cứ quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội trả lời theo nguyên tắc như sau:

+ Trường hợp Công ty phát sinh khoản lỗ chênh lệch tỉ giá trong giai đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh thì đề nghị Công ty hạch toán số lỗ chênh lệch tỷ giá theo hướng dẫn tại khoản 2.20, Điều 6 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 07/07/2012 và khoản 2.22, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính nêu trên.

Chủ đề