Vì sao phụ nữ sau sinh ra nhiều mồ hôi

Sẽ có rất nhiều điều xảy ra với cơ thể của các bà mẹ sau khi sinh con, trong đó bao gồm cả việc thay đổi nồng độ hormone. Đối với nhiều phụ nữ, sự thay đổi của nội tiết tố có thể gây đổ mồ hôi đêm sau sinh. Mặc dù đổ mồ hôi ban đêm sau sinh là tình trạng phổ biến nhưng chúng có thể gây khó chịu và khiến các mẹ khó có một giấc ngủ ngon. Bài viết này sẽ góp phần giải quyết nỗi lo của các bà mẹ bỉm sữa hay các ông chồng đang lo lắng cho tình trạng của vợ mà chưa biết cách giải quyết thế nào. Hãy cùng liplop tìm hiểu về nguyên nhân đổ mồ hôi ban đêm sau sinh, các triệu chứng, các bước bạn có thể thực hiện và khi nào cần trao đổi với bác sĩ nhé!

Nguyên nhân mẹ bỉm bị đổ mồ hôi đêm sau sinh 

Nguyên nhân mẹ bỉm bị đổ mồ hôi đêm sau sinh

Đổ mồ hôi đêm sau sinh thường do lượng hormone estrogen và progesterone giảm. Cơ thể người mẹ cần một lượng các hormone trên cao hơn khi mang thai, nhưng không cần nhiều sau khi đã sinh con. Thường thì sẽ mất một vài tuần sau khi sinh để các mức hormone thiết lập lại ở mức bình thường (như trước khi mang thai). Vì vậy, trong khoảng thời gian đó những thay đổi này sẽ làm ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể của các mẹ vào ban đêm và khiến họ bị đổ mồ hôi.

Khi nào mẹ bỉm cần đến gặp bác sĩ ?

Khi nào mẹ bỉm cần đến gặp bác sĩ ?

Hầu hết, đổ mồ hôi đêm sau sinh là do nội tiết tố thay đổi và sẽ tự hết. Tuy nhiên, nếu các mẹ bị sốt và ớn lạnh, hoặc gặp các triệu chứng không rõ nguyên nhân khác như sụt cân thì bạn cần đưa họ đi khám bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn nào đó. Một số các trường hợp có triệu chứng đổ mồ hôi ban đêm như:

  • Bệnh cường giáp: những người bị mắc bệnh cường giáp thường có khả năng chịu nhiệt rất kém. Vì họ là người có thân nhiệt cao sẵn và cơ thể sản sinh ra nhiều nhiệt. Do đó, nếu các mẹ bị đổ mồ hôi nhiều, cũng có thể đó là dấu hiệu của bệnh cường giáp.

  • Đố ăn: Một số thức ăn và đồ uống cũng có thể khiến các mẹ bỉm đổ mồ hôi vào ban đêm. Chúng bao gồm thức ăn cay và cà phê. Thức ăn cay và cà phê có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng đột biến, gây đổ mồ hôi. Nó đặc biệt tồi tệ hơn nếu các mẹ ăn chúng trước khi đi ngủ. 

  • Sự lo ngại: đổ mồ hôi có thể xảy ra trong các trường hợp cảm xúc của bạn không được giữ ổn định như: phẫn nộ, lo sợ, lúng túng, lo lắng, căng thẳng,...Nhất là sau sinh khi phải chăm con suốt đêm khiến cơ thể mẹ mệt mỏi, tâm trạng không ổn định và thường lo lắng, cáu gắt. 

  • Nhiễm trùng: viêm nội tâm mạc, viêm van tim và hiện tượng đổ mồ hôi nhiều cũng có thể là một dấu hiệu dễ nhận biết của tình trạng nhiễm trùng.

Dấu hiệu của mồ hôi sau sinh

Dấu hiệu của mồ hôi sau sinh

Các mẹ bỉm có thể dễ dàng nhận biết mình có bị đổ mồ hôi đêm sau sinh hay không. Triệu chứng rõ ràng nhất là các mẹ sẽ đổ mồ hôi vào ban đêm khi ngủ. Các mẹ cũng có thể có các dấu hiệu như: 

  • Mùi cơ thể mạnh

  • Thức dậy rất nhiều

  • Cảm thấy ướt đẫm 

  • Cáu gắt

  • Mệt mỏi

Điều trị mồ hôi đêm sau sinh sao cho đúng?

Đổ mồ hôi đêm sau sinh, phải làm sao?

Đổ mồ hôi ban đêm có thể khiến các mẹ bỉm khó ngủ, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và dễ xúc động. Nhất là khi các mẹ phải chăm sóc con quấy khóc cả đêm thì giấc ngủ chốc lát là điều thật hiếm hoi, quý giá. Đổ mồ hôi đêm sau sinh thường sẽ tự hết. Khi nội tiết tố của các mẹ trở lại mức bình thường. Nhưng trong thời gian chờ đợi nó tự hết, có một số điều bạn có thể làm để giúp cho các mẹ thoải mái hơn với việc ra mồ hôi đêm như: 

  • Để họ ngủ trên khăn để thấm mồ hôi

  • Sử dụng khăn trải giường nhẹ hoặc thấm ẩm

  • Để họ sử dụng quần áo hoặc quần áo lót nhẹ khi ngủ

  • Giảm nhiệt độ trong phòng ngủ 

  • Không cho họ uống hoặc uống ít cà phê, đặc biệt là vào ban đêm

  • Tránh việc ăn nhiều thức ăn cay

  • Để họ uống nước lạnh trước khi ngủ (không nên quá lạnh, có thể gây viêm họng)

  • Sử dụng các phương pháp thư giãn trước khi ngủ

  • Làm mát cơ thể họ bằng khăn lạnh

  • Sử dụng quạt trần hoặc quạt di động

  • Bật điều hòa vào ban đêm

Bên trên là những chia sẻ nhằm giúp cho các bà mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng đổ mồ hôi sau sinh của mình hoặc các ông chồng hiểu rõ hơn về tình trạng vợ mình đang gặp phải. Cần lưu ý là đổ mồ hôi đêm sau sinh là hiện tượng bình thường xảy ra do sự thay đổi nồng độ hormone . Nhưng nếu tình trạng này kéo dài và đi kèm với những triệu chứng khác, bạn nên đưa các mẹ đến gặp bác sĩ để được tư vấn tìm nguyên nhân và can thiệp kịp thời, tránh để hiện tượng này gây phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nhé!

Đổ mồ hôi không ngừng nghỉ kể từ khi sinh liệu có bình thường không?

Nhiều bà đẻ bị ra mồ hôi trộm hay đổ rất nhiều mồ hôi trong những tuần đầu sau khi sinh, đặc biệt là vào ban đêm.

Đổ mồ hôi là một cách để cơ thể loại bỏ lượng nước dư thừa mà bạn đã giữ lại trong thai kỳ, do đó lỗ chân lông của bạn sẽ hoạt động nhiều hơn sau khi sinh.

Bên cạnh đó, thận của bạn sẽ loại bỏ hầu hết lượng chất lỏng này, khiến bạn cũng sẽ đi tiểu nhiều hơn bình thường trong ít nhất một tuần sau khi sinh con.

Phụ nữ sau sinh đổ nhiều mồ hôi không còn là hiện tượng xa lạ đối với các mẹ

Cảm xúc căng thẳng khi mới được làm mẹ cũng có thể khiến bạn đổ mồ hôi nhiều hơn đấy.

Và mặc dù chưa có bằng chứng rõ ràng nhưng sự sụt giảm đáng kể estrogen ngay sau khi sinh cũng có thể là nguyên nhân góp phần gây ra chứng đổ mồ hôi sau sinh.

Ngay cả sau khi lượng nước đó đã thoát hết thì bạn vẫn có thể tiếp tục đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường nếu đang cho con bú.

Nguyên nhân này cũng chưa được xác nhận, tuy nhiên nhìn chung các ý kiến cho rằng thay đổi nội tiết tố và trao đổi chất liên quan đến việc cho con bú đã gây nên hiện tượng trên.

Đổ mồ hôi sau sinh là hoàn toàn bình thường, nhưng nếu bạn cũng bị sốt thì điều này có thể cho thấy khả năng nhiễm trùng cao. Tăng tiết mồ hôi cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề y tế khác, chẳng hạn như cường tuyến giáp trạng.

Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị sốt hoặc nghĩ rằng mình đang đổ mồ hôi quá nhiều nhé.

Hiện tượng này kéo dài trong bao lâu?

Đổ mồ hôi sau sinh có thể kéo dài vài tuần sau khi sinh, và nó có xu hướng lâu hơn nếu bạn cho con bú - có thể là do mức estrogen thấp hơn.

Trị mồ hôi sau sinh như thế nào?

Uống nhiều nước và các đồ uống không cồn khác sẽ giúp tăng tốc quá trình loại bỏ lượng chất lỏng thừa và giữ cho bạn không bị mất nước, vì vậy đừng cắt giảm lượng nước mình uống với hy vọng giảm mồ hôi nhé.

Các mẹ nên mặc đồ thoáng mát để cải thiện mồ hôi trộm sau sinh

Các mẹ cũng nên mặc quần áo cotton nhẹ vì chúng mát và thoải mái hơn so với sợi tổng hợp đấy.

Nếu bạn đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm, hãy thử tắm nước ấm hoặc tan giá trước khi đi ngủ. Bạn cũng có thể cân nhắc việc đặt một chiếc khăn ở phía trên gối của bạn và sử dụng một tấm bảo vệ đệm nhé.

Nguồn: Babycenter

Chia sẻ link bài viết:

Sao chép tới clipboardSao chép

Vã mồ hôi vào ban đêm là một phiền toái mà nhiều phụ nữ gặp phải, sau khi sinh khoảng một vài tuần. Dưới đây là một số thông tin về triệu chứng không mấy thoải mái này, làm cách nào để đối phó với nó và khi nào thì nên đi khám bác sỹ.

Hồi phục sau sinh: Chuyện gì sẽ xảy ra với cơ thể?

Cơ thể bạn đã trải qua những thay đổi rất đáng kể trong suốt quá trình mang thai. Sau khi em bé được sinh ra, mọi thứ sẽ không trở về như lúc đầu ngay lập tức được. Bạn sẽ trải qua một số sự thay đổi về thể chất và cảm xúc, khiến bạn cảm thấy không thoải mái.

Dưới đây là một số thay đổi thường gặp:

  • Sưng đau âm đạo, tiết dịch từ âm đạo
  • Tiểu tiện không tự chủ
  • Tử cung co thắt
  • Các vấn đề về đường ruột
  • Đau tức ngực, vú
  • Thay đổi về da và tóc
  • Thay đổi cảm xúc, trầm cảm
  • Giảm cân

Và, đã bao giờ bạn thức dậy giữa đêm trong tình trạng quần áo hoặc chăn màn đầm đìa mồ hôi chưa? Cùng với những phiền toái khác của thời kỳ hậu sản, thì việc vã mồ hôi cũng khiến không ít phụ nữ gặp rắc rối.

Tại sao bạn lại vã mồ hôi vào ban đêm?

Vã mồ hôi vào ban đêm có thể xảy ra vì rất nhiều lý do khác nhau. Đôi khi, bạn thức dậy với cảm giác nóng và có ra mồ hôi một chút, nhưng sẽ không được coi là “vã mồ hôi” vào ban đêm. Thay vào đó, điều này chỉ có nghĩa là bạn quá nóng hoặc đắp quá nhiều chăn. Vã mồ hôi vào ban đêm có thể là một phản ứng phụ của một vài loại thuốc hoặc là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe như lo âu, cường giáp hoặc mãn kinh.

Bạn có thể bị ra mồ hôi rất nhiều trong cả ban ngày và ban đêm sau khi sinh. Đó là nhiệm vụ của các hormone. Các hormone sẽ chịu trách nhiệm loại bỏ các dịch lỏng thừa đã hỗ trợ, nâng đỡ bạn và em bé trong suốt thai kỳ ra ngoài. Cùng với việc vã mồ hôi, bạn có thể nhận thấy rằng bạn sẽ tiểu tiện thường xuyên hơn. Đó cũng là một cách khác để cơ thể loại bỏ lượng dịch thừa ra khỏi cơ thể.

Triệu chứng này sẽ kéo dài bao lâu?

Vã mồ hôi vào ban đêm thường xảy ra sau khi sinh vài ngày đến vài tuần. Vã mồ hôi không phải là dấu hiệu của một vấn đề gì quá nghiêm trọng cả. Nhưng nếu tình trạng vã mồ hôi của bạn kéo dài hơn, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ để tìm xem liệu mình có bị nhiễm trùng hậu sản hoặc có biến chứng gì khác hay không.

Điều trị vã mồ hôi vào ban đêm sau sinh

Thức dậy trong tình trạng đầm đìa mồ hôi thật không thoải mái chút nào. Bạn có thể sẽ làm được một số việc để giúp bản thân cảm thấy thoái mái hơn, trong khi sống chung với tình trạng vã mồ hôi sau sinh. Đầu tiên, bạn nên nhớ rằng triệu chứng này sau sinh chỉ là vấn đề tạm thời. Lượng hormone và dịch trong cơ thể sẽ sớm được điều chỉnh về ngưỡng bình thường.

Ngoài ra, bạn có thể:

Uống nhiều nước: Vã nhiều mô hôi có thể sẽ khiến bạn bị mất nước. Việc uống đủ nước là rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn đang cho con bú. Vậy làm thế nào để biết được bạn đã uống đủ nước hay chưa? Bạn sẽ nhận thấy mình đi tiểu thường xuyên hơn và nước tiểu của bạn có màu trong suốt, hoặc vàng rất nhạt. Một số bác sỹ cho rằng: khi nào nước tiểu của bạn cũng trong như nước bạn uống vào, thì đó chính là lúc cơ thể bạn đã uống đủ nước.

Thay đồ ngủ: Kể cả trước khi bạn bắt đầu vã mồ hôi, bạn vẫn có thể giữ cơ thể mình mát mẻ bằng cách mặc đồ ngủ rộng rãi, nhẹ, thoáng mát thay vì mặc những bồ đồ ngủ bí bách. Đồ ngủ làm bằng cotton hoặc các loại sợi thiên nhiên thường là lựa chọn tốt hơn những loại sợi tổng hợp vì những loại sợi thiên nhiên sẽ giúp cơ thể bạn “dễ thở” hơn.

Làm mát phòng: Bạn có thể thực hiện bất cứ cách nào để làm mát phòng ngủ của mình: bật điều hòa, bật quạt hay mở cửa sổ. Để nhiệt độ phòng của bạn hạ xuống một chút sẽ giúp bạn giảm được tình trạng vã mồ hôi vào ban đêm.

Che phủ ga trải giường: Bạn có thể thay quần áo thường xuyên, nếu quần áo bị ướt đẫm mồ hôi. Nhưng bạn không thể thay ga trải giường thường xuyên như thay quần áo được. Do vậy, bạn nên trải lên ga trải giường một chiếc khăn, để mồ hôi của bạn sẽ thấm vào khăn, và bạn chỉ cần thay khăn, chứ không phải là thay ga trải giường. Nếu bạn dùng đệm, bạn có thể bảo vệ đệm bằng một miếng cao su hoặc nilon, trải bên dưới ga giường bình thường của bạn.

Cân nhắc về việc sử dụng bột chống mẩn đỏ: Nếu việc vã mồ hôi vào ban đêm khiến bạn gặp phải các vấn đề da liễu, bạn có thể rắc một chút bột chống mẩn đỏ không chứa talc (talc – free powder).

Khi nào nên đi khám bác sỹ?

Bạn nên liên lạc với bác sỹ nếu tình trạng vã mồ hôi vào ban đêm của bạn kéo dài hơn vài tuần sau sinh, hoặc nếu vã mồ hôi đi kèm với sốt hoặc các triệu chứng khác. Một cơn sốt có thể cho thấy rằng bạn đang bị nhiễm trùng, vì vậy, việc kiểm tra và chú ý tới các triệu chứng khác là vô cùng quan trọng.

Các biến chứng sau sinh có thể bao gồm:

  • Nhiễm trùng vết mổ
  • Hình thành cục máu đông, đặc biệt là huyết khối tĩnh mạch sâu
  • Nhiễm trùng tử cung (hoặc nội mạc tử cung)
  • Nhiễm trùng vú (viêm vú)
  • Cháu máu quá nhiều
  • Trầm cảm sau sinh

Bạn nên đi khám bác sỹ ngay nếu có bất cứ triệu chứng nào dưới đây:

  • Sốt hơn 38 độ C
  • Tiết dịch âm đạo bất thường, hoặc dịch âm đạo có mùi hôi
  • Xuất hiện các cục máu đông lớn, hoặc xuất huyết màu đỏ nhạt kéo dài hơn 3 ngày sau khi sinh
  • Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu
  • Đau, đỏ hoặc khô vết mổ
  • Sưng đỏ ở vú
  • Đau bụng dữ dội
  • Gặp các vấn đề về hô hấp, chóng mặt, hoặc choáng ngất
  • Cảm thấy rất trầm cảm hoặc lo lắng.

Bạn nên tiếp tục tái khám trong vòng 4-6 tuần sau sinh để bác sỹ đảm bảo rằng bạn đang hồi phục đúng cách. Những lần khám lại này cũng là cơ hội tốt để bạn có thể hỏi ý kiến bác sỹ về việc tránh thai, trầm cảm sau sinh hoặc bất cứ mối lo ngại nào khác của bạn.

Kết luận

Thức dậy vào nửa đêm để cho em bé bú, thay tã hoặc vỗ về em bé đã là rất khó khăn rồi, nhưng những việc này sẽ còn khó khăn hơn nếu bạn thức dậy mà mồ hôi ướt đẫm quần áo. Nếu bạn tin rằng việc vã mồ hôi vào ban đêm của mình là rất nghiêm trọng hoặc đã kéo dài quá lâu thì bạn nên đi khám bác sỹ. Bạn không cần thiết  phải chịu đựng một mình. Cơ thể bạn vẫn đang thay đổi để chuyển từ giai đoạn mang thai sang giai đoạn hậu sản. Chăm sóc bản thân và em bé mới sinh cẩn thận, bạn sẽ sớm trở lại bình thường như trước thôi!

Video liên quan

Chủ đề