Vì sao phải chú ý vấn đề phương pháp luận khi dạy học lịch sử ở THCS

LTS: Quý độc giả đang theo dõi bài viết của thầy giáo Đỗ Tấn Ngọc. Hôm nay, thầy bàn một việc không mới: dạy và học môn Lịch sử, nhưng dưới  góc nhìn mới của một người đang quản lý và giảng dạy trực tiếp ở nhà trường THPT. 

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

Căn cứ theo kết cấu các bộ môn học mới của Dự thảo chương trình Giáo  dục phổ thông tổng thể của Bộ GD&ĐT đã ban hành và đang lấy ý kiến rộng rãi của giới chuyên môn và dư luận, thì rất nhiều môn học so với hiện tại có thay đổi, xáo trộn nhiều về vị trí theo hướng giảm môn học bắt buộc và tăng dần các môn tự chọn. 

Theo đó, ở cấp THCS, số môn học bắt buộc sẽ giảm từ 13 môn xuống còn 7 môn, trong đó có môn tích hợp. 

Cụ thể, học sinh sẽ học bắt buộc các môn sau: Ngữ văn, Ngoại ngữ 1, Toán, Giáo dục công dân, thể dục, Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên.  Môn tự chọn bao gồm: Ngoại ngữ 2, tiếng dân tộc, các môn thể thao, Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, Công nghệ, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo và nghiên cứu Khoa học kỹ thuật.  Đặc biệt, ở cấp THPT, số môn bắt buộc sẽ chỉ còn 4 môn: Ngữ văn, Ngoại ngữ 1, Toán, Công dân với Tổ quốc.  Các môn tự chọn bao gồm: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn 2, Công nghệ, Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, các chuyên đề học tập về Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo và nghiên cứu khoa học.

Điểm đáng chú ý ở đây là nếu như môn Lịch sử được tích hợp trong bộ môn Khoa học xã hội ở cấp Tiểu học và THCS theo dạng bắt buộc thì ở cấp THPT, môn học này lại được phân hóa trở lại trong các môn tự chọn. 

Môn Lịch sử - cần thay đổi cách dạy học (Ảnh: tienphong.vn)

Và kiểu phân các môn tự chọn ở cấp học này lại tiếp tục thể hiện ở ba loại tự chọn khác nhau:

Thứ nhất, học sinh tự chọn tuỳ ý, có thể chọn hoặc không chọn hai môn nghiên cứu Khoa học kỹ thuật và Ngoại ngữ 2. 

Thứ hai, học sinh tự chọn trong nhóm môn học, nghĩa là buộc phải chọn một hoặc một số môn học trong nhóm môn học gồm 4 môn (lớp 10, 11) và 3 môn (lớp 12) trong các môn: Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn 2, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Tin học, Công nghệ, Toán 2, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. 

Nếu chọn môn Khoa học tự nhiên thì không chọn các môn: Vật lý, Hoá học, Sinh học; nếu chọn môn Khoa học xã hội thì không chọn các môn: Lịch sử, Địa lý. Các môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội chỉ học ở lớp 10 và lớp 11. 

Thứ ba, học sinh buộc phải chọn một số nội dung trong một môn học gồm Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể thao, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (lớp 10, 11, 12), Chuyên đề học tập (lớp 11, 12).

Rõ ràng, theo cách phân chia này, môn lịch sử sẽ là môn học tự chọn hoàn toàn ở cấp THPT, đặc biệt ở lớp 12.

Nhiều chuyên gia giáo dục, thầy cô giáo môn Lịch sử phản biện lại cách sắp xếp vị trí môn lịch sử của Bộ GD&ĐT, đồng thời bày tỏ những mối quan ngại sâu sắc, nếu để Lịch sử là môn tự chọn chẳng khác nào đang “khai tử” nó, rồi đây nhiều học sinh sẽ bỏ qua nhiều môn học mang tính bản lề như môn Lịch sử.  

Qua trả lời báo chí, GS-TS Nguyễn Văn Khánh, Hiệu trưởng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) kiến nghị: “Cần để  học sinh, sinh viên nhận thức đúng vai trò của môn lịch sử đối với đào tạo toàn diện con người, bồi dưỡng nhân cách, ý thức dân tộc. 

Bên cạnh đó, việc giảng dạy môn này chưa khoa học, chưa tiếp cận và khơi dậy hứng thú, đam mê trong học sinh sinh viên, rất cần có những cải tiến, thay đổi mạnh mẽ.

Cô Đặng Thị Thanh Nguyệt, giáo viên dạy môn Lịch sử, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Quảng Ngãi) cho biết: "Tôi có dự cảm khi môn học này được xếp vào diện tự chọn thì sẽ có rất ít học sinh chọn Sử, dần dần môn học này sẽ có nguy cơ bị “lãng quên”…

Bộ GD&ĐT cần tính đến yếu tố thực dụng của học sinh ta “không thi- không học” và thực tế của việc lựa chọn nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm ở các môn học, ngành học khối C, có môn Lịch sử đang gặp vô vàn khó khăn, nay lại thành môn học không bắt buộc nữa thì khó lòng học sinh thật sự quan tâm, đầu tư môn học, rồi đây số học sinh tự chọn môn Lịch sử chỉ đếm trên đầu ngón tay mà thôi.

” 

Tuy nhiên, phía lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển lại khá lạc quan về những thay đổi, điều chỉnh liên quan đến môn Lịch sử . 

Ông chỉ rõ: “Lịch sử vừa là nội dung tự chọn, nhưng cũng bắt buộc ở THPT ở chỗ, trong mỗi lĩnh vực giáo dục có nhiều môn học.  Đối với giáo dục Lịch sử thì không phải chỉ có môn lịch sử với kiến thức lịch sử. Trong chương trình giáo dục phổ thông sắp tới có môn công dân với tổ quốc. 

Đây là môn tích hợp, có phần nội dung về kiến thức giáo dục công dân, giáo dục lịch sử, giáo dục quốc phòng an ninh. Như vậy môn này là bắt buộc từ lớp dưới cho đến lớp trên. Nghĩa là đã có phần bắt buộc về lịch sử trong đó

.” 

Là người đang quản lý và giảng dạy trực tiếp ở nhà trường THPT, tôi hoàn toàn đồng tình với những điều chỉnh, thay đổi của Bộ GD&ĐT trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể liên quan đến môn học Lịch sử.  Bởi lẽ, trong môn Công dân với Tổ quốc (môn tích hợp) ở bậc THPT đã có phần giáo dục lịch sử  mang tính chất bắt buộc rồi thì cần gì phải níu kéo, mong muốn môn lịch sử có vai trò như là môn bắt buộc nữa.  Những em yêu thích, đam mê môn Lịch sử trong quá trình học tập, định hướng nghề nghiệp tương lai thì có thể đăng ký học tự chọn.  Tôi nói thật, nhiều vị chuyên gia giáo dục, thầy cô giáo của ngành giáo dục có tâm lý thủ cựu, ngại cải tiến, thay đổi, thích mọi cái cứ ổn định, xưa cũ, khi đưa cái mới, một chút thay đổi là giãy nảy, phản bác rất gay gắt.  Chủ trương giảm tải chương trình, môn học, tăng cường tự chọn, tích hợp, liên môn…của Bộ GD&ĐT qua dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là đúng đắn, phù hợp, tiếp cận với cách làm tiên tiến của giáo dục thế giới.  Ai cũng khư khư luôn luôn bảo vệ, giữ môn mình dạy, nghiên cứu.. là  quan trọng nhất, là bản lề, là phải bắt buộc thế nọ, thế kia thì còn lâu nữa học sinh, con cháu chúng ta được “giải phóng” bởi những áp lực, nặng nề, hàn lâm của chương trình, nội dung, sách giáo khoa.  Theo tôi, vấn đề quan trọng, cấp thiết đặt ra đối môn Lịch sử, không phải ở vị trí là môn học bắt buộc hay không bắt buộc (tự chọn).  Cái cốt lõi, cái làm nên, cái khơi gợi được yêu thích, hứng thú… môn học của học sinh chính là ở thái độ, trách nhiệm, cách đổi mới phương pháp dạy học của người thầy, cô giáo dạy môn Lịch sử. 

Giáo viên đầu tư tốt, dạy hay, vận dụng sáng tạo kiến thức sách vở với kiến thức đời sống thực tiễn thì ắt hẳn học sinh sẽ không quay lưng với Lịch sử.

Đỗ Tấn Ngọc

Thời gian qua, vấn đề môn Lịch sử là môn học lựa chọn ở bậc trung học phổ thông lại được dư luận quan tâm đặc biệt.

Đặc biệt, trên mạng xã hội, những bài viết, ý kiến của các chuyên gia, bảo vệ quan điểm môn Lịch sử phải là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục, được chia sẻ rộng rãi.

Đọc báo, lướt mạng xã hội, hẳn bạn đọc rất mừng khi thấy môn Lịch sử được “quan tâm” sâu sắc, chất lượng bộ môn Lịch sử chắc phải đứng đầu trong tất cả các môn học.

Thực tế không phải vậy, theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau mỗi kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn có điểm trung bình thấp nhất chính là môn Lịch sử.

Rõ ràng đang có nghịch lý giữa yêu cầu môn Lịch sử là môn học bắt buộc với thực tế học tập môn Lịch sử của học sinh trung học phổ thông?

Ảnh minh họa: Đ.T

Nếu Lịch sử là môn học bắt buộc mà học sinh không học Lịch sử, liệu có ích gì?

Nếu bắt buộc mà học sinh không học Lịch sử, để Lịch sử là môn lựachọn ở trung học phổ thông, những học sinh thực sự muốn học Lịch sử, chọn môn Lịch sử để học, để trang bị kiến thức cho nghề nghiệp tương lai, phải chăng sẽ hay hơn?

Thầy Phan Khánh Hội (giáo viên dạy môn Lịch sử - Trường Trung học phổ thông Cửa Tùng - Vĩnh Linh - Quảng Trị) chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam: “Mọi năm các thí sinh đăng ký tham gia thi tốt nghiệp môn Lịch sử đều rất ít, thậm chí có hội đồng thi chỉ có 1 đến 2 em học sinh.

Mặc dù hiện nay môn Lịch sử nằm trong tổ hợp khoa học xã hội, tổ hợp môn được thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp nhiều nhất.

Thế nhưng, việc đăng ký này chưa phản ánh hết việc học sinh ít học môn Lịch sử vì kết quả thi môn Lịch sử ở kỳ thi tốt nghiệp những năm qua đều có phổ điểm rất thấp.

Điều đó chứng tỏ học sinh chỉ đăng ký thi mà không học hoặc học ít. Từ kết quả thi, lo ngại nếu Lịch sử là môn lựa chọn có thể sẽ có rất ít học sinh chọn môn Sử khi chương trình phổ thông 2018 được áp dụng là hoàn toàn có cơ sở ”.[1]


Không thích cách dạy của thầy cô, học sinh xem Lịch sử qua Youtube, Tiktok

Từng là giáo viên Ngữ văn, Lịch sử và cán bộ quản lý giáo dục 38 năm, tại buổi tiếp xúc cử tri ở Đà Nẵng, cử tri Nguyễn Đình Hùng nêu ra những câu chuyện mình gặp phải về sự thiếu hiểu biết lịch sử của học sinh: “trong một lần kiểm tra môn Ngữ văn lớp 8, đề trích dẫn Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và yêu cầu học sinh trình bày hiểu biết về đoạn trích, có em bài làm gần hai trang, nêu rõ ngày tháng năm sinh, quê quán, thân thế, sự nghiệp của "ông Hịch Tướng Sĩ" và còn mô tả "ông" nghe lời kêu gọi kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đứng lên cầm súng đánh giặc, khi chết được chôn cất tại nghĩa trang Gò Cà (huyện Hòa Vang)...[2] Điều này khiến không ít người chua xót và lo lắng.

Chương trình cũ, môn Lịch sử là môn bắt buộc, nhưng “học sinh chỉ đăng ký thi mà không học hoặc học ít”, nên kiến thức Lịch sử kiểu “râu ông nọ chắp cằm bà kia” là thực tế. Vậy môn Lịch sử là môn học bắt buộc có còn quan trọng?

Chương trình 2018, ở trung học phổ thông, môn Lịch sử vẫn là môn học bắt buộc, liệu có tác dụng nâng cao chất lượng giáo dục môn Lịch sử, hay vẫn đi vào "vết xe đổ" của chương trình cũ?

Nếu cách dạy, cách thi như hiện nay, môn Lịch sử vẫn là môn học bắt buộc trong chương trình mới ở trung học phổ thông, người viết vẫn tin rằng “học sinh chỉ đăng ký thi mà không học hoặc học ít”.

Bắt buộc hay lựa chọn không quan trọng bằng đổi mới phương pháp dạy, truyền đạt môn Lịch sử

Phải khẳng định một điều, Chương trình giáo dục 2018 không bỏ môn Lịch sử. Lịch sử vẫn được dạy và học xuyên suốt chương trình, chỉ có khác, ở bậc trung học phổ thông, môn Lịch sử là môn học lựa chọn chứ không bắt buộc.

Khi được hỏi “Vì sao yêu sử lại không chọn môn lịch sử để thi”?, một học sinh lớp 12 từng trả lời không chút lưỡng lự: “Tụi con không ghét sử, thậm chí còn rất yêu và luôn tự hào về những trang sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc.

Chỉ không thích nội dung môn Lịch sử trong sách giáo khoa và cách dạy của một số thầy cô giáo hiện nay, cách ra đề thi của nhà trường, nó gò bó, máy móc và mang tính áp đặt nhiều.

Khi dạy, phần lớn thầy cô chỉ giảng qua loa những điều mà trong sách giáo khoa đã viết.

Có bạn con nói “Thầy cô giảng thế này thì ở nhà đọc sách lại hiểu hơn”.[3]

Học sinh không thích cách dạy Lịch sử của giáo viên hiện nay, đó là một thực tế. Học sinh vẫn thích học Lịch sử với phương thức truyền đạt sáng tạo, phù hợp thời đại 4.0 cũng là một thực tế.

Lịch sử là môn học bắt buộc hay lựa chọn ở bậc trung học phổ thông, không quan trọng bằng đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử, truyền đạt Lịch sử trong trường học.

Dạy học môn Lịch sử sáng tạo, truyền được hứng thú cho học sinh, học sinh sẽ yêu môn Lịch sử, kiến thức lịch sử, ngay khi học tiểu học.

Khi đã yêu Lịch sử, học sinh có thể học Lịch sử bất cứ đâu, bất cứ khi nào, bất cứ nguồn kiến thức nào, đó mới là mục tiêu cao nhất của giáo dục.

Sáng 23/5/2022, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV khai mạc. Thay mặt Chính phủ, Phó thủ tướng Lê Văn Thành đã báo cáo bổ sung về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2022.

Đặc biệt, sẽ nghiên cứu tiếp thu ý kiến của nhân dân, đại biểu Quốc hội về việc quy định môn học lịch sử là môn bắt buộc trong chương trình giáo dục ở cấp trung học phổ thông.[4]

Người viết tin rằng, Chính phủ sẽ có quyết định đúng đắn, dựa trên kết quả nghiên cứu thực tế, khách quan, khoa học, để quyết định môn Lịch sử là môn học bắt buộc hay lựa chọn ở trung học phổ thông.

Dù Lịch sử môn học lựa chọn hay bắt buộc ở bậc trung học phổ thông, kiến thức Lịch sử vẫn cần bồi đắp thường xuyên cho tâm hồn mỗi người.

Với người trẻ, việc học sử không phải để thi cử mà học sử để làm người có ích, để trang bị kiến thức, kỹ năng, thấm nhuần đạo lý “ăn trái nhớ người trồng cây” và kể cả nảy mầm tư tưởng cống hiến “không đòi hỏi Tổ quốc phải làm gì cho ta, mà ta phải làm gì cho Tổ quốc”.[5]

Với người trưởng thành, học Lịch sử để biết "trăm năm bia đá thì mòn; Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ", để biết, để sống cho phải đạo làm người, đừng vì lợi ích cá nhân mà làm hại lợi ích nhân dân, làm hại lợi ích quốc gia.

Tài liệu tham khảo:

[1]//giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/lich-su-la-mon-tu-chon-khong-bi-ep-buoc-biet-dau-hoc-sinh-lai-yeu-su-hon-post226138.gd

[2] //vnexpress.net/ong-vo-van-thuong-bo-mon-lich-su-la-cach-dien-dat-chua-dung-4463215.html

[3]//giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/khong-chon-thi-su-dau-co-nghia-la-khong-yeu-nuoc-va-lich-su-dan-toc-post158489.gd

[4] //tuoitre.vn/chinh-phu-nghien-cuu-dua-lich-su-la-mon-hoc-bat-buoc-20220523103222154.htm

[5]//daidoanket.vn/hoc-lich-su-de-lam-nguoi-79435.html

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Nguyễn Nguyên Lương

Video liên quan

Chủ đề