Vì sao nói giáo viên là nghề cao quý

STO - Hàng năm, cứ đến tháng 11, mọi người dù còn ngồi trên ghế nhà trường hay đã trưởng thành đều hướng về Ngày Nhà giáo Việt Nam với tấm lòng trân trọng tôn vinh công lao cao cả đối với nhà giáo.

Cách đây 37 năm, ngày 28-9-1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra quyết định chính thức lấy ngày 20-11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam. Kể từ đó, ngày 20-11 hàng năm đã trở thành ngày hội của giáo giới Việt Nam, là ngày để toàn xã hội tôn vinh những người đã và đang đóng góp bao công sức, bao tâm huyết với sự nghiệp trồng người.

Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Ảnh: ĐTT

Đây cũng là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ tình cảm kính trọng, lòng tri ân sâu sắc đối với các thầy cô - những người lái đò thầm lặng trên dòng sông tri thức. Cũng là dịp để toàn xã hội thể hiện tình cảm tốt đẹp đối với những người làm công tác giáo dục, ghi nhận những cống hiến, đóng góp của ngành giáo dục trong sự nghiệp xây dựng đất nước, bồi dưỡng thế hệ trẻ, góp phần lớn lao vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, củng cố lòng yêu nghề của các nhà giáo. Sự tôn vinh người thầy không chỉ nói lên truyền thống tốt đẹp “tôn sư trọng đạo”, “ăn quả nhớ người trồng cây” từ ngàn đời nay của người Việt Nam mà còn thể hiện niềm tin, lòng mong mỏi của toàn xã hội đối với thầy, cô giáo.

Chính vì thế, đòi hỏi mỗi người giáo viên không ngừng phấn đấu, rèn luyện, trau dồi đạo đức, tri thức, nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với nghề dạy học, ngày càng hoàn thiện về phong cách và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và sứ mệnh “trồng người” mà Đảng và nhân dân giao phó. Đồng thời, bài học về những nét đẹp của truyền thống nhà giáo Việt Nam đã luôn luôn giúp cho các thế hệ nhà giáo tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hết mình cho sự nghiệp cao cả mà từ ngàn xưa luôn được nhân dân ta tôn vinh, kính trọng. Nói tới vị trí xã hội và vai trò người thầy giáo, Nguyễn Trãi đã viết: “Người thầy giáo không những dạy chữ mà còn dạy đạo lý làm người”. Đó là đào luyện tâm hồn, đào tạo lớp lớp thế hệ trẻ, lớp sau kế tiếp lớp trước bước vào đời, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cũng nói về vấn đề này, Tago - nhà hiền triết và thi hào của Ấn Độ viết: “Giáo dục một người đàn ông thì được một con người, giáo dục một người đàn bà thì được một gia đình, giáo dục một người thầy giáo thì được một thế hệ”. Có lẽ câu nói này đúng với mọi dân tộc, mọi quốc gia, mọi thời đại, còn với Việt Nam nơi xứ sở của truyền thống tôn sư trọng đạo, quý mến thầy giáo thì điều đó vô cùng to lớn. Vì nó đã đi sâu vào thơ ca “Qua sông phải bắc cầu Kiều/Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”. Ca ngợi nghề dạy học, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.

Tiến sĩ Mai Thị Yến Lan - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng chia sẻ: “Người thầy giáo vinh dự đã lớn nhưng trọng trách lại càng nặng nề, tính chuẩn mực, mô phạm đòi hỏi càng cao, người thầy giáo phải “Khuôn vàng thước ngọc” là “tấm gương cho học sinh noi theo”. Người thầy giáo là bác sĩ tâm hồn có lòng nhân ái, cứu chữa cho những con người tha hóa biến chất thành những người có tâm hồn trong sáng hơn. Dân tộc Việt Nam ta vốn có truyền thống hiếu học và “tôn sư trọng đạo”, “nhất tự vi sư bán tự vi sư”. Từ thuở xa xưa cũng như hiện nay, ông cha ta luôn coi việc học như quốc kế sinh tồn, hưng thịnh. Bởi vậy, người thầy luôn luôn được xã hội kính trọng, tôn vinh. Ngày nay, thầy giáo được vinh danh là kỹ sư tâm hồn, là chiến sĩ thầm lặng trên mặt trận văn hóa, là những anh hùng vô danh và nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”.

                                                                                      ĐTT

 Vậy nghề cao quý nhất tại VN là nghề gì? Và có lẽ ai cũng có thể trả lời được câu hỏi này dễ dàng. Đó là nghề giáo, nghề giáo luôn được coi là một trong những nghề cao quý nhất, bởi họ là những người dìu dắt thế hệ trẻ của đất nước.

Nghề giáo luôn được mọi người kính trọng bởi những gì họ đã làm, đã cống hiến.

Vì vậy không phải ai cũng có thể trở thành những người thầy, người cô - những người đặt hết tâm huyết cũng như tình yêu con người, trách nhiệm lớn lao đối với lớp trẻ, với xã hội. Tuy nhiên với những ai có niềm đam mê với sự nghiệp của những “kỹ sư tâm hồn” thì những lý do sau đây có thể chính là động lực để bạn đến gần hơn với nghề giáo.

1. Bạn là người có tầm ảnh hưởng lớn đối với thế hệ trẻ: Là một nhà giáo bạn đã nắm trong tay cơ hội truyền đạt và dậy dỗ cho hàng trăm các bạn trẻ. Bạn là người trực tiếp uốn nắn các em từ những buổi ban đầu chập chững. Vì vậy bạn hãy hỏi bất kỳ ai rằng, người nào có tầm ảnh hưởng nhiều nhất đối với một đứa trẻ? Và cơ hội bạn nghe được nhiều nhất đó chính là thầy, cô giáo.

2. Bạn là diễn viên, nhà hùng biện, người kể chuyện và nhà tổ chức chuyên nghiệp: Là giáo viên bạn sẽ phải đảm nhiệm tất cả các công việc trên và thậm chí còn hơn thế rất nhiều. Bạn sẽ có cơ hội đối mặt với nhiều thách thức. Bạn phải truyền cảm hứng, hướng dẫn, vui chơi với các em thông qua các hoạt động và các kinh nghiệm mà mình đã từng trải qua. Trong một ngày đứng trên bục giảng bạn phải thể hiện được khả năng tổ chức, lên kế hoạch, đào tạo và vui chơi.

3. Dạy học là công việc rất có ý nghĩa: Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc mang đến niềm vui, sự thăng hoa cho mình thì nghề giáo sẽ cho bạn tất cả những cảm giác đó. Không chỉ dạy dỗ rập khuôn những điều trên sách vở, hướng các em làm theo lẽ phải… Là một giáo viên, bạn còn được giúp đỡ, khai trí cho tầng lớp trẻ trong xã hội cũng như khi bạn đào tạo một thế thệ người lao động cho tương lai.

4. Luôn trau dồi, học hỏi: “Học, học nữa, học mãi” đó là châm ngôn của những ai yêu nghề giáo. Kiến thức là vô tận và bởi vậy những người thầy, người cô cần phải trau dồi, rèn luyện và tìm hiểu những điều mới, những cách dạy mới thông qua sách báo hay những lớp học dành cho cán bộ giảng dạy để không bị tụt hậu so với nền giáo dục của các nước trên thế giới. Có như vậy họ mới có đủ khả năng để dìu dắt cho những thế hệ tương lai của đất nước.

5. Mọi người đều tôn trọng và yêu quý giáo viên: Nếu bạn là một giáo viên, bạn có thể tự hào và hãnh diện khi nói về nghề nghiệp của mình. Giáo viên được yêu quý, tôn trọng vì rất nhiều lý do và có lẽ lý do mà họ được mọi người ngưỡng mộ nhất đó là lòng kiên nhẫn, khả năng điều khiển và truyền đạt cho hàng chục con người. Và vì tất cả những lý do chúng ta đã có ngày 20/11 (Ngày nhà giáo Việt Nam) để tỏ lòng biết ơn cũng như ngợi ca công lao của những người thầy người cô.

(GD&TĐ) - Một năm có bốn mùa, mỗi mùa có những hương vị, những cung bậc cảm xúc và mỗi người chúng ta đều có những ước ao, những niềm mong đợi riêng.

Tháng 11 của một năm là mốc thời gian đặc biệt quan trọng trong mỗi thầy cô giáo, những người làm công tác giáo dục. Mốc thời gian mà mỗi người học sinh phải phấn đấu hết mình trong học tập để đạt những thành tích xuất sắc, những đoá hoa điểm mười tươi thắm dâng lên thầy cô kính yêu.

Ngày Nhà giáo Việt Nam là ngày mà tất cả đều hướng về người thầy với niềm tôn kính mến thương.

Lúc sinh thời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý bậc nhất trong những nghề cao quý”. Tại sao lại nói nghề giáo là nghề cao quý? Tại sao chỉ nghề giáo là nghề cao quý? Thật ra, nghề nào cũng là nghề, nghề nào cũng phải có trách nhiệm, cũng cao quý cả.

Nhưng nghề giáo lại đặc biệt, đặc biệt ở chỗ không chỉ mang lại cho chúng ta tri thức mà cả vốn sống, cả nhân cách nữa! Giáo dục một con người không chỉ là trang bị cho họ một kiến thức tốt, vững vàng mà phải làm cho con người đó có một nền tảng về cách đối nhân xử thế, trang bị cho họ những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết trong cuộc sống.

Nói theo cách hiện nay là “giáo dục toàn diện”. Cái cao quý còn được thể hiện ở phẩm chất, tài năng, năng lực của người thầy. Ngoài ra, người thầy cần phải là một tấm gương về đạo đức, lối sống để học sinh noi theo. Nghề cao quý đã đi vào ý thức của biết bao thế hệ người Việt, đặc biệt là những người mang trọng trách lớn lao, là những người miệt mài với bảng đen, phấn trắng.

Không biết ngẫu nhiên hay tất nhiên mà nghề giáo được xem là nghề tạo ra những nghề khác trong xã hội. Nói đơn giản hơn là không có người thầy thì sẽ không có những nghề khác trong xã hội. Bởi dù chúng ta là ai, chúng ta đang làm việc gì, thì cũng từng được ngồi dưới ghế nhà trường, đã nhận được sự truyền đạt dạy dỗ của thầy cô.

Có con đường nào đến thành công mà không qua những khổ công rèn luyện, phải trải biết bao gian lao, vất vả...trong những khó nhọc, chông gai đó, chính người thầy đã tiếp bước, đã thắp và giữ ngọn lửa niềm tin, ngọn lửa tri thức. Người thầy, với vai trò định hướng đã làm tròn trách nhiệm đưa từng học sinh qua sông bằng chính chiếc đò tri thức. Để từ đó, mỗi chúng ta phải vươn ra biển lớn bằng sức lực, bằng trí tuệ và bằng lời bảo ban của thầy cô.

Nghề giáo đã mang trong mình những trọng trách lớn lao theo năm tháng. Người thầy vẫn được tôn kính. Dẫu có đổi thay thì hình ảnh người thầy xưa và nay vẫn vậy, vẫn đức độ và tài năng.

Tôn sư trọng đạo là truyền thống ngàn đời của dân tộc, trải qua bao nhiêu thăng trầm, bao biến cố của thời gian, bối cảnh lịch sử nhưng truyền thống đó vẫn mãi trường tồn. Người thầy phải hội đủ cả tâm lẫn tầm.

Tâm là lương tâm với nghề nghiệp, cái tâm đối với đồng nghiệp, là trách nhiệm với học sinh. Tầm là tài năng, phải có sự am hiểu rộng sâu về chuyên môn, phải nắm vững tâm lý người học, phải là chỗ dựa vững chắc cho người học.

Người thầy phải vượt qua mọi khó khăn về vật chất để làm tốt công việc của mình.

Trong cuộc sống này, điều quan trọng nhất là làm sao để tất cả mọi người đều được hạnh phúc và nghề giáo đã mang lại hạnh phúc cho tất cả chúng ta.

Bùi Hoàng Nam

Page 2

(GD&TĐ) - Hôm nay (21/10), Sở GD&ĐT Bến Tre đã có hướng dẫn gửi các trường trên địa bàn về việc tổ chức thi nói môn Ngoại ngữ trong kỳ thi chọn đội tuyển dự thi HSG quốc gia 12 THPT năm học 2013 – 2014.

Theo đó, cơ cấu điểm trong kỳ thi thành lập các đội tuyển đối với môn ngoại ngữ, phần thi viết chiếm 4/5 tổng số điểm quy định; thi nói chiếm 1/5 tổng điểm.Đánh giá kết quả thi nói được thực hiện trong tổng số 20 điểm, thể hiện qua các yêu cầu: Khả năng dẫn nhập, giới thiệu vắn tắt chủ đề; khả năng giao tiếp (sự phong phú về ý; khả năng hùng biện, giải thích, trình bày ý mạch lạc; khả năng phản ứng, trả lời các câu hỏi của giám khảo); khả năng ngôn ngữ (đúng cú pháp; ngữ âm, diễn đạt trôi chảy; từ vựng thích hợp).Thời gian trình bày chủ đề và được đánh giá trực tiếp bởi các giám khảo: Tiếng Anh 5 phút, tiếng Pháp 10 phút.

Ngoài môn Ngoại ngữ có thêm hình thức thi nói; theo quy định của Bộ GD&ĐT, các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học có thêm hình thức thi thực hành. Môn Tin học thi theo hình thức lập trình trên máy vi tình; các môn khác theo hình thức thi viết.

Lập Phương

Page 3

(GD&TĐ) - Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã thảo luận và nhất trí thông qua Nghị quyết về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Tới đây, ngành Giáo dục sẽ triển khai nhiều chương trình, nhiều công việc lớn để biến những tư tưởng chỉ đạo, nội dung của Nghị quyết thành hiện thực. Việc xác định khâu đột phá nhất có giá trị lan tỏa, chắc thắng trong quá trình triển khai đặc biệt quan trọng là đổi mới kiểm tra đánh giá, thi cử.

Được biết, nội dung của Đề án bao gồm cả lĩnh vực đại học, cao đẳng, TCCN và dạy nghề… Tuy nhiên, lĩnh vực phổ thông với sự thay đổi lớn về chương trình giáo dục, nội dung sách giáo khoa (SGK) và tổ chức quá trình giáo dục trong nhà trường - nhận được sự quan tâm, chú ý của xã hội nhiều hơn cả.

Chiến dịch Buôn Ma Thuột của giáo dục

Trong thiết kế chương trình mới, người thầy hướng dẫn cho học sinh khám phá kiến thức một cách chủ động

 

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết: Sẽ có hàng loạt công việc lớn được triển khai mà việc đầu tiên là tổ chức quán triệt, học tập nghiêm túc, nắm vững, nắm đúng tinh thần của Nghị quyết. Trên cơ sở đó tạo nên sự đồng thuận, quyết tâm và phát huy trí tuệ tập thể xây dựng một kế hoạch hành động khoa học, thực tế và hiệu quả.

Việc triển khai này đồng bộ trên tất cả các đối tượng, các lĩnh vực: Thầy cô giáo, học sinh, chương trình, SGK, cơ sở vật chất, điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, tổ chức quản lý, các chính sách chế độ đối với giáo viên, các đối tượng học sinh, các vùng miền… Sẽ có một kế hoạch, phân công nhiệm vụ rõ ràng, trước hết là trong Ngành, sau đó đề xuất với Chính phủ, với các Bộ, ngành, các địa phương để chương trình hành động phối hợp cùng triển khai theo nhiệm vụ chức năng, từng bước đưa những quyết định, nội dung của Nghị quyết vào trong cuộc sống.

Căn cứ điều kiện cụ thể của đất nước, một trong những khâu đột phá có ý nghĩa quan trọng, then chốt mà Bộ GD&ĐT đề xuất là đổi mới kiểm tra đánh giá thi cử trong nhà trường. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận lý giải: “Cũng giống như trong trận chiến quyết định để thống nhất đất nước, mục tiêu của chúng ta là phải tiến vào Sài Gòn, nhưng khâu đột phá lại là Buôn Ma Thuột. Chúng tôi tiếp thu tinh thần, kinh nghiệm của cha ông, chọn khâu đột phá, khâu xung yếu - chưa phải là khâu kết thúc, nhưng có giá trị lan tỏa và triển khai có thể chắc thắng”.

Trong thực tế giáo dục, có thể thấy khâu thi cử không đòi hỏi nhiều điều kiện về tài chính, đầu tư nhân lực hay cơ sở vật chất, nhưng lại có ý nghĩa có thể xoay chuyển từng bước việc dạy - học và thay đổi cả nhận thức, tư duy của thầy và trò. Vì vậy, Bộ GD&ĐT xác định đổi mới kiểm tra đánh giá và thi cử trong nhà trường là khâu đột phá quan trọng nhất trong quá trình triển khai Đề án.Phá vỡ những “vòng tròn đồng tâm”

Học sinh - sinh viên hăng say với các công trình NCKH
 

Trong các lần cải cách giáo dục trước đây, lần cải cách nào cũng đều có những điểm mới, nhưng tư tưởng chỉ đạo và cách thức thiết kế chương trình giáo dục phổ thông vẫn giữ nguyên: Các môn học của trường phổ thông có thiết kế giống như tổ chức các lĩnh vực khoa học; Các nội dung của SGK các môn học của từng lớp học ở trường phổ thông đều thiết kế theo vòng tròn đồng tâm.

Với thực tế khối lượng kiến thức của nhân loại phát triển như vũ bão hiện nay, với cách thiết kế đó, khối lượng kiến thức cần đưa vào nhà trường ngày càng lớn; Khối lượng kiến thức đó dồn ép lần lượt vào bậc học cao và dồn dần xuống phổ thông, nên càng lên lớp trên càng quá tải. “Cách thiết kế đó cũng tạo nên sự trùng lặp biết mà không thể tránh được” - Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chia sẻ.

Theo Bộ trưởng, cách thiết kế đó cũng tất yếu dẫn đến kiến thức dạy và học trong nhà trường mang tính hàn lâm, xa rời cuộc sống; Không ít kiến thức học (học rất khó, học mất rất nhiều thời gian và công sức) trong trường phổ thông, ra cuộc đời rất ít được sử dụng tới.

Ở một phía khác, với những học sinh giỏi và có dấu hiệu của những tài năng, chương trình học đó cũng không phù hợp (vừa nặng do phải học quá nhiều nội dung khác nhau, vừa nhẹ đối với phần thuộc sở trường và năng khiếu).

Trong “Đổi mới” lần này, cách thiết kế chương trình và tổ chức biên soạn SGK mới sẽ có sự thay đổi lớn, căn bản, với nguyên tắc: Tích hợp cao ở lớp và cấp học dưới; Tự chọn và phân hóa cao ở lớp và cấp học trên – Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết.

Cách thiết kế này cho phép lựa chọn có chủ đích trong khối kiến thức (rất lớn, rất phong phú) của các lĩnh vực khoa học những nội dung phù hợp với lứa tuổi (tâm lý, kỹ năng, nhận thức…) của học sinh tiểu học và trung học cơ sở, gần với cuộc sống, thiết thực tham gia vào quá trình hình thành phẩm chất và năng lực của người lao động mới. Với chương trình tích hợp này, đến hết THCS, học sinh đã có đủ kiến thức, phẩm chất và kỹ năng cần thiết để học nghề (phân luồng), sau đó là lập nghiệp.

Ở bậc THPT (lớp 10, 11, 12), chương trình học và SGK sẽ được thiết kế theo hướng phân hóa cao; Học sinh sẽ căn cứ năng lực học tập của mình mà lựa chọn học các ban (môn học) khác nhau: Ban Khoa học xã hội nhân văn hay ban Khoa học tự nhiên…

Cách thiết kế như vậy sẽ giúp cho việc định hướng nghề nghiệp của học sinh, đồng thời không tạo sức ép dồn kiến thức các lĩnh vực khoa học vào nhà trường, tạo khả năng thực tế để khắc phục hiện tượng quá tải hiện nay.

Sẽ không còn dạy nhiều, tự học ít

Rút kinh nghiệm từ các lần thay sách trước và theo quy luật của giáo dục, Bộ GD&ĐT sẽ triển khai đồng thời từ các lớp đầu cấp của tiểu học, THCS và THPT. Với cách làm mới này, sẽ giảm thời gian thay sách đi một số năm, nhưng vẫn phải thay lần lượt từng năm một, từ lớp dưới lên lớp trên.

Trong nhiều năm qua, ngành Giáo dục đã nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp, nên đã quan tâm chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường. Nhiều thời gian, phong trào này phát triển khá mạnh mẽ và thu được nhiều kết quả.

Nhưng dù có thay đổi, phương pháp dạy và học trong nhà trường phổ thông của ta hiện nay vẫn là thầy giảng, trò ghi. Kiến thức thầy dạy là những “chân lý tuyệt đối đúng”, được học trò chấp nhận, tiếp thu, ghi nhớ để trả bài thầy khi thi, kiểm tra; Học sinh thụ động tiếp nhận bài giảng, ôn luyện lý thuyết, làm bài tập được giao và làm bài thi, kiểm tra để nhận điểm đánh giá.

Cách dạy, học như vậy đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ “truyền thụ kiến thức” cho học sinh, nhưng không đáp ứng được đòi hỏi hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; Tính chủ động sáng tạo, tìm tòi khám phá của học sinh với tư cách là người chủ tương lai của đất nước không được chú ý hình thành và bồi dưỡng cho phát triển; Tính thụ động, chấp nhận… lại có xu hướng tăng cao.

Theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, trong thiết kế chương trình mới, người thầy không chỉ đơn thuần là người cung cấp, truyền thụ kiến thức cho học sinh, mà là người cố vấn, người tổ chức, người hướng dẫn cho học sinh tìm tòi, khám phá những kiến thức cần thiết một cách chủ động.

Nghĩa là sẽ chuyển từ dạy nhiều, tự học ít hiện nay sang dạy ít, tự học nhiều; Từ dạy số đông, cá nhân học sinh tự học hiện nay sang hướng dẫn từng nhóm nhỏ, từng nhóm học sinh cùng thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ của tập thể.

Khắc phục hiện tượng nặng dạy chữ, nhẹ dạy nghề và dạy người

Hiện nay, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh được dùng để đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường, của một địa phương. Tới đây, hai việc này sẽ được tách bạch độc lập với nhau. Điều đó giúp các nhà trường không bị sức ép của thành tích (dẫn đến hiện tượng không trung thực); giúp Nhà nước có thông số để nghiên cứu, đề ra chính sách phát triển giáo dục một cách độc lập, hiệu quả.

Bên cạnh đó, sẽ chuyển cách thi, kiểm tra hiện nay (chủ yếu là kiểm tra việc tiếp thu kiến thức của học sinh) sang thi, kiểm tra năng lực và phẩm chất được hình thành của học sinh.

Cách dạy và học, thi mới đó sẽ khắc phục được hiện tượng nặng dạy chữ, nhẹ dạy nghề và dạy người; nặng lý thuyết, nhẹ khả năng thực hành.

Là Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, là một thành viên trong Ban soạn thảo Đề án, khi T.Ư thông qua Nghị quyết, chúng tôi rất phấn khởi. Hy vọng rằng niềm vui của Ngành cũng như của toàn xã hội về việc T.Ư ra Nghị quyết sẽ được quán triệt sâu sắc, biến thành quyết tâm, thành hành động cụ thể trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết vào thực tiễn.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận

Gia Hân

Page 4

(Báo Đồng Khởi Online)-Sáng 20-9-2013, Hội Cựu giáo chức tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Công đoàn Giáo dục tỉnh tổ chức hội thảo giáo dục lần 3 năm 2013 về “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông”.

Tham gia hội thảo có ông Ngô Hải Phong - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Cựu giáo chức Việt Nam, ông Nguyễn Văn Huấn - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Công an tỉnh, Tỉnh Đoàn và những nhà giáo ưu tú đã nghỉ hưu qua các thời kỳ.

Theo UNESCO, kỹ năng sống gắn liền với 4 mục tiêu của giáo dục là: học để biết, học để làm, học để chung sống và học làm người. Như vậy, kỹ năng sống là tất cả những kỹ năng cần có giúp cá nhân học tập, làm việc có hiệu quả hơn, sống tốt hơn. Trong xã hội hiện đại có đến hàng trăm kỹ năng sống khác nhau. Do đó, tùy vào hoàn cảnh, môi trường sống, điều kiện sống mà giáo viên cần dạy cho học sinh những kỹ năng thiết yếu phù hợp. Hội thảo là dịp để các nhà quản lý, giáo viên, cựu giáo chức trao đổi, tìm nguyên nhân, thực trạng và giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong thời gian tới.

Các đại biểu thảo luận xoay quanh những hạn chế của ngành, như: còn tập trung nhiều cho việc dạy chữ, chưa chú trọng đúng mức đến việc dạy làm người. Một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên chưa nhận thức sâu sắc về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, khi thực hiện giáo dục kỹ năng sống, giáo viên còn lúng túng.

Ông Nguyễn Văn Huấn lưu ý, để việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có hiệu quả hơn, thời gian tới, ngành tiếp tục rèn luyện cho học sinh nhóm kỹ năng học tập; nhóm kỹ năng giao tiếp, ứng phó với các tình huống xảy ra trong cuộc sống; phối hợp tốt giữa 3 môi trường gia đình - nhà trường - xã hội để có giải pháp giáo dục phù hợp về kỹ năng sống cho học sinh.

Phạm Tuyết

Video liên quan

Chủ đề