Vì sao không sạc được bình ac auy

Ắc quy là nguồn cung cấp điện cần thiết cho cả một chiếc oto khi xe chưa khởi động. Vì vậy, việc xe bạn bị hết ắc quy khiến cho việc khởi động xe sẽ trở nên bất khả thi

Cũng không ít các tài xế cảm thấy vô cùng lúng túng khi ắc quy ôtô bất ngờ bị hết điện. Vậy ta phải làm thế nào để khắc phục sự cố ắc quy không khởi động được khi bình hết ắc quy là mối quan tâm của nhiều người, nhất là những “tay lái mới"

Nào, trước hết, chúng ta chỉ cần nắm được những nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc ắc quy trên ô tô bị hết điện thì bạn sẽ nhanh chóng làm chủ tình thế ngay.

Nguyên nhân dẫn tới ắc quy ôtô hết điện

Khi ô tô trong nhà không hoạt động trong một khoản thời gian dài thì có thể khiến cho điện năng trong ắc quy bị hao hụt đi phần nào. Chính vì thế, dù không đi đến nhưng cũng thỉnh thoảng (khoảng 1 tuần) chủ nhân cũng nên khởi động xe độ khoảng 5 - 10 phút để đảm bảo xe sẽ vận hành tốt khi chũng ta đột suất cần sử dụng

Nguyên nhân tiếp theo cũng có thể khiến cho ắc quy ô tô không có điện là do ắc quy bị hỏng, không có khả năng giữ điện. Trong nhiều trường hợp, chỉ sau 1 đêm là chiêc ô tô của bạn đã không khởi động được. Nếu gặp nguyên nhân này, chúng ta nên thay thế chiếc bình ắc quy mới.

Nguyên nhân thứ ba là khi dừng xe, nghỉ, lái xe bạn quên không tắt các thiết bị tiêu thụ điện như đèn xe, xi nhan, đầu DVD... Vì ắc quy lúc này trì duy trì điện trong một thời gian ngắn nên việc không tắt các thiết bị điện trong xe có thể sẽ dẫn tới tình trạng ắc quy bị hết điện và không thể khởi động được xe.

Nguyên nhân thứ tư là khi di chuyển trên vùng bị ngập nước, ô tô dễ bị chập điện gây tình trạng mất hết điện tích trong ắc quy.

Cách khắc phục khi ô tô bị hết điện

Với xe số sàng, lái xe có thể nhờ người đẩy rồi vào số để khởi động xe. Nên vào số cao (số 4 hoặc số 5) để việc đẩy xe nhẹ nhàng và xe dễ khởi động hơn. Tuy nhiên, cách này không thể áp dụng được với các loại xe được trang bị số tự động.

Cách phổ biến nhất chính là chuẩn bị sẵn trong xe hai đoạn dây điện riêng biệt dài khoảng 2 mét để câu bình điện khi gặp sự cố. Sử dụng một dây đỏ để nối hai cực dương, một dây đen để nối với hai cực âm.

Cho dù chiếc xe vẫn đang hoạt động bình thường đấu đầu vào xe hết ắc quy để sạc điện. Sau khi vệ sinh các đầu cực của ắc quy, nối các đầu dây theo quy ước (đỏ +; đen -). Sau khi sạc khoảng 5 đến 10 phút là ắc quy có đủ điện để khởi động xe. Cách này không dễ thực hiện khi di chuyển ở vùng đồi núi hoặc lúc đêm khuya.

Để khắc phục tình trạng này, lái xe có thể chuẩn bị một bình ắc quy hoặc thiết bị sạc pin dự phòng.....

Quy tắc câu bình ắc-quy lái xe Việt cần biết cho những chuyến đi xa

Đấu nối với ắc-quy là một trong những kiến thức mà lái xe nên trang bị để dùng trong những trường hợp xe gặp sự cố, đặc biệt trên những chuyến đi dài ngày, hay những hành trình xa.

Hết điện ắc-quy cũng là tình huống mà lái xe nào cũng sẽ nguy cơ gặp phải và điều này có thể trở thành “ác mộng” đối với những người chưa có kinh nghiệm.

Lúc này, ôtô của bạn sẽ không thể khởi động được hoặc thậm chí toàn bộ hệ thống điện trên ôtô ngừng hoạt động

Trong trường hợp ắc-quy hết điện giữa đường, tài xế xe có thể gọi cứu hộ. Tuy nhiên, phương án này thường tốn khá nhiều thời gian và chi phí.

Chính vì vậy, biện pháp câu bình ắc-quy giúp cho tài xế có thể khởi động được xe và di chuyển xe đi đến xưởng dịch vụ gần nhất.

Khi lái xe, tài xế cũng nên mua sẵn bộ dây câu bình và để sẵn trong xe phòng các trường hợp khẩn cấp. Nó thường gồm hai sợi dây riêng biệt với kẹp ở mỗi đầu, trong đó dây màu đỏ thường được quy ước để nối cực dương (+), dây màu đen để nối với cực âm (-).

Nên chọn dây có bằng đồng, tiết diện lõi lớn chứ đừng chỉ nhìn mỗi vẻ bề ngoài. Phần kẹp chắc chắn và chuôi có lớp cách điện cẩn thận. Độ dài của dây câu bình nên khoảng độ 2 mét để thuận tiện thao tác.

Khi ắc-quy của xe bị chết, thì tài xế có thể cầu cứu những xe bên đường để nhờ hỗ trợ câu bình. Một số lái xe taxi cũng sẵn lòng trợ giúp trong tình huống này, với chi phí chỉ như một lời cảm ơn. Các bước thực hiện như sau:

Đỗ hai xe gần nhau

Đỗ xe thứ hai đối diện xe cần câu bình nhưng không nên đậu quá sát, khoảng cách đủ để dây cáp có thể chạm tới. Hầu hết các xe có ắc-quy đặt ở khoang động cơ, một số xe ở phía sau cốp. Mở nắp ca-pô của hai xe lên và xác định vị trí của ắc-quy.

Xác định cực ắc-quy

Cần xác định vị trí cực dương và cực âm của ắc-quy sắp kết nối. Thông thường, cực dương sẽ to hơn và có ký hiệu dấu (+), có thể được phân biệt bằng nắp màu đỏ. Trong khi đó, cực âm nhỏ hơn và ký hiệu dấu (-), có thể nắp màu đen hoặc không có nắp.

Để đảm bảo tiếp xúc tốt, có thể lau chùi, vệ sinh các đầu điện cực của ắc-quy. Ngoài ra, cũng cần chú ý xem có dấu hiệu rò rỉ dầu hoặc xăng không để tránh chập điện. Đảm bảo ắc-quy không phồng, không chảy nước, không có dấu hiệu bất thường.

1. Đấu cáp với cực ắc-quy

Dùng một đầu kẹp của dây câu màu đỏ nối với cực dương (+) của ắc-quy bị hết điện. Đầu kẹp còn lại nối với cực dương (+) trên xe cứu hộ. Khi thao tác, bạn cũng không nên để cho 2 đầu kẹp chạm vào nhau hoặc chạm vào thân xe vì có thể gây chập điện.

Tiếp theo, tài xế sẽ dùng dây màu đen nối với cực âm (-) trên xe cứu hộ, đầu dây màu đen còn lại sẽ được kẹp vào một bộ phận kim loại không sơn trên xe bị hết điện ắc-quy. Cần thực hiện riêng lẻ từng dây câu một, dù nó gây mất thời gian nhưng sẽ tránh được việc nhầm lẫn gây đoản mạch.

2. Khởi động lại xe

Cho nổ máy xe cứu hộ và để chạy không tải trong vòng từ 2-3 phút. Sau đó, bạn bắt đầu thử khởi động lại xe bị chết bình ắc-quy. Nếu như xe bạn không khởi động lại ngay lập tức, hãy nhanh tay tắt chìa khóa và để xe cứu hộ tiếp tục chạy không tải trong 10-15 phút, sau đó thử lại một lần nữa.

3. Tháo dây câu bình

Khi xe bạn cần cứu đã nổ máy, hãy tiến hành tháo dây câu bình ngược lại so với lúc câu, tránh để cho dây tiếp xúc với nhau hay chạm vào vỏ xe và có thể chạm đất. Tiếp tục để cho động cơ hoạt động trong tầm khoảng 10-15 phút, tuyệt đối không bật các thiết bị tiêu thụ điện để tập trung nạp vào ắc-quy

Bình ắc quy đóng vai trò quan trọng đối với sự hoạt động của nhiều thiết bị, trong đó điển hình là các loại xe điện. Tuy nhiên, một số trường hợp xe nhanh hết điện. Vậy nguyên nhân bình ắc quy hết điện là do đâu? Làm sao để nhận biết và cách khắc phục như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin giải đáp.

1. Bình ắc quy là gì?

Ắc quy (còn gọi là bình accu, bình ắc quy, ắc quy lưu điện, ắc quy tích điện) chính là nguồn điện thứ cấp, hoạt động dựa vào quá trình biến đổi hóa năng thành điện năng để tiến hành tích trữ và cấp điện cho các thiết bị điện. Theo đó, người sử dụng có thể dùng máy nạp ắc quy để tái sạc điện và sử dụng ắc quy nhiều lần cho đến khi chúng bị hỏng mới cần thay thế.

Bình ắc quy được ứng dụng rộng rãi trong đời sống

Có thể hiểu đơn giản thì ắc quy chính là thiết bị tích trữ điện năng, cung cấp năng lượng cho thiết bị khởi động, hệ thống đánh lửa và các thiết bị khác khi động cơ chưa hoạt động. Đây cũng là vai trò quan trọng của thiết bị này. Chính vì vậy, người dùng cần lưu ý kích thước, dung lượng, dòng khởi động để chọn được loại ắc quy phù hợp nhất.

2. Nguyên nhân bình ắc quy hết điện

Bình ắc quy hết điện có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là phân loại các bình ắc quy sử dụng trên thiết bị xe điện cơ bản và nguyên nhân khiến chúng nhanh hết điện.

2.1 Nguyên nhân bình ắc quy xe máy nhanh hết điện

Có nhiều loại ắc quy xe máy, trong đó 2 loại chính phải kể đến là xăng và điện. Vậy nguyên nhân bình ắc quy hết điện là gì?

Có nhiều nguyên nhân bình ắc quy hết điện

Với bình ắc quy xăng: Ắc quy có thể nhanh hết điện do:

  • Ắc quy bị quá tải do ổn áp sạc không đúng chuẩn hoặc không có khả năng điều tiết dòng điện. Điều này khiến ắc quy bị quá tải hoặc bị phồng, mất đi khả năng tĩnh điện. 
  • Do hệ thống còi xe có công suất quá lớn làm tiêu tốn nhiều điện năng.
  • Motor của bộ khởi động bị trục trặc như bị mòn chổi than, bị hở mạch bên trong lõi ở cuộn chính hoặc cuộn đề làm tăng lực cản. Điều này cũng khiến ắc quy bị quá tải và nhanh hết điện.

Với bình ắc quy xe máy điện:

  • Ắc quy bị chai cũng là nguyên nhân bình ắc quy hết điện.
  • Lõi và vành động cơ không được làm sạch sẽ làm giảm tốc độ và quán tính vòng quay của xe, từ đó làm hao tổn điện năng của ắc quy gấp nhiều lần thông thường.
  • Vòng bi và phanh bị khô dầu khiến xe vận hành nặng nề và tiêu tốn nhiều điện năng dự trữ tại bình ắc quy.
  • Do áp suất lốp xe thấp cũng khiến xe hoạt động nặng nề và tiêu hao điện năng lớn khiến bình ắc quy nhanh hết điện.
Ắc quy xe máy có thể hết điện do nhiều nguyên nhân

2.2 Nguyên nhân ắc quy ô tô hết điện

Đối với ô tô, có nhiều nguyên nhân bình ắc quy hết điện nhanh chóng cạn kiệt, một số lý do điển hình phải kể đến như:

  • Xe để ở môi trường quá nóng hoặc quá lạnh: Xe để ở khu vực nhiệt độ thất thường cũng khiến ắc quy bị ảnh hưởng nghiêm trọng và dẫn đến nhanh hết điện hoặc hư hỏng.
  • Lỗi trong quá trình sử dụng (ví dụ như quên tắt đèn xe,…) khiến ắc quy phải hoạt động suốt một thời gian dài trong khi động cơ xe “đang nghỉ ngơi”. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng lượng điện năng tiêu thụ lớn và ắc quy nhanh hết điện.
  • Không khởi động máy trong thời gian dài: Với xe ô tô thế hệ mới, khi xe đã tắt máy nhưng hệ thống chống trộm, điều khiển từ xa,… vẫn hoạt động. Điều này dẫn đến điện năng tiêu thụ liên tục và nhanh hết, thậm chí dưới mức mà động cơ có thể khởi động.
  • Xuất phát từ sự cố ở các tính năng thông minh: Việc trang bị càng nhiều tính năng sẽ tiêu thụ lượng điện năng lớn. Đây cũng là nguyên nhân bình ắc quy hết điện.
  • Xe liên tục di chuyển ở quãng đường ngắn: Có thể nhiều người chưa biết nhưng bộ sạc sẽ không đủ thời gian để sạc cho ắc quy nếu lái xe chỉ di chuyển ngắn trong thành phố. Việc cắm và rút sạc liên tục là nguyên nhân gây chai pin và khiến điện năng trong ắc quy nhanh hết.
  • Ắc quy được sạc sai cách: Đây là một trong những nguyên nhân bình ắc quy hết điện khá phổ biến. Trong một số trường hợp thì chúng còn gây hư hỏng, thậm chí phát sinh tình huống nguy hiểm khó lường.
  • Ô tô bị ngập nước: Điều này gây hại cho nguồn điện và khiến điện trong ắc quy nhanh chóng bị cạn kiệt, các bộ phận trên xe cũng có thể hỏng hóc. Đây là một trong những nguyên nhân khá phổ biến mà nhiều xe gặp phải.
  • Tình trạng Đi-ốt của bộ phát điện hỏng: thì hiển nhiên ắc quy sẽ không nhận được dòng điện nạp vào. Trong một số trường hợp thì chúng còn khiến dòng điện truyền bất thường dù động cơ xe đã tắt. Điều này là một trong những lý do làm ắc quy nhanh hết điện.
  • Không bảo dưỡng ắc quy và xe thường xuyên
  • Ắc quy đã quá cũ,…
Đối với ô tô, có nhiều nguyên nhân bình ắc quy hết điện

Đây là những nguyên nhân bình ắc quy hết điện cơ bản ở ô tô. Ngoài ra, có một số ắc quy sẽ phát sinh hư hỏng do lỗi khác. Người dùng có thể mang đến gara để được kiểm tra lỗi và xác định nguyên nhân chính xác, từ đó có hướng khắc phục tốt nhất.

2.3 Nguyên nhân bình ắc quy xe nâng hết điện

Bình ắc quy xe nâng đóng vai trò vô cùng quan trọng với xe chạy điện. Tình trạng ắc quy nhanh hết điện có thể do sự tác động của nhiều yếu tố. Một số nguyên nhân bình ắc quy hết điện phải kể đến như:

  • Bề mặt của Acquy bị bẩn làm cầu nối giữa hai cực.
  • Ắc quy bị đoản mạch do kết tủa hoặc vách ngăn bị lỏng
  • Chất liệu Acquy không được tốt, hoặc bị dung dịch có chứa tạp chất.
  • Sạc bình ắc quy sai cách
  • Không kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên
Cần lưu ý dấu hiệu ắc quy xe nâng hết điện

Đây là nguyên nhân cơ bản khiến bình ắc quy xe nâng hết điện. Ngoài ra, bình ắc quy còn có thể nhanh hết điện do nhiều nguyên nhân khác. Khi sử dụng, người dùng cần tìm hiểu cũng như quan sát thật kỹ để tìm ra nguyên nhân bình ắc quy hết điện chính xác cũng như có phương án xử lý tốt nhất.

3. Dấu hiệu nhận biết bình ắc quy hết điện

Mỗi loại xe khác nhau cũng như nguyên nhân khiến bình ắc quy hết điện rất nhiều nên biểu hiện của chúng cũng khá đa dạng. Một số biểu hiện điển hình của xe ô tô, xe máy, xe nâng hàng,… khi bình điện gần hết hoặc hết cạn kiệt điện như sau:

  • Đèn cảnh báo sáng
  • Xe hoạt động yếu 
  • Khó khởi động hoặc khởi động thất thường
  • Động cơ quay nhưng không nổ
  • Hệ thống đèn pha, đèn xi-nhan bị mờ
  • Xuất hiện tình trạng tụt áp
  • Xe kém ổn định khi hoạt động,…

Khi động cơ đã cạn kiệt điện thì xe có thể không thể nổ máy hay hoạt động bình thường. Chính vì vậy, người dùng cần chú ý quan sát và sớm phát hiện hư hỏng cũng như lỗi bình ắc quy nhanh hết điện. Việc xác định nguyên nhân bình ắc quy hết điện cũng là bước đầu quan trọng để có hướng xử lý kịp thời tương ứng.

4. Cách khắc phục khi bình ắc quy hết điện

Tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân bình ắc quy hết điện cũng như dấu hiệu biểu hiện cụ thể mà có những cách khắc phục khác nhau. Một số cách phổ biến để xử lý tình trạng ắc quy hết điện phải kể đến như:

Cần xử lý khi bình ắc quy hết điện
  • Đối với ô tô có thể sử dụng bộ pin dự phòng nạp điện: Đây là cách nhanh chóng giúp nạp lại điện cho bình ắc quy. Với cách này, người dùng chỉ cần bật nguồn thiết bị này lên, sau đó kết nối cực dương của bình ắc quy với dây màu đỏ và cực âm với dây màu đen.
  • Trường hợp ắc quy bị quá tải thì nên thay nguồn điện sạc phù hợp với tiêu chuẩn của ắc quy để bộ phận không bị quá tải.
  • Trường hợp hư hỏng có thể sửa chữa mối nối bị hở của cuộn chính, cuộn đề, bên trong lõi và thay chổi than.
  • Điều chỉnh công suất còi xe phù hợp
  • Sửa chữa tại gara
  • Thay mới ắc quy…

Tốt nhất, người sử dụng nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân bình ắc quy hết điện để có hướng xử lý phù hợp. Trong trường hợp không có chuyên môn thì hãy mang xe đến gara để được đội ngũ kỹ thuật viên tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng cũng như sửa chữa tốt nhất.

5. Một số lưu ý khi sử dụng bình ắc quy

Bên cạnh nguyên nhân bình ắc quy hết điện thì người dùng khi sử dụng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Luôn vệ sinh sạch sẽ bình ắc quy và các đầu cọc bình.
  • Thường xuyên kiểm tra kẹp giữ và đầu bọp ắc quy có chắc chắn không.
  • Cần sạc lại bình ắc quy sau một thời gian không sử dụng đến xe.
  • Kiểm tra định kỳ 3 tháng mức axit đối với bình ắc quy nước.
  • Sạc pin theo đúng quy trình.

Với xe nâng điện sử dụng ắc quy nước, nếu thấy mức dung dịch giảm xuống không đồng đều ở các ngăn thì phải bổ sung thêm cho đủ và đồng đều ở các ngăn. Lưu ý, không nên sử dụng dung dịch có tỷ trọng cao quá hoặc thấp quá sẽ không tốt đến tuổi thọ của ắc-quy. Nên để xe ở khu vực khô ráo, thoáng và tránh xa khu vực dễ gây cháy nổ,…

Tựu chung, có nhiều nguyên nhân bình ắc quy hết điện với biểu hiện và cách xử lý khác nhau. Tuy nhiên, người dùng nên sử dụng đúng cách để ắc quy hoạt động tốt nhất và duy trì tuổi thọ cao.

Xe nâng điện HangCha

Phía trên là những thông tin về nguyên nhân bình ắc quy hết điện. Với khách hàng sử dụng xe nâng điện, hãy liên hệ đến đơn vị cung cấp để được hỗ trợ tốt nhất. Tại Việt Nam, Công ty Cổ phần xe nâng Thiên Sơn là tổng đại lý phân phối xe nâng HangCha với chất lượng cao, giá rẻ nhất. Đặc biệt, chính sách bảo hành hậu mãi, đội ngũ kỹ thuật của công ty sẽ hỗ trợ khách hàng một cách tối đa khi phát sinh lỗi, trong đó có bình ắc quy hết điện nhanh. Nếu quý khách có nhu cầu mua xe nâng hàng, vui lòng liên hệ hotline 0869 285 225 để được tư vấn chi tiết!

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ đề